Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Dạ Đàm Tùy Lục(Hậu Liêu Trai) 8

Trang 8 trong tổng số 13

Chu Tiên

Dịch Giả : Phạm Xuân Hy
Nguyên Tác: Tòng ẩn Mạn Lục
Tác giả: Vương Thao

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Chu Thư, tự Ðan Bá, cũng còn gọi là Xích Văn, người Ngô huyện, đã từ lâu cư ngụ ở ngoại ô thành Tô Châu. Tuy không quan tước, nhưng Chu giầu có ngang với bậc phong Hầu. Trong nhà, đình viện, ao hồ thắng cảnh rất là đẹp đẽ
Chu rất ham mê cái thuật nuốt đao nhả lửa của đạo gia, thường đóng cửa tạ tuyệt nhân thế, ở trong nhà luyện tập nội đan.
Lúc mẹ chàng mang thai, từng mộng nuốt phải chữ triện mầu đỏ. Ðến khi sinh hạ ra Chu thì có chim hạc đến múa ở giữa sân, và trên không thoang thoảng nghe có tiếng ca nhạc chuông trống ẩn hiện, một lúc thật lâu mới dứt. Mọi người đều cho rằng sau này Chu sẽ nên một bậc phỉ phàm.
Lớn lên, Chu đọc Trang Tử, Liệt Tử cùng các sách của bách gia, đều như là đã từng đọc qua từ trước. Chu còn đọc cả các sách thuốc, để trị bịnh cho người . Không có người bệnh nào đến tay chàng mà không khỏi bệnh.
Chàng lại chưa từng nhận một đồng thù lao nào của ai.
Tuy thế, nếu chẳng phải là người tử tế lương thiện, thì Chu quyết không chữa.
Chàng thường lập chí lên núi La Phù Sơn, ra biển tìm Bồng Lai đảo để tầm tiên tu đạo .
Bấy giờ lại gặp lúc giặc cờ đỏ nổi lên tạo phản. Cả dùng Giang , Triết đại loạn , thành Tô Châu lâm nguy trong sớm tối .
Chu thường nói với mọi người:
- Ðại họa sắp giáng lên đầu trăm họ, sức người không sao vãn hồi được , hãy mau mau tìm nơi đào tẩu thôi.

Rồi chàng kiếm một chiếc thuyền lớn để chở gia đình chạy đến vùng quê của tỉnh Tô Châu. Những bà con họ hàng chạy theo chàng đông như phiên chợ. Cũng may, nhờ chiếc thuyền khá rộng.
Ở thôn quê, ao hồ thủy đạo rất nhiều, nên lúc đầu, Chu tính dựa vào đấy để làm trường thành phòng ngự chống cự với giặc. Bấy giờ, ở phía Nam có bọn thủy khấu Sào Hồ Thuyền, phía Bắc là bọn thương thuyền, ẩn nấp trong đám lau thưa cỏ rậm, thường dựa vào sóng nước, cướp của giết người giữa ban ngày.
Chu ngồi thuyền đi quan sát khu vực quanh chỗ chàng đình thuyền, trở về bảo với mọi người:
- Ðây không phải địa điểm tốt, bởi vì, nếu giặc dùng hỏa công thì chúng ta chết cả lũ.
Rồi chàng đưa thuyền đến Chu Trang trấn, đậu ở bến Bạch Ðãng. Thuyền của chàng thuộc loại thuyền lớn. Ðà công , đà thủ đều là những tay có bản lãnh thành thạo đường thủy. Trên thuyền lại có trang bị thương pháo chống hải tặc , bắn được mục tiêu ở xa, bách phát bách trúng Chu thường dựa vào binh pháp, dặn dò người trên thuyền , hễ thấy địch tới thì phải tấn công trước ngay lập tức , đó là một cách tự vệ hữu hiệu.
Lúc đó Tô Châu bị giặc tóc dài, tức giặc Thái Bình thường chiếm cứ, hương thôn khắp vùng này bị gót giặc chà đạp, giày xéo cướp bóc, duy có Chu Trang trấn là giặc không dám dễ dàng tấn công. Tên thủ lãnh của bọn thủy khấu Sào Hồ, dựa thế bọn giặc tóc dài, thỉnh thoảng lại có ý muốn đánh chiếm Chu Trang trấn, thường diễu võ dương oai, nhưng cuối cùng không dám thực hành, vì sợ oai của Chu.
Chu lại có dị thuật làm sương mù dày ba dặm, khiến cho giặc đứng đối diện mà không thấy người. Trước đó, khi chàng mới chạy khỏi khu vực giặc chiếm lãnh, đi trên một chiếc thuyền nhỏ, bị giặc truy cản rất gấp, đồng hành cùng với chàng, còn có hai chiếc thuyền nhà quen chở đầy tài vật châu báu, chính là mục tiêu săn đuổi của giặc. Trên thuyền đàn bà con gái kinh hoảng sợ hãi, có người e bị giặc hãm hiếp làm nhục, định nhảy xuống sông tự tận, nhưng nhờ Chu lớn tiếng ngăn lại, rồi chàng trấn tĩnh, ngồi xõa tóc dùng thuật "thốn thổ" , há miệng hà hơi cho khí bay mù trời, và dùng quạt lông phe phẩy. Lát sau, không thấy thuyền giặc đâu nữa. Nhờ vậy, mọi người thoát được đại nạn, ai cũng cho chàng là bậc thần tiên.
Bọn giặc tóc dài nhờ tuyên truyền, dụ dỗ được một số dân chúng hiền lành chất phát, ngay cả viên giám sát của Chu Trang trấn cũng bị giặc mê hoặc. Vì thế, ở trong trấn, bọn giặc tóc dài lẫn lộn với dân chúng. Giặc còn âm mưu với bọn thủy khấu Sào Hồ hợp sức để tấn công đội thuyền của Chu.
Chu mấy đêm liền dùng kim tiền để hỏi quẻ , đều chỉ được quẻ trả lời: "Tam thập lục kế , tẩu vi thượng sánh, bằng không sẽ bị giặc vây hãm và tiêu diệt " . Vì thế, chàng biết được rằng không thể cùng giặc chống giữ được nữa, bèn ra lệnh cho phất phát lên không làm cho thuyền giặc hoang mang giữa đám sương mù dày đặc mênh mông, phải bỏ trốn đi hết . Chu thừa thế thổi tù và ra lệnh đuổi theo , trận đó dù không tiêu diệt được giặc, nhưng cũng làm cho giặc giảm bớt nhuệ khí.
Tuy thế, chàng nhận thấy Chu Trang trấn không còn là nơi có thể ở lại được nữa , bèn dẫn hơn mười chiếc thuyền chạy đến Thượng Hải.
Trên đường đi, Chu cho đoàn thuyền ngừng lại tạm nghỉ ở bến Mão Hồ một đêm.
Ðêm ấy , chàng mộng thấy đi đến một lòa tiểu sơn. Giữa lưng chừng nhà cửa san sát xòe ra hai bên như hai cánh chim , nóc đỉnh màu đỏ lợp ngói màu ngọc xanh, chẳng khác gì chỗ ở của các bậc đế vương. Bên ngoài cửa, có khoảng một trăm quân sĩ cao lớn, trang phục oai nghiêm, tay cầm kích, yên dắt đao, đứng canh gác.
Một người trong bọn ra đón Chu vào trong cửa.
Chàng thấy ở hai bên thềm điện là những người ăn mặc theo lối đại quan , đầu đội mũ cao, đeo hốt rộng, thái độ và nghi biểu có vẻ nghiêm trang trầm lặng. Họ thấy Chu tới không ai hỏi han chào hỏi gì cả.
Chu leo hết chín bậc thềm, hướng nhìn hai bên tả hữu và chung quanh cung điện, tuyệt không có mọi bóng người, chỉ thấy một bức rèm son buông xuống, cách ngăn với bên ngoài.
Người dẫn đường bảo với Chu:
- Xin tiên sinh chờ đợi một lát, sơn chủ thay xong vãn phục sẽ ra tiếp tiên sinh.
Một lát sau. chàng nghe có tiếng bội ngọc thánh thót êm tai, từ xa lại gần , rồi một mùi hương thơm ngào ngạt nức mũi tựa như mùi sạ mà cũng không phải sạ, tỏa rộng ra cả trong lẫn ngoài bức rèm son.
Bỗng nghe có tiếng quan thị vệ từ trong rèm truyền ra bảo với Chu :
- Chu tiên sinh từ xa đến đây khó khăn , chẳng hay tiên sinh còn nhớ truyện ba trăm năm trước tại Hoa Man trên thiên đình, vì chọc ghẹo nàng Hứa Phi Quỳnh mà bị đầy xuống trần gian chăng ? Ðến nay cũng đã sáu lần chuyển kiếp. May nhờ tiên sinh túc căn còn dày, nên không quên nguồn gốc quá khứ đấy chứ ?
Chu nghĩ tới nghĩ lui chẳng biết trả lời câu hỏi thế nào cho phải, thì tiếng người trong rèm lại tiếp:
- Ðêm nay mời liên sinh ở lại đây, thật chẳng phải lý do nào khác, nàng Tử Tiên ở Ngọc Cung vốn có duyên nợ cũ với tiên sinh, cần được hoàn kết hôn nhân đêm nay. Hẳn tiên sinh chưa quên được việc Tây Vương Mẫu ban cho mười trái đào chín và tiên sinh đã dùng những trái đào ấy để tỏ lòng yêu dấu với nàng Tử Tiên, đã cùng nàng sánh vai kề má hoan lạc, thì cũng nên kết vợ thành chồng . Rồi cho gọi nàng Tử Tiên đến hội kiến với Chu ở điện bên cạnh.
Sau đó, người dẫn đường lại đưa Chu xuống thềm, đi về hướng Ðông, vòng qua mấy dấy hành lang, vào một ngôi nhà mái cong, trên cửa đề: "Hồng Hành Bích Ðổ Chi Quán" .

Trong quán trần thiết trang nhã mỹ lệ. Nào là tiêm ngà, trục ngọc, giá sách, rèm tương, ghế gỗ, đinh cổ, lư hương đều là những vật hiếm có trên đời.
Chu vào đến chỗ này, tất cả mọi niềm tục niệm trần gian đều tan biến bay đi hết.
Sau đó có hai con a hoàn bưng đèn, phò một nữ lang khoan thai chậm rãi bước ra . Chu liếc mắt nhìn, thật quả là một quốc sắc thiên hương kiều diễm khó có ai sánh kịp. Ðến lúc đó người dẫn đường chấp tay cáo từ, đi ra ngoài.
Nữ lang tiến gần Chu vái chàng một vái thi lễ. Chu càng cảm thấy mù tịt, chẳng rõ đầu đuôi gì cả. Nhân thế, cũng vái nàng một lễ trả lại, rồi ngồi bên cạnh.
Nữ lang chợt cười bảo với Chu:
- Từ ngày cùng nhau cách biệt đến giờ, đã hai lần tang thương biến đổi, nào ngờ chàng cũng vẫn như ngày trước.
Nói xong, nàng móc trong người, lấy ra một hột đào, đưa cho Chu , tiếp:
- Vật này , chàng đã đánh mất ngày xưa, nên mang về nhân thế mài ra mà uống, có thể tìm lại được chuyện quá khứ đấy.
Rồi mở cẩm nang của chàng, bỏ hạt đào vào đấy.
Khoảng khắc, đã thấy hai con a hoàn bầy xong tiệc rượu. Chỉ sau ba chén, nữ lang bèn sai cất dọn giắt tay Chu vào trong nội thất. Nơi đây, gối nệm chăn màn đều đã có sẵn đầy đủ. Bon a hoàn cũng tự ý ra ngoài đóng cửa lại
Mãi đến lúc trời lần sáng , bỗng có tiếng chuông chùa văng vẳng, nữ lang mới đánh thức Chu dậy , nói với chàng:
- Chàng không thể ở đây lâu được, nếu như chàng được tái hội tiên cảnh thì còn có cơ hội gặp lại nhau. Xin chàng cố gắng nhé.
Rồi tháo cái vòng đeo ở tay ra tặng Chu, nói:
- Vòng này là vòng lấy từ núi Tu Di Sơn, tẩy rửa ở hồ Côn Lôn, rồi được người thợ bạc nổi liếng thời Xuân Thu gia công chế tạo, trải qua ba nghìn năm mới có hình có chất. Ðeo vào tay, thì tăng tuổi thọ, tránh được hậu hoạn.

Xin chàng giữ gìn cẩn thận ngày sau sẽ dùng đến , trên có thể bảo vệ đất nước, dưới có thể cứu với xóm làng. Chàng nhớ cho kỹ nhé! Chừng nào chim bạch hạc đến đậu ở sân nhà chàng đó chính là ngày chúng ta tái ngộ. Nhân gian hay tiên giới, nơi nào mà chẳng có cái tình quyến luyến nhau.
Sinh từ giã bước ra khỏi phòng, bỗng chân vấp phải cái hố nhỏ ở cửa, té ngã tỉnh dậy, mới biết là mộng nhưng đôi vòng vàng do Tử Tiêu tặng vẫn còn đeo ở cổ tay chàng lấy làm lạ , dấu kín không cho ai biết.
Sau khi đến Thượng Hải làm ăn hơn mười năm đều bị thất bại, tiền của trong nhà hết sạch, Chu phải ở trong một căn nhà tồi tàn, dột nát, miễn cưỡng tránh mưa tỵ gió.
Mỗi khi gặp lúc buồn chán, chàng lại vuốt ve đôi vòng, gõ khe khẽ mà ca rằng:
Trời xanh xanh hề nước mênh mang ?
Nhân sinh hề ai kẻ vội vàng
Ðời gian dối hề ai kẻ trinh lương
Ta sinh ra hề từ đâu lại ?
Ta chết rồi hề trở về đâu ?
Mỹ nhân một lần từ giã, muôn ngàn cách biệt
Tương ngộ hề biết thuở nào đây ?
Em tác ca hề lòng ta u sầu

Giọng ca phẫn kích như vàng rơi đá vỡ. Nhiều kẻ không hiểu biết về chàng, lên tiếng cười chê, nhưng chàng không để ý đến.
Chu cũng còn là một đồ đệ của lưu linh, tửu lượng không phải nhỏ , một lúc có thể uống mười chén tống mà không say.
Một tối chàng uống đến túy lúy càn khôn, rồi miên man nhập môn . Có tên trộm vặt lén vào nhà, lục lọi tìm tòi nhưng chẳng kiếm được vật gì có giá trị, ngoài mấy bộ quần áo rách và mấy quyển sách nát. Nó chợt thấy trên tay Chu có đôi vòng vàng lấp lánh sáng lạn đến hoa mắt, bèn tiến lại định lấy , chẳng ngờ khi đến gần, liền bị một luồng hào quang cực mạnh từ đôi vòng tung ra như một chiếc dây chằng trói chặt lấy tên trộm vặt, quật nó ngã xuống đất.
Sáng hôm sau Chu thức dậy , thấy có người nằm trong nhà mình, mắng cho một trận, rồi ngồi dậy, gạn hỏi tại sao dám mạo muội đột nhập vào nhà chàng, lúc đó mới biết là tên trộm vặt.
Thời gian trôi qua đã nhiều năm Chu sống tại Thượng Hải, nhưng chưa hề gặp được người đàn bà nào tương hợp.
Ở quê nhà, con chàng được bổ vào học ở Bác sĩ tử đệ, trong trường cũng có đôi chút danh vọng. Các cháu chàng, có đứa đã lên mười ba tuổi, đều theo đòi sách vở thi thư.
Chu chưa hề có ý định trở về quê. Có người từng đi lại giao du với chàng hơn ba chục năm, thấy diện mạo của chàng so với ngày trước còn có vẻ trẽ hơn, rất lấy làm kỳ . Bấy giờ những tĩnh ven biển thường bị nước ngoài xâm lược quấy phá, bọn quan lại cầm quyền triều chính đa số chủ trương nghị hòa, lấy việc bồi hoàn chiến phí để giải quyết. Riêng Chu khẳng khái nói:
- Ta có cách để đuổi giặc !
Mọi người gạn hỏi, chàng chỉ cười im lặng không đáp . Gặp lúc có một chiếc tàu lớn của giặc đi xuống miền Nam va phải một mõm đá, bị thủng một lỗ lớn. Có người đến báo cho Chu biết. Chàng vuốt râu đắc ý nói:
- Hải thần hiển linh, phong long thuận mệnh, đủ thấy rằng hồng phúc nước nhà còn lớn, cái cơ hưng thịnh chưa tàn. Từ nay sẽ không còn chiến tranh, nhân dân thanh bình sẽ được vài chục năm nữa.

Từ khi được đôi vòng vàng, Chu chưa sử dụng vào việc lần nào. Nhân thế, một hôm chàng mời tất cả bằng hữu đến Ðông Sơn ở Hồ Ðộng Ðình. Từ trên đỉnh ngọn Mạc Ly Phong, chàng lấy gấm đoạn trải dài hàng mấy trăm trượng, rồi bày đại tiệc đủ các món ăn ngon mỹ vị để thết đãi họ. Những người quen biết chàng, xa gần đều lũ lượt kéo đến. Chàng còn dùng cả thuyền hoa để đón các danh ca kỹ nữ đến để múa hát giúp vui. Cứ mỗi người khách lại có một nàng kỹ nữ thị hầu, rót rượu.
Ðến lúc mọi người hứng cao rượu say túy lúy, thì Chu bước ra giữa tiệc, cầm một cây gậy lên múa bài "Hồ Toàn Vũ" , vừa múa vừa gõ vào chiếc mâm đồng vừa ca. Bỗng từ trên không có một con hạc bay xuống, lông trắng, đầu có mào đỏ, trông hình vóc rất khác thường.
Chu bèn cưỡi lên mình hạc, bay lên không trung chắp tay vài chào mọi người. Khi mọi người ngẩng đầu lên nhìn thì không còn thấy hình bóng Chu đâu nữa. Bấy giờ mới cho rằng chàng đã đắc đạo thành tiên, bay về Bồng Lai.
Có người hỏi Thiên Nam Ðộn Tẩu, tác giả "Hậu Liêu Trai" rằng Chu Thư có phải là một nhân vật thật không. Thì được Thiên Nam Ðộn Tẩu cho biết ông là chỗ giao tình thân thiết từ lâu, nhưng Chu là một người cao lớn, to béo, ngay đến bò mộng cũng không thể chịu nổi sức nặng của Chu, huống hồ một con chim hạc.

Diêu Vân Tiên

Dịch Giả : Phạm Xuân Hy
Nguyên Tác: Tòng ẩn Mạn Lục
Tác giả: Vương Thao

Diêu cẩm, tự là Vân Tiên, một tự nữa là Tiên Thường, con gái một thế gia vọng tộc ở Bình Hồ. Nàng sinh vào hàng thứ bẩy trong các chị em, nên thường gọi là cô Bảy.
Hồi còn nhỏ, Vân Tiên không thích học nữ công gia chánh, mà chỉ say mê đàn địch ca xướng, cái gì cũng chỉ học một lần là tinh thông.
Hàng xóm với nhà Vân Tiên, có mấy anh em nhà họ Khoái, đều thuộc loại "hoa hoa công tử " rong chơi lêu lổng. Mấy anh em nhà này mời được một người thầy đờn về dạy, bèn hàng ngày vỗ đàn ca xướng cung thương cung vũ lên bổng xuống trầm. Vân Tiên ở bên vách tường nghe trộm, nhờ vậy mà lãnh hội được những điều thầy đờn truyền thụ cho anh em nhà họ Khoái. Những lúc vắng người, nàng lại cất giọng du dương ca hát, không sai một điệu . Những ca kỹ tài danh nghe nàng, đều cảm thấy không bằng , nhân thể mới gọi nàng là "Khúc Thánh" . Còn như giong ca của nàng có được tiếng đàn tiếng sáo họa theo thì nghe càng khả ái đáng yêu bội phần .
Một hôm có một thầy đồ kiết mang sách đến nhà Vân Tiên muốn bán , nhưng cha nàng đi vắng, nàng hỏi đó là sách gì ?
Ðáp:
- Ðây là cuốn "Chuyết Bạch Cừu" đã được đóng thành bộ .
Vân Tiên nhìn thấy hàng chữ nhỏ ở bên cạnh gáy sách, biết đây là một cuốn nhạc phổ , lòng mừng rỡ vô cùng, tưởng chừng như gặp được báu vật, lập tức rút chiếc trâm ngọc đang cài ở trên đầu xuống để đổi lấy sách.
Từ đấy , Vân Tiên tùy theo âm điệu ghi trong sách, tìm hiểu từng chữ một, rồi vỡ dần ra. Sau đó, nàng lại học cả thi thơ từ phú, đều như đã học trước rồi.
Chẳng những thiên tính thông minh Vân Tiên còn có một nhan sắc yêu kiều diễm lệ. Các bạn gái thân quen trong họ hàng và làng xóm, đều thẹn không được bằng nàng, lại thêm được cha mẹ yêu thương còn hơn cả ngọc quý trên tay nên xa gần nghe danh nhiều kẻ cầu hôn rắp ranh bắn sẻ, lui tới nhà nàng cơ hồ mòn ngõ. Nhưng rồi, thấp với chẳng tới mà cao cũng không thông, vì điều kiện kén rể của gia đình nàng quá khó khăn nghiêm ngặt.
Ở gần nhà nàng có Thụy Liên Am, chủ trì am là một ni cô lên là Bích Tu, không biết từ đâu đến. Ni cô lúc mới gặp Vân Tiên đã như gặp được cố tri, rất là tâm đầu ý hợp. Mỗi lần nghe nàng ca thì tâm trí ni cô tỏ ra lãnh hội, nói :
- Tiết điệu tuy đã hài hòa, nhưng âm vận vẫn chưa được lưu loát đi xa cho lắm.
Nói xong, ni cô bèn đích thân cầm đàn, lên dây nén phiếm , gảy một khúc nhạc do chính bà đã phổ. Nhịp đàn nghe du dương, trầm bổng, véo von, làm Vân Tiên tâm thần ngơ ngẩn. Khi tiếng đàn đã dứt, nhưng dư âm tưởng chừng như hãy còn phảng phất vấn vít chung quanh mấy cột nhà.
Vân Tiên tỏ ra vô cùng khâm phục, muốn xin được ni cô nhận làm đệ tử.
Ni cô nói:
- Ðây là "nghê thường vũ y khúc" , nếu thật lòng muốn học thì cũng được.

Chỉ ba ngày sau, Vân Tiên đã học được hết chỗ kỳ diệu, bí ảo của âm nhạc do ni cô truyền thụ cho.
Ni cô còn bảo riêng với nàng:
- Ta trông tướng mạo của con có khí phách anh hùng, muốn đem thêm kiếm thuật để truyền thụ cho con, nhưng không được khinh địch sát nhân. Trước sau gì thiên hạ cũng sẽ đại loạn , khi ấy dù có tinh thông đàn địch đến đâu cũng chẳng dùng được việc gì. Người ta không thể cầm đàn tỳ bà để chống chọi với giặc cướp được!
Vân Tiên cúi đầu bái tạ và xin được truyền thụ.
Ni cô bèn mở tráp lấy hai viên thuốc, một mầu trắng, một mầu đỏ, bảo nàng trai giới, tắm rửa, sau đó mới uống.
Mười ngày sau, Vân Tiên cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, nhanh nhẹn như loài vượn, nhưng sức khỏe thì có thể mang nổi những vật thật nặng. Sáng sáng, nàng ra trước cửa nhà tập luyện, múa đôi song kiếm người đứng ngoài nhìn chỉ thấy hàng vạn đạo hàn quang vây bọc chung quanh. tuyệt không thấy người nàng đâu. Giả như, có chim bay trên trời , chỉ cần nàng tung kiếm lên, là có thể giết được.
Vân Tiên tập luyện như thế được nửa năm thì ni cô từ biệt nàng ra đi , trước khi lâm hành có dặn dò bảo với nàng rằng :
- Về kiếm thuật như vậy là con đã học thành rồi. Vùng này không thể yên được đâu. Con hãy sớm mà tính kế trước đi.
Vân Tiên đem lời ni cô dặn bảo nói cho cha mẹ nàng biết, nhưng cha mẹ nàng lại cười, cho rằng đó chỉ là những sàm ngôn bậy bạ .
Ít lâu sau đó , cả vùng Hàng Châu bị giặc cướp nổi lên như ong vỡ tổ, quan quân đại bại, bỏ chạy tán loạn. Sau đó đến lượt Tô Châu , Thường Châu cũng lần lượt rơi vào tay giặc. Dân chúng trong vùng hoảng hốt giắt díu nhau di tản. Khi vừa ra khỏi thành thì vừa lúc giặc ùa tới. Cả gia đình Vân Tiên bị giặc uy hiếp bắt đi theo, chỉ riêng mình nàng thoát được. Nàng phải ăn mặc giả làm con trai, lẩn vào đám giặc để tìm cha mẹ nhưng cuối cùng biệt vô âm lên. Nàng phẫn hận vạn phần , thề phải giết cho hết giặc mới thời. Nàng tìm đường đến thẳng ổ giặc ở Kim Lăng, làm thân với bọn tướng giặc , thường vào phủ của Thiên Vương , nên dược biết hết các cửa nẻo lai vãng, đường đi lối lại
Một tối Vân Tiên điều tra được biết là Thiên Vương sẽ mở dạ yến ở Hàn Hương Ðình. Bốn phía chung quanh đình là một mẫu đất rộng , trồng hàng vạn gốc hoa mai, lại gặp đúng mùa hoa nở, hương thơm ngào ngạt, tản mạn cánh rơi lả tả như tuyết, bay vào tận cả bàn tiệc.
Vân Tiên bắt chước ăn mặc theo lối cung nữ của giặc.

Cũng tô son điểm phấn, quần áo hoa lệ, ôm chiếc đàn tỳ bà, lẩn vào đám cung nữ để vào trong Hàn Hương Ðình.
Người dẫn đường bảo nàng cùng đám cung nữ ngồi xếp hàng ở ngoài một lan can màu đỏ, chờ lần lượt vào tiệc tấu nhạc hầu rượu.
Ðến phiên Vân Tiên, tiếng đàn tỳ bà của nàng nghe có lúc thì hùng tráng, mạnh bạo, lại lúc nghe như oán như thán, như xoáy vào tâm can phế phổi, khiến cho Thiên Vương phải hết lời tán tụng khen thưởng.
Còn người ái phi của Thiên Vương ngồi hầu bên cạnh thì nghi ngờ, lấy làm lạ, không biết Vân Tiên là người ở đâu đến, vì trong cung vốn không có ai giỏi đàn như thế mới cật vấn người tiếp dẫn, nhưng người này cũng không trả lời được, bèn hạ lệnh khám xét thân thể nàng.
Vân Tiên thấy đại sự đã hỏng, lập tức đập vỡ cây đàn tỳ bà, rút ra ngọn chủy thủ, từ xa phóng thẳng vào người Thiên Vương, nhưng ngọn chuỳ thủ lại trúng vào kẻ ngồi bên cạnh, chết tức khắc.
Bấy giờ trong cung trở nên hỗn loạn dị thường. Bọn tả hữu, kẻ đao người kiếm, đua nhau xông tới đánh chặn Vân Tiên.
Người ái phi của Thiên Vương, vốn gốc người Quảng Tây, sức vóc hơn đời, cũng vội rút thủ thương xạ kích nàng. Chỉ trong khoảng khắc, Vân Tiên đã giết được hơn trăm tên giặc, xác chết la liệt chung quanh. Cuối cùng bọn giặc vẫn không bắt nổi Vân Tiên.
Còn người tiến dẫn cùng các cung nữ tấu nhạc, tất cả đều bị Thiên Vương ra lệnh giết ngay tại chỗ.
Vân Tiên dùng cách ẩn hình, ra khỏi cung đình, đến ngụ tại một lữ quán. Ðêm đó trăng sáng vằng vặc , ánh trăng xuyên qua cửa sổ dọi vào phòng nàng. Nàng trằn trọc không sao ngủ được. Chợt nghe ngoài thềm như có tiếng chim bay bị lạc rơi xuống đất. Rồi cánh cửa phòng tự đông mở ra. Một bóng người thấp thoáng mập mờ đứng ngay cạnh giường Vân Tiên. Nàng ngồi dậy, mở mắt nhìn té ra ni cô
Ni cô bảo nàng:
- Con hành sự làm sao lỗ mãng đến thế . Trăm họ gặp phải kiếp nạn này là do thiên số. Nay muốn dùng chủy thủ để hành thích chúa giặc, như thế há chẳng nghịch với lẽ trời hay sao? Nơi đây không là chỗ tốt , con hãy mau rời khỏi ngay, cha mẹ con đều bình an vô sự, tất mười năm sau sẽ được tái hội.
Rồi rút trong ống tay áo ra hai đạo bùa, đưa cho Vân Tiên, và tiếp:
- Con cất hai đạo bùa này đi sau này khi nào có gặp tai nạn nguy cấp thì đốt, ta sẽ đến cứu. Chớ có khinh địch , dùng không phải lúc.
Nói xong, nhảy qua cửa sổ, biến nhanh như cắt.

Còn Vân Tiên cũng gói ghém hành lý lại, gấp rút rời khỏi lữ quán. Nàng đi chưa đầy mười dậm, thình lình nghe tiếng nổ như sấm. Lửa sáng ngút trời. Té ra một kho chứa hỏa dược vì bất cẩn bị bốc cháy.
Vân Tiên cảm thấy thân gái một mình, di chuyển đi lại bất tiện, bèn bỏ trâm đội mũ, thay đổi nam trang cho thuận tiện.
Nàng từ Hán Khẩu đến Tứ Xuyên, nghỉ ngơi ở Thành Ðô, ngày ngày dạo chơi du lãm núi non sông nước. Một hôm, nàng ngẫu nhiên đến thăm Hoãn Hoa Thảo Ðường, viếng tượng của Ðỗ Phủ, thì gặp một người thanh niên, dáng dấp văn nhã thanh tao, mặc chiếc áo kép màu trắng, đã có mặt ở đó từ trước, đang dựa lan can nhìn ra phía xa, ra chiều đăm chiêu tư lự.
Thanh niên thấy Vân Tiên đến, bèn bước lại thi lễ vái chào. Vân Tiên cũng cúi đầu chào đáp lại, bốn mắt giao quang, không khỏi làm nàng thẹn thùng e lệ, hai má ửng hồng. Lúc hỏi đến tính danh, mới biết người thanh niên ấy cũng là người quê ở Triết Giang, họ Tôn, biểu tự là Trù Quân, cháu của quan Thái Thú.
Trù Quân hỏi về quê quán của Vân Tiên, thì nàng đáp:
- Sau cơn binh hỏa, cả gia đình nhà đệ bị ly tán, còn đệ một thân phiêu bạt, như cánh bèo trên giang hồ, nói ra chỉ làm cho người nghe thêm sầu mà thôi.
Trù Quân bèn ân cần mời nàng về ngụ sở. Nàng cực lực khước lừ, nhưng cùng Quân đối loa, bàn luận thơ ca, kể chuyện phong cảnh quê nhà, thao thao đam mê như nước cuốn, khiến cho Quân càng thêm lòng bội phục, chỉ tiếc rằng gặp nhau quá trễ.
Lại hỏi đến chỗ ở của Vân Tiên, nàng cho biết là ngụ ở lữ quán gần Cẩm Khê phường. Khoảnh khắc thì có một người lão bộc râu dài dắt ngựa đến dân Quân. Thế là hai người phải chia tay giã biệt.
Này hôm sau , quả nhiên Quân đến lữ quán thăm Vân Tiên. thấy hành trang của nàng quá sơ sài, ngoài cầm kiếm thư tịch ra. chẳng còn gì khác. Nhân thế mới bảo với nàng :
- Sao hiền đệ lại nghèo khổ đến thế này ? Nhà ta cũng gần đây hiền đệ nên dời về ở chung cho vui. Ðã là chỗ đồng hương, lại thêm đồng bối hà tất phải khăng khăng giữ kẽ với nhau làm gì .
Vân Tiên cười đáp:
- Ðệ vốn tính tình cô tịch, thích sống yên tịnh, không có thói quen ở chung với người khác chứ chẳng phải là từ chối hảo ý của huynh đâu.
Từ đấy, Quân sớm chiều lai vãng lữ quán thăm Vân Tiên. Hai người càng ngày càng tâm đầu ý hợp. Lúc thì làm thơ uống rượu, lúc thì xem hoa thưởng nguyệt. Như thế thành thói quen.
Vân Tiên chẳng những giỏi thơ phú , nhạc khí lại còn là một người tửu lượng rất cao. Ðôi khi có thể uống một lúc đến mười chén tống, mà không đỏ mặt. Những lúc rảnh rang không có gì tiêu khiển, nàng thường đem kiếm ra múa giải sầu. Gặp đêm trăng sáng, ánh trăng và ánh kiếm giao nhau, làm lóa mắt người xem. Có khi múa xong , nàng tung kiếm lên không trung hóa thành một chiếc cầu vồng bắc ngang trời, bay lượn một lúc lâu mới chịu lại xuống.
Quân tõ ra hết sức khâm phục tuyệt kỹ của Vân Tiên, nói với nàng :
- Tài năng của hiền đệ cao siêu như vậy, tiếc rằng triều đình ngày nay không biết trong dụng, để đến nỗi miền Bắc phải chịu cảnh binh lửa hoang tàn, còn miền Nam thì lâm vào cảnh cường khấu, đạo tặc giày xéo cướp bóc .
Vân Tiên chỉ cười, không đáp.
Một hôm Quân nhìn thấy trên bàn của Vân Tiên có một khúc nhạc phổ, gần đầu giường lại treo cả tiêu , cả sáo và đàn tỳ bà. Bèn hỏi:
- Vậy ra hiền đệ còn đam mê cả âm nhạc nữa ?
Tiên Ðáp:
- Cũng chỉ là giúp đệ tiêu khiển thôi, chứ chưa được tinh thông lắm.
Quân cố ép nàng ca một bản, nhưng Vân Tiên không chịu.
Một buổi tối, sau khi rượu đã ngà ngà quá chén, Vân Tiên mới bảo với Quân rằng:
- Gió mát trăng thanh, trời đêm nay sao lại đẹp đến thế này? Trước đây, huynh có yêu cầu đệ ca cho huynh nghe một khúc, nay xin phá giới.
Rồi nắn phiếm buông giây, cất cao lời hát , âm thanh vi vút như gió quyện trăng rằm, ngọt ngào như rót mật vào tai, kích thích từng làn da thớ thịt.
Sau đó nàng mới bảo với Quân:
- Ðệ tạm mượn bài ca này để xin từ biệt với huynh.
Nói rồi, cáo lỗi đứng dậy. Quân vội vã níu nàng lại, hỏi:
- Hiền đệ tính đi đâu?
Ðáp:
- Ðệ vào kinh ứng thí.
- Nếu như thế hiền đê hoãn lại ít ngày chờ ta sửa soạn hành lý cùng đi luôn thé. Ta tính sang năm vào kinh ứng thí, đến nay thì đã quá nửa năm rồi. Có hiền đệ đồng hành cũng bớt phần nào cô tịch.
Vân Tiên không chịu nhưng Quân cố nài, đành phải ưng thuận và bảo với Quân rằng:
- Ðệ đồng ý , nhưng huynh phải chấp nhận điều kiện này của đệ. Nghĩa là chúng ta sẽ đồng ngụ mà không đồng phòng. Vì đệ có tính khó ngủ , khi có người ngáy nằm bên cạnh.

Quân đáp:
- Rất sẵn sàng nghe lời chỉ giáo của hiền đệ.
Rồi hẹn ngày cùng nhau lên kinh.
Hai người cưỡi ngựa rong ruổi, thưởng thức cảnh đẹp dọc đường. Khi đến Vân Giao giới Sơn Ðông thì rừng rậm cây cối âm u hiểm hốc. Thình lình nghe có tiếng tên vèo tới rồi tiếng thanh la ầm ĩ.
Vân Tiên bảo với Quân:
- Bọn lục lâm đạo tặc sắp tới, xin huynh hãy lạm lánh đi chỗ khác, xem đệ giết hết bọn này.
Lập tức tung cương cho ngựa tiến lên trước.
Từ trong rừng cũng có một người cưỡi ngựa đi ra. Té ra một thiếu nữ mặt hoa da phấn, lưng nhỏ yêu thon, chân đi hài man , mình mặc áo chân, tay cầm lưu tinh trùy, từ xa hơn mười trượng nhắm người Vân Tiên phóng tới .
Vân Tiên cũng vung kiếm lên chặn đánh, chỉ nghe tiếng binh khí chạm vào nhau xoang xoảng. Thiếu nữ thấy vậy ngạc nhiên hỏi:
- Nhà ngươi học được Bích Tu Kiếm thuật ở đâu ? Môn kiếm này thây ta chỉ truyền cho nữ giới chứ không truyền cho nam giới. Lẽ đâu thày ta lại thâu hạng đồ đệ lổ mãng như ngươi . Hãy mau khai cho rõ ràng nếu không thanh bảo kiếm này sẽ không dung tha cho người đâu.
Vân Tiên cũng lớn tiếng nạt lại:
- Ðừng có lẻo mép nói nhiều, hãy mau xuống ngựa chịu trói cho rồi.
Giao phong được một lúc, Vân Tiên bị trúng kế thiếu nữ và bị bắt. Nhìn đến Quân, thì chàng cũng bị bắt trói, nằm co dưới đất như con nhím, tay chân run rẩy , mặt xám ngắt như chàm đổ.
Vân Tiên chợt nhớ đến lời ni cô căn dặn, bèn lén lấy đạo bùa của bà đã cho ra đốt. Khoảng khắc thấy bà xuất hiện, hô lớn:
- Ngọc Hoàn ? Sao nỡ bức nhau quá vậy.
Thiếu nữ vội vã xuống ngựa, phủ phục dưới đất vái chào ni cô:
- Con không dám !
Rồi nhìn sang phía Vân Tiên và Quân, hỏi ni cô:
- Còn hai người thanh niên này có phải là đồ đệ của sư phụ không ? Nếu là người xa lạ sao có cũng cùng một kiếm thuật với con.
Ni cô chỉ Vân Tiên nói:
~ Ðây chính là sư muội của con. Vốn là gái giả trai đó thôi.
Vân Tiên bèn thoát đôi hài ra cho Ngọc Hoàn thấy đôi bàn chân nhỏ như búp măng của nàng.
Ngọc Hoàn cười:
- Sao sư muội chẳng chịu nói rõ ra trước!
Rồi dùng kích chí một cái, thì dây trói trên người Quân lập lức bung ra.
Ngọc Hoàn lại nói với ni cô:
- Nhân dịp sư phụ đến đây con xin mời sư phụ cùng với sư muội ghé chơi tệ xá, để con có dịp cùng Vân Tiên hàn huyên chút tình đồng môn.
Vân Tiên cũng hỏi với ni cô:
- Chẳng hay sư tỷ con vừa rồi dùng thuật chi mà hạ được con vậy ?
Ni cô đáp:
- Ðó là thuật mà người trần thường gọi là "khổn tiên tác" , nếu gặp đối phương kiếm thuật cao cường hơn, không dám chống trả thì dùng thuật này tức là ra tay trước để chế ngự địch thủ.
Và đến lúc đó Quân mới thực biết là Vân Tiên là gái giả trai, bèn nói với nàng:
- Lúc trước ta cũng có ý nghi ngờ là trên đời này dễ gì có được một người con trai nào đẹp như khanh, lại thấy khanh thường tỏ vẻ e thẹn trong những thái độ quả quyết, mạnh bạo, nay thì mới rõ hết.

Ba thầy trò ni cô đi đến một vùng sơn trang, nhà cửa có vẻ rộng rãi. Tuy rằng gác trúc, cửa giấy , vách đá, rào bằng cây dâm bụt và chuối , hoa cỏ lơ thơ, khiến cho khách lúc mới đặt chân vào, cảm thấy tất cả những tạp niệm trần gian đều bay đi hết.
Tối hôm ấy , Ngọc Hoàn giết gà thết khách thêm vào những món ăn , rau cỏ lạ lùng hiếm hoi nơi sơn dã, mùi thơm vị ngọt khác thường.
Nhân lúc Vân Tiên vào trong phòng thay đổi y trang Quân mới đem chuyện mình nửa đường đứt gánh thê nhi ý muốn tìm người nối giây cầm sắt, nên nhờ ni cô làm người mai mối, lời lẽ vô cùng khẩn khoản.
Ni cô nói:
- Ðây cũng là cái duyên thiên định, lão dù không muốn, cũng không thể làm trái ý ông tơ bà nguyệt được.
Lát sau Vân Tiên ra, ni cô thấy nàng đã thay đổi trang phục nữ nhi, bèn giải thích cho nàng rõ lý do:
- Ngày mai là ngày hoàng đạo cát nhật , có thể làm lễ thành thân được.
Ngọc Hoàn cũng sai tỳ bộc lão thu dọn ba gian phía tả để làm chỗ động vọng, có đủ lư đồng, màn chướng, gối êm chăn ấm không thiếu sự gì.
Quân thấy cách bầy biện có vẻ trang nhã sạch sẽ hoàn toàn theo lối cổ, còn hơn cả nơi dinh thự , lòng rất lấy làm mừng.
Ðến lúc hợp cẩn, tình khang lệ tương đắc như cá nước .
Sau này, hỏi đến gia thế Ngọc Hoàn, mới hay nàng vốn họ Ngô, tên chữ là Tú Loan , phụ thân từng làm quan Thủ Bị, nhân khi bọn giặc chạy đến Lâm Thanh thân phụ nàng bị thất cơ thua trận nên mất chức. Hồi còn tráng niên ông làm nghề bảo tiêu, nên thường qua lại vùng giao giới hai tỉnh Sơn Ðông, Hà Bắc Nàng khi còn nhỏ đã được cha truyền thụ côn quyền. Về sau lại gặp ni cô , nên luyện thêm được thuật lưu tinh trùy. Quê quán của nàng vốn không phải ở Sơn Ðông, nhưng theo phụ thân rồi lưu lạc đến đây, không có cách trở về quê được nữa.
Quân lúi húi khuyên nhủ nàng rằng:
- Hành nghề này không phải là kế trường cửu được, chi bằng sư tỷ về Hàng Châu cùng với vợ chồng em, ở gần Tây Hồ em có ngôi biệt thự xin nhường làm chỗ cho sư tỷ cư trú , có được chăng ?
Ngọc Hoàn cười từ tạ:
- Sư phụ trước đây đã nói là người chồng của chị không phải ở Hàng Châu mà ở kinh đô, vậy chỉ xin cho cùng được Bắc hành một lượt, cũng vui rồi.
Quân vào kinh đô khảo thí , khi treo bảng, được đậu cao, vào điện thi đậu Nhị Giáp nhập Hàn Lâm viện. Bạn đồng khoa với chàng có Vệ Văn Trang, tướng mạo khôi ngô, lại giỏi trường mâu, sức có thể địch vạn người.
Một tối, về đến chơi nhà Quân, Ngọc Hoàn đứng trong rèm nhìn thấy, mới bảo với Vân Tiên:
- Ðây chính là ý trung nhân của chị.
Rồi nhờ Quân hỏi thì được biết là Vệ cũng chưa có vợ con gì cả. Quân bèn nhận Ngọc Hoàn là em gái, rồi nhờ người đánh tiếng mai mối.
Vệ cũng hoan hỷ nhận lời, nạp sính lễ rất là hậu hĩ.
Khi đề cập đến việc học võ của Vệ thì mới hay Vệ là cao đồ của Mãng hòa thượng.
Từ đó hai nhà qua lại thân thiết như họ hàng.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét