Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Đoán Án Kỳ Quan Tập 1-1

Trang 1 trong tổng số 32


Đoán Án Kỳ Quan

Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)

Lời Giới Thiệu

Dựa trên nhiều tài liệu xuất bản tại Trung Quốc, có tham khảo các trước tác của những tác giả văn học nổi tiếng dưới thời Minh, Thanh (Trung Quốc).
Đoán án kỳ quan là tên gọi chung một tập hợp những truyện phá án và xử án nổi tiếng nằm rải rác trong các sách cổ của Trung Quốc. nhất là ở hai triều đại Minh và Thanh. Về thể loại văn học, những truyện này được gọi là "tiểu thuyết công án".
Tiểu thuyết công án ở Trung Quốc có nguồn gốc rất xa xưa, bắt đầu từ những ghi chép ngắn trong sử, truyện về sử có từ thời Tiên Tần, Lưỡng Hán (206 - 220). Tới tiểu thuyết bút ký trước đời Đường và đời Đường (618 - 907), tác phẩm về đề tài công án đã chiếm một tỉ lệ khả quan, để rồi chín muồi hơn ở truyền kỳ đời Đường.
Sang đến đời Minh và đời Thanh. tiểu thuyết công án tăng trưởng rất mạnh về mặt số lượng. về chất lượng cũng được nâng cao rõ rệt. Tiểu thuyết công án không chỉ có trong các tập truyện ngắn nổi tiếng xưa nay như các tập Du thế minh ngôn, Cảnh thế thông ngôn, Tỉnh thế hằng ngôn (được gọi tắt là Tam ngôn), Phách án kinh kỳ, Nhị khắc phách án kinh kỳ (gọi tắt là Nhị phách). Tham hoán báo, Thập nhị lâu. v.v... mà còn có hẳn những tập truyện chuyên viết về đề tài công án như Bao Công án, Địch Công án. Long Đồ công án, v.v... Cho đến giữa đời Thanh, tiểu thuyết công án có thêm sắc thái mới, đó là hợp dòng với tiểu thuyết võ hiệp như các truyện dài ở Bành Công án, Tam hiệp ngũ nghĩa. v.v...
Sự phát triển của tiểu thuyết công án cho thấy thể loại này ngày một có địa vị đáng kể trong văn học Trung Quốc. Từ nhiều mặt của cuộc sống, tiểu thuyết công án đã phản ánh cuộc đấu tranh giằng co quyết liệt giữa cái ác và cái thiện, giữa tội ác và pháp luật, cho thấy tội ác dù tinh vi, xảo trá đến mức nào thì cuối cùng bị pháp luật trừng trị. Ở đó, đạo đức truyền thống của phương Đông như chính nghĩa, công bằng, nhân hậu, thật thà... luôn được đề cao, song vì là truyện cổ nên không tránh khỏi ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả báo ứng, một tư tưởng mà trong thời kỳ chính quyền bất lực trước tội ác, thường được người dân bị cái ác ức hiếp lấy làm chỗ bám víu, an ủi.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Khi đứng chung trong các tập truyện ngắn, tiểu thuyết công án thường bị chìm trong đề tài có tính chất bao trùm là phản ánh nhân tình thế thái, chỉ đến khi tách riêng chúng ra và tập hợp lại thành một bộ sách khác thì mới thấy loại truyện này viết ngày một lên tay, có cấu trúc hoàn chỉnh, nhiều tình tiết hấp dẫn được đan xen để dẫn tới nhiều khám phá bất ngờ thú vị. Trong truyện, trí xét đoán của con người dần dần được khẳng định và đề cao, dần dần đã thoát ra khỏi yếu tố nhờ quỷ thần, sức mạnh siêu nhiên giúp đỡ.
Tiểu thuyết công án Trung Quốc từ lâu đã được bạn đọc nước ta đón nhận. Ngay từ đầu thế kỷ XX, mười bộ truyện với tên gọi khác nhau về đề tài xử án của Bao Công đã được dịch sang tiếng Việt; đến nay, nếu còn những truyện khác về Bao Công chưa dịch mà được dịch tiếp thì có thể nói chắc vẫn được bạn đọc nhiều lứa tuổi ở nước ta hoan nghênh.
Dịch những truyện công án trong bộ sách này, chúng tôi muốn bạn đọc nước ta được thấy ngoài Bao Công án ra, tiểu thuyết công án Trung Quốc còn có nhiều truyện khác (chưa phải đã bao gồm hết) cũng ưu tú và hấp dẫn không kém. Chúng tôi bám sát lối văn tự sự của tác giả đương thời để bạn đọc nước ta còn có thể thấy lối miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết và sự kiện trong truyện cũng từ lâu đã ảnh hưởng đến lối viết của một số nhà văn đầu thế kỷ XX ở nước ta.
Tập truyện do hai người dịch nên văn phong, chữ dùng khác nhau là điều khó tránh, song chúng tôi không định thống nhất vì mỗi truyện là một câu chuyện riêng rẽ, bạn đọc có thể tùy ý thưởng thức. Tuy đã cố gắng hết mức, nhưng nếu còn sai sót, xin bạn đọc chỉ giáo.

Các tác giả.

Tập 1 - Chương 1 (A)

Kẻ Buôn Vải Minh Oan Cho Bạn
Tên Giết Người Vợ Khó Bao Che
Chỉ bởi hoa cười miệng mới cười.
Hoàng oanh thánh thót hót đôi hồi
Trên quầy sẵn rượu say vài chén
Thiên hạ núi sông thay dạo chơi.
Hãy mơ mắt ra nhìn thế cuộc.
Giãi tấm lòng ta đón sự đời.
Lắng nghe câu chuyên còn tươi rói.
Khuây khoa lòng buồn cũng phải nguôi.

Tôi làm bừa mấy câu thơ, không phải khuyên người ta sống phóng đãng, nghe chuyện cười để sống qua ngày, mà khuyên người ta mở rộng tấm lòng, đừng gian ác, xảo trá. Không nên lúc nào cũng tất bật, vội vã, ngay bữa ăn cũng nhấp nha nhấp nhổm, đêm nằm nghĩ ngợi không yên giấc. Sao lại căng thẳng đến như thế? Vì họ không tin "tất cả là do mệnh, chỉ một chút do người”. Cho nên, cả đời lầm lỡ, đến khi sắp từ giã cõi đời mới biết là sai. Tôi với bạn đều là những người mắt sáng tai lành, ấy cũng là do đời trước tu nhân tích đúc. Nếu biết sống yên phận, giữ mình nghe theo lời người tốt, thì nhất định không đến nỗi đói rét. Còn một số người mù lòa tàn tật, đáng thương, phần lớn là do may rủi.

Chuyện kể rằng, thời Gia Tĩnh, thành Nam Kinh, có một người mù, ban ngày xem bói, ban đêm lại đi đánh bạc. Đã ở tuổi trung niên nhưng Dương Liễu Tiên vẫn là người chưa vợ. Anh ta thường ân hận rằng, kiếp trước do mình không tu nhân tích đức nên kiếp này phải chịu nỗi mù lòa. Anh không dám mơ tưởng tới cuộc sống giàu có, mà chỉ cam lòng sống dựa vào người cậu. Một hôm vào buổi tối, mấy người bạn kéo anh đến nhà đãi rượu, chơi tới mãi tận nửa đêm mới về. Đi được nửa chừng, ba người bạn rẽ sang lối khác, còn Liễu Tiên lọc cọc chống gậy lần đường về nhà. Anh nghĩ, hôm nay ăn quá no, đêm mình phải đánh một giấc cho đã mắt. Đang men theo đường về nhà bỗng nhiên vấp phải vật gì làm anh suýt ngã. Liễu Tiên cúi xuống sờ, thì đó là một chiếc bao. Anh ngồi lên bao đợi một lúc lâu, song vẫn không thấy tiếng người đi tới. Liễu Tiên mang chiếc bao ấy về nhà. Thằng nhỏ ra mở cửa, trời tối quáng mắt, nó chẳng nhìn thấy Liễu Tiên cầm gì. Đặt chiếc bao lên giường, Liễu Tiên cũng cởi áo đi ngủ luôn. Đến canh năm Liễu Tiên trở dậy lấy chiếc áo xanh bọc lấy bao, dùng dây buộc lại, rồi vội vàng mang ra khỏi nhà. Liễu Tiên rờ rẫm đi đến chỗ cũ, đặt bao xuống. Lúc ấy trời vẫn chưa sáng. Liễu Tiên ngồi lên chiếc bao không rời nửa bước.
Lát sau trời sáng dần, người qua lại mỗi lúc một đông. Liễu Tiên nghe thấy có tiếng kêu than: "Hôm qua, lúc chập choạng tối, tôi cùng đứa con trai mười tuổi tới đây thì trời tối mịt tôi muốn đi tiểu tiện nên bảo nó ngồi lên bao, khi nào cha đi xong thì mang bao cho cha. Ai ngờ khi đi xong tôi bảo nó: Bụng đói rồi, hãy mau mau tới cửa hàng ăn cơm . Tôi đi trước, nó đứng lên theo sau. Trời tối mịt, vì sợ lạc, nên nó vội bám theo tôi. Thấy nói đến cơm, bụng lại đói nên nó quên khuấy mất bao. Tôi cũng lú lẫn chẳng nhắc nó một câu. Mãi đến khi tới cửa hàng ăn, mới biết nó để quên, thế là mất. Tôi đánh nó. Chủ nhà khuyên tôi: ‘Đường sá Nam Kinh người đi kẻ lại nườm nượp suốt ngày đêm, chẳng may mất rồi, đánh nó cũng chẳng tìm lại được. Hãy đợi đến sáng mai ra đường kêu, may ra có người nào nhặt được thì chia cho họ một nửa, hoặc nhờ trời gặp được người tốt thì chưa biết chừng họ sẽ trả lại hết cũng nên . Trong bao của tôi có mười bảy lạng bạc, ba tấm vừa lụa vừa vải và một gói đồ trang sức. Vì con gái sắp đi lấy chồng, tôi phải vào thành mua sắm cho nó. Đây là số tiền mới bán ruộng, nay mất sạch, lại cận ngày cưới, tôi biết làm sao bây giờ”. Rồi ông kêu khóc thảm thiết. Người đi đường, kẻ nói thế này, người nói thế khác cứ ầm ĩ cả lên. Dương Liễu Tiên ngồi trên chiếc bao nghe thấy hết, rồi khẽ nói với một người bên cạnh rằng:
- Anh bảo ông ta, hãy đến đây tôi đoán giúp. Tôi không lấy tiền đâu.
Người ấy vội chạy tới nói với Liễu Tiên rằng mình gặp nạn. Dương Liễu Tiên bảo mọi người lui ra, ghé vào tai người ấy nói mấy câu, rồi cầm chiếc bao đứng dậy. Người nhà quê kia theo ông về nhà. Liễu Tiên nói:
- Ông ạ, bao của ông ở trong này, vừa rồi tôi không tiện trả ông, sợ người ở đây nhìn thấy, nếu kẻ xấu hiếu sự, mở ra xem tất sẽ lấy cắp. Tuy tôi không cần trả ơn, nhưng những người ấy sẽ hạch sách, đòi trả công, rất phiền toái. Tôi có nhã ý bảo ông đến nhà trả lại, ông hãy để chiếc áo xanh lại cho tôi rồi mang bao về.
Người nhà quê ấy vội giở chiếc bao ra, thấy tất cả vẫn còn nguyên vẹn, cầm bao cười hể hả, nói:
- Quả là trời có mắt, nên tôi gặp được người tốt bụng, sau này biết lấy gì đền đáp.
Ông rối rít cảm ơn, rồi ra về.
Vẫn như mọi ngày, Liễu Tiên rửa mặt, khăn áo chỉnh tề, ra cửa hàng, ngồi trang nghiêm chờ khách tới xem bói. Liễu Tiên cần mẫn hành nghề, cuộc sống cũng tạm đủ. Một hôm có người ăn mày đến cửa hàng kêu với ông rằng:
- Ông ơi! Hãy nhón tay làm phúc, cho tôi đồng tiền bát gạo.
Liễu Tiên đưa cho người ăn mày ba đồng.
- Ông ơi! - Người ăn mày nói. - ông có biết, nếu thiên hạ có không thanh(1) thì chẳng còn ai mù nữa không?
- Làm gì mà có nhiều không thanh đến thế. - Liễu Tiên nói.
(1) Không thanh: tên khoáng vật, sản xuất tại hang núi ích Châu, nơi có mỏ đồng, giống quả dương mai mầu xanh, bên trong rỗng, chứa một loại dung dịch chữa mắt rất hiệu nghiệm.
- Đúng, đúng lắm! - Người ăn mày cười ha hả nói. - Ta nghe nói ông là người đức hạnh, hôm nay ta có ý định đến cứu ông hãy lại đây ta bảo.
Người ăn mày ghé sát vào tai Liễu Tiên nói mấy câu, rồi đưa cho ông một hạt không thanh và một bộ sách thuốc, nói:
- Tôi là Y Đầu Xù.

Rồi nhẹ nhàng cất bước ra đi.
Ngày hôm sau Liễu Tiên khăn áo chỉnh tề, hướng lên trời cao cầu khẩn, tra nước không thanh vào mắt. Như lột một lớp da, mắt tự nhiên bừng sáng. Liễu Tiên mù từ lúc lên ba, nay lại nhìn thấy, nói sao xiết, như một vị tiên, mang cuốn sách thuốc đi cứu giúp người đời...
Các bạn thân mến, trong thiên hạ, dù là người sáng hay mù, nếu làm ăn lương thiện thì pháp luật không bao giờ động đến. Song, có một tiên sinh mù thông minh, linh hoạt, có chí khí lại để tiếng xấu muôn đời, làm bia miệng thế gian, ai nghe thấy cũng phải rùng mình run sợ. Hắn ta người huyện Hải Ninh, phủ Hằng Châu, năm lên sáu tuổi bị đậu mùa, hai mắt mọc hai chiếc mụn, khi mụn khỏi thì hai mắt không còn nhìn thấy. Lúc nhỏ thường gọi là A Mỗ, sau học được nghề xem bói, rồi dọn đến thành Gia Hưng mở cửa hàng, đặt tên hiệu là Lý Tâm Sở. Tuy mù nhưng Lý Tâm Sở lại biết đánh bài mạt chược, cờ tướng. Khi chơi cờ, thường thì ai cũng phải chịu thua, nếu ai dám coi thường hắn, thì người đó quả là liều lĩnh. Lý Tâm Sở không những bắt người đó phải xin lỗi và bồi thường danh dự, mà còn đến tận nhà xé rách quần áo, cắn nát ngón tay. Về sau không ai dám chơi với hắn. Đến năm ba mươi tuổi, Lý Tâm Sở tích góp được hai ba chục lạng bạc, lấy một người góa chồng và nuôi thằng ở tên là A Long. Lý Tâm Sở là người xảo trá bạc ác, có vợ hắn như hổ mọc thêm cánh. Nhũng người láng giềng qua lại, hắn không cho phép bất cứ ai nói tới chữ "mù”, nếu ai đó lỡ mồm thì hắn chửi cho tàn tệ, đến những kẻ hàng tôm, cá cũng đành chịu thua. Vô phúc có ai cất gánh lên còn làu bàu chửi "lão mù độc ác" thì hắn đuổi theo đánh không tiếc tay. Những người qua đường thấy thế xúm lại khuyên can, nhưng khi thấy hắn xử sự như thế thì họ đều khinh bỉ bỏ đi. Cứ thế trong nhiều năm, sự độc ác của hắn không sao kể xiết. Đúng là, người không mù mà độc ác cũng có, song chưa thấy người nào mù mà độc ác như hắn.

Gã mù này đã gây ra cái chết oan khuất cho một người ở huyện Bình Hồ, tên là Ngụy Ngọc Phủ. Anh ta có vợ luôn ốm đau là Giang Thị và một đứa con trai lên bốn tuổi tên là Quan Thọ. Tuy là người buôn vải, song Ngọc Phủ cũng là kẻ chẳng ra gì. Một hôm mới canh năm anh ta đã trở dậy, đến phủ Gia Hưng kiện một người họ Trương là chủ hàng của anh ta để kiếm một món tiền. Hôm ấy cơm nước xong, trời vẫn còn tối, vừa bước ra cửa đã vấp ngã, nhưng anh ta không thấy đau, lồm cồm ngồi dậy, ra bến thuê thuyền đến huyện lị, trong lòng thắc thỏm lo sợ, không biết có lừa được người chủ này không. Tới huyện lị, anh ta mải miết đi. Từ xa có một tấm biển: "Lý Tâm Sở xem bói, biết được tiền vận, hậu vận", bên cạnh có đề hai dòng chữ nhỏ: "Lòng thành xem họa phúc, phải thực sự báo đền". Vừa tới cửa, anh ta sửa lại quần áo nhìn vào thấy:
Khói hương nghi ngút, nước thải tàn nhang.
Thần tượng oai nghiêm, dát vàng rục rỡ.
Mấy chiếc chõng tre, bút nghiên bày sẵn.
Giấy thơ mấy bút, đoán thật đúng thay.
Trên bài vị thờ Chu Văn, Khổng Tử.
Dưới bàn nước, ghi năm tháng ngày giờ.
Tiên sinh mù, ngồi trang nghiêm cung kính.
Tiếp đãi khách hàng, dáng bệ vệ oai nghiêm.

Cửa hàng Lý Tâm Sở, từ sáng sớm đã được quét dọn lau chùi sạch sẽ, chậu rửa tay đầy ắp nước trong. Trời thu mát mẻ, Tâm Sở mặc áo dài thâm mới cứng, đầu đội khăn vấn hình mỏ quạ. Hai mắt như hai con ốc nhồi lộn lên đảo xuống, vểnh tai nghe ngóng. Khách vào, hắn nịnh nọt một hồi, rồi mời khách xem bói. Nếu có người hỏi về bệnh tật, thì hắn bảo cúng bái các vì sao, lễ thổ thần, chiêng trống chập cheng, dặn dò thí chủ ầm ĩ một hồi. Ngẫm nghĩ trên trời dưới đất, tránh sao khỏi việc chẳng lành. Cổ nhân từng nói:
Dục vọng ở đời,
Khiến lòng rối loạn.
Người không có mắt,
Sáng sáng chiều chiều,
Tối đen như mực.
Mắt chẳng thấy gì.
Lòng nghĩ lung tung.
Ta chẳng lạ lùng.

Chỉ cần nghĩ một chút, ta thấy ngay Lý Tâm Sở là người không ngay thẳng, hắn nghĩ sao được điều đúng đắn. Xem bói xong lại đánh bạc, thì chẳng vị thần nào dám vào cửa nhà hắn.

Ngụy Ngọc Phủ bước vào, đứng như chôn chân trước cửa, đã vào thì không ra được, hắn nghĩ: "Nếu xem bói thì nên hỏi việc gì cho đúng với ý định của mình". Rồi anh ta mạnh dạn bước vào nói:
- Xin nhờ tiên sinh xem cho một quẻ.
Ngọc Phủ rút ra một lá sớ, rì rầm khấn: "Họ Ngụy lòng thành dâng nhang đăng, kêu cầu một việc đó là: Vốn ta rất căm tức gã chủ họ X. nên hôm nay lên huyện kiện lão. Lão là người trung hậu nhưng vô dụng. Sau này, quan đòi gã tới xử, ta sẽ được rất nhiều tiền của. Xin thần cho một quẻ". Ngụy Ngọc Phủ khấn xong rồi vái lạy, chuyển lá sớ cho Tâm Sở. Tâm Sở cầm lấy hỏi họ tên, khấn một hồi, lắc lắc ống thẻ rồi gieo quẻ ba lần, được quẻ Nội. Sau đó lại lắc, gieo một lần nữa mới xong đó chính là quẻ Trạch thủy khốn, rồi nói:
- Xin ông anh ngồi xuống để nghe tôi nói. Đây là quẻ Trạch thủy khốn. Có làm việc gì tốt không?
- Đòi chủ được nhiều tiền của, - Ngọc Phủ nói, - không biết có được không? Tiên sinh cứ nói thẳng.
- Quẻ này rất tốt. - Lý Tâm Sở nói. - Tên là quẻ Khốn, ngươi cầu tài không phải vất vả, ở nhà cũng có người đưa của đến. Vả lại hào thứ sáu động lung tung, ấy là điềm báo tiền của chảy vào nhà như nước. Hôm nay là ngày Trấn Huyền Vũ trông coi, giờ Thất Sát, Hoàng Phan canh giữ, lại có báo đuôi kéo thương, có rắn biết bay bày binh bố trận. Những loài đó sẽ đuổi hết tiền tài đến với ngài. Nhìn kĩ lại thấy sao Bắc Đẩu lấp đường, ngũ quỷ phá cầu, cóc nhái bò đầy đường. Những vị thần hung tợn nhỏ máu xin chúc mừng ngài tiền của đến như nước chảy.
Ngụy Ngọc Phủ là một kẻ tham tài lại ngu muội, sao biết được nghĩa lí trong Kinh Dịch. Nghe Lý Tâm Sở nói, Ngụy Ngọc Phủ cười tít mắt, tưởng mình đang ngồi trên đống của. Ngụy Ngọc Phủ rút ra một gói bạc, nhón lấy bảy tám đồng gói vào giấy đưa cho tiên sinh, gọi là chút thù lao, rồi cúi đầu đi ngay. Hắn ta nghĩ: "Nếu lần này thắng kiện, được bạc, ta sẽ tậu ruộng vườn, lợn, cừu và ba cô gái đẹp để nâng khăn sửa túi".
Nhận được gói bạc của Ngụy Ngọc Phủ, Lý Tâm Sở sờ sờ nắn nắn, hắn sung sướng vứt ngay giấy cho tiền vào mồm nếm, biết là bạc tốt, hắn gọi ngay A Long tới bảo:
- A Long, mày hãy đuổi theo người vừa xem bói, bảo hắn quay lại ngay, tiên sinh còn có điều muốn nói thêm.
A Long, người tai mắt của Tâm Sở, kẻ ra người vào nó đều để ý. Thường là khi gặp phải bạc xấu hoặc giả cần phải đổi, nó đều đuổi theo như thế. Ngụy Ngọc Phủ vừa đi khỏi quán được mấy bước thì A Long túm áo, nói:
- Xin ngài quay lại, tiên sinh còn điều gì quan trọng muốn nói với ngài.
Thấy thế Ngọc Phủ vui mừng quay lại ngay. Lý Tâm Sở đã bàn trước với vợ. Quả là:
Không thực thi kế sâu vạn trượng
Sao bắt được rồng ngậm ngọc châu.

Ngụy Ngọc Phủ theo A Long quay lại, vừa tới cửa, Tâm Sở bước ra nói:
- Ngài Ngụy quay lại rồi đấy ư? Quẻ của ngài có mười hai phần tài lộc, tiểu đệ xin chúc mừng. Lần này gia đình ngài giàu có phát tài gấp bội. Đây là cuộc đổi đời, chẳng khác nào thay đổi xương cốt, thịt da. Tiểu đệ học được cách xem tướng, vì khách đông nên không dám xem, chỉ xem bói mà thôi. Nay gặp ngài, thuộc tướng giàu có nên tôi quyết định xem cho ngài thật kĩ. Ngài yên tâm, tôi không lấy tiền đâu, sau này giàu có, lúc đó ngài đến tạ ơn tôi là được.
Ngụy Ngọc Phủ đầu óc ngu tối, mê muội, tưởng mình sẽ thành ông chủ giàu có thật, đưa tay cho Tâm Sở xem. Tâm Sở nói:
- Nơi này người xem bói thường lui tới đông. Tôi sẽ tiếp ngài tại phòng nhỏ phía sau, ở đó tôi sẽ xem cho ông tỉ mỉ kĩ càng hơn.
A Long đã mở sẵn cửa ngách. Tâm Sở mời Ngọc Phủ đi trước rồi thong thả bước theo sau. Cũng lúc đó vợ hắn bảo A Long đóng cổng, hạ biển, chỉ để Ngụy Ngọc Phủ và Lý Tâm Sở ở phòng trong. Lão mù đứng, Ngọc Phủ ngồi, hai người quay mặt vào nhau. Tâm Sở nói:
- Phải sờ thì mới biết được.
Lý Tâm Sở vòng ra sau, sờ vào sống lưng, bên hông, thấy chiếc túi cồm cộm bên trong. Lý Tâm Sở lại sờ lên đầu và mặt, vừa sờ vừa nói, tốt, tốt lắm, rồi lại bảo Ngọc Phủ ngẩng đầu lên. Ngọc Phủ ngẩng đầu. Lý Tâm Sở sờ vào yết hầu, ngủi ngửi. Mùi hôi từ người Ngọc Phủ thộc vào mũi gã. Gã mù đột ngột cúi đầu ngoạm chặt lấy yết hầu Ngọc Phủ. Lão Ngụy đau quá không sao chịu nổi, giằng ra, vợ gã mù lẻn vào trói tay Ngụy Ngọc Phủ. Gã mù cắn vào yết hầu quá mạnh, ngập cả hàm răng như cắn vào đu đủ, đứt một miếng to bằng quả đào, nhổ toẹt xuống đất như một chiếc tổ ong đẫm máu. Ngọc Phủ ngất xỉu ngã vật xuống, cổ hầu máu tuôn ra như suối. Chân tay run lẩy bẩy không kêu lên được nữa. Chưa đầy nửa giờ, Ngọc Phủ không giãy giụa được nữa rồi chết hẳn. Đúng là:
Kiếp trước từng gây nên oan nghiệp.
Kiếp này lại gặp kẻ gian manh.

Ngụy Ngọc Phủ chết, hai vợ chồng gã mù vội vã bảo A Long đóng cổng thật chặt, lột quần áo, lấy hết của cải. Tâm Sở loạng quạng cầm cuốc, đào vội chiếc hố, chỗ đất trống sau nhà. A Long và Trâu Thị cũng cùng hắn ra sức đào, được hơn hai giờ thì hố sâu khoảng ba thước, chúng hất Ngọc Phủ xuống hố rồi lấp đất. Ba đứa vẫn cười nói như thường, không chút sợ hãi, hình như từ lâu chúng đã quen với ngón nghề này. Gã mù sờ vào gói bạc, mỉm cười, còn vợ hắn dọn sạch những vết máu trên đất. Suốt ngày hôm đó chúng không mở cửa hàng, đến tối ba đứa ăn uống phè phỡn, rồi cười ha hả với nhau. Hôm sau Lý Tâm Sở lại mở cửa hàng như thường lệ. Ngày thứ ba chúng không mở cửa hàng, lại mua thịt cá về ăn uống. Cứ như thế đến nửa tháng, không ai hay biết.
Thương thay, vợ Ngọc Phủ, là sản phụ, lại mắc bệnh bại liệt chỉ ăn mà không làm được việc gì. Con trai mới lên bốn tuổi, còn thơ dại. Mẹ con ở nhà mong ngóng, nghĩ: "Đã bỏ đi đâu lâu ngày như thế, không thiết đến nhà cửa, chắc rằng không về nữa". Chỉ có một người gọi là Lão Tô, đã hơn bảy mươi tuổi, hằng ngày đến bế đứa trẻ đi lang thang khắp nơi, hỏi han tin tức Nhà vốn thu mua vải vụn, ngày ngày có người mang đến bán, song những người đó đều không hay biết gì về Ngọc Phủ. Vợ Ngọc Phủ mòn mỏi ngóng đợi tin chồng, cảnh ngộ thật là thê lương.
Ai ngờ đâu đống xương Vô Định,
Vẫn còn trong mộng gái phòng khuê.

Các bạn thử nghĩ xem, sự việc độc ác ấy bao giờ mới đưa ra ánh sáng, nỗi oan ấy bao giờ mới được báo thù. Cổ nhân có câu:
Chủ định trồng hoa, hoa không mọc
Chẳng màng cắm liễu, liễu xanh tươi.

May mà trước đây Ngụy Ngọc Phủ kết nghĩa anh em với Phó Tứ Quan, anh cũng là người thu mua vải vụn, vì tuổi ít hơn nên làm em. Một hôm anh mang bốn năm mươi tấm vải đến thành Gia Hưng bán. Đi khắp thành mà chỉ bán được sáu bảy tấm. Vừa tất tả đi qua cửa hàng Lý Tâm Sở thì thấy một người đàn bà xinh đẹp, đậm đà, ăn mặc gọn gàng, gọi mua vải. Phó Tứ Quan đưa vải tới, người đàn bà xem xong mua năm tấm. Phó Tứ Quan đòi lạng rưỡi bạc. Người ấy trả một lạng hai nhăm. Phó Tứ Quan nói:
- Cứ cân bạc xem đã, nếu là bạc hoa thì thiếu chút ít cũng được.
Người đàn bà quay vào cân bạc, rồi đưa ra, nói:
- Đây toàn là bạc hoa.
Phó Tứ Quan vốn là người thông minh, xem bạc xong, anh ta chột dạ: “Kỳ lạ thật, tại sao số bạc này lại ở đây?", rồi đòi trả thêm mới bán. Khi ra khỏi cửa, anh nhìn đi nhìn lại tấm biển, suốt dọc đường cứ nghĩ miên man: "Số bạc hoa này là tiền vải của lão Ngảnh họ Chu trả cho Ngụy Ngọc Phủ. Nửa tháng trước đây chính tay anh cân, nặng chín hoa bảy li rưỡi. Xem đi xem lại, rồi cân thử, thì thấy không sai một li. Sao số bạc ấy lại ở cửa hàng gã xem bói này?". Câu hỏi ấy cứ bám riết lấy anh: "Nếu như không chi dùng ở đây, thì vì sao người đàn bà này lại có số bạc đó". Mấy người này Ngọc Phủ cũng không hề quen biết, đi đã hơn nửa tháng nay vẫn chưa về, mọi người đều mong mỏi. Hôm kia ta đến nhà trọ hỏi, Ngọc Phủ không hề tới đây. Thăm dò trong dinh quan huyện cũng không thấy ngọc Phủ đệ đơn kiện. Quả là trong đó có duyên cớ gì đây! Anh đặt bao vải xuống, lấy bạc ra xem đi xem lại, rồi cân thử một lần nữa, đưa quả cân tới chỗ chín hoa bảy li rưỡi, cán cân ngang bằng như mặt nước. Điều ấy khiến Phó Từ Quan càng thêm nghi ngờ.

Mấy hôm sau bán hết vải, trở về Bình Hồ, Phó Tứ Quan tới ngay nhà Ngụy Ngọc Phủ. Thấy vợ Ngụy Ngọc Phủ khóc than thảm thiết, còn đứa con trai cũng rầu rĩ. Anh nói:
- Đã lâu rồi mà anh Ngụy Ngọc Phủ vẫn chưa về. Tôi đã đến huyện hỏi dò, không thấy anh đưa đơn kiện, lại đến nhà trọ người ta bảo anh ấy không tới đây. Anh cũng không nói là đi đâu xa, chắc là anh đã mang số bạc mua vải của lão Ngảnh họ Chu đến xem bói ở phủ lị. Tôi đã bán vải cho nhà ấy, chính tay tôi cân bạc. Số bạc đó y như bạc lão Ngảnh trả, không sai một li. Tôi thấy rất đáng nghi, nên không dùng số bạc đó mua hàng. Nếu không dò hỏi được tung tích của anh, tôi sẽ đem số bạc này đến huyện cáo giác. Quan huyện sẽ phải hỏi lão thầy bói, thì chắc chắn sẽ biết được. Chừng nào anh ấy chưa về thì vẫn phải tiếp tục điều tra, nhất định sẽ tìm thấy!
Vợ Ngọc Phủ đau đớn, nghẹn ngào nói:
- Chú nói có lí. Tôi ngày đêm lo lắng, nhưng cũng chẳng biết làm gì, con thì còn nhỏ, tôi lại đau ốm, không ai lên huyện lo việc, tôi biết làm thế nào đây?
Phó Tứ Quan nói:
- Tôi đi làm chứng, còn chị hãy bảo lão Tô bế cháu Thọ đem số bạc đệ lên huyện cáo giác, việc này phải làm cho ra nhẽ.
- Không có người làm đơn kiện thì làm sao đây? - Vợ Ngụy Ngọc Phủ nói.
- Tôi sẽ đi mua giấy, - Phó Tứ Quan nói. - Cứ viết thẳng ra là được.
Phó Tứ Quan vội vàng đi mua giấy về, viết:
"Người làm đơn này là Ngụy Quan Thọ. Thưa về việc tìm cha. Cha tôi vào thành buôn bán đã hai mươi ngày rồi mà không thấy về. Tôi biết cha tôi đã mang bạc tới xem bói nhà Lý Tâm Sở. Vì cha tôi có người chú kết nghĩa anh em tên là Phó Tứ Quan đã bán vải cho nhà ông ta, và phát hiện ra số bạc người ta mua vải là của cha tôi. Nay đem số bạc trình lên ngài, khẩn thiết xin ngài điều tra tận gốc số bạc ấy từ đâu ra, lúc đó sẽ biết được cha tôi ở đâu. Mẹ con tôi vô cùng cực khổ. Xin dâng đơn lên ngài".
Phó Tứ Quan đưa lá đơn không hợp quy cách, chỗ thì viết chân phương, chỗ thì viết ngoáy, cho vợ Ngụy Ngọc Phủ, rồi nói:
- Sáng sớm mai, chị bảo lão Tô bế Quan Thọ, cùng đi cáo giác, còn số bạc này hãy để ở nhà chị.
Sáng sớm hôm sau, Phó Tứ Quan đến, cùng lão Tô cõng Quan Thọ, mang số bạc tới huyện Bình Hồ. Quan huyện Thẩm Dao Chương là quan thanh liêm chính trực. Ông khoảng ba mươi tuổi, người phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông. Cha ông là một ông đồ, tuổi cao mới sinh được mình ông. Ngay từ khi còn nhỏ, Thẩm Dao Chương sống trong cảnh khổ cục, nghèo túng, nếm đủ mùi cay đắng, nên khi được làm quan ông luôn theo lời răn dạy của cha, làm tốt mọi công việc, xét xử công bằng, thưởng phạt nghiêm minh. Chính vì thế mà bọn nha lại rất sợ, không dám làm bậy, còn nhân dân coi ông như một vị Thành Hoàng. Hôm ấy, công đường vừa mở, Phó Tứ Quan, lão Tô bế Quan Thọ theo đám đông vào cáo giác. Vị Thành Hoàng nhận tất cả đơn từ xem xét tỉ mỉ từng lá một, và phê những ý kiến vào đó. Xem đến lá đơn của Ngụy Quan Thọ, ông gật gật đầu cười rồi phê vào hai chữ "truy nã". Đến trưa thì ông xem xong tám mươi lá đơn, trong đó có đơn của Ngụy Quan Thọ. Hôm ấy chỉ có ba lá đơn tố giác, ông lần lượt gọi vào xét hỏi. Đến Ngụy Quan Thọ, thấy lão Tô bế Quan Thọ vào, miệng chỉ nói "bác bác", dáng vẻ sợ hãi đáng thương. Sau đó ông gọi Phó Tứ Quan lại hỏi:
- Số bạc này ngươi lấy ở đâu ra?
Phó Tứ Quan khai rõ ràng, từ đầu tới cuối. Hỏi xong lần sơ thẩm về ba vụ án, ông kết thúc phiên tòa.
Thẩm Công trở về tư dinh hỏi người hầu rằng:
- Ta cần sai một người giáp thủ(1) thật thà chất phác, làm tốt công việc này, ngươi có thể cử giúp ta được không?

(l) Giáp thủ: người đứng đầu năm binh sĩ.
Người hầu không dám làm bậy, nghĩ ngay tới Tào Thăng, là người thật thà chất phác, không bao giờ dám nhận tiền đút lót để ăn uống rượu chè, rồi nói với Thẩm Công:
- Chỉ Tào Thăng mới làm được việc này.
Thẩm Công viết một tờ trát, sai Tào Thăng mang đi và dặn rằng:
- Ngươi hãy đi, nói với Lý Tâm Sở, người hành nghề thầy bói trong huyện, rằng chiều mai ta có việc phải hỏi ông ta, không được nói một câu nào khác, không được đòi ăn uống, nếu hắn tới ta sẽ thưởng cho bữa rượu.
Tào Thăng lĩnh trát, cúi chào rồi đi ngay.
Vào khoảng canh năm, Tào Thăng tới phủ lị, hỏi đến nhà Lý Tâm Sở, ôn tồn lễ phép đưa trát cho ông ta. Lý Tâm Sở rờ rờ tờ trát, chẳng chút kinh sợ, nói:
- Gọi ta về việc gì thế?
- Tôi không biết, - Tào Thăng nói. - Chưa biết chừng muốn nhờ ông tới xem bói cũng nên. Phải lập tức đi ngay, tiên sinh không nên chần chừ.
- Thưa ông, - Tâm Sở nói, - ông có biết trong huyện đường của ngài có ai sao không?
- Tôi cũng không biết nữa, - Tào Thăng nói. - Tiên sinh cứ đi hỏi ngài sẽ biết.
- Ông hãy ngồi nán lại, - Lý Tâm Sở nói. - Uống một chén rượu đã.
- Tôi không dám uống rượu, lấy tiền của ông. - Tào Thăng nói. - Không còn thời gian nữa, xin ông lên đường ngay.
Tâm Sở đành vào nhà trong, ăn vội bát cơm, giắt theo mấy lạng bạc. Sợ lên huyện Bình Hồ phải xem bói, nên ông ta mang theo cả ống thẻ. Ra tới cửa ông ta còn quay lại nói với vợ:
- Tôi đi rồi sẽ về ngay thôi.
Hai người ra khỏi cửa, ra bến sông gọi thuyền tới huyện Bình Hồ.
Tào Thăng dẫn Tâm Sở đến tư dinh hầu quan. Trời sắp tối thấy trong tư dinh đèn nến sáng choang. Thẩm Công đang ngồi trên ghế công đường, hỏi:
- Tào Thăng, hãy dẫn hắn vào.
Tào Thăng dẫn lão mù vào. Thẩm Công lấy từ trong tay áo ra một gói giấy, rồi nói:
- Tào Thăng, ngươi làm việc công thận trọng, ta thưởng cho năm đồng mua rượu.
Tào Thăng cúi đầu cảm ơn, rồi ra ngoài đang đợi. Lão mù quỳ trước bàn. Thẩm Công hỏi:
- Lý Tâm Sở, ngươi là một tên mù, làm được việc tốt! Chỉ thương thằng bé nhỏ dại ấy.
Nói xong ông giận dữ đập bàn. Gã mù kinh sợ nói:
- Thưa ngài, không liên can gì đến con, thằng nhỏ ấy vốn là một thằng trộm cắp, việc đã xảy ra ra lâu rồi, ngài hỏi con làm gì?
- Hãy khai lại từ đầu, một thằng bé khờ dại như thế thì trộm cắp sao được?
- Thưa ngài, - lão mù nói, - nó lấy trộm đồ trang sức bằng bạc, quần áo và các đồ đồng của nhà chủ, nó vốn không phải là người tốt, nên lần này con phải đuổi nó đi.
- Ngươi đuổi nó đi từ bao giờ?
Tháng tư năm ngoái, - lão mù nói, - thằng nhỏ ấy lấy trộm rất nhiều đồ vật gửi ở nhà con, rồi sau đó đến lấy đi. Vợ con trách mắng nó, lừa nó vào cửa, đánh nó một trận ngã dụi xuống, rồi dùng dây thắt cổ cho đến chết. Quả thực mắt con mù, việc làm ấy đều do vợ con gây ra.
- Thế là mất một mạng người, - Thẩm Công nói. - Thằng nhỏ ấy là con ai? Tên gì?
- Thằng nhỏ ấy tên là Ô Tam, - gã mù nói. - Con ông gù Từ Lang Trung.
- Xác chết hiện ở đâu? - Thẩm Công hỏi.
- Ở sân sau, - gã mù nói.
- Hãy kẹp nó cho ta, - Thẩm Công nói.

Những người xung quanh lập tức kẹp ngay cái ấy của tên vô lại rồi hỏi tỉ mỉ. Gã tù nhân mù độc ác như hổ, chuyên hãm hại người tại nhà, đâu có biết phép vua như lò lửa, và sự ghê gớm của cửa quan, nên đến nay mới ra nông nỗi này, quả đúng là:
Phạm pháp mất hết quyền
Vận đen thi nhau đến.
Tên mù Lý Tâm Sở bị kẹp, hồn bay phách lạc, trời đất tối sầm lại. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ chưa từng nếm mùi vị này, ngất đi lại tỉnh. Thẩm Công không giận dữ, không nóng vội, ông thong thả hỏi:
- Số bạc của người khách họ Ngụy, người dùng cũng khá đấy, đến nay thì nó đang ở chỗ ta, hãy trả lại người ấy cho ta!
- Thưa ngài, thưa ngài! - Gã tù nhân mù nói,-xác của người khách họ Ngụy cũng chôn tại chỗ Ô Tam.
- Người tham của giết người, - Thẩm Công lại hỏi, - phải khai rõ từ đầu đến cuối, ta sẽ tha chết cho người.
- Ngày mười chín tháng tám, - tên mù nói, - ông ấy đến xem bói, và trả công rất hậu. Con bèn bàn với vợ, vợ con nói: "Không thể buông tha được, vì ông ấy là người buôn bán giàu có. Phải gọi ông ấy lại giết đi, lấy bạc". Con quả thực đáng tội chết. Con không biết giết người. Vợ con không biết dùng dao, giả vờ xem tướng, rồi nhè chỗ yết hầu cắn, làm ông ấy không kêu được. Con nói với vợ con, nếu làm không được con sẽ đến giúp và còn nói, nếu cổ cắn không chặt, tôi sẽ đánh nhừ đòn. Người xưa nói "mèo mù vồ gà, chết cũng không buông", con dặn đi dặn lại vợ con mới dám ra tay. Chỉ lấy được tám chín lạng bạc, một bộ quần áo. Cầu mong ngài ra ân trời bể, tha cho chiếc thân tàn tật này, chỉ bắt vợ con và thằng A Long đền mạng.
- Ngươi là một tên độc ác, mất hết tính người. - Thẩm Công nói.
Sau đó ông gọi tay chân đánh cho bốn mươi tay thước. Gã mù quằn quại đau đớn, khóc không thành tiếng. Thẩm Công gọi người tống hắn vào ngục, rồi ông viết trát, sai Tào Thăng ngày mai tới bắt Trâu Thị và A Long về xét xử, định tội. Tào Thăng nhận lệnh, Thẩm Công rời khỏi công đường.
Ngày hôm sau, Tào Thăng dậy từ canh năm tới nhà lão mù, hỏi:
- Có người trong nhà không?
- Ông Tào đấy à, - người đàn bà cười hi hí nói, - ông nhà tôi bao giờ về?
- Chưa được về! - Tào Thăng nói. - Ngài quan huyện cho gọi ngươi và A Long tới huyện.
- Tiên sinh biết xem bói thì quan mới gọi. Còn chúng tôi biết gì đâu mà quan gọi. - Người đàn bà nói.
- Hãy chuẩn bị lên huyện ngay.
- Thật sao? - Người đàn bà nói.
- Không thật thì đùa à? - Tào Thăng nói. - A Long đâu, phải đi cả hai người.
Người đàn bà vẫn cứ đứng đó. Tào Thăng lại nói:
- Ngài quan huyện gọi cả hai người. Chồng ngươi có việc cần bàn, không có thời gian về, đang mong mỏi các ngươi. Không được trì hoãn, nếu chậm sẽ liên lụy đến ta.
Người đàn bà nghe thấy nói có việc cần kíp, lúc ấy mới sắp cơm cho Tào Thăng ăn. Còn mình và A Long cũng ăn vội mấy bát, rồi chải đầu rửa mặt, mặc áo, mang theo bạc và tiền đồng. Nói khó với hai nhà bên:
- Nhờ ông bà trông nhà giúp, nếu ông ngoại tôi có đến thì nói giúp rằng, chúng tôi lên huyện Bình Hồ.
Sau đó khóa cửa, mặc chiếc áo xanh lên đường. Một người đàn ông lớn tuổi thốt lên:
Khuôn mặt xinh tươi
Mắt sáng long lanh
Tai to mũi nhọn
Lưỡng quyền nhô cao
Mi mắt cũng cao.

Người đàn bà này nói năng hoạt bát, vừa đi vừa nói luôn mồm. Tào Thăng chẳng nói chẳng rằng, đi một mạch đến Bình Hồ. Tới huyện đường, Tào Thăng vào thưa với Thẩm Công rằng:
- Vợ Lý Tâm Sở và A Long đã tới.
Thẩm Công ra lệnh tống giam, ngày mai xét hỏi.
Gã mù giam tại phòng giam nam, còn vợ giam tại phòng giam nữ, chúng không hề biết gì về nhau. Trong ngục, người đàn bà nghĩ, không biết đã xảy ra chuyện gì. Không có kẻ thù, lại chẳng thấy ai nói gì cả. Chưa biết chừng do bói sai mà nên cơ sự này. Hay là chồng mình bị liên lụy, hoặc do cậu mình mà xảy ra việc này. Trong nhà có hai việc, song chẳng ai nói ra. Suốt đêm lo lắng, trằn trọc, nước mắt rơi lã chã. Đó chẳng phải là:
Nhà tù lạnh lẽo, ma quỷ hiện,
Mơ thấy đường về thăm thẳm xa.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét