Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tần Hán 31 - 60-7

Trang 7 trong tổng số 7

Chương 56

Thế Đã Mạnh Thì Thừa Thắng Xông Lên
Thời Hán Vũ Đế triều đình đem quân chinh phạt Hung Nô và một số dân tộc thiểu số vùng biên. Cuộc chiến này kéo dài 30 năm, hao tổn lượng lớn sức người và của. Vì vậy triều đình thực thi một số chính sách đặc biệt về kinh tế để phục vụ chiến tranh, trong đó có chủ trương "tính chuỗi", “cáo chuỗi" hay còn gọi là "toán mân", "cáo mân".
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Tính chuỗi là biện pháp trưng thu tài sản. Năm 119 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế hạ lệnh cho thương nhân, thợ thủ công và chủ cho vay nặng lãi trong cả nước báo cáo tài sản với triều đình. Nếu giá trị tài sản là 2000 tiền phải nộp cho nhà nước 120 tiền. Kinh doanh muối, sắt, thiếc... dù đã nộp thuế, nhưng cứ có 4000 tiền phải nộp 120 tiền (120 tiền bằng 1 toán). Tư nhân có xe thì mỗi xe phải nộp 240 tiền (2 toán), có thuyền dài 5 trượng trở lên nộp 120 tiền. Vua qui định thêm: nếu giấu tài sản không khai báo, hoặc báo láo khi phát hiện ra sẽ bị tịch thu toàn bộ và lưu đày khổ dịch biên giới một năm. Còn kẻ nào phát hiện, tố cáo sẽ được thưởng, gọi là "cáo mân".
Thương nhân Trung Quốc từ xưa đã sợ "lộ phí". Sau khi có bệnh "toán mân" có nhiều người không chịu thi hành. Năm năm sau, Hán Vũ Đế chủ trương "cáo mân", trong thời gian ngắn có vô số người hưởng ứng bởi được trọng thưởng hậu hĩnh. Kết quả là số tiền trước đây chưa thu được lên đến con số hàng tỉ toán, ruộng đất ở huyện lớn có hàng trăm, huyện nhỏ hơn trăm mẫu. Triều đình đem số tiền này bổ sung ngân khố, mang ruộng đất cho nông dân thuê.
Thương trường ngày nay không thể dùng quyền uy áp đặt như Hán Đế được. Nhưng nếu biết xây dựng một uy tín, để cho người tiêu dùng đổ xô đến mua hàng, người nọ quảng cáo cho người kia thì cũng chính là vận dụng kế của người xưa.

Công ty sản xuất trò chơi máy tính Nhậm Thiên Đường ở Nhật, lúc đầu chỉ là một công ty nhỏ. Nhưng vì kinh doanh máy trò chơi điện tử rất được mọi người yêu thích nên lượng tiêu thụ lớn, lợi nhuận tăng khiến ai cũng kinh ngạc. Vào thời hưng thịnh nhất, người ta thấy trước cổng công ty người mua xếp hàng dài 1 đến 2 km. Công chúng không ngại mưa rét đến xếp hàng chờ mua các sản phẩm trò chơi điện tử của công ty. Có người đợi hàng mấy ngày mà cũng không mua được. Mọi người quên ăn, quên vui chơi, gia đình nào cũng thích quây quần bên nhau cùng chơi. Những người độc thân thì đến các trung tâm giải trí chơi trò chơi của công ty thâu đêm suốt sáng. Trò chơi này không chỉ dành cho trẻ em mà nó đã thu hút tất cả mọi tầng lớp, lứa tuổi. Lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty sánh ngang với các tờ báo hàng đầu của Nhật như "Tin tức Nhật triều”, "Tin tức mua bán". Công ty nhỏ bé Nhậm Thiên Đường chỉ trong một thời gian ngắn đã thành đối thủ mạnh của các công ty điện khí lớn ở Nhật như Phúc Thổ Thông...
Tuy qui mô nhỏ nhưng Nhậm Thiên Đường có bề dày lịch sử. Năm 1889, công ty sáng lập trò chơi đánh bài trên máy. Trong quá trình dài nghiên cứu và ứng dụng trò chơi này công ty nhận ra rằng trẻ con rất nhanh thay đổi sở thích đối với các trò chơi, ghét trò cũ, thích trò mới. Cho nên phải không ngừng thay đổi sản phẩm và lôi kéo sự ham thích của trẻ. Sau đó đến những năm 70, công ty cho ra loại sản phẩm "súng điện quang" và máy bay tiềm kích. Sau đó đến những năm 80 công ty bước vào cao trào sản xuất trò chơi điện tử. Và lần này họ đã thành công vì biết vận dụng nhiều tiến bộ của kỹ thuật máy tính điện tử. Do đó dẫn đến một cuộc cách mạng trong trò chơi.

Lúc đầu nó áp dụng nguyên lý của hệ thống máy tính gia dụng 9900 mà công ty máy tính Mỹ sản xuất, sau đó tập trung ở một vài công năng cơ bản, khiến cho giá thành sản xuất giảm. Sau khi trò chơi điện tử xuất hiện, công ty lại tiến hành sản xuất hàng loạt sản phẩm mới trên phiên bản đĩa mềm, duy trì cơn sốt máy tính trò chơi điện tử trong một thời gian dài.
Khi xã hội đang lên cơn sốt và công ty đã giành được những thành công to lớn, lãnh đạo công ty vẫn giữ thái độ điềm nhiên và nói rằng: "Công ty Nhậm Thiên Đường không phải làm đồ chơi trẻ con. Mục tiêu của công ty là tìm đến những đối tượng người lớn". Trong phiên bản đĩa mềm công ty đặc biệt chú ý đến tốc độ, tính kích thích và tình tiết. Hiển nhiên đây là tư tưởng chỉ đạo xuất phát từ việc lấy đối tượng là người lớn. Kết quả là thị trường được mở rộng tới mọi đối tượng, thu được thành công to lớn.

Chương 57

Có Những Lúc Phải Dùng Thủ Đoạn
Trước thời Hán Vũ Đế, tất cả những tài nguyên thiên nhiên đều thuộc quyền sở hữu của giai cấp thống trị. Lúc đó, việc khai thác những tài nguyên thiên nhiên đó đều do dân chúng làm. Họ nộp cho nhà cầm quyền một số thuế nhất định để đổi lấy việc khai thác muối, sắt và những sản phẩm khác nữa. Muối và sắt là hai loại sản phẩm mang tính thiết yếu. Muối - mọi người mỗi ngày đều phải ăn, còn sắt là nguyên liệu để làm ra những công cụ lao động phục vụ sản xuất. Tuy là nói sản lượng khai thác lớn, giá cũng không đắt lắm thế nhưng do thời Hán dân đông lại chủ yếu là nông dân cho nên việc kinh doanh muối và sắt tương đối thu được lợi nhuận cao.
Thời Hán Vũ Đế, triều đình có chính sách "độc quyền", quyết tâm làm đến cùng. Phàm là công thương nghiệp dân gian dạng tư doanh nếu có thể đều được quốc hữu hóa (gọi là công thương nghiệp quan doanh). Bởi vì nhu cầu chiến phí lớn, làm thế này mới có thể đáp ứng được. Thế là, muối và sắt đương nhiên trở thành đối tượng hàng đầu bị quan phủ quy hoạch.
Toàn bộ quá trình sản xuất muối trước đây do dân gian làm, giờ đây bị quan phủ khống chế một cách nghiêm ngặt, việc mua bán muối cũng do quan phủ trực tiếp làm. Việc sản xuất và mua bán sắt cũng vậy. Việc độc quyền sản xuất và mua bán muối, sắt do quan phủ phụ trách này là do hai ông Đông Trịnh Thành Dương và ông Khổng Cận đề ra được triều Hán tiếp nhận ngay. Ông Đông Trịnh Thành Dương xuất thân từ một thương gia buôn bán muối còn ông Khổng Cận xuất thân từ một thương gia buôn bán sắt. Họ đem tất cả tâm lực và những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm ăn ra thực thi chính sách độc quyền quan phủ. Đối với việc này, những người làm tư nhân trước kia rất bất bình. Hai ông gặp không ít sự phá hoại. Công nghiệp sản xuất muối và sắt do quan phủ lũng đoạn cũng có một chút cực đoan. Ví dụ như giá muối quá đắt, dân không mua được, chất lượng sắt quá kém, không bán được, quan phủ phải dùng phương thức bắt ép mua. Hoặc là nhân công sán xuất không đủ phải dùng tội nhân thay thế làm cho chất lượng nhân công giảm sút... Dân chúng không ít lời ca thán.

Từ đó nói chung, chính sách độc quyền quan phủ cứ thế phát triển. Nếu có chỉ bãi miễn việc độc quyền rượu còn độc quyền muối và sắt vẫn cứ được tiến hành. Các triều đại sau này còn đem chính sách này làm thành quốc sách.
Có thể thấy rằng, bất kỳ một chính sách nào đó có lúc cũng gặp một số khó khăn nhất định lúc đầu song chỉ cần mạnh tay một chút thì chắc chắn sẽ có hiệu quá. Cũng như chính sách độc quyền về muối và sắt tuy cũng có không ít nhược điểm, người phản đối rất nhiều nhưng cuối cùng thì cũng có hiệu lực. Trong tình hình lịch sử lúc đó hai mặt hàng này đã trở thành nguồn cung cấp chủ yếu phục vụ cho quân sự.
Trận chiến trên thương trường hiện nay cũng giống như vậy. Tại Thế vận hội lần thứ 23 tổ chức tại Los Angeles - Mỹ, người đứng ra đăng cai là một nhà doanh nghiệp trẻ tên là Ibacalot. Ở những thế vận hội trước, người đứng ra đăng cai đều bị thua thiệt nhưng Ibacalot không những không bị thiếu hụt mà còn lời. Bí quyết thành công của ông là yêu cầu tất cả những người tham gia đấu thầu đều phải tận tâm, tận lực, cần phải qui định một giá mà thôi và cứ thế mà kiểm soát nghiêm ngặt việc thi hành.
Lúc đầu, ông Ibacalot đề ra điều khoản đấu thầu với giá cao. Mỗi người tham gia không được dưới 500 vạn đô la. Ngoài ra đối với những người khác còn có thêm nhiều điều kiện khác. Làm thế này có phải khiến cho những người tham gia mất hứng không? Cho rằng không phải như vậy bởi vì theo ông, Thế vận hội bốn năm mới tổ chức một lần, ảnh hưởng của nó rất lớn. Điều kiện tham gia càng nghiêm ngặt bao nhiêu thì càng có sức thu hút lớn. Ông đánh giá không nhầm. Dù điều kiện tham gia nghiêm ngặt vậy mà người người vẫn đổ về như nước chảy.
Nhưng trên thực tế cũng phải có người phản đối chứ nhỉ? Ví như công ty Kodak, họ nhận thấy họ có lâu năm kinh nghiệm do vậy mà không tiếp nhận điều khoản của công ty Ibacalot, chỉ muốn bỏ ra 100 vạn đô la thôi. Ibacalot cũng kiên quyết không đồng ý. Kết quả là công ty Fuji của Nhật Bản thừa cơ nhảy vào, giành lấy địa vị mà Thế vận hội chỉ định cho công ty Kodak. Việc này khiến cho công ty Kodak phải chịu tổn thất lớn. Họ phải cấp tốc thêm vốn, bỏ ra một số tiền lớn hơn số tiền được chỉ định ban đầu mà ảnh hưởng vẫn chưa bằng công ty Fuji.
Cách làm này gọi là "Khương Thái Công câu cá, người người hưởng ứng". Về sau, Ibacalot chọn ra trong số đó 25 doanh nghiệp gọi là năm địa vị chủ đạo. Kết quả là họ không những đáp ứng được đủ nhu cầu phục vụ cho Thế vận hội mà còn dư ra 1,5 triệu đô la. Cá thế giới đều phải thán phục.

Trên thực tế, đối với những người tham gia đấu thầu, điều kiện nghiêm ngặt thế này cũng là hợp lý thôi bởi vì ảnh hưởng của Thế vận hội rất lớn, có tác dụng khuếch trương ảnh hưởng của công ty trên thị trường quốc tế. Điều này không thể dùng kim tiền mà so sánh được. Ví như, tại á vận hội lần thứ 11 tổ chức tại Bắc Kinh - Trung Quốc, tập đoàn Kiến Lực Bảo - Quảng Đông bỏ ra 600 vạn nhân dân tệ, lại dùng 260 vạn nữa để mua ngọn đuốc của Thế vận hội, còn giúp thêm về những vật dụng khác, tổng cộng là 1600 vạn đô la, chiếm địa vị hàng đầu về đầu tư ở Thế vận hội lần này. Thế nhưng, ảnh hưởng của công ty Kiến Lực Bảo trên thị trường thế giới và trong nước rất lớn. Trong các trung tâm buôn bán, bách hóa và cửa hàng thực phẩm, những sản phẩm giải khát của Kiến Lực Bảo bán rất chạy. Chi trong vòng 10 năm, tập đoàn Kiến Lực Bảo đã phát triển từ một tiệm rượu nhỏ trở thành một doanh nghiệp có số vốn tỉ. Đồng thời, còn có hơn 10 xí nghiệp lớn.
Có thể thấy, tận tâm tận lực lại chớp đúng thời cơ - chủ nghĩa độc quyền chính là như vậy.

Chương 58

Giả Kế “Thành Trống” Mà Thắng Thật
Có giai đoạn, triều đình liên tục nhận được tin Hung Nô quấy nhiễu biên giới. Hán Vũ Đế thấy đã đến lúc dạy cho bọn Hung Nô này một bài học, bèn sai tướng quân Lý Quảng dẫn quân đi chinh phạt, trong đám quân có cả một vị hoạn quan.
Trên chiến trường phải biết tính toán tương quan lực lượng. Vị hoạn quan thấy quân Hung Nô không đông, bèn dũng cảm dẫn mấy chục kỵ binh xông lên. Bên Hung Nô chỉ có ba tên ra nghênh chiến. Nhưng ba tên này có tài bắn tên trăm phát trúng cả trăm. Vị hoạn quan này cũng bị trúng tên bèn rút chạy, số kỵ binh thì đa phần bị thương, không đánh mà bại.
Lý Quảng lập tức dẫn hơn 100 quân phi ngựa đuổi theo ba tên Hung Nô này. Đuổi được mấy chục dặm, Lý Quảng lệnh cho bộ hạ đánh úp từ hai bên, còn mình thân chinh giương cung bắn chết hai tên, bắt sống tên còn lại. Hỏi ra mới biết ba tên này là xạ thủ giỏi nhất Hung Nô.
Nào ngờ vừa trói xong tên giặc lên lưng ngựa, mấy ngàn quân Hung Nô từ đâu xông tới đen cả một vùng. Bọn này xông lại gần thấy Lý Quảng chỉ có chừng hơn 100 quân thì kinh ngạc lắm. Cho là đây là đám nghi binh, bèn cho ngựa chạy lên núi bài binh bố trận, sợ nếu lâm trận ngay sẽ bị lừa.
Lý Quảng lúc đó lo sợ, hốt hoảng lắm, 100 quân làm sao đối chọi lại được với mấy ngàn kỵ binh Hung Nô. Đang tính tới chuyện rút lui, chợt ông kêu lên: "Không được? Kỵ binh Hung Nô đột nhiên chạy lên núi vì cho rằng ta là nghi binh, vậy tại sao ta không dùng kế này."

Lý Quảng nói: "Chúng ta nay ở cách xa đại binh mấy chục dặm. Nếu bỏ chạy toàn bộ chúng ta sẽ bị bắn chết. Nếu chúng ta cứ ở đây bọn Hung Nô sẽ tưởng ta là nghi binh, không dám lại gần." Thế là ông hạ lệnh cho binh lính tiếp tục tiến về phía trước, đến khi chỉ còn cách quân Hung Nô chừng 2 dặm Lý Quảng ra lệnh: "Tất cả xuống ngựa, cởi yên ngựa ra". Bọn thủ hạ đều không hiểu gì vội hỏi "Cách Hung Nô gần thế này, nếu chúng tiến công thì làm sao chống đỡ nổi?", "Không vấn đề gì, bọn chúng tưởng là ta sẽ đi, ta cho tháo yên ngựa ra, bọn họ sẽ nghĩ gì?" Quả thật quân Hung Nô không dám tiến lại gần, cũng không dám tấn công, có một tên tướng già Hung Nô định dẫn bộ hạ xông ra tấn công, Lý Quảng liền giương cung bắn, bọn Hung Nô không dám làm gì.
Lý Quảng cùng hơn 100 quân xuống ngựa, tháo yên cương, nằm dài trên mặt đất. Lúc đó mặt trời sắp lặn, Hung Nô vốn không dám tiến công, nửa đêm thì rút quân vì sợ triều đình có phục binh, nửa đêm sẽ chặn đánh. Và thế là khi trời sáng Lý Quảng và đám binh sĩ trở về binh trại an toàn. Mọi người đều biết kế "thành trống" của Gia Cát Lượng khiến cho một người đa nghi như Tư Mã Ý không dám tấn công. Tuy trong lòng Gia Cát Lượng lúc đó hoang mang cực độ, nhưng ông vẫn cố giữ bộ mặt thản nhiên khiến cho Tư Mãn Ý bị quang cảnh "thành trống giả" đánh lừa mà rút quân. Lý Quảng và hơn 100 binh mã cũng dựa vào kế này mà đẩy lui bọn Hung Nô, đó gọi là: "giả thành trống mà thắng thật".
Thương chiến này, nay cũng có nhiều thủ thuật tương tự, chẳng hạn như thoạt nhìn thì không phải là tiếp thị, nhưng kỳ thực hiệu quả lại gấp nhiều lần tiếp thị.
Công ty xe hơi Toyota rất giỏi trong việc tận dụng cơ hội để quảng cáo, tuyên truyền cho mình. Trong đó, mọi người nhớ nhất là sự kiện "hộp diêm thần kỳ".
Hai bên bàn chuyện làm ăn, thường xuyên dùng diêm đánh lửa cho nhau. Sau khi châm thuốc xong, bao diêm thường được tặng lại cho đối phương. Trên bao diêm có in tên của hãng Toyota, địa chỉ, điện thoại. Đây là quảng cáo chăng, đúng vậy. Hay nói cách khác không phải quảng cáo mà còn hiệu nghiệm hơn quảng cáo.
Không ít người có thói quen hút thuốc trong lúc vui hoặc ngược lại trong lúc đầu óc có việc suy nghĩ, lúc đó nhìn thấy hộp diêm, ấn tượng thường là rất sâu sắc. Người thiết kế ra việc "quảng cáo trên bao diêm" nói: "Đừng xem thường hộp diêm nhỏ bé bởi tác dụng nó mang lại rất lớn. Một hộp diêm có 20 que, để 10 hộp diêm ở một nơi nào đó thì tên tuổi, địa chỉ, hình ảnh của công ty sẽ được xuất hiện 200 lần ở nơi đó. Nếu cho ra 100 hộp diêm thì số lần xuất hiện đó sẽ là 2000 lần. Cách này tiết kiệm hơn nhiều so với quảng cáo mà kết quả thu được sẽ khả quan hơn. Sử dụng những hộp diêm đặc biệt này, khách hàng sẽ có cảm giác được tôn trọng.

Trên thực tế rất nhiều khách hàng từ việc nhìn thấy số điện thoại công ty trên bao diêm mới nảy ra ý định gọi điện để nghe tư vấn và thăm dò, sau đó mới đi tới quyết định mua xe. Như vậy, thoạt nhìn thì không phải là đàm phán mà thực tế lại hiệu quả như đàm phán, không phải tiếp thị mà lại như tiếp thị, không phải là tiền mà thực ra đang kiếm một khoản tiền lớn.
Có những lúc tưởng chừng như "lùi" mà thực ra lại là cách để "tiến". Ví dụ, hãng Coca Cola sau khi đưa ra một cách pha chế Coca mới liền nhận được những cơn sóng phản đối của thị trường. Nhiều khách hàng lâu năm đã quen với hương vị của loại Coca cũ, bởi nó gắn liền với sự trưởng thành của một thế hệ người Mỹ, là một bộ phận của văn hóa tinh thần, tự hào nước Mỹ. Thế là mỗi ngày công ty nhận được vô số đơn kháng nghị, hơn 1500 cuộc điện thoại bày tỏ sự phản đối.
Hiệu quả của "bước lùi" xuất hiện thì cũng là lúc mở đầu cho bước "tiến". Hãng Coca Cola tuyên bố giữ lại cách pha chế và hương vị của Coca và lấy tên là "Coca cổ điển". Đột nhiên, lượng tiêu thụ của hãng tăng lên nhanh chóng, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước. Vậy là phương án pha chế mới đã trở thành biện pháp quảng cáo hữu hiệu cho việc tiêu thụ của hãng.

Chương 59

Học Nghệ Thuật Ăn Nói, Khuyên Nhủ
Hán Vũ Đế là vị vua làm được nhiều việc quan trọng nhất trong thời Tây Hán, và cũng là một trong số ít các hoàng đế kiệt xuất của lịch sử Trung Hoa. Hán Đế có một thú vui giống như Tần Thủy Hoàng, đó là thích tiếp xúc với bọn phương sĩ, hy vọng rằng bọn phương sĩ này sẽ tìm được loại thuốc trường sinh bất lão. Người ngoài nhìn vào ai cũng cho rằng đây là chuyện hoang đường. Nhưng Hán Đế luôn tràn trề hy vọng vào số phương sĩ trong tay sẽ tìm ra được loại thuốc trường sinh đó.
Đông Phương Sóc là một quan cận thần được Hán Đế tin yêu, ông làm chức Thị trung trong nội triều. Đông Phương Sóc là người có tài ăn nói, ông thường gửi gắm ý tứ của mình trong những câu chuyện hài hước hoặc ngụ ngôn, do đó rất được Hán Đế tán thưởng. Thấy Hán Đế mê hoặc bọn phương sĩ, ông cũng áy náy, lo lắng trong lòng. Một hôm, thấy Hán Đế tâm tính vui vẻ ông bèn nói: "Bọn phương sĩ có thể tìm ra phương thuốc trường sinh bất lão nhưng tất không thể bì kịp với cái có trong thế giới tự nhiên. Chỉ có điều trên thế gian này thì tìm đâu ra loại thuốc ấy, chỉ có cách lên thiên đàng thì mới có".
Hán Đế nghe vậy thích lắm hỏi: "Làm thế nào để lên được thiên đàng lấy thuốc". Đông Phương Sóc làm vẻ thật thà nói: "Chỉ có thần mới làm được việc này". Hán Đế tin ngay, cho tìm một vị phương sĩ đến đi cùng ông và hẹn 30 ngày phải lấy được thuốc.

Sau khi rời khỏi cung, Đông Phương Sóc không vội vàng lên trời ngay mà ngày ngày đến các nhà vương hầu uống rượu, vui chơi. Vị phương sĩ nọ thúc giục thì ông cười nói: "Việc của quỷ thần rất kỳ diệu, không thể nói ra được. Đến thời điểm đã định thần núi sẽ xuống đón ta". Thấy Đông Phương Sóc tự tin như vậy, vị phương sĩ kia không hỏi nhiều nữa mà yên tâm uống rượu tới lúc say khướt. Nhân lúc phương sĩ đang ngủ say, Đông Phương Sóc vờ vội vàng chạy tới đánh thức và nói: "Tôi gọi mãi mà ông không tỉnh, tôi vừa từ trên thiên đàng xuống, thuốc vẫn chưa lấy được". Vị phương sĩ nghe vậy vội báo lại cho Hán Đế, Hán Đế giận lắm đòi trị tội Đông Phương Sóc. ông này vừa khóc vừa nói "Không ngờ một công mà hai lần chết". Hán Đế nghe vậy ngạc nhiên liền vặn hỏi, Đông Phương Sóc đáp: "Sau khi thần lên thiên đàng, ngọc hoàng đại đế hỏi: "Quần áo dưới trần hình thành như thế nào?" Thần đáp: "Do côn trùng làm ra." Ngọc Đế lại hỏi "Côn trùng là gì." Thần đáp: "Nó mồm giống con ngựa, màu sắc giống con hổ." Ngọc hoàng nổi trận lôi đình cho là thần lừa dối ông ta, hạ lệnh cho người xuống trần kiểm tra, cuối cùng vỡ lẽ con côn trùng đó là con tằm mới tha cho thần. Lời thần nói đều là thật, nếu không tin, bệ hạ cho người lên đó hỏi".
Đến lúc này Hán Đế đã rõ, ý nghĩ lên thiên đàng tìm thuốc của mình hoang đường biết bao. Vốn là người thông minh nên Hán Đế bèn đáp: "Bọn phương sĩ quả chẳng ra gì, nhưng nhà ngươi cũng thật lắm trò quỷ. Ngươi muốn ta không tiếp xúc với bọn phương sĩ và không đi tìm thuốc trường sinh bất lão nữa đúng không?" Từ đó Hán Đế không còn tiếp xúc với bọn phương sĩ nữa.
Chiêu mà Đông Phương Sóc dùng là lấy lời hoang đường để trị lời hoang đường, đem ẩn ý khuyên răn lồng vào câu chuyện. Trong chế độ chuyên chế chủ nghĩa đó là một biện pháp hay của bề tôi khi muốn bày tỏ ý kiến với bề trên. Lấy độc trị độc, cuối cùng thì kẻ nhiễm độc tự mình cai được độc. Tuy nhiên để làm được điều này phải có phương pháp khéo léo khuyên nhủ đối phương, để đối phương tự nhận ra và mình thì không bị quở trách, quả là không dễ dàng gì. Thương chiến hiện nay, đặc biệt là thương nghiệp tiêu thụ hàng, phương pháp hay còn gọi là cơ mưu này nếu biết vận dụng tốt có thể giải quyết được nhiều vấn đề nan giải.
Một vị lão luyện trong ngành tiếp thị ở Mỹ cùng một chàng thanh niên học nghề đi tiếp thị máy đếm tiền. Vị lớn tuổi này mặt mũi phương phi, da dẻ hồng hào, nét mặt rất sinh động, linh hoạt, còn chàng thanh niên có vẻ bối rối, rụt rè.

Hai người đến một cửa hàng, ông chủ cửa hàng thấy ông tiếp thị đến thì muốn đóng cửa lại không tiếp nói: "Tôi không thích loại máy đếm tiền này". Ông tiếp thị không nói, đứng dựa vào quầy hàng mà cười rũ rượi như vừa nghe xong một câu chuyện hài hước vậy. Ông ta cứ ôm bụng mà cười, cười đến nỗi chảy cả nước mắt, nước mũi, sau đó ông mới từ từ chỉnh lại tư thế nói với chủ tiệm "Xin lỗi, tôi không tài nào nhịn cười được, bởi vì thái độ của ngài khiến tôi nhớ tới một ông chủ của một cửa hàng lớn. Lúc đầu ông ta cũng nói không thích loại máy này, vậy mà sau đó, ông biết không, ông ta đã trở thành khách hàng thân thiết của chúng tôi." Nói xong ông ta lập tức giới thiệu rành mạch các ưu điểm của sản phẩm và sự hợp lý của giá cả. Vị chủ cửa hàng nghe xong, vẫn biểu thị thái độ dửng dưng, vị tiếp thị lão luyện kia lại bắt đầu cười và kể một câu chuyện. Kể xong lại quảng cáo cho sản phẩm một cách say sưa không biết nhàm chán. Chàng thanh niên học việc đứng bên cạnh sốt ruột lắm nghĩ trong bụng "Thế nào hôm nay người ta cũng bảo là gặp hai thằng ngốc". Đúng lúc đó, điều kỳ lạ đã xảy ra, ông chủ kia từ chỗ dửng dưng đã đồng ý mua. Chàng thanh niên không dám tin ở tai mình, mãi đến khi thấy ông chủ bê chiếc máy đi vào trong mới dám tin là thật. Trong lúc đó vị tiếp thị lão luyện kia vẫn không ngừng giới thiệu phương pháp sử dụng và dịch vụ bảo hành sau khi mua hàng.
Nghề tiếp thị thường phải tiếp xúc với thái độ dửng dưng và sự từ chối của khách hàng. Nếu nản chí, không muốn giới thiệu sản phẩm nữa thì chắc chắn sẽ không bán được hàng. Cơ hội ở dưới chân, ở trên miệng bạn, có biết thuyết phục hay không, có nắm được nghệ thuật nói chuyện hay không, đó là điều sẽ mang lại kết quả khác nhau cho mỗi tiếp thị viên.

Chương 60

Thay Đổi Để Hợp Thời Là Điều Sáng Suốt
Hán Vũ Đế là một ông vua có nhiều công lao to lớn đối với lịch sử Trung Quốc. Tuy vậy, trong thời gian trị vì ông đã phát động một cuộc chiến tranh dài hơn 30 năm với các nước phiên và dân tộc thiểu số làm cho đời sống của nhân dân cơ cực, sự mất mát do chiến tranh mang lại cũng lớn. Do đó vào những năm cuối trong giai đoạn trị vì của ông xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, bản thân nội bộ giai cấp thống trị thì tranh giành quyền lực, hãm hại nhau, ví như vụ "vu cổ chi ngục". Tất cả những sự việc hỗn loạn đó buộc Hán Vũ Đế quyết tâm thực hiện cải cách "thay đàn đổi dây”.
Khởi nguyên của cái gọi là "vu cổ chi ngục” là do vào những năm cuối đời Hán Đế sức khỏe sa sút, bệnh tật, khốc sử Giang Sung tâu rằng sở dĩ vua hay đau yếu là do trong cung có "cổ khí" (khí độc). Vua bèn lệnh cho đi tìm. Giang Sung dẫn một toán binh đi lục soát, cuối cùng tìm thấy rất nhiều hình nhân chôn trong cung của Vệ hoàng hậu và thái tử Lưu Cứ. Giang Sung liền tâu rằng: "cổ khí từ đây mà ra".
Giang Sung từ xưa đã nổi tiếng là kẻ hay dùng mưu kế thâm hiểm để hãm hại quan thần, hoàng tộc. Y vốn là môn khách của Triệu Vương Lưu Bành Tổ, sau đó vì có công tìm ra chứng cớ loạn luân của con Lưu Bành Tổ là Lưu Bàn mà được Hán Đế để mắt đến. Sau này nhờ vậy mà tiến thân. Bản thân Giang Sung và Vệ hoàng hậu từ lâu đã có mâu thuẫn.
Thái tử Lưu Cứ bị vu cáo hãm hại, nhưng không thanh minh được, thế là bèn tìm cách bắt giam Giang Sung lại. Có kẻ đem sự việc đó tâu lên vua, lại còn nói rằng thái tử muốn làm phản. Hán Đế lệnh cho Thừa tướng Lưu Khuất Mao đi bắt thái tử. Thái tử Lưu Cứ đành chạy trốn, dọc đường gặp quân của Thừa tướng, hai bên đánh nhau ba ngày ba đêm, thái tử cho bọn vệ binh chặn đường để giữ chân Thừa tướng hai ngày còn mình thì trốn vào thành Trường An. Nghe tin này, Hán Đế nổi cơn thịnh nộ, bắt Vệ hoàng hậu tự vẫn, gia tộc nhà họ Vệ kẻ thì tự sát, kẻ thì bị bắt, thương tổn rất lớn. Thái tử Lưu Cứ thấy thế biết mình đã không còn đất sống bèn tự sát trên đường chạy trốn.

Một thời gian sau, có tin đồn rằng, anh trai của Lý phu nhân, người được Hán Đế rất mực sủng ái là tướng quân Lý Quảng Lợi, trên đường chinh phạt Hung Nô đã đầu hàng. Việc này khiến cho Hán Đế bắt đầu để ý đến thế lực của Lý phu nhân. Sau đó lại có kẻ tâu rằng Thừa tướng Lưu Khuất Mao, Giang Sung đều là người của Lý phu nhân và Lưu Khuất Mao đang âm mưu lập Xướng ấp Vương làm thái tử, lại nói thêm rằng vụ "vu cổ chi ngục” năm xưa hoàn toàn là do Giang Sung dựng lên để hãm hại Vệ hoàng hậu và thái tử Lưu Cứ. Hán Đế nghe vậy tỏ ý hối hận, nhưng việc đã qua rồi chẳng có cách gì cứu vãn.
Đang trong lúc đó đô úy Tang Hoành Dương dâng kế sách mở rộng thêm 5000 đồn điền ở biên thùy Tây Bắc để giải quyết vấn đề lương thực cho quân chinh phạt, mở rộng chiến tranh. Hán Vũ Đế nghĩ đến một loạt các biến cố vừa xảy ra, nghĩ đến những cuộc khởi nghĩa của nông dân, dân tình lưu lạc đói khổ triều chính rối ren, nếu mở rộng chiến tranh thì chỉ làm cho tình hình càng thêm đen tối. Thế là vua hạ lệnh không cho phép bàn đến việc chiến tranh chinh phạt. Trước mắt phải cho dân nghỉ ngơi, sản xuất. Quyết định này của Hán Đế có hơi muộn nhưng thể hiện quyết tâm sửa đổi đường lối sai lầm trước đây. Thừa nhận trách nhiệm, kịp thời sửa đổi đó chính là dũng khí lớn mà không phải hoàng đế nào cũng làm được.
Vũ Đế là người chứ không phải thần thánh, không thể tránh khỏi những sai sót. Vấn đề là phải nhận ra cái sai đó để kịp thời sửa chữa sao cho hậu quả giảm xuống mức thấp nhất. Đó cũng được coi là một cơ mưu trong đấu tranh chính trị. Trên thương trường ngày nay, cơ mưu này vẫn được sử dụng như một bí quyết của thành công.
Hãng xe hơi General của Mỹ là một trong những hãng xe lớn. Năm 1981, Smith nhận chức chủ tịch hội đồng quản trị công ty. Vừa nhận chức ông đã bày tỏ thái độ phê phán đối với những gì các bậc tiền bối đã làm. Mục đích của ông là biến công ty thành một điểm sáng hàng đầu về kỹ thuật khoa học trong thế kỷ 21. Để thực thi kế hoạch của mình ông cần thời gian 5 năm, tiêu một khoản tiền 80 tỉ đô la, ngoài ra ông còn huy động một số vốn lớn để đầu tư mua các công ty con, ví dụ công ty vệ tinh và điện tử quân dụng của hãng phi cơ, công xưởng người máy...
Những việc làm của Smith gây một ảnh hưởng lớn trong nước Mỹ, mọi người khen ngợi ông là anh hùng, vĩ nhân. Tháng 7 năm 1985 tổng thống Mỹ Reagan đến thăm công ty và nói rằng: "Tôi đến đây định khuyên anh nên dũng cảm, không ngờ anh còn dũng cảm hơn những gì tôi nghĩ".

Những việc làm của Smith có phù hợp với thực tế của công ty hay không. Tình hình thực tế là công ty không phát triển được. Ngược lại lợi nhuận lại có xu thế giảm xuống. Thị trường chủ yếu là xe hơi từ 47% giảm còn 33%, lợi nhuận 3 năm giảm 35%. Tại sao lại như vậy? Thực tế chứng minh tư tưởng của Smith quá xa rời thực tế. Công ty phi cơ mà ông mua lại vốn trước đây được hưởng ưu đãi của nhà nước trong kinh doanh. Thế nhưng ông dùng cái giá gấp năm lần vốn của công ty đó để mua lại. Ông cho xây dựng công xưởng người máy thì lại nảy sinh vấn đề phải có công nhân kỹ thuật phục vụ cho mỗi người máy làm việc, người nhân công này phải theo dõi và sửa chữa mọi biến cố cho người máy, nhưng Smith lại không có chính sách quan tâm với người lao động, ngược lại ông còn chủ trương cắt giảm nhân lực, hạ tiền lương để bù đắp cho việc nâng cao hiệu suất. Hơn 600 cán bộ quản lý cao cấp của công ty chỉ nhận được bình quân 50.000 đô la/năm.
Tất cả kế hoạch, biện pháp của Smith đều đem đến một hậu quả chẳng tốt đẹp gì. Trong hội đồng quản trị của công ty có nhiều người lên tiếng phản đối nhưng ông không tiếp thu, mà ngược lại còn cấm đoán mọi người phát ngôn, và qui định rằng ông cho phép ai người đó mới được phát biểu ý kiến. Sở dĩ ông làm được vậy là vì số cổ phiếu của công ty hơn một nửa nằm trong tay ông. Nhìn bề ngoài thì im lặng, nhưng bên trong thì ai cũng thấy rõ mối hiểm họa đang đến gần.
Thương trường như chiến trường, kế hoạch sản xuất kinh doanh xa rời thực tế của Smith khiến ông phải ăn trái đắng. Đứng trước hiện thực bức bách ông buộc phải nhìn lại những sai phạm của mình, buộc phải tiến hành hàng loạt các biện pháp sửa đổi, "thay đàn, đổi dây". Sau những năm 1988 nhờ kịp thời cải cách sửa đổi và dựa vào thế mạnh vốn có, công ty xe hơi General dần hồi phục lại và phát triển đi lên giữ vững danh hiệu một trong những công ty lớn nhất thế giới.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét