Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tần Hán 1 - 30-7

Trang 7 trong tổng số 9

Chương 22

Dương Đông Kích Tây, Công Việc Thuận Lợi
Quân Hán và quân Sở chuyển cuộc chiến tranh đến Quan Đông. Lương bổng của quân Hán hoàn toàn dựa vào Túc Hà ở Quan Trung vận chuyển đến. Đường xa, lương thực vận chuyển khó khăn nên thường xuyên không thể tiếp tế kịp thời. Nhưng trời không tuyệt đường của con người, nhà Tần có xây một kho lương thực lớn ở gần Huỳnh Dương gọi là kho Ngao. Để giải quyết bài toán không đủ quân lương, quân Hán chiếm lấy kho Ngao và để vận chuyển được thuận tiện, Lưu Bang đến đóng quân ở Huỳnh Dương chỉ huy cuộc chiến.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Lúc này, Cửu Giang Vương Anh Bố vừa được Hán Vương chiêu hàng, Hạng Vũ vì chuyện này giận đến nỗi dựng ngược cả tóc chuẩn bị đích thân dẫn quân đi đánh thành Huỳnh Dương. Mưu sĩ Phạm Tăng hiến kế: "Hán Vương cố thủ Huỳnh Dương, chẳng qua là dựa vào kho Ngao để lấy lương thực cho tiện lợi. Nay muốn đánh Huỳnh Dương, chỉ cần chặn đứng kho Ngao. Huỳnh Dương bị cắt đường tiếp tế thì chỉ trong nháy mắt có thể đánh bại".

Quả nhiên, sau khi đường tiếp tế lương thực vừa bị cắt đứt thành Huỳnh Dương lại bị quân Sở bao vây, tướng sĩ trong thành ngày đêm chiến đấu, sức cùng lực tận, thêm vào đó lương thực không được tiếp tế, giữ được thành buổi sớm, không chắc giữ được buổi tối, vì thế Lưu Bang vô cùng lo lắng. Trường Lương, Trần Bình vốn túc trí đa mưu là thế mà lúc này cũng không làm gì được. Đúng lúc đang lo lắng bỗng có một vị tướng bước vào trong trướng của trung quân, chỉ thấy anh ta lời lẽ khẳng khái, sẵn sàng tan xương nát thịt để báo đáp ân tri ngộ của Lưu Bang. Hán Vương nhìn kỹ thì ra là Kỉ Tín - một tướng của ông ta.
Đứng lên trước các tướng lĩnh hai bên, Kỉ Tín nói nhỏ: "Mấy tháng nay, Đại Vương giữ thành rất vất vả quân càng đánh càng ít, lương càng ăn càng hết, xem chừng khó giữ được lâu, tốt nhất là đi phá vòng vây. Hiện nay bốn phía đều có địch, không có khe hở nào có thể phá. Chi bằng để tôi ra ngoài thành trá hàng thay Đại Vương, nhân lúc chúng không phòng bị, Đại Vương thừa cơ phá vòng vây". Lưu Bang nghĩ đi nghĩ lại Kỉ Tín đi lần này lành ít dữ nhiều, rưng rưng nước mắt nói rằng: "Tướng quân trung thành như vậy, mong ông trời phụ hộ cho tướng quân". Kỉ Tín nói: "Thần chết cũng không uổng".
Sau đó, Lưu Bang cho triệu Trần Bình vào trướng, đem kế xin chết để trá hàng của Kỉ Tín nói cho anh ta. Trần Bình nghe xong lại hiến thêm một kế nữa cho Lưu Bang. Lưu Bang không ngớt mồm khen hay.
Cạnh đó, Hạng Vũ sau khi nhận được thư đầu hàng do sứ thần của Hán Vương mang đến thì rất vui mừng, vội hỏi sứ giả: "Chúa công nhà ngươi lúc nào ra hàng". Sứ giả trả lời rằng: "Đêm nay chúa công tôi sẽ ra hàng". Hạng Vũ lập tức hạ lệnh cho Chung Ly Muội các chiến tướng dưới quyền chỉ huy quân trấn thủ, đợi Lưu Bang xuất hiện liền ra tay.

Nhưng cho đến tận lúc hoàng hôn, trong thành Huỳnh Dương vẫn không hề có động tĩnh gì. Nửa đêm, cửa phía đông của thành bỗng nhiên mở ra và xuất hiện một tốp con gái mặc giáp trụ. Quân Sở đang sinh nghi, bỗng nghe thấy một giọng con gái nũng nịu cất lên: "Chị em chúng tôi ở trong thành không có ăn không có mặc, đành phải trấn đi nơi khác mưu sinh, xin các tướng quân rộng lòng thương, cho chúng tôi một con đường sống”. Quân Sở vẫn còn nghi ngờ về trang phục của họ. Nhưng họ lại nói: “Chúng tôi không có quần áo mặc, nên phải mặc khí giáp của quân Hán để chống lạnh, xin chớ lấy làm lạ".
Từ xưa đến nay, nam không đấu với nữ đã trở thành truyền thống của người Trung Quốc. Quân Sở thấy thế cũng không tiện can thiệp. Điều kỳ lạ là tốp con gái đó đi lại nườm nượp không hết. Tốp này đi lại đến tốp khác. Đám quân Sở đã lâu không ngửi thấy mùi đàn bà nên cứ đứng ngây ra ở đó. Chỉ thấy quân Sở vây lại xem càng ngày càng đông. Quân trấn thủ ở mấy cửa thành khác cũng đến đây để xem cảnh tượng náo nhiệt. Nhân cơ hội này, Lưu Bang dẫn Trần Bình, Trương Lương, Hạ Hầu Anh, Phàn Khoái trốn ra ngoài thành.
Đến khi trời sáng, đám con gái đã đi gần hết, từ trong thành một chiếc long xa đi ra, trong đó có một vị vương ngồi nghiêm chỉnh. Quân Sở lại xem đều cho rằng đó là Lưu Bang ra hàng, vội vàng báo với Hạng Vũ. Hạng Vũ đích thân xuất cung, nhưng trên xe không có người đi xuống. Hạng Vũ đến gần nhìn kỹ trang phục người trên xe mặc là của Hán Vương nhưng dung mạo lại không giống. Hạng Vũ nghiêm giọng hỏi: "Ngươi là ai mà dám mạo nhận Hán Vương? "Người trong xe trả lời: "Ta chính là Kỉ Tín, tướng của Hán." Hạng Vương biết mình đã trúng kế, thở phì phì tức giận ra lệnh đem cả người lẫn xe đốt hết thành tro.

Vở kịch "giương đông kích tây do Kỉ Tín, Trần Bình hợp diễn đã đảm bảo cho bộ chỉ huy của Lưu Bang và chủ lực của quân Hán an toàn rời khỏi Huỳnh Dương, rất tuyệt vời, tuy nhiên cũng phải trả giá bằng sự hy sinh. Kế "Giương đông kích tây" này cũng có thể đạt được thành công ngoài dự đoán trong thương trường hiện đại. Bao Ngọc Cương, vua thuyền của Hồng Kông, dùng trí đoạt "Cửu Long Thương" là một ví dụ tiêu biểu.

Năm 1977, Lý Hy Thành, một người buôn bán bất động sản ở Hồng Kông, biết được một tin tình báo quan trọng: Giám đốc công ty 100% vốn của Anh lớn nhất Hồng Kông Jakery tuy nói là cổ đông lớn nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn Cửu Long Thương nhưng thực tế chỉ có không đến 20% cổ phần. Lý Hy Thành để ý rằng Tiêm Sắc Thủy đã trở thành khu thương mại phồn vinh mà giá cổ phiếu của Cửu Long Thương ở sát cạnh nó lại thấp đến tội nghiệp. Theo lý mà nói, nơi đây phải sớm trở thành "tấc đất tấc vàng” rồi. Ai nhân lúc giá thấp ngầm mua 20% cổ phiếu, người đó sẽ có thể cạnh tranh với Jakery.

Năm sau, Lý Hi Thành với danh nghĩa là cổ đông dần dần mua gần hết 20% cổ phần Cửu Long Thương. Nhưng anh ta cảm thấy mình vẫn không phải là đối thủ cạnh tranh của Jakery, bởi vì anh ta dù sao cũng chỉ là người mới giàu. Thế là anh ta tìm đến Bao Ngọc Cương hy vọng Bao Ngọc Cương bằng của cải hùng hậu có thể làm được việc này. Bao Ngọc Cương rất tán thành chuyện này. Anh ta mua hết toàn bộ 20% cổ phần của Cửu Long Thương. Để báo đáp, Bao Ngọc Cương nhận mua cổ phiếu trị giá 9000 vạn bảng Anh của Hoàng Phố từ ngân hàng đến Hối Phong và cho Lý Hi Thành. Hai người đều rất vui mừng vỗ tay tán thưởng chủ kiến.

Jakery biết được Bao Ngọc Cương tiếp nhận cổ phần Cửu Long Thương, lúc đầu còn chế giễu anh ta mua mù quáng, sau này sẽ hối hận. Không ngờ thế đứng của những cổ phiếu này rất vững vàng, không sụt đi mà còn tăng lên. Đến lúc Bao Ngọc Cương đã chiếm được 30% cổ phần Cửu Long Thương, Jakery không cười được nữa. Lúc cổ phiếu lên giá đến 50 đô la Hồng Kông một cổ phiếu thì Jakery thật sự lo lắng, chuẩn bị thu hồi cổ phiếu của Cửu Long Thương với giá cao.

Nhưng Bao Ngọc Cương lại giương đông kích tây. Ông ta đột nhiên bán toàn bộ cổ phần ở Cửu Long Thương cho công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế Long Phong. Giá mỗi cổ phiếu là 55 đô la Hồng Kông. Sau đó, anh ta đến Anh "làm việc". Ngoài mặt, Bao Ngọc Cương đã rút lui nhưng trên thực tế đây là vở kịch do anh ta đạo diễn. Jakery không biết là kế, lập tức hành động dồn dập, đăng quảng cáo trên các báo thu hồi cổ phiếu của Cửu Long Thương.

Bao Ngọc Cương ngầm bố trí lực lượng bán đi rất nhiều cổ phiếu của các công ty khác, gom được một khoản tiền lớn, đợi Jakery phơi bày thực lực, liền trở về Hồng Kông chuẩn bị phản kích. Số cổ phiếu bán cho công ty Long Phong lúc đầu vẫn còn nguyên vì công ty Long Phong là một chi nhánh của công ty Hoàn Cầu Bao Thị. Bấy giờ anh ta lại thu mua cổ phiếu trị giá 2000 vạn của công ty Cửu Long Thương với giá 105 đô la Hồng Kông một cổ phiếu. Những người chơi cổ phiếu đều biết, giá cổ phiếu của công ty Cửu Long Thương lúc này là cao nhất. Nếu không bán thì còn đợi đến khi nào? Thế là toàn bộ cổ phần của công ty Cửu Long Thương ở trong tay các cổ đông đều rơi vào tay của Bao Ngọc Cương.

Đến lúc này, Bao Ngọc Cương hoàn toàn khống chế việc thu mua công ty Cửu Long Thương. Mấy hôm sau Bao Ngọc Cương chủ trì cuộc họp hội đồng quản trị lần thứ nhất của công ty Cửu Long Thương mới. Công ty Cửu Long Thương, một kho vàng lớn, đã bị một người Trung Quốc giành được với giá rẻ từ trong tay một người Anh. Cho dù xét từ góc độ kinh tế hay chính trị, nó đều có ảnh hưởng rất to lớn. Cuộc chiến giữa các cổ đông nổi tiếng thế giới trong lịch sử đầu tư của Hồng Kông này cuối cùng đã kết thúc bằng việc Bao Ngọc Cương giương đông kích tây đánh bại nhà tư bản người Anh Jakery.

Chương 23

Phân Rõ Ngọn Nguồn, Biết Được Lời Nói Thật

Hôm đó, Lưu Bang đang ăn trưa. Trương Lương có việc xin gặp thấy Hán Vương vẫn chưa ăn xong, vội tránh đi. Lưu Bang nhìn thấy liền gọi anh ta lại: "Tử Phòng đến rất đúng lúc mau đến đây cùng ta thương lượng một việc". Trương Lương bước lên phía trước, Lưu Bang hỏi anh ta: "Gần đây có người hiến kế xin ta phân phong cho hậu duệ của 6 nước thời Chiến quốc để kiềm chế quân Sở. Ngài xem kế này có dùng được không?"

Trương Lương nghe xong, không cho là như vậy, nên tâu lên rằng: "Người nào dâng cho Đại vương một chủ ý tồi như vậy? Làm như thế, sự nghiệp của Đại Vương sẽ giống như "kiếm củi ba năm thiêu một giờ !" Lưu Bang buông bát đũa, đem những lời Lệ Thực Kỳ nói một năm một mười kể lại cho Trương Lương.

Lệ Thực Kỳ là một nho sinh. Ông ta rất ủng hộ sự nghiệp phản Tần của Lưu Bang. Lúc Lệ Thực nhiệt tình đến đầu quân Hán Vương, Lưu Bang nói Lệ Thực Kỳ không giống nho sinh. Lệ Sinh cao giọng nói liền một mạch: "Ta là tên nát rượu ở Cao Dương." Lưu Bang lúc này mới cho ông ta vào. Khi Lệ Sinh đến, Hán Vương đang rửa chân. Thấy thái độ đối xử lạnh nhạt của Lưu Bang, ông ta liền nói: "Túc hạ quả thật muốn đánh đuổi quân Tần bạo ngược, tại sao lại lãnh đạm với người già? Nếu không có người hiến kế cho ông, ông sẽ chống lại nhà Tần như thế nào?” Những lời nói của Lệ Sinh làm Lưu Bang giật mình, vội vàng đứng dậy, tiếp đãi ông ta như thượng khách. Từ đó về sau, Lệ Sinh đã đưa ra nhiều chủ ý hay cho Hán Vương.

Lần này, vì lương thực trong thành Huỳnh Dương ở kho Ngao bị Hạng Vũ chiếm mất nên Lệ Sinh lại đến hiến kế. Ông ta nói: "Hạng Vũ khuynh quốc đến đây, nhuệ khí đang hăng, không thể nghênh đánh trực diện. Chỉ có phân phong chư hầu, kiềm chế quân Sở mới có thể hòa hoãn". Thế là ông ta trích dẫn kinh điển, giáng đạo lý phân phong của nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu. Lưu Bang không hiểu lịch sử, nghe xong cảm thấy có lý liền sai người khắc ấn giám, chuẩn bị để Lệ Sinh lên đường làm việc này.

Trương Lương sau khi nghe được, thận trọng phân tích lợi hại cho Hán Vương: "Thương, Chu thảo phạt Hạ Kiệt, Ân Trụ, nhưng vẫn phong cho hậu duệ của họ là chư hầu, là để có thể khống chế nó, nó lấy điều kiện tiên quyết là khống chế. Hiện nay Đại Vương có thể khống chế Hạng Vũ không? Võ Vương sau khi trốn vào địa giới Ân Thương vẫn vỗ về những người già trung thành với nhà Ân Thương, phân phát lương thực để cứu đói và thể hiện không muốn đánh nhau bằng vũ lực, cất vũ khí vào kho, thả ngựa về núi Nam. Tất cả những việc làm này đánh dấu chiến tranh sắp đi đến kết thúc. Điều này có thể thích hợp với tình hình hiện nay của Đại Vương không? Hiện nay những người chiến đấu vì đại vương không được một tấc đất phong mà con cháu của sáu nước kia không hề có công trạng gì lại được phân phong, sau này Đại Vương dựa vào ai để giành thiên hạ? Nếu lực lượng của Sở Bá Vương không mạnh thì cũng đã là chuyện đáng để nói còn nếu lực lượng của ông ta rất mạnh, vương mới của sáu nước ắt sẽ quy thuận Hạng Vũ, đến lúc đó Đại Vương sẽ thao túng họ như thế nào? Tất cả những điều này chẳng phải chứng minh sự nghiệp của Đại Vương sẽ giống như "kiếm củi ba năm thiêu một giờ sao?”.

Từng câu từng câu của Trương Lương đều có lý, kiến giải có căn cứ nhất định khiến cho Lưu Bang giận đến nỗi cơm trong mồm rơi ra hết, quát lớn lên rằng: "Tên nho sinh không hiểu biết này, suýt nữa đại nghiệp của ta đã bị hủy hoại trong tay ông ta. May mà Tử Phòng chỉ rõ cho ta, nếu không sai phạm lần này thật là lớn". Sau đó ra lệnh hủy ấn giám, vứt bỏ ý nghĩ phân phong cho chư hầu sáu nước.

Ý kiến, kiến nghị của người khác, không nghe thì không đúng. Giống như Hạng Vũ, bảo thủ cố chấp, không chịu lắng nghe các ý kiến khác nhau, cuối cùng chỉ có kết cục là cô gia quả nhân. Nhưng cũng không thể mù quáng nghe theo lời người khác, phải tìm hiểu ngọn nguồn, phân tích cặn kẽ xem nó có đúng là có thể thực hiện không, nếu không cũng sẽ gặp thất bại. Đạo lý này, trong chiến tranh quân sự thời xưa và trong thương trường hiện nay đều giống nhau.

Năm 1984, máy tính điện tử bỏ túi các nhãn hiệu của nhiều quốc gia chuyển khẩu ở Hồng Kông ồ ạt xâm nhập vào thị trường Trung Quốc đại lục. Tất cả các công ty kinh doanh sản phẩm này đều lời to khiến mọi người ngưỡng mộ.

Ở thành phố nọ có một công ty điện tử cấp tỉnh cũng nóng lòng muốn thử. Đúng lúc đó, có một khách hàng cung cấp cho công ty một thông tin, có một thương nhân người Hồng Kông cần bán gấp lô hàng máy tính hiệu 838. Lãnh đạo của công ty đã bị hấp dẫn bởi vụ làm ăn lớn này, nhất trí đồng ý mua nó. Tổng giám đốc còn tích cực hơn, quyết định do đích thân ông ta đi Hồng Kông thương lượng. Đây là vụ làm ăn lớn, trị giá 300 vạn nhân dân tệ. Vì thế công ty phải vay gấp 200 vạn. Với vụ làm ăn lớn như vậy, liệu có rủi ro hay không cũng có người nghĩ đến. Phó giám đốc công ty nhắc nhở tổng giám đốc: "Nếu làm được vụ buôn bán này, chỉ tiêu lợi nhuận của công ty có thể hoàn thành trước kế hoạch. Đây tất nhiên là một việc tốt. Nhưng nếu làm không được thì đối với công ty mà nói đó là một tổn thất lớn. Chúng ta đều không hiểu gì về lai lịch ngọn nguồn của vị thương nhân Hồng Kông nên không thể tùy tiện hành sự, nếu không sẽ lỗ nặng. Nhưng tổng giám đốc không hề chú ý đến những lời anh ta nói, vội vàng bay đến Hồng Kông để câu con cá lớn trong suy nghĩ của ông ta.

Ai biết được, người mà tổng giám đốc gặp là một tên gian thương xảo quyệt. Khi anh ta biết vị tổng giám đốc này đã mắc câu, trong lòng rất vui mừng. Đầu tiên anh ta để tổng giám đốc cùng các nhân viên đi cùng đi chơi khắp nơi, nhân lúc du ngoạn vui vẻ, vị thương nhân này tung tin nói rằng không ít khách hàng ở đại lục đến Hồng Kông đàm phán vụ làm ăn này, vừa kéo tổng giám đốc đi "kiểm hàng", vừa bàn bạc giá cả.

Một nhân viên đi theo nhắc nhở tổng giám đốc. Anh ta nói hành vi của vị thương nhân này bí hiểm, nên tìm hiểu kỹ tình hình trước rồi mới ký hợp đồng. Nhưng tổng giám đốc cho rằng sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Để có thể nhanh chóng lấy được hàng, tránh đêm dài lắm mộng, tổng giám đốc vội vàng ký hợp đồng với thương nhân người Hồng Kông. Không những ký hợp đồng mà còn trả trước toàn bộ tiền hàng. Sau khi nhận được hàng, ông ta lại không kiểm tra kỹ, ngày đêm áp tải hàng về công ty.

Khi tổng giám đốc hớn hở xuất hiện ở công ty, cả công ty đều vui mừng. Nhân lúc hứng thú, tổng giám đốc ra lệnh mở thùng. Nhưng khi thùng vừa mở, mọi người đều đờ đẫn. Hơn 90% số hàng này là giả. Như bị dội một gáo nước lạnh, vị tổng giám đốc ngẩn ra trong chốc lát, không biết nói gì mới phải.

Lúc này, ông ta mới nghĩ đến đi tìm vị thương nhân Hồng Kông thông qua Bộ thương mại quốc tế, nhưng đã quá muộn. Công ty sai người đến Hồng Kông tìm anh ta nhưng ở bên đó anh ta đã sớm bỏ trốn, không để lại dấu tích gì. Bọn họ đến cơ quan có trách nhiệm của Hồng Kông để điều tra thì hồ sơ đăng ký không có tên người này. Như vậy, khoản tiền lời trị giá 300 vạn đã bị lừa mất.

Không tìm hiểu kỹ tình hình đã vội vàng quyết sách, vừa không tìm người trong nghề để được tư vấn, vừa không điều tra rõ nội tình trong đó, mười người như vậy thì cả mười đều bị mắc lừa.


Chương 24

Không Biết Kế Phản Gián, Ôm Hận Ngàn Năm

Nhân tài dưới quyền Lưu Bang rất đông, Hạng Vũ bảo thủ cố chấp, mưu sĩ bên cạnh ông ta chỉ còn có Phạm Tăng. Hôm đó Hán Vương Lưu Bang sợ không giữ nổi thành Huỳnh Dương nên sai sứ thần đi giảng hòa với Sở. Nhưng Hạng Vũ không có ý giảng hòa, thế là sai sứ thần sang trại quân Hán một mặt là thưa lại với Lưu Bang, mặt khác muốn thăm dò thực hư.

Trần Bình xem xét, trong đầu lóe lên một ý nghĩ, đây chẳng phải là cơ hội phản gián sẵn có ư? Anh ta bàn bạc với Hán Vương, để Hán Vương giả vờ say rượu, mơ mơ màng màng đối đáp với sứ thần của Sở vài câu, rồi để Trần Bình mời ông ta ăn cơm trưa. Trần Bình đưa ông ta đến phòng khách, vừa ngồi xuống liền nhìn thấy một tốp người hầu, tay bưng dê bò lợn gà và rượu ngon thịt tươi đi về hướng nhà bếp. Đúng lúc, sứ thần nước Sở đang suy nghĩ miên man, trù tính Hán Vương sẽ tiếp đãi đặc biệt thì Trần Bình đã đến bên cạnh ông ta.

Trần Bình trước tiên hỏi thăm tình hình gần đây của Phạm Á Phụ và hỏi Phạm Á Phụ có gửi thư đến không. Sứ thần nước Sở nói. "Tôi phụng mệnh của Hạng Vương, đến đây vì chuyện nghị hòa, không phải do Phạm Tăng cử đến". Trần Bình nghe xong, cố tình nói một cách lạnh nhạt: "Ồ, hóa ra là sứ giả của Hạng Vương". Nói xong liền dặn dò kẻ hầu bê các đồ ngon của lạ lúc nãy đi và nói với đầu bếp: "Ông ta không phải do Phạm Á Phụ sai đến, sao phải long trọng đón tiếp ông ta”.

Sứ thần nước Sở ngồi mãi đến lúc mặt trời lặn, bụng đói cồn cào, mới thấy hai người bưng thức ăn đến. Nhìn vào chỉ thấy toàn rau dưa, không có cả thịt cá. Ông ta định nổi cáu, tiếc rằng bụng đang đói đành ăn tạm một ít. Không ngờ rau thì hôi, rượu thì chua, cơm thì nát. Đây là cơm rau đã bị ôi thiu từ lâu bảo ông ta làm sao có thể nuốt trôi? Sứ thần nước Sở càng nghĩ càng tức, buông bát đũa đi ra khỏi phòng khách, rồi vội vàng rời khỏi thành.

Ông ta chạy một mạch về đến doanh trại quân Sở một năm một mười báo cáo lại với Hạng Vũ và nói rằng Phạm Tăng tư thông với Lưu Bang, cần phải đề phòng. Hạng Vũ không tìm hiểu kỹ, nghe xong báo cáo, liền không kìm được tức giận: "Ta từ lâu đã nghe thấy những chuyện có liên quan đến ông ta nhưng vẫn cho rằng ông ta là người đáng tin cậy, không ngờ đúng là có chuyện tư thông với địch. Lão thất phu này e là khó mà sống nổi nữa rồi". Nói rồi liền cho triệu Phạm Tăng vào trướng để làm sáng tỏ. May mà các tướng lĩnh ở hai bên tỉnh táo nhắc nhở Hạng Vũ không thể xử lý quá nóng vội, phải đợi có bằng chứng rõ ràng mới hỏi tội.
Không ngờ Hạng Vũ là người không giữ được bình tĩnh. Không cần mất nhiều thời gian, Phạm Tăng đã tự tìm đến. Ông ta đến để khuyên Hạng Vũ nên nhanh chóng đánh thành Huỳnh Dương. Vừa nhìn thấy Hạng Vũ, Phạm Tăng liền tâu rằng: "Cổ nhân từng nói: Đáng đứt không đứt, sau này ắt đại loạn. Lần trước, trong bữa tiệc ở Hồng Môn, thần khuyên Đại Vương nên giết Lưu Bang nhưng Đại Vương không nghe, thả hổ về rừng vì thế mới tạo nên cục diện ngày hôm nay. Nay Lưu Bang bị nguy khốn ở Huỳnh Dương. Đây là một cơ hội tốt. Nếu lại để ông ta trốn thoát, sau này hối hận cũng không kịp". Không ngờ Hạng Vũ nổi giận đùng đùng nói rằng: "Không phải là ta không nghe ông, sợ rằng thành Huỳnh Dương chưa hạ được, tính mệnh của ta đã bị ông lấy mất rồi!".
Phạm Tăng lấy làm ngạc nhiên về những lời trách mắng của Hạng Vương, một lúc sau mới phản ứng lại, lòng thầm nghĩ hay là Hạng Vũ đã nghi ngờ mình? Thế là ông ta thưa lại rằng: "Việc trong thiên hạ đã định, xin Đại Vương hãy tự quyết định, không nên mắc mưu kẻ địch. Thần đã già, cũng nên sớm từ quan. Nếu đã như vậy, đành phải cáo lão hồi hương vậy". Nói rồi cúi đầu bỏ đi. Hạng Vũ cũng không níu giữ.

Phạm Tăng vừa đi vừa nghĩ, càng nghĩ càng tức, càng nghĩ càng cảm thấy uất ức. Mấy ngày nay chỉ mải đi, cả trà cơm cũng không nghĩ đến. Một người già đã 70 tuổi mà trong lòng buồn bực là rất có hại cho sức khỏe. Cuối cùng vào một ngày ông ta đổ bệnh trong một quán trọ ở Hạ Thạp, trên lưng có một vết lở loét dài. Xe vẫn chưa đến Bành Thành thì chất độc đã xâm nhập vào chỗ hiểm, cuối cùng chết ở giữa đường.
Phản gián từ trước đến nay là một mưu kế thường được vận dụng trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế cả trong và ngoài nước. Hạng Vũ hữu dũng vô mưu, bằng kế phản gián của Trần Bình đã mất đi Phạm Tăng mưu sĩ duy nhất của mình. Đây là một nước cờ vô cùng quan trọng đối với sự thất bại của Hạng Vũ sau này. Xét từ ý nghĩa này, sự cạnh tranh trong thương trường hiện nay cũng là một cuộc chiến đặc biệt. Các thủ đoạn trong chiến tranh gián điệp với nhiều hình thức xuất hiện liên tiếp, tầng tầng lớp lớp. Những ví dụ như vậy quả thực rất nhiều.
Ở Pháp có một nhà máy hóa chất nổi tiếng. Nó nghiên cứu ra một loại thuốc tẩy rửa kiểu mới, khả năng tẩy bẩn rất mạnh và nhận được sự quan tâm của thị trường. Con đường tiêu thụ tươi sáng đã làm cho nhà máy hóa chất này thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ. Sự kiện này đã gây ra sự chú ý của một công ty cùng ngành ở Mỹ. Họ rất hy vọng lấy được những tài liệu có liên quan đến loại thuốc tẩy rửa này một cách nhanh nhất.
Hôm đó, các tờ báo lớn ở Paris đều đăng quảng cáo của công ty hóa học nào đó ở Mỹ, trong đó nói rằng: "Công ty muốn mời tám chuyên gia hóa học cao cấp để thành lập một nhà máy hóa học ở châu âu, đãi ngộ tốt".
Sau khi quảng cáo được đăng, những người đến thi tuyển nườm nượp. Trong đó có vài người là chuyên gia của công ty sản xuất thuốc tẩy rửa kiểu mới nọ. Công ty bên Mỹ trong lúc phỏng vấn họ không ngừng thu thập các thông tin. Sau vài cuộc phỏng vấn, công ty phía Mỹ đã tìm hiểu được qui trình sản xuất và phương pháp chế tạo loại thuốc tẩy rửa kiểu mới trên nhiều góc độ, nhiều phương diện từ miệng của những người khác nhau. Sau cùng, công ty phía Mỹ nói một câu: "Các bạn hãy bình tĩnh đợi tin vui".
Đã mấy tháng trôi đi, mấy vị chuyên gia này vẫn không thấy "tin vui" đến. Trái lại, công ty của Mỹ đã sản xuất được loại thuốc tẩy rửa kiểu mới, không những họ chiếm lĩnh được thị trường nước Mỹ mà con xâm nhập vào thị trường quốc tế.
Năm 1973, Liên Xô cũ từng đến Mỹ tung tin muốn tìm một công ty chế tạo máy bay để cùng xây dựng nhà máy chế tạo máy bay chở khách phản lực lớn nhất thế giới. Mấy công ty máy bay ở Mỹ chỉ sợ vụ làm ăn lớn này bị người khác cướp mất, đều một mình đến tiếp xúc với phía Liên Xô.
Công ty Boeing vì muốn lên trước các công ty khác nên đồng ý đầu tiên để 20 chuyên gia Liên Xô đến công ty khảo sát. Những chuyên gia này sau khi đến thăm không chỉ lấy đi nhiều tài liệu mà còn chụp được không ít ảnh và ăn trộm kế hoạch sản xuất máy bay. Nhưng sau khi các chuyên gia Liên Xô đi rồi thì không thấy nhắc đến "vụ làm ăn lớn".
Không lâu sau, người Mỹ phát hiện ra Liên Xô cũ sử dụng tư liệu kỹ thuật do công ty Boeing cung cấp thiết kế chế tạo ra máy bay vận chuyển phản lực cỡ lớn Ilaxi. Điều này khiến phía Mỹ vô cùng khó hiểu. Bởi vì họ không hề cung cấp cho đối phương phương pháp phối chế tài liệu hợp kim liên quan đến chế tạo máy bay. Vậy thì máy bay phản lực Ilaxi của Liên Xô cũ đã được sản xuất như thế nào?

Nguyên nhân là các chuyên gia khi đến tham quan đã đi một đôi giày da đặc biệt ở chân. Đế giày của loại giày da này có thể hút những vụn sắt nguyên chất vãi ra khi sản xuất linh kiện máy bay; Điều cơ mật mang tính then chốt này đã bị ăn cắp như vậy.

Xem ra, những hành vi này đều rất vô đạo đức. Song, bạn có thể nói là nó không có tác dụng lớn không? Trong binh pháp có câu: "Đánh nhau không ngại dối trá", vậy trong thương trường thì sao? Những trò ma quỷ kiểu này sẽ còn nhiều hơn. Những người lương thiện không thể không cảnh giác cao độ đối với nó.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét