Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tiết Đinh San Chinh Tây 26 - Hết 5

Trang 5 trong tổng số 5


Hồi thứ bốn mươi
Tam Tư quyết đánh Cửu Luyện sơn
Lý Tịnh ban bảo vật phá phép

Khi đại quân tiến đến Cửu Luyện sơn, Võ Tam Tư liền sai Khương Thông đến chân núi khiêu chiến. Tiết Cương lập tức điểm quân xông ra bày trận. Thấy mặt Tiết Cương, Khương Thông nói ngay:
- Ta nghe danh ngươi ba lần tế Thiết Ngưu phần, ba lần đại náo thì thật là anh hùng. Nếu ngươi chịu quy thuận triều đình đại Chu thì ta sẽ tâu xin xá tội vừa rồi, phong chức cho ngươi được vẻ vang.
Tiết Cương mắng lại ngay:
- Tặc tử! Ta và ngươi đều là tôi thần nhà Đường, há cúi đầu chịu lòn quần một đứa đàn bà hay sao? Ngươi ăn bổng lộc nhà Đường mà đem quân đi đánh nhà Đường thì còn để sống làm gì cho chật đất.


anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Mắng xong Tiết Cương múa côn đập tới tức thì. Khương Thông dùng siêu đao đón đỡ rồi giao tranh với Tiết Cương kịch liệt. Hơn ba mươi hiệp không phân được thắng bại, thấy trời đã tối, hai tướng đều dừng tay lui quân về nghỉ ngơi. Ngày hôm sau, Khương Thông dẫn quân tới chân núi bày trận Ngũ Hổ Bá Sơn, có năm cửa và năm tướng trấn giữ, cờ quạt cũng chia ra làm năm màu khác nhau.
Tiết Cương chưa hề phá trận bao giờ, vì thế sai Ngũ Hùng và Hùng Kỳ xông thẳng vào đánh rốt cuộc bị năm tướng đại Chu vây đánh dữ dội, đành phải bại trận chạy về. Khi ấy Tiết Quỳ và Tiết Giao giải lương về tới, thấy Khương Thông và các tướng đuổi theo Hùng Kỳ và Ngũ Hùng thì liền giục ngựa chạy lại ngăn chặn. Khương Thông thấy Tiết Quỳ còn nhỏ tuổi thì rất khinh thường, ngờ đâu khi đỡ đường chùy của Tiết Quỳ thì gần muốn gãy cả tay, kinh sợ bại tẩu.
Tiết Quỳ nhờ có con dị thú mình ngựa đầu trâu nên đuổi kịp, giơ chùy đập một nhát thật mạnh khiến Khương Thông cả người lẫn ngựa đều nát như tương. Quân đại Chu thấy chủ tướng chết thảm thì tự động bỏ chạy tán loạn.
Thừa cơ hội ấy, các tướng Cửu Luyện sơn xông lên một lượt, Tần Mộng đánh chết Hứa Kỳ, Uất Trì Cảnh đánh chết Thổ Siểu, còn những tướng khác đều bị La Xương, Trình Nguyệt Hiệu tiêu diệt hết. Võ Tam Tư thất kinh hồn vía lui quân vào trại toan cố thủ nhưng Tiết Quỳ đang lúc hăng máu, xông thẳng đến phá nát luôn cánh cửa khiến Võ Tam Tư sợ quá chạy thẳng về ải Lâm Đồng, đành phải viết sớ về triều xin cứu viện.
Võ hậu đọc sớ xong liền hỏi bá quan xem có kế sách gì không. Trương Quân Tả liền tâu:
- Hiện giờ trong triều vẫn còn nhiều tướng giỏi, nếu bệ hạ xuống chỉ sai Mã Thanh, Kim Ngô và Dư Vương thống lĩnh quân mã thì tất toàn thắng.
Võ hậu nghe vậy liền phong cho Mã Thanh làm tả nguyên soái, Dư Vương làm hữu nguyên soái, điểm hai muôn binh đến ải Lâm Đồng phụ giúp Võ Tam Tư một tay. Trình Giảo Kim nghe tin này thoáng lo lắng, nói với chư tướng:
- Mã Thanh và Dư Vương là hai danh tướng, không thể xem thường được. các tướng ra trận nhớ đề phòng cẩn thận.


Hai tướng Tây Liêu là Lý Đại Nguyên và Châu Thính chưa biết danh hai tướng, nghe vậy rất tức giận, xin Trình Giảo Kim cho ra trận trổ tài. Chẳng ngờ Võ Tam Tư đã cho mai phục sẵn, cả hai tướng Tây Liêu đều bị loạn tên mà chết.
Tiết Cương thấy hai tướng của mình chết thảm thì đau xót vô cùng, bàn với Trình Giảo Kim tìm kế báo thù. Trình Giảo Kim liền nói:
- Hiện giờ quân dịch ỷ thắng trận nên chắc sẽ không đề phòng cẩn mật, nếu dùng kế cướp trại thì thắng được ngay.


Tiết Cương nghe theo, đêm ấy sai Tần Hồng và Uất Trì Cảnh dẫn quân đánh vào bên tả, La Xương và Vương Tông Lập đánh vào bên hữu. Còn bao nhiêu theo mình đánh thẳng vào trại, tiếp ứng cho hai đạo quân khi cần.
Quả nhiên đêm ấy quân đại Chu không hề có phòng bị, khi nghe tiếng pháo nổ vang mới hoảng sợ chạy đi tìm võ khí. Mã Thanh vừa kịp lên ngựa thì từ đâu Uất Trì cảnh xông vào như gió lốc, đập cho một thiết tiên vào ngực, nhào xuống ngựa chết tốt. Tần Hồng nhân dịp ấy thúc quân tràn cào đánh phá tơi bời.
Phía bên hữu La Xương tả xông hữu đột như chỗ không người. Dư Vương vừa chạy ra định đánh với La xương thì Tiết Quỳ bất ngờ chạy đến ban cho một chùy biến thành đống thịt vụn. Quân Đường đánh giết thẳng tay, đoạt được lương thảo, võ khí không biết bao nhiêu mà kể, còn đuổi theo truy kích Võ Tam Tư hơn ba mươi dặm mới chịu quay trở về.
Võ Tam Tư không nghe quân địch reo hò nữa mới dám dừng lại, kiểm điểm tổn thất tám muôn quân, Mã Thanh, Dư Vương và các tướng chết hơn hai chục thì bay hồn mất vía, chạy thẳng về ải Lâm Đồng viết sớ cầu cứu. Võ hậu nhận được sớ thì ngửa mặt than dài, chẳng biết phải làm sao chống cự. Trương Quân Tả thấy vậy bước ra cúi đầu tâu:
- Theo thiển ý của hạ thần thì Trung Tam vương vì sơ suất không đề phòng nên mới bại trận chứ không phải địch quân giỏi giang. Nay bệ hạ phong cho Triệu Nhân làm tiên phong, Thành Quốc công Thượng Quan Nghĩa làm đại tướng, Giao Nguyên làm phó tướng, Thành Khôi và Tiền Thông làm tả chi hữu dực, võ thám hoa Tùng Bành làm hậu tập, Tề Quốc công Mã Lương vận chuyển lương thảo thì lo gì không bắt được Tiết Cương?


Võ hậu chuẩn tấu, xuống chiếu cho các tướng được tiến cửa theo đó mà thi hành. Khi ấy Tiết Cương đang định cho quân về Phòng châu vận thêm lương thực thì nghe tin đại quân triều Chu kéo quân đến, vội vào phi báo cho Trình Giảo Kim biết, bàn bạc cách đối phó. Trình Giảo Kim nói ngay:
- Trong số các tướng ấy đều là tay tầm thường. Ta chỉ lo Triệu Nhân và Bá Tùng Bành mà thôi.
Tiết Cương nghe vậy cũng bớt lo lắng, chỉnh đốn quân mã chờ giao chiến. Ngày hôm sau, thấy có Triệu Nhân, Thành Khôi và Tiền Thông đến khiêu chiến, bốn anh em Ngô Kỳ, Mã Toán, Nam Kiến và Tưởng Thanh đồng xin ra trận lập công. Tiết Cương biết Triệu Nhân rất lợi hại nên không bằng lòng, tuy nhiên bốn anh em năn nỉ quá thì đành phải ưng thuận. Trình Giảo Kim cũng hơi lo, vì thế sai luôn cả Tần Hồng và Uất Trì Cảnh ra lượt trận.
Các tướng kéo quân ra bày trận, nhìn sang bên kia thì thấy Triệu Nhân mình cao chín thước, râu đỏ mắt lồi, cầm thương Thái Dương hết sức uy dũng. Triệu Nhân liền quát lớn:
- Mấy tên thảo khấu kia thấy ta tới đây mà chưa chịu xuống ngựa đầu hàng hay sao?
Tưởng Thanh nghe vậy nổi giận múa thương xông ra đánh. Được một lúc Tưởng Thanh đuối tay, Nam Kiến liền thúc ngựa chạy lên tiếp trợ nhưng Triệu Nhân chẳng hề nao núng, múa thương Thái Dương càng lúc càng nhanh. Một lúc sau cây Thái Dương tỏa ánh hào quang chói lòa khiến hai tướng tối tăm mặt mũi, không nhìn thấy đường đón đỡ nên bị Triệu Nhân đâm chết cả hai.


Trước đó Ngô Kỳ và Mã Toán cũng xông ra tiếp trợ nhưng bị Tiền Thông và Thành Khôi chặn lại, giao đấu kịch liệt. Hai tướng vốn đánh cầm đồng nhưng khi thấy Nam Kiến và Tường Thanh chết thì thất kinh, sơ hở bị Tiền Thông và Thành Khôi lấn lượt chém chết. Tần Hồng và Uất Trì Cảnh thấy vậy vội xông ra đánh với Triệu Nhân cho quân sĩ cướp xác mang về.
Uất Trì cảnh trổ thần lực quất trúng roi vào vai khiến Triệu Nhân hoảng sợ bỏ chạy.
Tiết Cương nghe tin bốn tướng chết một lúc thì liền nổi chiêng thu binh về kiểm điểm, hết sức thương xót cho bốn anh em kết nghĩa.
Triệu Nhân tuy bị trúng một roi nhưng nhờ có tiên dược nên chẳng hề hấn gì, vào báo công được Võ Tam Tư ban thưởng rất hậu. Ngày hôm sau, Triệu Nhân lại đến khiêu chiến nhưng Tiết Cương sợ các tướng thiệt mạng vì cây thương Thái Dương nên không cho ai ra đối chiến.
Về phần Tiết Giao và Tiết Quỳ giải lương về gần tới Cửu Luyện sơn thì chợt thây Lý Tịnh hiện ra nói:
- Sở dĩ Triệu Nhân thắng được ngươi là vì có cây thương Thái Dương tỏa hào quang làm lóa mắt địch nhân. Nay ta ban cho ngươi một cây trâm Thái Dương để đối phó với hắn.
Lý Tịnh đưa bảo vật cho Tiết Giao xong liền hóa gió bay mất. Hai tướng về tới chân núi, thấy Triệu Nhân đang đứng dương oai diện võ, lớn tiếng mắng chửi thì nổi giận. Tiết Giao thúc ngựa công đến mắng lại. Triệu Nhân thấy Tiết Giao còn nhỏ tuổi thì khinh thường, múa thương đánh luôn.


Hai tướng đánh được chừng hai mươi hiệp thì cây thương Thái Dưong bắt đầu tỏa hào quang ra chói mắt, Tiết Giao liền lấy trâm Thái Dương cài lên tóc, bao nhiêu hào quang đều biến mất hết. Triệu Nhân thấy phép của mình bị phá thì nổi giận, xông đánh đánh nhầu với Tiết Giao. Thành Khôi và Tiền Thông thấy vậy thúc ngựa tiếng lên toan trợ lực cho Triệu Nhân nhưng bị Tiết Quỳ chặn lại.
Tiết Cương ở trên núi nghe quân sĩ báo tin thì liền dẫn các tướng chạy xuống trợ chiến. Khi ấy Tiết Quỳ đã trổ thần lực đập chết Tiền Thông và Thành Khôi, đang xông vào tiếp tay với Tiết Giao nên Tiết Cương thừa cơ hội vây đánh luôn để báo thù cho bốn anh em kết nghĩa. Triệu Nhân không sao chống nổi với ba hổ tướng, luống cuống chân tay nên rốt cuộc bị Tiết Giao đâm cho một thương, nhào xuống ngựa chết tốt.
Quân Đường thấy vậy hết sức phấn khởi, tràn vào trại quân đại Chu đánh giết. Thấy bốn tướng giữ cửa thiệt mạng, Thượng Quan Nghĩa vội xông ra, vừa gặp lúc hai tiểu anh hùng Uất Trì Cảnh và Tần Hồng phóng ngựa tới nơi. Thượng Quan Nghĩa bị hai tiểu anh hùng vây đánh thì không sao dỡ gạt được hết, bị La Xương thừa cơ từ phía sau đâm cho mộ thương chết tốt. Tiết Giao tiến thẳng vào trung quân tìm kiếm nhưng khi ấy Võ Tam Tư biết thân đã trốn chạy từ lâu. Trận này quân Đường chiếm được không biết bao nhiêu lương thảo.
Võ Tam Tư chạy trối chết, đến khi không còn nghe tiếng quân đuổi theo thì mới dám dừng lại, may mà còn được hai tướng là Giao Nguyên và Bá Tùng Bành theo kịp. Võ Tam Tư còn than thở chưa biết làm sao thì chợt có một đạo nhân đến xin ra mắt. Võ Tam Tư cả mừng, mời vào hỏi han danh tính thì được đạo nhân cho biết:
- Bần đạo hiệu là Tịnh Sơn, tu hành ở động Vô Tâm núi Thanh Hư. Vừa rồi bần đạo biết đệ tử là Triệu Nhân bị Tiết Giao đâm chết nên quyết xuống báo thù.
Võ Tam Tư nghe vậy cả mừng, bày tiệc thiết đãi Tịnh Sơn rất trọng hậu. Ngày hôm sau, Võ Tam Tư cho quân trở lại Cửu Luyện sơn, cho Tịnh Sơn đến trước trại khiêu chiến. Tiết Cương định xuất quân nhưng Trình Giảo Kim cản lại sai các tiểu anh hùng theo Tần Hồng ra trận.


Tần Hồng thấy đạo nhân gầy ốm như con ma đói thì bật cười, xông vào đánh đánh ngay. Tịnh Sơn vốn võ nghệ rất kém, thấy vậy liền lấy vòng Liên Hoàn ném ra. Tần Hồng bị trúng vào đầu nhào xuống ngựa tức thì. Thấy Tịnh Sơn định xông lại giết chết Tần Hồng, Uất Trì Cảnh vội thúc ngựa tiến ra ngăn cản, rốt cuộc cũng bị vòng Liên Hoàn đánh bất tỉnh.
Tiếp theo các tiểu anh hùng như Ngũ Hùng, La Xương, Hùng Kỳ lần lượt xông ra đều bị Tịnh Sơn dùng vòng Liên Hoàn đánh bất tỉnh bằng hết. Tiết Quỳ nổi giận, tận lực đánh một chùy rất mạnh khiến Tịnh Sơn đón đỡ gần muốn gạy tay, vội vàng quay ngựa bỏ chạy. Tiết Quỳ đuổi theo liền bị Tịnh Sơn dùng vòng Liên Hoàng ném ngược trở lại, cũng nhào xuống ngựa bất tỉnh. Tiết Giao cho quân mang các tướng về trại cứu chữa, còn Tịnh Sơn cũng sợ hại lui về trại.
Thấy các tướng đều thoi thóp, chẳng thuốc thang nào cứu được, Tiết Cương bất đắc dĩ phải sai quân treo miễn chiến bài.

Hồi thứ bốn mươi mốt
Từ Thanh xuống núi giúp nhà Đường
Bạch Ngọc tham dâm đành mất mạng

Từ khi Vương Ngao lão tổ cứu Tiết Giao giả là Từ Thanh mang về núi dạy dỗ, thoáng mắt đã được mười sáu tuổi, các môn võ nghệ đều tinh thông. Hôm ấy Vương Ngao chợt gọi Từ Thanh lại nói:
- Cha mẹ của ngươi là Từ Hiền, hiện giờ đang ở Phòng Châu phò tá Lư Lăng vương. Nay ta cho ngươi một bình tiên đan xuống Cửu Luyện sơn cứu các tướng và một bảo bối là Tử Kim thước để phá vòng Liên Hoàn, sau này ngươi sẽ được sum họp với mẹ cha.
Từ Thanh bái tạ sư phụ, đằng vân xuống Cửu Luyện sơn ra mắt Tiết Cương, thuật lại việc phụ thân mang tráo đổi cho Tiết Giao rồi mang linh đan ra trị thương cho các tướng, chẳng mấy chốc tất cả đều tỉnh lại, khỏe mạnh như xưa. Tiết Cương cả mừng, lập tức cho quân tháo bỏ miễn chiến bài.
Tịnh Sơn thấy miễn chiến bài không còn, tức thì dẫn quân tới khiêu chiến. Từ Thanh liền kéo quân ra đối chiến, có các tướng theo sau hộ trận. Tịnh Sơn quen thói cũ, chưa đánh được bao lâu thì lấy vòng Liên Hoàn ra ném luôn. Từ Thanh đã đề phòng sẵn, quăng Tử Kim thước lên đánh vỡ tan chiếc vòng khiến Tịnh Sơn hết sức kinh hoảng, vội vàng độn thổ chạy mất.
Thấy vậy Bá Tùng Bành lướt ngựa tiến ra đánh với Từ Thanh. Biết đây là tay lợi hại, Tần Hồng và Uất Trì Cảnh đồng xông ra trợ lực nhưng cũng chỉ đánh cầm đồng với Bá Tùng Bành mà thôi. Tiết Quỳ thấy vậy không sao nhịn nổi, hét lớn một tiếng rồi thúc ngựa xông ra nhắm Bá Tùng Bành đánh luôn hai chùy mạnh như búa thiên lôi. Bá Tùng Bành kinh hoảng, dùng hết sức đón đỡ.


Thừa cơ hội ấy Từ Thành đâm trúng bụng Bá Tùng Bành một giáo khiến hắn nhào xuống ngựa chết tốt, bị Uất Trì Cảnh cắt lấy thủ cấp.
Võ Tam Tư nghe tin này hết sức buồn bực, một mình cưỡi ngựa dạo quanh thành cho khuây khỏa. Bất ngờ Võ Tam Tư nhìn thấy một cô nương xinh đẹp như tiên nữ, đứng dưới ánh trăng nhìn mình cười thì mê mẫn cả tâm hồn, tìm người hỏi thăm, Khi biết cô nương ấy cũng là con nhà tướng, võ nghệ tinh thông, pháp thuật cao cường thì Võ Tam Tư càng thêm say đắm, mang về trại phong làm Bạch Ngọc phu nhân, cùng nhau ái ân vui vầy.
Tuy nhiên Võ Tam Tư cũng không quên việc đánh phá Cửu Luyện sơn, một lúc sai người đi hai nơi triệu Hà Nam tổng binh Phương Thiên Định, Hà Bắc tổng binh Tang Sĩ Minh mang quân mã tới trợ lục cho mình. Bạch Ngọc phu nhân cũng luyện tập chung với các tướng.
Khi ấy Liên Hoa động tổ từ khi cứu Dư Vinh về núi, thấm thoát đã thành người anh hùng trưởng thành, liền gọi đến nói:
- Hiện giờ nhà Đường sắp trung hưng ngươi nên xuống Cửu Luyện sơn trợ giúp Tiết Cương mà lập công danh sự nghiệp.
Nói xong, Liên Hoa động tổ thuật hết mọi việc khiến Dư Vinh hết sức mong muốn gặp lại gia đình. Khi xuống núi, Dư Vinh chợt thấy có một đạo nhân ngồi dựa gốc tùng, diện mạo buồn bã thì hỏi ngay:
- Chẳng hay tiên trưởng có việc gì mà chẳng vui như vậy?


Đạo nhân thở dài cho biết mình là Tịnh Sơn rồi thuật lại việc đánh với Tiết Cương bị bại trận, nay đang toan tính đi cầu cứu các đạo hữu khác báo thù. Dư Vinh nghe xong, bất ngờ đâm cho Tịnh Sơn một giáo chết tốt, cắt lấy thủ cấp đến Cửu Luyện sơn làm lễ vật đầu quân.
Trình Giảo Kim thấy Dư Vinh thì mừng lắm, thuật lại việc Từ Hiền đem Từ Thanh tráo lấy Tiết Giao, sau đó Dư Hoàn lại lấy Dư Vinh tráo lấy Từ Thanh, thành ra một Tiết Giao mà thành ba. Tiết Giao, Từ Thanh, Dư Vinh nghe xong liền ứa nước mắt, cầm tay nhau xin kết làm anh em, đối đãi chẳng khác ruột thịt.
Khi ấy Võ Tam Tư đã hội quân Hà Nam, Hà Bắc xong, liền sai Bạch Ngọc phu nhân đến sơn trại khiêu chiến. Tiết Quỳ hăng hái xin ra trận, có các tiểu anh hùng đi theo đông đủ. Tiết Quỳ thấy Bạch Ngọc phu nhân xinh đẹp tuyệt trần thì thúc ngựa chạy tới mở lời trêu chọc. Bạch Ngọc phu nhân bất ngờ há miệng phun một trái châu, trúng nhằm trán khiến Tiết Quỳ nhào luôn xuống ngựa. Khi đánh xong, trái châu tự động bay về miệng của Bạch Ngọc phu nhân. Quân sĩ đại Chu đã dư câu liêm sửa soạn, vừa thấy Tiết Quỳ nhào xuống đất là móc lại trói nghiến mang về trại.
Tiết Cường, Vương Tông Lập, Trình Nguyệt Hiệu xông tới định cứu người đều bị Bạch Ngọc phu nhân nhả trái châu ra đánh bất tỉnh và bị bắt lần lượt. Tiết Giao thất kinh, không dám giao tranh, vội cho quân lui về báo cho Tiết Cương biết. Võ Tam Tư thấy phu nhân ra trận đầu bắt sống luôn bốn tướng thì mừng rỡ vô cùng, truyền giải hết về triều nghị tội.


Lúc ấy Tiết Hưng đem con của Tiết Mãnh là Tiết Đẩu mang về nuôi dưỡng, đến khi đã được mười chín tuổi vẫn còn ẩn trốn trong núi Định Quân không dám ra mặt. Thấy nghĩa tử đã khôn lớn, một hôm Tiết Hưng gọi Tiết Đẩu lại thuật lại mọi chuyện. Tiết Đẩu cảm xúc khóc ngất một hồi, xin nghĩa phụ cùng mình dẫn hết lâu la đến Cửu Luyện sơn hợp binh với thúc phụ là Tiết Cương để tính việc báo thù rửa hận.
Tiết Hưng bằng lòng, cha con đang dẫn binh đi thì gặp Khôi Đại Chấn hộ tống tù xa giải các tướng về triều. Tiết Hưng bất ngờ cho quân tiến đánh, trong chốc lát đã giết được Khôi Đại Chấn, còn Tiết Đẩu thì đánh tan bọn quân sĩ, mở tù xa thả các tướng ra. Hai bên hỏi thăm nhau mới biết biết là họ hàng, mừng rỡ bàn luôn việc đánh ải Lâm Dương làm công trạng đầu quân.
Bị đánh bất ngờ, tướng giữ ải Lâm Dương là Trình Phi Hổ không sao chống đỡ nổi, bị Tiết Quỳ đập chết ngay tức thì. Sau khi chiếm ải xong, các tướng mới báo tin về Cửu Luyện sơn cho Tiết Cương biết. Võ Tam Tư nghe tin này thất kinh hồn vía, toan rút quân về Trường An cố thủ nhưng Bạch Ngọc phu nhân không chịu, cho là bắt giết được Tiết Cương thì chẳng còn lo lắng gì nữa. Bất đắc dĩ Võ Tam Tư phải bằng lòng để cho bạch Ngọc phu nhân dẫn quân khiêu chiến.
Tiết Giao xin ra trận, có Tiết Cương và các tiểu anh hùng khác theo hộ vệ. Bạch Ngọc phu nhân thấy Tiết Giao mặt mày trắng trẻo dễ coi, tướng tá lại mạnh mẽ oai phong thì thích lắm, giao đấu một lúc liền trá bại bỏ chạy, không dùng đến trái châu. Tiết Giao tức tối đuổi theo, khi thấy Bạch Ngọc phu nhân bỏ ngựa chạy vào một cái miếu hoang thì cũng bỏ ngựa đuổi theo. Bạch Ngọc phu nhân liền làm phép mê hồn, dụ dỗ Tiết Giao ân ái với mình, dùng phép thu hút hết tinh khí thuần dương. Vì thế sau khi ăn nằm với Hồ ly tinh xong, Tiết Giao ngã vật ra chết ngay tại chỗ.


Khi Bạch Ngọc đi rồi, chợt có Lý Tịnh đằng vân đi qua, liền hạ xuống cho linh đan cứu sống rồi ghé tai Tiết Giao dặn dò kế sách. Tiết Giao uống linh đan xong, không những sống lại mà sức khỏe còn gấp trăm lần trước, khí huyết sung mãn vô cùng.
Trong khi ấy các tướng thấy Tiết Giao đuổi theo Bạch Ngọc thì thừa cơ thúc quân tràn sang trại quân đại Chu đánh giết tơi bời. Dư Vinh giết được tướng Phương Thiên Định, Từ Thanh đâm chết Tang Sĩ Minh khiến cho quân tướng nhà đại Chu chẳng còn hồn vía nào nữa, thi nhau chạy tán loạn. Còn đang chém giết sướng tay, Tiết Cương chợt thấy Bạch Ngọc phu nhân hớn hở chạy về thì liền nổi chiêng rút binh về sơn trại. Võ Tam Tư đại bại trận ấy hết sức buồn bã nhưng khi nghe Bạch Ngọc phu nhân thuật lại việc giết Tiết Giao thì cũng nguôi ngoai một chút.
Ngày hôm sau, nghe tin Bạch Ngọc phu nhân đến khiêu chiến, Tiết Giao liền theo kế sách của Lý Tịnh, dẫn quân xông ra đối chiến. Bạch Ngọc phu nhân thấy Tiết Giao còn khỏe mạnh hơn hôm qua thì vô cùng kinh ngạc nhưng thèm muốn tinh khí nguyên dương nên chẳng suy nghĩ gì cả, trá bại y như hôm qua.
Chẳng ngờ hôm nay Tiết Giao ân ái mạnh bạo hơn mấy lần khiến Bạch Ngọc phu nhân đê mê hồn vía, khoan khoái đến nỗi đưa cả trái châu ra ngoài miệng. Tiết Giao bất ngờ ngậm trái châu ấy nuốt ngay vào bụng rồi xô Bạch Ngọc phu nhân ra, chống tay đứng cười. Bạch Ngọc phu nhân thất kinh kêu lớn:
- Thôi rồi! Công phu tu luyện ngàn năm nay của ta mất cả rồi.
Than xong, Bạch Ngọc phu nhân gắng gượng lên ngựa về trại, vừa đi vừa khóc ngất. Võ Tam Tư thấy vậy chẳng hiểu tại sao, vội sai a hoàn trải nệm quạt chiếu cho phu nhân nghỉ ngơi, không hỏi đến việc giao tranh vừa rồi. Đến khi Võ Tam Tư đọc binh thư xong thì trời đã tối, vào phòng ngủ với phu nhân thì Bạch Ngọc phu nhân chẳng còn thấy đâu nữa, mà trên nệm chỉ là một con hồ ly lông trắng muốt nằm thở dốc. Võ Tam Tư thất kinh, lấy gươm chém hồ ly làm hai khúc. Bọn a hoàn của Bạch Ngọc phu nhân thấy vậy liền hiện nguyên hình thành một lũ cáo chồn kéo nhau chạy bằng hết.
Khi ấy Tiết Giao đã về tới sơn trại, thuật lại việc trừ diệt hồ ly cho Tiết Cương biết. Tiết Cương cả mừng, lập tức định liệu việc hợp binh cùng Tiết Cường, Tiết Quỳ ở Lâm Dương để hai mặt tiến đánh, quyết bắt giết cho được Võ Tam Tư.

Hồi thứ bốn mươi hai
Tiết Cương tuân mệnh dựng cờ nghĩa
Đông Quan ba tướng trổ tài năng

Võ Tam Tư thấy hai mặt đều có quân tiến đánh thì không dám chống trả, cùng các tướng bỏ trại chạy thẳng đến Thanh Châu cố thủ thành trì và viết sớ về triều xin thêm viện binh.
Trong khi ấy Tiết Cương, Tiết Cường, Tiết Quỳ, Tiết Hưng, Tiết Đẩu, Tiết Giao trùng phùng với nhau, anh em chú cháu vui mừng khôn xiết. Tiết Cương thừa cơ hội ấy muốn tiến binh thẳng tới Trường An nhưng Trình Giảo Kim khuyên can, nói:
- Tuy chúng ta ngay tình nhưng vẫn là phản bội triều đình, vì thế phải sai người đến Phòng Châu xin Lư Lăng vương lên ngôi thì mới danh chính ngôn thuận.
Tiết Cương nghe theo, sao Tiết Giao về yết kiến Lư Lăng vương tâu rõ mọi việc. Lư Lăng vương bằng lòng nghe theo, phong cho Tiết Cương là Trung Hiếu vương dựng cờ Trung Hiếu để danh chính ngôn thuận, phong cho Tiết Hưng làm tiên phong, Trình Giảo Kim làm quân sư, Tiết Giao vận lương thảo. Tiết Cương nhận chiếu thư thì cả mừng, để các tướng Tây Liêu trấn thủ ải, còn bao nhiêu đều kéo hết đến Trường An.
Khi đến ải Hồng Nê, tướng trấn thủ ải này là Mạc Thiên Tá vốn có sức mạnh ghê người, sử dụng một cây xà mâu dài hơn một trượng nên Tiết Cương chẳng dám khinh thường, sai Tiết Đẩu khiêu chiến lập công. Tiết Đẩu bao nhiêu năm oán thù chồng chất nên chẳng thèm hỏi han tên tuổi, xông tới đánh với Mạc Thiên Tá dữ dội. Mạc Thiên Tá bị khí thế ấy làm cho luống cuống cả tay chân nên rốt cuộc bị Tiết Đẩu đâm chết. Quân Đường thừa thắng tràn vào cướp ải rất dể dàng.


Tiết Cương và Trình Giảo Kim mừng rỡ cho quân nhập ải, khao thưởng luôn ba ngày mới tiến phát, đến trước ải Ninh Minh hạ trại. Tướng giữ ải này là Tôn Quốc Trinh hết sức sợ hãi, một mặt viết sớ về triều cầu cứu, một mặt gắng gượng ra đối chiến. Tiết Đẩu vừa thắng được một trận nên tinh thần hăng hái bội phần, cũng chẳng hỏi han danh tính gì cả, vừa thấy mặt địch nhân là múa thương đánh liền.
Tôn Quốc Trinh không phải là danh tướng nên làm sao địch nổi Tiết Đẩu, chỉ mấy hiệp đả tử thương, Tiết Đẩu thừa cơ chiếm luôn ải như lần trước. Trình Giảo Kim dẫn quân nhập thành, khoái chí cười ngất:
Tiết nguyên soái thì có Tiết Quỳ anh hùng vô địch, Tiết Dũng thì có Tiết Giao võ nghệ hơn người, Tiết Mãnh thì có Tiết Đẩu chẳng hổ mặt cha, quả là con nhà danh tướng có khác.
Tiết Hiếu là con của Tiết Cường nghe vậy rất tức tối, bước ra xin được đanh lấy ải Đồng Quan cho mọi người biết tài. Trình Giảo Kim nghe vậy không bằng lòng bì biết tướng trấn thủ ải này là Thạch Nguyên Kiệt, trước kia nổi tiếng là danh tướng vô địch, lại có ba người con là Thạch Long, Thạch Hổ và Thạch Bưu cũng cao cường không kém. Tiết Đẩu nghe Trình Giảo Kim nói vậy liền xin đi, thành ra cùng với Tiết Hiếu giao tranh, không ai chịu nhường ai. Trình Giảo Kim thấy vậy nói lớn:
- Thạch Nguyên Kiệt là bộ hạ nên ta biết tài cán của hắn ra sao. Nay Tiết Hưng phải làm chính tiên phong, Tiết Đẩu làm tả tiên phong, và Tiết Hiếu làm hữu tiên phong, đồng tâm hiệp lực mới trừ được hắn.
Thấy Trình Giảo Kim xử trí rất thông minh, cả ba tướng đều xin tuân theo. Trình Giảo Kim chưa biết Thạch Nguyên Kiệt ngoài ba người con trai còn có một tiểu thư tên là Thạch Lan Anh, tuy mới mười sáu tuổi nhưng đã theo học Kim Đao thánh mẫu nhiều năm nên có bảo bối rất lợi hại. Tuy nhiên Thạch Nguyên Kiệt vẫn không vì đó mà tự phụ, khi nghe tin quân Đường kéo đến thì lập tức viết sớ về triều xin thêm viện binh.
Khi ấy Võ hậu mãi lo hoang dâm vô độ nên chẳng màng đến triều chính, vi thế Trương Quân Tả cũng giấu luôn các sớ biểu cầu cứu khiến Võ hậu lại càng không hay biết chút nào về tình hình nguy cấp ở ngoài. Sớ tấu của Nguyên Kiệt vì vậy chẳng đến tay Võ hậu.
Ngày hôm sau, thấy ba tướng họ Tiết đến khiêu chiến, Thạch Long liền xin phụ thân cho điểm binh kéo ra, cùng đánh với Tiết Đẩu và Tiết Hưng và chẳng hề nao núng chút nào. Mãi đến khi Tiết Hiếu ngứa tay chân xông vào thì Thạch Long mới luống cuống cả tay chân, bị Tiết Đẩu đánh một thương vào lưng hộc cả máu tươi ra, bại tẩu chạy về thành.


Thạch Bưu và Thạch Hổ thấy đại ca bị thương thì nổi giận, xin được ra đánh báo thù. Tuy nhiên Thạch Nguyên Kiệt lấy lý do này lý do khác mà gạt đi, đó là do đã ngầm có ý muốn về nhà Đường vậy. Hôm sau hai anh em họ Thạch ra sức năn nỉ lần nữa, bất đắc dĩ Thạch Nguyên Kiệt phải bằng lòng. Khi thấy hai anh em đại bại chạy về, Thạch Nguyên Kiệt sầm mặt mà mắng:
- Các ngươi chẳng theo lời ta nên mới đại bại làm nản lòng quân sĩ như vậy. Ta phải theo quân pháp trị tội mới được.

Hồi thứ bốn mươi ba
Lan Anh ra trận kết duyên lành
Lư Đầu xuống núi phò thân mẫu

Thạch Lan Anh thấy phụ thân định xử tội hai anh thì liền bước ra nói:
- Con được tiên gia ban cho một bảo bối rất lợi hại, vì thế xin phụ thân cho phép được ra báo thù. Nguyên Kiệt trong ý không muốn nhưng Thạch Hổ, Thạch Bưu hết lời nói vào, bất đắc dĩ phải bằng lòng cho Lan Anh ra trận. Khi ấy Tiết Phi vừa giải lương về tới, thấy nữ tướng dẫn quân xông ra thì liền chặn đánh. Thạch Lan Anh thấy Tiết Phi vũ dũng phi thường thì biết sức mình không chống lại nổi, lấy cái vòng đeo ở cổ tay ra quăng lên trời, miệng niệm chú lâm râm. Cái vòng tức thì biến ra to lớn nhắm đầu Tiết Phi đè xuống, nặng đến ngàn cân. Khi đè Tiết Phi nát xương, cái vòng liền thu nhỏ lại như cũ, bay về với chủ tướng. Tiết Quỳ thấy Tiết Phi chết thì nổi giận phóng Ngưu Đầu mã chạy tới như gió định giết ngay Lan Anh báo thù. Lan Anh cả sợ vội lấy chiếc vòng ra quăng lên. May mà Tiết Quỳ nhanh chân nhảy xuống đất thoát chết, còn con Ngưu Đầu mã thì bị cái vòng đè nát như tương.
Các tướng nhà Đường thấy vậy đều le lưỡi lắc đầu, chẳng dám xin ra trận. Nhân trước kia Tiết Hiếu có gianh với mình, Tiết Đẩu liền nói:
- Trận này ta xin nhường cho hiền đệ đó.


Tiết Hiếu nhận lời ngay, điểm quân kéo ra. Thạch Lan Anh nhìn thấy Tiết Hiếu tuấn tú oai phong thì sinh lòng cảm mến, lấy cái vòng ra quăng lên rồi mới mở lời kết thân. Tiết Hiếu thấy cái vòng cứ bay quanh đầu mình hình như sắp đè xuống tới nơi thì hoảng quá, gật đầu ừ đại, hứa sẽ nhờ người mang lễ vật hỏi cưới. Khi ấy Lan Anh mới mỉm cười thâu cái vòng và rút quân về thành.
Thấy Tiết Hiếu, Tiết Đẩu cười ngất, chúc mừng em được vợ đẹp khiến Tiết Hiếu xấu hổ quá cúi đầu vào thưa với Tiết Cương mọi việc. Tiết Cương nghe xong nổi giận đùng đùng, đập bàn quát lớn:
- Nữ tặc giết thúc phụ của ngươi, không tính kế báo thù thì thôi, sao lại đi nhận lời kết hôn?
Mắng xong, Tiết Cương định sai quân chém đầu Tiết Hiếu làm gương. Trình Giảo Kim vội bước ra nói:
- Thạch Nguyên Kiệt chẳng phải là bè lũ của gian thần, nay lại trấn giữ ải này cùng với Thạch tiểu thư thì làm sao chúng ta vượt qua nổi mà đến Trường An? Nguyên soái có giết Tiết Hiếu thì chỉ mất lòng Tiết Cường chứ Tiết Phi có sống lại được đâu. Có khi vì cái vòng ấy mà còn chết họ Tiết nữa là khác. Chi bằng nhân mối lương duyên này hợp binh với Thạch Nguyên Kiệt mà uy hiếp Trường An có phải hay hơn không?


Tiết Cương nghe vậy tỉnh ngộ, tạ lồi với Trình Giảo Kim rồi sửa soạn lễ vật nhờ người mang vào thành mai mối. Trong khi ấy Lan Anh vừa mới vào thành thì Thạch Hổ và Thạch Bưu rút gươm ra định chém chết cho hả giận. Thạch Nguyên Kiệt liền ngăn lại, nói:
- Ta là tôi thần nhà Đường, rất căm gan vì vương gia dung dưỡng gian thần nhưng chưa có dịp nào ra tay, lẽ nào bây giờ lại giúp đại Chu đánh lạ nhà Đường. Theo ta thấy thì Tiết Hiếu là con nhà danh tướng xứng đôi vừa lứa với Lan Anh, mai sau sẽ nhiều giàu sang vinh hiển. Vì thế hai ngươi đừng nên vì chút danh giá mà cốt nhục tương tàn làm hỏng đại sự.
Thạch Nguyên Kiệt vừa nói xong thì có quân vào báo Trình Thiên Trung một mình mang lễ vật đến ải. Biết Trình Thiên Trung thế tập chức ông cha làm Lỗ Quốc công, nay đã gần bảy mươi tuổi chứ không phải nhỏ nhít gì nên Thạch Nguyên Kiệt không dám vô lễ, mở cửa thành ra nghênh tiếp. Trình Thiên Trung ngồi uống mấy chén rượu rồi đem việc mai mối ra nói, Nguyên Kiệt bằng lòng ngay.
Khi về tới trại, nghe Tiết Cương hỏi có gặp khó khăn gì không thì Trình Thiên Trung cười ngất nói:
- Tôi chưa kịp nói câu nào thì Nguyên Kiệt đã gật đầu rồi, còn khó khăn sao được?
Tiết Cương cả mừng. Ngày hôm sau, sửa soạn đủ lễ vật, sai người đưa Tiết Hiếu vào thành kết hôn, sau đó hai bên giao hảo rất thân mật. Vì có việc vui nên Tiết Cương cho quân nghỉ ngơi ở Đông Quan gần nửa tháng mới tiến binh đến Lâm Đồng.
Tướng giữ ải Lâm Đồng là Trần Nguyên Đại thấy quân Đường tiến quá mau thì thất kinh hồn vía, gấp rút tấu biểu về triều. Lần này Trương Quân Tả không thể giấu được nữa, đành phải vào cung dâng biểu cho Võ hậu. Đọc xong sớ cấp báo, Võ hậu cả sợ, truyền hỏi xem có tướng nào dám xuất quân trừ diệt Tiết Cương hay không, nhưng mấy lần như vậy chẳng ai trả lời. Võ hậu nổi giận lôi đình, mắng nhiếc bá quan hết lời. Võ Tam Tư vội bước ra tâu:
- Xin bệ hạ bớt giận. Chẳng qua là vì trong triều chẳng còn ai đủ tài đương đầu với Tiết Cương mà thôi, nay xin treo bảng cầu hiền thì may ra sẽ có nhân tài ra phò giúp đại Chu.
Võ hậu nghe theo, truyền theo đó thi hành. Nguyên trước kia Võ hậu thông dâm với Tiết Phóng Tào sinh ra Lư Đầu thế tử thì sai thị nữ mang vất ở Kim Thủy, được Trương Tương tổ sư cứu về dạy dỗ, đến nay đã được mười tuổi. Trương Tương đánh quẻ biết Võ hậu đang lâm nạn thì liền gọi Lư Đầu thế tử đến, ban cho một bảo bối tên là Phi Tòa, kể lại mọi việc trước kia. Khi ấy Lư Đầu mới biết mình là thế tử, từ biệt sư phụ xuống núi giật bảng cầu hiền. Khi nghe Lư Đầu quỳ xuống bái kiến, Võ hậu giật mình hỏi ngay:
- Ngươi là ai mà dám gọi ta bằng mẫu hậu?


Lư Đầu lời sự phụ kể lại. Võ hậu nhớ lại chuyện ngày trước thì bằng lòng nhận Lư Đầu làm thế tử, phong làm đại nguyên soái cùng với Trương Xương Tông làm quân sư kéo mười muôn quân đến ải Lâm Đồng trợ chiến. Trần Nguyên Đại hết sức mừng rỡ, đón tiếp Lư Đầu trọng hậu, bày tiệc ăn uống linh đình. Chẳng ngờ Lư Đầu rất giống tính phụ thân và mẫu thân không những thích ăn chơi đàng điếm mà còn háo sắc đa dâm vô cùng.
Lư Đầu được Trần Nguyên Đai chiều chuộng thì chẳng nghĩ gì đến giao tranh, ngày nào cũng cùng với các phi tần hưởng thụ khoái lạc, ăn uống vui vầy cả đêm. Trương Xương Tông và Cao Lực Sĩ thấy vậy chán ngán vô cùng, lén trốn qua đầu hàng Tiết Cương. Khi ấy Tiết Cương chờ đợi đã quá lâu mà không thấy quân trong thành ra tiếp chiến thì rất nóng ruột, được Trương Xương Tông về đầu thì liền hạ lệnh công phá thành trì. Lư Đầu đang vui chơi với mỹ nữ, nghe báo tin thì rất bực bội, gắng gượng nai nịt lên ngựa.
Vừa thấy mặt Tiết Cương, Lư Đầu chẳng thèm hỏi han gì cả, lập tức lấy Phi Tòa quăng liền. Phi Tòa biến thành một Hoàng Cân lực sĩ, trong chớp mắt đã trói nghiến Tiết Cương quăng trước cổng thành. Tiết Quỳ thấy phụ thân bị bắt sống liền xông lên định cứu, rốt cuộc cũng bị Hoàng Cân lực sĩ bắt luôn. Quân tướng nhà Đường thấy vậy cả kinh thì nhau bỏ chạy về trại. Lư Đầu chẳng thèm đuổi theo cho mệt, mau mắn thu quân về thành hưởng lạc tiếp.
Trần Nguyên Đại thúc hối thì Lư Đầu cười nói:
-Cần gì phải vội, cứ vui chơi cho thỏa thích trước đã, bao giờ cần tới ta thì ta bắt hết bọn chúng trong một ngày rồi ban sư cũng chưa muộn.
Lư Đầu nói xong truyền quân bỏ cha con Tiết Cương vào tù xa, giải về kinh báo tin mừng. May sao Phàn Lê Huê đằng vân bay qua, liền nổi một trận gió đưa cha con Tiết Cương về trước cửa dinh. Các tướng hết sức kinh nghi, vội vàng nghênh đón Phàn Lê Huê và nguyên soái vào trướng.


Nhờ có Phàn Lê Huê hộ chiến nên ngày hôm sau khi Lư Đầu dùng Phi Tòa toan bắt bằng hết các tướng nhà Đường thì Phàn Lê Huê liền niệm chú, chỉ tay một cái, tức thì thâu Phi Tòa vào tay áo. Lư Đầu g, vừa thúc ngựa xông lên thì Phàn Lê Huê niệm chú làm phép định thân khiến hắn đứng như trời trồng giữa trận. Các tướng cả mừng, phóng ngựa tới chém bay đầu thế tử đại Chu, thừa thế tràn ào ải giết luôn Trần Nguyên Đại.
Anh em Tiết Cương, Tiết Cường nhìn lại thì mẫu thân đã hóa gió bay mất từ bao giờ, đành phải quỳ xuống nhắm theo hướng đi ứa nước mắt tạ ơn.

Hồi thứ bốn mươi bốn
Địch Nhân Kiệt dùng lời thuyết phục
Trình Giảo Kim vì cười hết số

Võ hậu nghe tin Lư Đầu mất mạng ải Lâm Đồng bị chiếm thì kinh hoảng nhào xuống đất bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, Võ hậu truyền hỏi kế sách thì Lâu Sư Đức bước ra tâu:
- Hạ thần xin tiến cử một người có tài thuyết khách, đó là gián nghị đại phu Địch Nhân Kiệt. Võ hậu không còn cách nào khác, đành phải nghe theo, triệu Địch Nhân Kiệt vào triều hỏi han. Địch Nhân Kiệt liền tâu:
- Bệ hạ tuổi đã cao, hưởng lộc như thế cũng đủ rồi, xin nhường ngôi lại cho Lư Lăng vương là con của tiên đế, về mà hưởng an nhàn là hau hơn hết. Tuy nhiên nếu muốn tôi đi thuyết phục thành công thì phải hạ ngục Võ Tam Tư và anh em Trương Quân Tả thì mới xong.
Võ hậu suy nghĩ một lúc, biết chậm trễ một chút anh em Tiết Cương vào được thành thì mình sẽ chết không đất mà chôn, vì thế đành phải gật đầu y tấu,truyền chỉ bắt Võ Tam Tư, Trương Quân Tả Trương Quân Hữu. Địch Nhân Kiệt thấy vậy mới chịu đến trại quân Đường xin ra mắt Tiết Cương, vái một cái rồi nói:
- Tôi xin nói một lời thẳng, chẳng biết nguyên soái có dám nghe không?
Tiết Cương đáp:
- Nếu thuận theo đạo lý thì tôi đâu dám cãi, bằng không tôi chẳng dám nghe.
Địch Nhân Kiệt gật đầu, hỏi ngay tại sao lại dựng cờ Trung Hiếu vương. Khi nghe Tiết Cương đáp là để báo hiếu cha mẹ, tận trung với nước, Địch Nhân Kiệt cười, nói:
- Tôi xin được giải nghĩa cho nguyên soái biết. Tổ phụ nguyên soái có công lao nên tiên đế trọng dụng, phong đến tước vương, nhờ vậy nguyên soái mới được thừa ấm làm tổng binh Đăng Châu chứ không phải nhờ tài năng. Như thế triều đình hậu đãi lắm rồi. Vậy mà tướng quân không bằng lòng, ra tay cướp pháp trường chém tri phủ Tây An, Trương Quân Tả cố tình hãm hại nhưng thánh thượng chẳng chịu nghe theo mà còn ban chùy vàng thì là biệt đãi hơn người khác nhiều rồi. Tướng quân không nghĩ đến điều đó, lén đến Trường An xem đèn, giết nội thị mà tiên đế cũng bỏ qua thì càng nên nghĩ lại mới phải. Tướng quân đã không hối lỗi mà còn kết giao với thảo khấu làm cho tiên đế kinh sợ băng hà thì có tội hay không có tội?


Thấy Tiết Cương ngồi im không cãi được câu nào Địch Nhân Kiệt nói tiếp:
- Võ hậu bắt cha, anh và gia quyến tướng quân hạ ngục, đúng ra tướng quân chỉ cần ra mặt nhận lỗi thì đâu đến mức phải chết gần ba trăm nhân mạng, chẳng phải là bất hiếu bất mục hay sao? Nay dù có tiếng của Lư Lăng vương nhưng vẫn là phản nghịch bởi vì Lư Lăng vương chưa tức vị, lấy gì phong cho tướng quân làm Trung Hiếu vương? Nay tướng quân muốn chiếm Trường An phò tiểu chúa thì tôi không dám chống lại nhưng phải dùng cờ đại Đường nguyên soái mới có chính nghĩa làm cho người khâm phục.
Tiết Cương nghe vậy giật mình, bước xuống bái tạ, xin nghe theo lời dạy. Khi ấy Địch Nhân Kiệt mới yên lòng cho biết Võ hậu đã chịu nhường ngôi, tống giam ba tên gian thần rồi. Tiết Cương nghe xong cả mừng, lập tức sai quân dẹp bỏ cờ Trung Hiếu vương, dựng cờ đại Đường nguyên soái rồi sai quân tướng cấp tốc đến Phòng châu đón Lư Lăng vương về tiếp nhận ngai vàng. Địch Nhân Kiệt thấy việc đã xong, từ giã về Trường An báo cho bá quan biết mà tiếp giá.


Chẳng bao lâu Lư Lăng vương về đến Lâm Đồng, được Tiết Cương cùng các anh hùng phò vào Trường An, có bá quan và rất đông dân chúng đứng hai bên đường bày hương án nghênh đon. Lư Lăng vương lên ngôi xong lấy hiệu là Đường Trung tông như cũ, tôn Võ hậu làm hoàng thái hậu; lập Vi hậu làm chánh cung; phong cho Địch Nhân Kiệt làm thiếu bảo; Lâu Sư Đức làm lại bộ thương thư; Từ Hiền làm Anh Quốc công; Ngụy Húc làm thái bảo; Tiết Cương làm Trung Hiếu đại nguyên soái; Tiết Cường được thế tập chức cha làm Lưỡng Liêu vương; Tiết Hiếu làm Hồng La đô đốc; Tiết Giao làm phò mã đô úy; Tiết Đẩu làm Thanh Châu tổng binh; Tiết Quỳ làm Vô Địch tướng quân; Ngũ Hùng làm Nam Dương hầu; Hùng Kỳ làm Bình Tây hầu; còn lại các tiểu anh hùng được thế tập chức tước của phụ thân.
Riêng Trình Giảo Kim thấy tuổi tác đã già nhất định không làm quan, được Trung tông ban cho một trăm vạn lượng vinh quy về Sơn Đông dưỡng lão. Sau đó Trung tông còn ban lệnh đại xá khiến thiên hạ đều khen ngợi.
Sau khi phong thưởng xong, Tiết Cương quỳ khóc tâu việc Từ Thanh và Dư Vinh thế mạng cho Tiết Giao và xin được giết ba tên gian thần báo thù cho toàn gia. Trung tông bằng lòng ngay; phán bảo:
- Trẫm giao ba tên ấy cho Trung Hiếu vương toàn quyền xử trị, khi nào tế Thiết Ngưu phần xong sẽ mang hài cốt tổ phụ về Sơn Tây mai táng. Từ Thanh và Dư Vinh có nghĩa đều được phong hầu.
Tiết Cương tạ ơn vua, cùng Trình Giảo Kim đến thiên lao bắt ba tên gian thần mang ra Thiết Ngưu phần. Trình Giảo Kim đứng ra làm chủ tế, xong xuôi lui ra cho Tiết Cương mổ bụng anh em Trương Quân Tả, lấy tim gan để lên bàn làm tế vật.
Tiết Cương định giết luôn Võ Tam Tư nhưng Trình Giảo Kim bước ra nói:
- Võ Tam Tư chỉ nghe theo lệnh mà thi hành, không phải cừu nhân thì đừng nên giết.
Tiết Cương nghe theo, truyền đánh Võ Tam Tư ba chục roi, mắng nhiếc thậm tệ chứ không giết. Để báo thù, Tiết Cương sai bắt hết gia quyến họ Trương gần ba trăm người hành hình, sau đó mới thõa mãn tính đến việc phá Thiết Ngưu phần lấy hài cốt. Bọn quân sĩ tận lực không sao phá hay giỏ nổi tấm sắt trên mặt, may sao Phàn Lê Huê biết việc bay đến niệm chú một một trận cuồng phong, sai âm binh giúp sức mới thành công được. Anh em họ Tiết nhìn xuống thấy đâu đâu cũng là xương trắng, chất chồng thành đống thì ngẩn ngơ chẳng biết làm sao.


Tiết Cương đành phải treo bảng cáo thị, hứa phong làm tổng binh cho ai biết chính xác hài cốt của Lưỡng Liêu vương, bằng không sẽ chém hết những quân sĩ và thợ thuyền tham dự vào việc xây dựng Thiết Ngưu phần trước kia.
Cáo thị vừa dán thì có một viên lão tướng là Vương Lục xin vào ra mắt, nói:
- Trước kia tôi lẻn vào chỗ quân sĩ, để riêng từng cặp vợ chồng gần nhau, còn bao nhiêu rải rác hết chung quanh vì thế có thể chỉnh chính xác hài cốt của từng người một.
tTiết Cương ả mừng, vì Vương Lục không muốn làm tổng binh nên thưởng cho ngàn lượng vàng thay vào. Nhờ vậy Tiết Cương lấy hài cốt toàn gia đâu đó chẳng bị lầm lẩn, mang về Sơn Tây an táng và thủ chế ba năm. Từ Thanh và Dư Vinh vì cha mẹ đã mất nên không chức quan, đều xin lên núi tu hành. Riêng Trình Giảo Kim ngồi trong phủ tự nghĩ:
- “Ta kết bạn với ba mươi sáu người nay đều chết hết, đến nay đã được một trăm lẻ hai tuổi, thấy bao nhiêu là việc đổi đời, từ La Thông tảo bắc đến Tiết Nhơn Quý chinh đông rồi Tiết Đinh San chinh tây, nay lại có Tiết Cương phục nhà Đường thì vui biết mấy, phúc phận biết là chừng nào.”
Nghĩ vậy nên Trình Giảo Kim vỗ tay cười ngất một hồi, bất ngờ bị nghẹn hơi nhào xuống chết thẳng cẳng. Đó chính là “tiếu sát”, tức cười mà chết. Trình Thiết Ngưu thấy cha vì cười mà chết thì đau lòng vô cùng, than khóc không thôi, cho rằng vừa được thái bình chưa hưởng chút phú quý nào đã vội bỏ con cháu mà đi.
Trình Thiết Ngưu than khóc chẳng dứt, cố gượng viết biểu tâu vào triều. Trung tông cũng thương xót truyền chỉ cho ba quan đến điếu tế đầy đủ, được mang linh cữu về Sơn Đông mai táng.

Hồi thứ bốn mươi lăm
Lý Đán hưng binh đoạt ngai vàng
Tiết Cương giúp sức phò tân vương

Tiết Cường nhận chức Lưỡng Liêu vương, đến Sơn Hậu trấn thủ. Cửu Hoàn công chúa sinh được tám trai hai gái, văn võ đều song toàn. Một hôm chợt có Lý Tịnh giáng trần nói với Tiết Cường:
- Trung tông lên ngôi gần năm năm, khí số đã hết, vì thế trung thu này sẽ băng hà. Lý Đán là chân thiên tử nhưng hiện giờ còn ở Hán Dương, ngươi phải dùng ám kế đưa về mới được.
Tiết Cường nghe theo, bàn với vợ rồi sửa soạn đâu đó sẵn sàng. Nguyên Lý Đán là con của chánh cung vì thế Võ hậu rất úy kỵ, bày mưu đày ra Hán Dương, thế cô lực yếu nên chẳng dám xuất quân chống đối. Khi Trung tông bị phế ra Phòng Châu, Lý Đán lại toan tính việc xuất quân nhưng không biết không đủ sức nên đành chịu im tiếng. Đến khi Trung tông tức vị, Lý Đán rất mừng nhưng thấy Võ hậu còn sống thì vẫn ngấm ngầm chiêu binh mãi mã, quyết báo thù bằng được.
Một hôm Từ Hiếu Đức vào yết kiến Lý Đán, cho biết:
- Đêm qua tôi xem thiên văn thấy đế tinh lu mờ, còn tướng tinh của chúa công rực sáng hẳn lên, vì thế chắc chẳng bao lâu nữa sẽ lên ngôi thiên tử.
Từ Hiếu Đức vừa nói xong thì quân sĩ chạy vào báo tin Tiết Cường dẫn theo mười đại tướng và năm trăm tinh binh đến xin được giúp sức. Khi nghe Tiết Cường thuật lại việc Lý Tịnh mách bảo thì Lý Đán hết sức vui mừng, truyền dọn tiệc đãi đằng. Ngày hôm sau, Lý Đán cấp cho Tiết Cường năm trăm quân tinh nhuệ nữa, chia làm mười toán, mỗi toán có một đại tướng cầm đầu lẻn vào Trường An mai phục.
Võ Tam Tư được Tiết Cương tha chết thì liền tư thông với Vi hậu tìm cách hãm hại Tiết Cương báo thù. Phàn Lê Huê đã đoán trước việc này vì thế hạ sơn báo cho Tiết Cương biết, đưa hết các gia tướng vào thành hợp sức với Tiết Cường mà trừ gian thần.
Trong khi ấy Võ Tam Tư còn tàn độc hơn, lẻn vào cung bàn với Vi hậu:
- Đêm nay quân tướng canh gác đều là người tâm phúc, vì thế ngươi bỏ độc dược vào trong rượu mời Trung tông uống, phao tin là trúng gió mà chết. Khi nào ta chiếm được ngai vàng thì ngươi chẳng mất chức hoàng hậu đâu.


Vi hậu bằng lòng, đêm hôm ấy vào cung mời Trung tông lên lầu thưởng trăng uống rượu. Trung tông nhận lời, cùng Võ Tam Tư lên nguyệt lâu ngồi vào bàn ăn uống. Thế tử thấy hành vi của Vi hậu thì rất nghi ngờ, dẫn ba ngàn quân mai phục phía sau đề phòng bất trắc. Đến khi thế tử nghe thấy tiếng Trung tông hét lên một tiếng thì liền dẫn quân xông vào, cùng quân tướng của Võ Tam Tư giao chiến.
Tiết Cường và các toán quân tướng chờ sẵn, nghe tiếng náo loạn trong cung thì liền ra hiệu cho tất cả tiến vào. Võ Tam Tư thấy vậy hết sức kinh hoảng, vội chạy xuống lầu tìm đường trốn thoát, bất ngờ khi ấy thế tử vừa chạy lên liền chém luôn một nhát kết liễu đời thế tử. Tuy nhiên tên gian thần chẳng sống được bao lâu, chạy đến vườn hoa gặp Tiết Cương, đành chịu bắt sống.
Tiết Cường rầm rộ kéo quân tướng vào Ngọ môn khiến Vi hậu bay hồn mất vía, luống cuống vấp ngã mà chết. Tiết Cường liền đi thẳng vào cung bắt Vi hậu. Đến khi trời sáng mọi việc đều xong xuôi, các tướng liền phò Lý Đán vào cung. Tiết Cương giao nộp Võ Tam Tư còn Tiết Cường giao nộp Vi hậu. Lý Đán liền hạch tội hai người bỏ độc dược giết vua, truyền phân thây, đem thủ cấp bêu trước thành làm gương cho thiên hạ.
Sau đó Lý Đán được Từ Hiếu Đức và bá quan tôn lên ngai vàng, lấy hiệu là Đường Duệ tông. Nhà vua vẫn không sao nguôi được hận, truyền đem xác Võ hậu ra chặt đầu, báo thù cho mẹ. bao nhiêu vây cánh, họ hàng của Võ hậu và Võ Tam Tư đều bị tru di, chẳng để sót người nào.


Khi lên ngôi rồi Đường Duệ Tông phong cho Phụng Kiều làm chánh cung, Thân quý phi làm thứ hậu; Từ Hiếu Đức làm Hộ quốc quân sư, tức Võ Ninh vương; Tiết Cương làm thái bảo; Tiết Cường làm thượng tướng quân; Mã Châu làm đại nguyên soái; Viên Thành và Lý Trì làm Trung Hưng bá; Cửu Hoàn công chúa làm thái quốc phu nhân; hai con là Tiết Kim Hoa, Tiết Ngân Hoa làm trung hưng nữ tướng; còn các con cháu nhà họ Tiết đều được phong hầu.
Phàn Lê Huê thấy con cháu đều vinh hiển thì mới yên tâm lên núi tu hành.

HẾT
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét