Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tần Hán 1 - 30-6

Trang 6 trong tổng số 9


Chương 18

Trù Tính Việc Quân, Định Ra Chiến Lược
Nói đến "Long trung đối" của Gia Cát Lượng, dường như không ai không biết, không ai không hiểu. Nhưng nếu nhắc đến "Hán trung đối" của Hàn Tín thì người biết quả thật không nhiều. Thực ra xét về địa vị và ảnh hưởng thì ảnh hưởng "Hán trung đối" đến chiến lược giành thiên hạ của Lưu Bang không hề thua kém vai trò của "Long trung đối" trong quyết sách chiến lược của Lưu Bị.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Hàn Tín từng là Long trung dưới quyền Hạng Vũ, cảm thấy tài năng của mình không được trọng dụng nên đến cậy nhờ Lưu Bang. Lúc đầu, tài năng của Hàn Tín chưa được phát hiện, không những không nhận được sự trọng dụng của Lưu Bang mà suýt nữa còn bị chém đầu vì lỡ lời trong lúc say rượu.

Túc Hà, một mưu sĩ quan trọng của Lưu Bang phát hiện ra Hàn Tín là một tướng tài nên ra sức tiến cử trước mặt Lưu Bang. Lưu Bang lúc này mới đồng ý phong Hàn Tín làm Thượng tướng. Túc Hà rất coi trọng việc này, khuyên Lưu Bang nên tổ chức long trọng lễ phong tướng.

Thế là Lưu Bang trai giới ba ngày, chọn ngày tốt dẫn đầu các văn võ quần thần đến đàn bái tướng. Chỉ thấy cờ chiến trước đàn phất phới theo gió, binh lính xếp hàng chỉnh tề xung quanh. Dưới ánh nắng mặt trời, đàn bái tướng trông trang nghiêm bề thế. Lưu Bang bước lên đàn, Túc Hà tay nâng phù ấn và búa. Khi Hàn Tín đi lên từ mặt Bắc, đội trống nhạc liền tấu lên khúc quân nhạc vang động đất trời. Theo sự chủ trì của quan hành lễ đầu tiên là trao ấn, tiếp theo là phù và cuối cùng là búa. Tất cả đều do Lưu Bang đích thân trao cho Hàn Tín quỳ lạy nhận lấy từng vật. Lưu Bang nói rằng: "Mọi hành động quân sự đều do tướng quân xử lý, tướng quân hãy làm theo ý ta, đồng cam cộng khổ với quân lính, xây dựng đội quân nhân nghĩa, trừ bạo an dân, dựng nên vương nghiệp. Nếu có kẻ nào coi thường tướng quân, trái lệnh không phục thì tướng quân cứ làm theo quân pháp, tiền trảm hậu tấu”. Các tướng đi theo đều tỏ vẻ xúc động.
"Hán trung đối" ra đời trong lúc Lưu Bang đàm đạo với Hàn Tín sau khi Hàn Tín mới được phong là đại tướng. Trước đó, Hạng Vũ mượn danh nghĩa của Sở Hoài Vương, phân phong cho các chư hầu các lộ. Lưu Bang được phong là Hán Vương, Hạng Vũ được phong là Tây Sở Bá Vương.
Lưu Bang: Thừa tướng (chỉ Túc Hà) nhiều lần nói đến tài năng của tướng quân, tướng quân rốt cuộc có kế sách gì có thể dạy cho quả nhân?
Hàn Tín: Đại Vương với Hạng Vương là kẻ thù của nhau, tự liệu thực lực có thể so sánh với Hạng Vương không?
Lưu Bang: Không.
Hàn Tín: Quả thực như vậy. Chỉ có điều, tình hình sẽ thay đổi Hạng Vũ đúng là có thực lực nhưng chỉ là cái dũng của kẻ thất phu. Ông ta vừa không biết dùng tướng giỏi, vừa không có đủ mưu trí, có lúc là lòng nhân ái của người đàn bà có chồng. Huống hồ sự bảo thủ cố chấp đã làm cho ông ta phạm phải nhiều sai lầm, như bắt Nghĩa Đế đi đày, cắt đất phong Vương, chôn sống những người đầu hàng, thiêu chết ở Quan Trung v.v... Còn Đại Vương tuy thực lực không bằng ông ta nhưng có thể an định lòng người, trọng dụng các mưu thần dũng tướng trong thiên hạ thì có người nào không phục, kẻ địch nào mà không đánh bại, vùng đất nào mà không giành được?

Mục tiêu đầu tiên của Đại Vương là làm chủ vùng đất Tam Tần, sau đó có thể nghĩ đến việc giành thiên hạ. Dân ở Quan Đông vô cùng căm hận bọn người Chương Hàm, Đổng ế, tư Mã Hân, nhưng Hạng Vũ lại phong đất cho họ ở Quan Trung. Đại Vương và các phụ lão ở Quan Trung có "ước pháp tam chương" dân Tần không ai là không phấn khởi. Nay tiến vào Tam Tần dễ như lấy đồ ở trong túi vậy.
Lưu Bang: Quả nhân thật hối hận vì không sớm trọng dụng tướng quân! Nay được chỉ giáo như thấy trong lòng sáng ra. Từ nay về sau tất cả đều cậy nhờ tướng quân cả đó.
"Hán trung đối" tuy lời thoại không nhiều nhưng đã dự đoán phân tích chính xác tình hình bên địch, bên ta, chọn đúng mục tiêu chiến lược chính. Nó làm tăng thêm lòng tin chiến thắng đối thủ của Lưu Bang. Vạch ra chiến lược tổng thể ở tầm vĩ mô là vô cùng quan trọng. Nó tìm ra con đường cụ thể để Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ trong cuộc tranh hùng Hán Sở.
Cho dù là một quốc gia hay một doanh nghiệp nếu muốn có sự phát triển lâu dài thì nhất định phải tìm ra mục tiêu phát triển, từ đó vạch ra chiến lược tổng thể ở tầm vĩ mô. Không có chiến lược tổng thể này thì sự phát triển sẽ không có định hướng, sẽ xuất hiện những khó khăn và sự trùng lặp, cuối cùng dẫn đến những hoạt động phát triển ngắn hạn không có mục tiêu, vì thế mà mất đi thế chủ động trong cạnh tranh.
Chiến lược phát triển kinh tế của thế giới ngày nay có thể là chiến lược của một quốc gia thậm chí là nhiều quốc gia. Ví dụ, năm 1983 nước Mỹ đề ra kế hoạch phát triển chiến lược với mục tiêu là xây dựng hệ thống phòng thủ trên không, tức là kế hoạch "Chiến tranh các vì sao" nổi tiếng. Năm 1985, kế hoạch " Eurica" do Tổng thống Pháp Mit-tơ-răng đề xuất và được hoạch định bởi 17 nước Tây âu là một kế hoạch chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật quân sự, kinh tế đồ sộ.
Nhắc đến "Eurica", bất giác làm mọi người nhớ đến học giả nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại Archimede. Archimede trong lúc tìm cách trả lời câu hỏi vương miện của quốc vương có phải làm từ vàng thật hay không đã phát minh ra "Định lý Archimede" nổi tiếng. Sau khi tìm ra qui luật của nó trong lúc tắm, ông vui mừng thốt lên: "Eurica! Eurica!". nghĩa là "Có cách rồi! Có cách rồi!".
Kế hoạch chiến lược lấy tên là " Eurica" không giống với kế hoạch "Chiến tranh các vì sao" của Mỹ. Nó chú trọng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đồng thời chú ý đến quân sự điểm ngắm là sự phát triển chiến lược tổng thể khoa học kỹ thuật cao. Khoa học kỹ thuật cao là điểm cao khống chế sự cạnh tranh về sức mạnh của thế giới ngày nay. Bất luận là sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế hay là sức mạnh khoa học kỹ thuật nếu không nắm giữ được điểm cao khống chế này thì cho dù các lĩnh vực khác có phát triển đến thế nào đi nữa cũng không chiếm được thế chủ động trên vũ đài kinh tế, chính trị của thế giới trong tương lai.
Một quốc gia là như vậy, còn một doanh nghiệp muốn phát triển cũng cần tìm ra mục tiêu và định hướng phát triển chiến lược phù hợp với mình. Như thế doanh nghiệp mới có sức sống và có thể tiến lên.
Công ty tập đoàn Duba của Mỹ là công ty tư liệu thương mại lớn nhất trên thế giới hiện nay. Trong số 500 công ty dịch vụ lớn nhất của Mỹ, lợi nhuận vốn của công ty này đứng thứ hai, thứ ba. Nhiều vị tổng thống trong lịch sử của nước Mỹ cũng từng làm việc ở công ty này.
Công ty Duba phát triển nhờ vào việc kinh doanh tin tức. Công ty có 375 văn phòng đại diện ở hơn 30 nước trên thế giới, xây dựng mạng lưới tin tức ở hơn 200 quốc gia và khu vực có hơn 2 triệu khách thương mại. Trung tâm tin học của công ty lưu giữ dự án của 16 triệu doanh nghiệp, trở thành kho tư liệu lớn thứ hai thế giới chỉ đứng sau chính phủ Mỹ.
Dịch vụ báo cáo tư liệu của công ty Duba có thể giúp khách hàng giảm tối đa các rủi ro trong thương trường. Công ty nhập vào bộ nhớ máy tính các báo cáo tư liệu của tất cả các doanh nghiệp trên thế giới mỗi ngày thông qua mạng lưới vi tính chính xác, dày đặc để khách hàng có thể tìm thấy những tư liệu mới nhất, đúng nhất, từ đó đề ra những quyết sách hợp lý.

Công ty gồm ba bộ phận chính: bộ phận phục vụ tin tức thương mại, bộ phận xuất bản, bộ phận dịch vụ tiêu thụ thị trường. Mục tiêu kinh doanh của công ty là: trở thành tập đoàn doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ và tin tức cho giới thương mại. Vì thế, trong thập kỷ 80, công ty đã bỏ ra 20 triệu đô la để xây dựng mạng lưới tín hiệu vô tuyến, nối mạng với khách hàng ở 155 thành phố trên thế giới. Sau đó, công ty lại dùng 40 triệu đô la để xây dựng trung tâm máy tính ở Anh, chuyên phục vụ các khách hàng ở châu âu.
Hiện nay, mức doanh thu hàng năm của công ty lên đến con số hàng tỉ đô la, có hơn 6 vạn nhân viên làm việc và quả thực đã trở thành tập đoàn tin tức hàng đầu thế giới.

Chương 19

Giả Sữa Sạn Đạo, Tập Kích Trần Thương
Trung tuần tháng 8 cuối thu, Chương Hàm, một viên tướng nhà Tần sau khi đầu hàng Hạng Vũ được Sở Hoài Vương phong là Ung Vương, đóng quân ở Quan Trung nhận được tin cấp báo nói là quân Hán đã đến Trần Thương là vùng đất thuộc Ba Thục, muốn tiến vào Quan Trung bắt buộc phải đi qua nơi này. Chương Hàm thất kinh. "Sạn đạo chưa sửa xong, lẽ nào quân Hán bay từ trên trời xuống?” .

Không lâu sau bữa tiệc ở Hồng Môn, Lưu Bang được Sở Hoài Vương phong là Hán Vương. Để tránh sự đối chọi ác liệt với Hạng Vũ và cũng là để làm tê liệt quân địch, lúc quân Hán tiến vào vùng đất được phong là Ba Thục, đã đốt hết sạn đạo theo sự sắp đặt của Trương Lương. Sạn đạo là con đường dựa vào vách núi cao và được làm bằng cọc gỗ lót ván. Đi vào Thục còn khó hơn lên trời. Thời xưa giao thông không thuận tiện, muốn ra vào Ba Thục đều phải đi trên những sạn đạo hiểm trở. Nay sạn đạo đã bị đốt, người đời cho rằng quân Hán tiến vào Thục giống như một đi không trở lại. Đây vừa là kế hoãn binh vừa là kế nghi binh.

Nay theo kế hoạch chiến lược trong "Hán trung đối" của Hàn Tín, đầu tiên phải chiếm được Quan Trung, sau đó mới nghĩ đến việc giành thiên hạ. Muốn tiến quân về phía đông thì trước tiên phải xây lại sạn đạo. Thế là Hàn Tín sai một số người ngựa giả vờ đi xây sạn đạo. Chương Hàm lập tức biết được tin này nhưng trong lòng không hề lo lắng: "Sạn đạo rất dài, không biết phải xây đến ngày tháng năm nào đây? Bọn họ cứ từ từ mà làm!". Ai ngờ sạn đạo chưa xây được bao nhiêu, quân Hán đã vào đến Trần Thương. Sự thất kinh của Chương Hàm khiến mọi người kinh hoàng khiếp sợ. Thế là, ông ta vội vàng dẫn quân đi chống cự, chuẩn bị quyết chiến với quân Hán. Chương Hàm trong lòng hiểu rất rõ quân Hán sẽ đánh vào địa bàn của ông ta trước.

Phàn Khoái, Quán Anh đem quân tiến công theo hai đường trước sau, Chương Hàm thấy đánh không lại liền rút quân vào trong thành, định dựa vào thành trì để cố thủ. Quân Hán bắc thang mây đánh thành, thế tiến công như vũ bão. Chương Hàm không có cách nào đành phải rút về Phế Khâu, một điểm nhỏ hơn, làm nơi kháng cự cuối cùng.

Đích thân đại tướng Hàn Tín đến Phế Khâu xem xét địa hình. ông nghĩ ra một kế. Lúc này, cha con Chương Hàm đã vô cùng hoảng loạn, lúc nào họ cũng cảnh giác địch tấn công. Ai biết rằng đến đêm, dân trong cứ điểm náo loạn không yên. Cha con Chương Hàm ra xem chỉ thấy nước không biết từ đâu dâng lên càng ngày càng cao, xem ra sắp dâng cao đến mấy thước. Thế nước ngày càng mạnh như tiếng vó gầm thét của muôn ngựa, không thể ngăn nổi.

Cha con Chương Hàm biết không thể giữ nổi Phế Khâu đành dẫn tàn quân chạy đến rừng đào ở gần đó. Thế nước kia dường như chỉ đối chọi với riêng họ. Họ vừa trốn đi nước lập tức rút xuống. Chương Hàm lúc này mới biết có người cố ý dùng thế nước để đánh thành. Xem chừng không còn đường thoát nên Chương Hàm rút kiếm tự vẫn, con trai ông ta là Chương Bình bó tay chịu trói. Đổng ế, Tư Mã Hân là hai Vương khác của Quan Trung thấy Chương Hàm thất thủ tự biết mình không phải là đối thủ của Lưu Bang cũng lần lượt đầu hàng. Không đến một tháng, toàn bộ Quan Trung đều rơi vào tay Lưu Bang, từ đó hoàn thành mục tiêu chiến lược bước một trong "Hán trung đối" của Hàn Tín.
Sáng xây sạn đạo, tối vào Trần Thương đó là điển cố nổi tiếng thời Hán. Nó thể hiện được một mưu trí tuyệt vời: "Mê hoặc đối phương bằng vẻ bề ngoài, tấn công nhân lúc đối phương không ngờ đến để giành chiến thắng”. Đây là một loại mưu kế đòi hỏi phải có trí tuệ cao mới nghĩ ra được, trừ phi là một trí tuệ giống đại tướng Hàn Tín. Trong thương trường hiện nay mưu kế này cũng có thể vận dụng nhưng phải có khả năng quan sát và khống chế tình hình một cách tài tình.

Nước Đức từng là quốc gia sản xuất bia nổi tiếng thế giới. Bia do họ sản xuất khác với các nước khác. Nó có một hương vị đặc biệt. Có lẽ là do nước quả lê ở bên các bờ sông và hương thơm thuần khiết của cây Hoa bia trên lãnh thổ Đức mà bia do nước Đức sản xuất trở thành một trong những đồ uống ngon nhất thế giới.

Có ông chủ của một công ty Nhật Bản rất quan tâm tới chuyện này. Ông ta hy vọng có thể phát tài nhờ sản xuất bia. Song người Đức không tiết lộ qui trình sản xuất bia, làm sao có thể biết được bí mật này? Vị giám đốc này vắt óc suy nghĩ, cuối cùng nghĩ ra một kế.

Hôm đó, tổng giám đốc nhà máy bia ở Đức đi ra ngoài. Lúc xe của ông ta vừa ra khỏi cổng nhà máy, thì bỗng nhiên xuất hiện một người quần áo rách rưới, từ phía đông đi lại. Lái xe vội vàng dừng xe bước xuống xem. Một chân của người đó đã bị cán gãy. Theo pháp luật của Đức, ô tô cán người bị thương phải bị xử lý. Tổng giám đốc hỏi thăm thì ra đó là một người Nhật đang gặp khó khăn nhưng ông ta lại rất biết điều, nghĩa là chỉ cần chữa trị cho ông ta, ông ta sẽ không nói chuyện này ra. Tổng giám đốc đồng ý. Ông đưa người Nhật đó vào viện chữa trị, tất cả chi phí đều do Tổng giám đốc trả.

Mấy tháng sau, vết thương của người đó đã khỏi nhưng trở thành tàn phế, Tổng giám đốc nói rằng có yêu cầu gì. ông ta nước mắt lưng tròng nói rằng: "Tôi đã là người tàn phế, không có nhà để về, nhưng tôi sẽ không dựa vào chức vị giám đốc của ông để làm khó dễ. Chỉ cần nhà máy không chê tôi là vô tích sự cho tôi cơm ăn là tôi mãn nguyện rồi." Yêu cầu này hoàn toàn không quá đáng nên tổng giám đốc sắp xếp ông ta làm ở phòng thường trực của nhà máy.

Trong nháy mắt đã ba năm trôi qua. Có một hôm vị tổng giám đốc bỗng phát hiện ra, người Nhật đó không biết đã đi đâu. Ba năm sau, Nhật Bản ngừng nhập khẩu bia của nhà máy này. Có chuyện gì vậy. Hóa ra, Nhật Bản đã sản xuất được loại bia này nên không cần nhập khẩu của Đức nữa.

Nhật vốn là một quốc gia nhập khẩu nhiều, chuyện làm ăn này không phải là nhỏ. Vị tổng giám đốc này quyết định đến Nhật Bản xem có khả năng tiếp tục xuất khẩu sang không. Lúc ông ta thăm hỏi các bạn người Nhật và bắt tay giám đốc nhà máy bia Nhật Bản, bất giác giật mình, đứng đối diện với ông chính là người đàn ông Nhật Bản bị ô tô của ông đâm gãy chân, trở thành tàn phế và đã từng làm bảo vệ ba năm ở nhà máy ông.
Màn "khổ nhục kế” này cũng giống với việc Hàn Tín xây sạn đạo cho Chương Hàm xem. Khi Chương Hàm vẫn còn say trong tiếng trống thì Hàn Tín đã tiến quân vào đến Trần Thương. Vở kịch của người đàn ông Nhật Bản kia cũng diễn rất đạt khiến cho vị tổng giám đốc nhà máy bia của Đức không hề biết gì. Lúc vị tổng giám đốc hiểu ra tất cả đều đã muộn, việc buôn bán đã bị Nhật Bản cướp mất.

Chương 20

Giỏi Khuấy Động Thế Trận Của Đối Phương
Ai cũng biết, mưu sĩ dưới thời Lưu Bang Hán Vương rất nhiều, Tây Sở Bá Vương chỉ có thể làm cô gia quả nhân. Nhưng thật không ngờ, không ít nhân tài dưới quyền Lưu Bang lại là thuộc hạ của Hạng Vũ trước đây. Đại tướng Hàn Tín, mưu sĩ Trần Bình là hai người trong số đó. Trần Bình chẳng qua chỉ là đô úy trong quân Sở nhưng sau khi đầu hàng quân Hán lại được đề bạt làm Tham Thặng kiêm Chưởng hộ quân.
Trần Bình tài trí hơn người, thường có những kế sách khiến mọi người kinh ngạc. Các tướng của Hán và bạn bè của anh ta đều không biết rằng lúc Trần Bình được tiến cử ra mắt Lưu Bang, anh ta đã hiến cho Hán Vương một diệu kế: "Nhân lúc Hạng Vũ phạt Tề, không lo đề phòng phía sau, ta tập kích doanh trại của chúng, đánh xuống Bành Thành, chặt đứt đường rút của Hạng Vũ”. Lưu Bang rất vui mừng, liền thăng chức cho Trần Bình.

Nhiều tướng lĩnh dưới quyền Lưu Bang rất bất bình về chuyện Trần Bình không có công trạng gì mà lại được trọng dụng. Họ cử Châu Bột, Quán Anh ra kiến nghị với Lưu Bang: "Đại Vương chớ xem Trần Bình đạo mạo trang nghiêm, e rằng là gối thêu hoa mà ruột cỏ, không có bản lĩnh gì. Nghe nói hồi còn ở nhà anh ta từng làm chuyện loạn luân, trộm cắp, sau khi gia nhập quân Hán lại nhiều lần nhận hối lộ của các tướng lĩnh". Lưu Bang nghe xong liền đi tìm Trần Bình vặn hỏi.

Trần Bình thẳng thắn trả lời: "Thần bỏ Sở quy Hán, trên đường chịu không biết bao nhiêu là vất vả, trong người không có một xu, sống thanh bần khổ sở nên đành phải nhận tiền của mọi người. Thần cho rằng chuyện này không quan trọng mà quan trọng là nếu Đại Vương cám thấy lời thần nói có thể dùng thì không cần phải để ý đến những chuyện này. Còn nếu không dùng được những lời thần nói thì tiền vàng vẫn còn đây tất cả đều có thể sung công quỹ." Về chuyện trộm cắp càng không cần nói nhiều. Lưu Bang đương nhiên là trọng cái tài của anh ta, còn những chuyện đồn đại nhảm nhí thì có quan hệ gì đến tài cán của anh ta? Thế là Lưu Bang không những không thu hồi tiền bạc mà còn hậu thưởng cho Trần Bình. Từ các quan cho đến trung úy hộ quân, tất cả lúc này mới không nói gì nữa. Tất nhiên, Trần Bình cũng không phụ sự ủy thác và kỳ vọng của Lưu Bang đối với anh ta, sau này đã hiến cho Hán Vương nhiều mưu kế quan trọng và có những cống hiến vô cùng to lớn.

Tìm kiếm nhân tài trong thương trường hiện đại có nhiều điểm tương đồng với "trọng dụng người tài" trong chiến tranh thời xưa. Tìm kiếm nhân tài đương nhiên là phải tìm những nhân vật kiệt xuất có thể cống hiến cho công ty. Xét từ ý nghĩa nào đó thì thương trường ngày nay là cuộc chiến về mưu trí và vì thế cũng là cuộc chiến về nhân tài. Có thể tìm được những nhân tài kiệt xuất hay không, điều này rất quan trọng. Nó quyết định sự thắng bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Năm đó, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty bách hóa Đông Cấp Khánh Thái của Nhật Bản, ông Khánh Thái Cương vừa qua đời, công ty làm ăn không tốt, lỗ vốn gần 2 tỉ yên, dường như đang đứng trên bờ vực phá sản. Vị chủ tịch hội đồng quản trị mới, ông Wazase ra sức cứu vãn tình hình, tìm cách kéo Sơn Bản Tông Nhị, thành viên hội đồng thường vụ của công ty Y Thế Đan về công ty mình. Liều chết cho người hiểu mình, Sơn Bản Tông Nhị để báo đáp ân tri ngộ của Ngũ Đảo Thăng đã làm việc không ngừng. Vì vất vả quá độ, bốn năm sau ông qua đời.
Tiếp theo Ngũ Đảo Thăng lại mời Điền Trung Chính Hựu vốn được mệnh danh là quỷ tướng quân nhờ vào ảnh hưởng to lớn của ngành bách hóa.

Hai hành động này đã làm chấn động giới doanh nghiệp Nhật Bản. Bởi vì trong ngành bách hóa của nước này, Sơn Bản, Điền Trung được mệnh danh là "Đông Sơn Bản, Tây Điền Trung”, Ngũ Đảo Thăng có thể kéo hai người này về làm việc cho mình quả thực không dễ dàng.
Tháng 4 năm 1978, Ngũ Đảo Thăng kiên quyết rời khỏi ghế chủ tịch hội đồng quản trị công ty bách hóa Westzi để làm chủ tịch ban giám đốc và giao cho Điền Trung Chính Hựu đảm nhiệm chức chủ tịch hội đồng quản trị. Điền Trung trước đây từng làm tổng giám đốc công ty, nay lại đảm nhận chức chủ tịch hội đồng quản trị, có thể thấy sự coi trọng của Ngũ Đảo Thăng đối với ông ta như thế nào.

Trong thương trường thế giới ngày nay, một mặt phải tìm cách lôi kéo nhân tài, mặt khác cần chú trọng giữ gìn họ, ổn định nhân tài, đề phòng người khác đến mua chuộc.

Tháng 3 năm 1992, thành phố Chu Hải, Trung Quốc cho đăng một tin làm kinh ngạc mọi người: Thị trưởng thành phố Chu Hải trịnh trọng tuyên bố trao thưởng cho 27 nhân viên có thành tích trong lĩnh vực khoa học. Theo quy định của thành phố số tiền thưởng sẽ là 4% lợi nhuận đã trừ thuế trong tổng số doanh thu bán các sản phẩm khoa học kỹ thuật do người nhận giải phát minh trong năm đó. Như vậy, 27 người này đều được trọng thưởng. Trong đó giải thưởng nhiều nhất gồm một 110 ngàn tệ, một chiếc xe hơi, một căn hộ khép kín có bốn buồng và hai phòng.

Tin tức truyền đi, cả nước xôn xao. Một tờ báo lớn ở Bắc Kinh nói: "Đây là một cảnh tượng náo nhiệt nhất của các phần tử trí thức Trung Quốc". Thâm Quyến thấy thế cũng không chịu thua kém đề ra chính sách trọng thưởng cho công dân có công 6% lợi nhuận đã trừ thuế. Các tỉnh như Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Liêu Ninh Sơn Đông, Vân Nam, Quý Châu, Hồ Nam cũng liên tiếp đề ra chính sách trọng thưởng hoặc các hoạt động tương ứng. Đối với Trung Quốc mở cửa nói riêng, đây là lần đầu tiên những hành động đãi ngộ nhân tài của các doanh nghiệp Trung Quốc đã khiến mọi người tập trung chú ý kể từ sau khi nước này tin tưởng gia nhập thông lệ quốc tế.

Chương 21

Có Cớ Xuất Quân, Trăm Trận Trăm Thắng

Trong thời gian này, Hán Vương Lưu Bang liên tiếp nhận được tin vui: Đầu tiên là Ngụy Vương Báo xin đầu hàng, tiếp theo quân Hán hạ được thành Hà Nội, bắt sống Ân Vương Tư Mã Ngang, rồi Trần Bình, một mưu sĩ quan trọng cũng đầu hàng ông ta. Bước tiếp theo, Lưu Bang muốn tiến công Bành Thành, sào huyệt của Hạng Vũ.

Lưu Bang dẫn quân xuống phía nam, qua bến Bình Âm. Lúc vừa đến Lạc Dương, Hán Vương gặp một cụ già dáng vẻ lọm khọm đang từ từ bước lại phía ông ta. Khi đến trước ngựa, cụ già rập đầu bái lạy. Lưu Bang ngạc nhiên, vội vàng xuống ngựa hỏi danh tính. Cụ già này họ Đổng, mọi người gọi cụ là Đổng Công, là tam lão của vùng Tân Thành, năm nay 82 tuổi. Thời đó, tam lão đều do những người lớn tuổi có danh vọng ở trong vùng đảm nhận. Ở thôn quê, tam lão có địa vị chính trị cao nhất và có trách nhiệm giáo hóa phong tục của vùng đó.

Lưu Bang hỏi Đổng Công có điều gì muốn nói. Cụ già nói tỉ mỉ từng câu từng chữ: "Thần được biết cổ nhân từng nói: "Người có đức thì vượng, kẻ thất đức thì vong" và còn nói: "Vô cớ xuất quân, việc ắt bất thành". Thần muốn hỏi một câu, Đại vương xuất quân rốt cuộc là muốn thảo phạt người nào?".
Lưu Bang trả lời rằng: "Hạng Vũ vô đạo, cho nên ta đến thảo phạt ông ta”.
Đổng Công lại nói: "Muốn mọi người biết ai là quốc tặc, có đầy đủ lý do mới có thể chinh phục nó. Muốn nói Hạng Vũ là kẻ bất nhân, quy đến cùng, anh ta đại nghịch bất đạo, đầu tiên là lưu đày, sau đó sát hại Sở Hoài Vương do mọi người lập nên là việc làm không thể dung tha, cho nên nói Hạng Vũ là đại tặc của thiên hạ. Nhớ lúc đầu, Đại Vương và Hạng Vũ cùng lập Sở Hoài Vương làm đế, nay Sở Hoài Vương lại bị Hạng Vũ giết chết ở Giang Trung. Tuy rằng dân chúng ở hai bên bờ sông đã an táng di hài của ông ta nhưng cuối cùng vẫn bị chết oan khuất không thể nhắm mắt. Theo ý của thần, nếu Đại Vương quả thực muốn tiến quân về phía đông thảo phạt Hạng Vũ tại sao không phát tang cho ông ta? Chính nghĩa ở bên cạnh Đại Vương thì nhất định sẽ giành được thắng lợi, binh lính ba quân cũng mặc tang phục màu trắng. Sau đó Đại Vương đem chuyện này bố cáo khắp thiên hạ, làm cho người người đều biết Hoài Vương bị Hạng Vũ sát hại. Như vậy, Đại Vương đã có cớ để xuất binh, khắp nơi đều ngưỡng mộ nhân đức của Đại Vương. Việc này cũng giống như ba triều đại Hạ, Thương, Chu trong lịch sử đã từng làm.
Đổng Công nói xong, Lưu Bang rất vui mừng: "Hay lắm! Nếu không gặp được cụ thì ta làm sao có thể nghe thấy những lời như vậy?”.

Thế là Lưu Bang cử hành tang lễ cho Sở Hoài Vương khóc lóc thảm thiết. Tướng sĩ ba quân cũng mặc tang phục ba ngày, cùng để tang ông ta. Sau đó, Lưu Bang sai sứ thần các lộ công bố với cả nước bài hịch văn thảo phạt Hạng Vũ. Trong đó nói rằng:
"Thiên hạ đều ủng hộ Nghĩa Đế, mọi người cùng tôn ông ta là thần. Nay ông ta bị Hạng Vũ lưu đày đến Giang Nam và sát hại, thực là đại nghịch bất đạo. Đích thân ta phát tang cho Nghĩa Đế, toàn quân đều để tang. Và điều động tất cả binh lính ở Quan Trung, thu nạp dũng sĩ ở vùng Tam Hà, xuôi theo sông Trường Giang nguyện cùng các chư hầu đi thảo phạt nước Sở trừng trị kẻ giết hại Nghĩa Đế”.
Từ đó, cuộc chiến tranh Hán Sở chính thức bắt đầu.

Đổng Công đề nghị Lưu Bang để tang Nghĩa Đế mục đích là lấy cớ xuất quân, giành thế chủ động về chính trị, từ đó bước đầu áp đảo đối phương về khí thế. Đây là một kế sách rất cao. Trong thương trường hiện đại, nắm được điểm yếu của đối phương, lấy đó làm cớ tấn công, khiến cho đối phương rơi vào tình thế khó khăn bị động. Đây cũng là một biện pháp rất thường thấy.

Đài Loan có một học giả văn nhân rất nổi tiếng tên là Lý Ngao. Những người biết đến học vấn uyên thâm của anh ta có rất nhiều nhưng lại rất ít người biết rằng anh ta thường xuyên lăn lộn trên thương trường. Thực ra, Lý Ngao tham gia thị trường cổ phiếu, theo đuổi ngành đầu tư không chỉ đã nhiều năm mà các biện pháp thao tác của anh ta cũng đạt đến trình độ lão luyện.

Năm 1979, Lý Ngao mua cổ phiếu của công ty Trung Tượng trị giá 20 vạn tệ Đài Loan. Hôm đó, anh ta lấy tư cách là cổ đông thu lại các thông báo họp hội nghị cổ đông. Bằng trực giác nhạy bén của mình, Lý Ngao cảm thấy bản thông báo này không đúng qui tắc, thế là nhân cơ hội này tiến hành cuộc điều tra. Qua điều tra, anh ta biết được báo cáo tài vụ của công ty trung tượng có chỗ không rõ ràng. Lý Ngao nắm lấy điểm yếu này dần dần tấn công từng bước.

Đầu tiên, anh ta viết một bức thư gửi cho ông Cô Chấn Phủ, chủ tịch hội đồng quản trị công ty Trung Tượng và ông Trương Minh Vũ, người giám sát thường trú của công ty này, chỉ trích họ không theo thông lệ đưa ra thông báo họp hội nghị cổ đông sớm trước một tháng và việc dời địa điểm công ty cũng thông báo cho cổ đông không theo thông lệ mà chỉ là một bản tin đăng báo bình thường. Tất cả đều vi phạm điều lệ của công ty. Lý Ngao yêu cầu phải được phúc đáp về những vấn đề này. Nhưng Cô Chấn Phủ và Trương Minh Vũ vẫn mặc kệ.

Mấy hôm sau, Lý Ngao lại gửi thư cho Trương Minh Vũ, yêu cầu phải điều tra rõ ràng việc Cô Chấn Phủ vi phạm điều lệ của công ty và việc kinh doanh mờ ám. Lần này, họ không thể trốn tránh được nữa, đành phải viết thư hồi âm.

Sau khi giành được thắng lợi bước đầu, Lý Ngao tranh thủ nêu ra 16 điểm nghi vấn gửi thư đến toàn thể hội đồng quản trị công ty Trung Tượng yêu cầu giải thích và muốn Cô Chấn Phủ tạ lỗi, bồi thường những tổn thất của cổ đông, đồng thời tung tin nếu không có biện pháp thực thi, anh ta sẽ giải quyết theo pháp luật.

Thế tấn công của Lý Ngao mạnh như vũ bão, bởi vì công ty Trung Tượng quả thực có điểm yếu đang nằm trong tay anh ta. Cô Chấn Phủ cảm thấy khó có thể ngăn nổi chuyện này, đành phải giơ cờ nghị hòa với Lý Ngao. ông ta đồng ý mua lại cổ phiếu trị giá 20 vạn tệ Đài Loan của công ty Trung Tượng nằm trong tay Lý Ngao với giá 200 vạn tệ và yêu cầu anh ta từ bỏ tư cách cổ đông công ty Trung Tượng.

Không ngờ, Cô Chấn Phủ nhà đại hào phú trong giới thương mại Đài Loan, ủy viên thường vụ Quốc dân đáng đã chịu thất bại trong vụ làm ăn ngấm ngầm với văn nhân Lý Ngao. Sau này, Lý Ngao càng ngày càng tinh thông những chuyện như vậy trở thành tay thiện nghệ chuyên "sửa chữa" các ông chủ lớn trong giới thương mại Đài Loan.
Nắm được điểm yếu, có cớ xuất quân, đánh đuổi đến cùng, quét sạch kẻ địch. Thành công của Lý Ngao chẳng phải cũng chứng minh tính đúng đắn của đạo lý này sao?
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét