Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tần Hán 61 - Hết 2

Trang 2 trong tổng số 8

Chương 65

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Đối Tốt Với Người, Lấy Nhu Thắng Cương
Trác Mậu là người huyện Uyển thời Tây Hán. Tổ phụ và cha của ông đều là quan địa phương. Từ nhỏ ông đã được sống cùng sách vở thánh hiền. Thời Hán Nguyên Đế ông đến kinh đô Trường An tìm thầy học, người thầy này chính là tiến sĩ Giang Sinh trong triều. Dưới sự chỉ bảo của thầy, ông sớm tinh thông các kinh điển, trước tác như "Kinh Thu”, "Lễ Ký", tường thiên văn, nhân văn, địa lý. Ông còn tận tâm theo học tư tưởng của thầy mình. Với sự khổ luyện âm thầm đó, cuối cùng thì ông cũng trở thành một nho sĩ uyên thâm. Trong đám bạn học, ông nổi tiếng là người nhân hậu, đối với bậc tiền bối, bậc thầy ông một lòng cung kính, đối với đồng hương, bạn cùng trang lứa dù là quan hay dân ông đều quý mến, tôn trọng như nhau.
Học thức của Trác Mậu và phẩm cách của ông được mọi người ngợi ca. Thừa tướng phủ thấy vậy bèn triệu ông vào phủ, phong cho một chức vị. Một lần ông vừa đuổi ngựa ra tới đầu ngõ, có người đi qua nhìn ngựa của ông và nói: "Đây là con ngựa mà tôi bị mất", Trác Mậu hỏi: ngựa của ông mất khi nào", người này đáp: "Hơn một tháng rồi". Trác Mậu nghĩ, con ngựa này mình nuôi đã mấy năm nay, không thể là ngựa của ông ta được, chắc là có nhầm lẫn gì. Tuy vậy ông vẫn giao ngựa cho người này và nói: "Nếu như không phải ngựa của ông thì hy vọng ông sẽ đem nó đến phủ thừa tướng trả cho tôi.
Mấy ngày sau, người này tìm thấy ngựa của mình ở nơi khác, bèn đến phủ trả ngựa cho Trác Mậu và xin lỗi ông.
Tính cách của Trác Mậu như vậy, không thích cãi nhau, vì sự hòa thuận sẵn sàng chịu thiệt.
Mạnh Tử nói thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa. Cốt cách nhà nho của Trác Mậu khiến người đời khâm phục. Nhưng để có được điều này thì không dễ dàng chút nào mà nó phải trải qua một quá trình rèn luyện, tu dưỡng. Tục ngữ có câu: chịu thiệt là phúc. Người biết chấp nhận thiệt thòi thì mới có thể bỏ qua được cái mất cá nhân trước mắt, mới có thể kết bạn rộng và hòa đồng được với mọi người.
Hòa khí sinh tài lộc, cách đối xử tốt, thân thiện với mọi người của Trác Mậu, lấy nhu thắng cương của ông, trên thương chiến khốc liệt ngày nay cũng đáng được học tập. Bởi cách đó có thể xây dựng cho bản thân mình, công ty của mình một hình ảnh đẹp, thân thiện với mọi người.

Công ty điện khí Tùng Hạ của Nhật có một vị lãnh đạo, tên Tùng Hà một lần đến châu âu đàm phán với một công ty. Vừa mới bắt đầu mà cuộc đàm phán đã không được thuận lợi cho lắm. Hai bên đều muốn giữ ý kiến của mình, không ai chịu nhường ai, thậm chí có lúc còn tranh cãi tới đỏ mặt tía tai, tình hình trở nên không còn gì để hy vọng nữa. Đúng lúc đó đến giờ ăn trưa, hai bên tạm nghỉ, hẹn đến chiều sẽ bàn tiếp. Buổi chiều, vừa gặp mặt Tùng Hà liền thao thao bất tuyệt kể lại cảm nghĩ của ông về một vài cảnh mà mắt mình vừa nhìn thấy. Ông nói: "Lúc nãy tôi vừa đi đến phòng khoa học và nhìn thấy một mô hình ở đây. Tôi thực sự thấy cảm động. Tinh thần nghiên cứu khoa học của con người thật đáng được cơ ngợi. Chúng ta đã có thật nhiều công trình khoa học vĩ đại, mới đây nhất là con tàu vũ trụ Apolo 11 bay vào mặt trăng. Sự tiến bộ và phát triển tới mức độ cao như vậy của loài người chứng minh sự vĩ đại của nhân loại". Tùng Hạ thấy mọi người đều chú ý vào lời nói của mình liền đổi giọng: "Thế nhưng, giữa con người với nhau ngày nay vẫn tồn tại sự nghi ngờ, cãi cọ, oán hận. Khắp nơi trên thế giới chiến tranh, bạo lực bùng nổ. Trên đường phố, mọi người bận rộn qua lại. Nhìn bề ngoài thì có vẻ yên bình, nhưng trong thâm tâm của những con người đó ai dám chắc không ẩn giấu những mưu toan độc ác. Tại sao quan hệ giữa người và người lại không thể thay đổi theo hướng văn minh, tiến bộ hơn. Tôi nghĩ giữa chúng ta nên có lòng tin ở nhau, không nên chỉ trích những thất bại, sai lầm đã qua mà hãy độ lượng với nhau. Tùng Hạ càng nói càng xúc động, hai tay bắt đầu giơ lên: "Sự phát triển như vũ bão của khoa học và sự lạc hậu trong diện mạo, tinh thần của con người sẽ dẫn đến những việc không hay, con người có thể sử dụng đạn nguyên tử do chính mình sáng chế ra để tiêu diệt nhau. Người Nhật đã từng chứng kiến thảm cảnh của bom nguyên tử..." Nhân viên đàm phán của hai bên mới đầu nghe ông nói tỏ vẻ ngơ ngác, một lúc sau thì say sưa nghe. Khi ông nói xong rồi mà cả hội trường vẫn chìm trong yên lặng, mọi người như đang theo đuổi cảm xúc riêng của mình, như đang chìm trong không khí xúc động.
Bất giác, bầu không khí đàm phán như thay đổi hẳn, buổi trưa còn có sấm sét lôi phong, buổi chiều đã mưa thuận, gió hòa, từ thế đối lập, hai bên đã đi tới hợp tác. Sau cùng thì cuộc đàm phán lúc đầu tưởng như thất bại ấy đã thành công mỹ mãn.

Chương 66

Khôn Khéo Tạo Vỏ Bọc
Nhà thơ Bạch Cư Dị người nhà Đường đã từng viết bài thơ "Phóng ngôn", trong đó có đoạn.
Chu công khủng cụ lưu ngôn nhật,
Vương Mãng khiếm cung vị soán thì
Hướng sự đương sơ thân tiên tử,
Nhất sinh chân ngụy phúc thùy tri?
Tạm dịch:
Chu Công rất sợ lưu lời lại
Vương Mãng khi nghèo thật khiêm nhường
Chuyện cũ đã qua người đã khuất
Thực hư ai biết nói cho cùng.

Vương Mãng là cháu hoàng hậu Vương Chính Quân của Hán Nguyên Đế. Thời Nguyên Đế, Thành Đế giữ ngai vàng, gia tộc Vương Thị dựa vào địa vị ngoại thích, nắm giữ quyền hành chính trị nội ngoại triều trong một thời gian dài. Lúc đó các mâu thuẫn xã hội đã lên cao, trong mắt mọi người thì triều Hán đã sắp đến ngày suy tàn, việc thay đổi triều đại chỉ còn là vấn đề thời gian. Lúc đó, Vương Mãng mới xuất hiện và làm một loạt các việc để thu phục nhân tâm nên được tiếng thơm trong triều đình, ngoài xã hội.
Trong gia tộc Vương Thị, anh em của Vương Mãng đều hưởng thụ một cuộc sống đầy đủ xa hoa, chỉ có riêng ông ta là cần kiệm, sơ sài không có vẻ gì là quý tộc. Khi ông bác là Vương Phong giữ chức Đại Tư Mã, Đại Tướng quân lâm bệnh, Vương Mãng luôn túc trực ở bên chăm sóc, thuốc thang hơn tháng trời, không thay quần áo, lúc ngủ cũng phục bên giường bệnh. Vương Phong vô cùng cảm động, lúc lâm chung dặn lại em gái là Vương Chính Quân phải để ý quan tâm đến cháu trai Vương Mãng.
Không chỉ với bác mà với mẹ mình Vương Mãng cũng hết sức tận tình. Khi nhà mở tiệc đãi tân khách, thường thấy một gia nhân đi lại nhắc Vương Mãng cho lão phu nhân uống thuốc. Vương Mãng bèn rời tiệc đến gian trong thân chinh bưng thuốc cho mẹ uống. Trong ngoài triều ai cũng khen Vương Mãng có hiếu.
Năm cổ dịch châu chấu, đời sống trăm họ điêu đứng, người người phải bán đất, bán con. Vương Mãng chủ động góp 10 vạn đồng và 30 khoanh đất cho quan đại thần tài chính của triều đình phân phát cho dân. Với sự mở đầu của ông, có hơn 200 vị quan lại khác đem tiền của phân phát cứu dân. Trong, ngoài triều ai cũng khen ông là người tốt.
Sau khi nắm đại quyền và được nhiều người tung hô, Vương Mãng lại tiếp tục thực thi một số việc làm đẹp lòng mọi người khác nữa. Đầu tiên ông giáng chức Hoàng Thái hậu của Triệu Phi Yến xuống hoàng hậu, sau nữa là thứ dân và cuối cùng thì bức tử. Ông lại đưa hoàng hậu Phó Thị vào cung, bản thân ông được phong là thái phó hậu nhưng ông giả bộ có bệnh không chịu nhận, quan trong triều phải tiến cử mấy lần ông mới miễn cưỡng đồng ý. ông lại còn đưa ra ý kiến phong hầu cho 36 người thuộc hàng cháu tứ đại, ngũ đại của Hán Tuyên Đế và phong chức quan cho một số người khác nữa.
Trong ngoài triều ai cũng khen ông là vị quan tốt. Ông lớn tiếng phản đối thái độ xem thường, coi nô lệ, người hầu như là súc vật. Con trai ông giết chết một nô lệ ông buộc người con trai của mình phải tự sát.
Vương Mãng thật sự biết cách mua chuộc nhân tâm, sau khi tạo cho mình vỏ bọc đẹp đã và thực hiện thành công các mưu đồ kế hoạch của mình, dần nắm được trọng quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đoạt quyền cao nhất sau này, lập nên một triều đại mới mà ông ta sẽ là người đứng đầu.
Vương Mãng tạo vỏ bọc cho mình, mua chuộc nhân tâm, là để phục vụ cho ý đồ làm hoàng đế của mình. Tạo một vỏ bề ngoài đẹp, cải thiện, nâng cao hình ảnh bản thân, ấn tượng bản thân trong mắt mọi người có thể cũng được gọi là trí mưu. Vương mãng dùng được thì người khác cũng có thể dùng được. Trên thương chiến hiện nay, làm thế nào để tạo cho công ty mình một vẻ bề ngoài thật ấn tượng, đem được thế mạnh, mặt hơn người của công ty bày ra trước mắt thiên hạ là một vấn đề quan trọng, đáng được quan tâm.

Ở Mỹ có một công ty nhỏ tên là Kamala. Lĩnh vực hoạt động của công ty là chăm sóc, diệt cỏ, phun thuốc cho các khuôn viên, vườn tược. Khi mới bắt đầu vào 1969, cả công ty chỉ có 5 nhân viên và 2 chiếc xe. Đến năm 1985 số nhân viên này tăng lên 5000 người, số vốn kinh doanh lên tới 0,3 tỉ đô la. Có được kết quả này là nhờ vào sáng kiến khởi xướng: "tinh thần thân ái" của Duker - người sáng lập ra công ty Kamala. Chính tinh thần này đã xây dựng lên hình tượng tốt đẹp, đồng thời mang lại lợi ích khả quan cho công ty.
Thời trẻ Duker rất nghèo, để nuôi gia đình ông đành bỏ dở trường đại học trở về nhà và trở thành nguồn lao động chính trong gia đình. Năm 1960, ông làm việc trên một nông trường và có được chút tiền. Năm 1968 ông mua nông trường này và lập ra công ty Kamala.
Mỗi sớm ông đều cùng người cha già hơn 70 tuổi và 5 nhân viên lái xe đến từng nhà khách hàng cắt tỉa, chăm sóc cây cỏ, làm việc cho tới tận trời tối mới quay về. "Tinh thần thân ái" làm nên chữ tín cho công ty, hình thành cho nhân viên tinh thần trách nhiệm và lòng phục vụ tận tình, do đó uy tín của công ty ngày một cao. Mỗi khi kết thúc công việc, chuẩn bị ra về nhân viên đều viết một tờ giấy cho chủ nhà ghi rõ cần chú ý những gì và cũng ghi rõ nếu xảy ra điều gì thì chủ nhà phải chịu trách nhiệm (nếu chủ nhà không làm đúng theo lời dặn). Danh tiếng của công ty ngày càng cao, bởi lúc đó tinh thần làm việc như của công ty rất hiếm.
Cha của Duker thường xuyên nói với ông: "Người là nhân tố quan trọng nhất, sau đó là khách hàng. Cứ chú ý hai mặt này nhất định công ty sẽ phát triển". Duker ghi nhớ điều này, ông đặc biệt phát triển "tinh thần thân ái" trong nội bộ nhân viên. Có lần ông dự định mua lại một chiếc thuyền cũ để sửa sang cho công nhân đi nghỉ mát. Người quản lý tài chính công ty phải khuyên mãi ông mới chịu thôi. Sau đó một hôm, ông đi ngang qua bãi biển thấy một nơi địa thế rất đẹp ông dự định xây một khu nghỉ mát cho công nhân ở đó. Người quản lý tài vụ lại phải một phen vất vả can ngăn ông. Cuối cùng ông vẫn quyết định mua một chiếc du thuyền đẹp, sang trọng cho ông nhân du lịch, nghỉ mát. Sau đó, ông còn thuê phi cơ cho nhân viên đến Washington du lịch. Về việc này phó giám đốc công ty nói: "Lúc đầu khi Duker muốn tôi ký cho khoản chi này, tôi thấy không hài lòng. Nhưng khi nhìn thấy nhân viên vui như thế nào khi lần đầu tiên được đi máy bay thì tôi không biết nói gì nữa" .

Mọi người trong công ty đều đồng sức, đồng lòng đoàn kết như trong một nhà. Vậy mà Duker cũng vẫn chưa mãn nguyện.
Ông muốn thể hiện "tinh thần thân ái" này trong việc phục vụ khách hàng. Có đồng nghiệp cho rằng làm như vậy thì thật thà và nói rằng phải ký hợp đồng với khách hàng, nếu khách hàng không thanh toán tiền thì lấy đó làm bằng chứng mà đi kiện". Nhưng Duker thì lại cho rằng, đến 99% khách hàng là người đứng đắn, số gian giảo, không chịu trả tiền chỉ chiếm 1%, và với bọn này thì có đi kiện cũng bằng thừa, tốt nhất là cho qua và không phục vụ cho chúng lần thứ hai. Vì có lòng tin ở khách hàng, xem họ là người tốt nên Duker cũng được họ coi như người nhà, để công nhân của ông tự do làm việc trong nhà mà không cần để ý, quản lý.
"Tinh thần thân ái" khiến cho công ty ngày một nổi tiếng, tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, lợi nhuận cũng tăng nhanh. Thu nhập bình quân của những người sáng lập ra công ty cao gấp hai lần thu nhập bình quân của 400 công ty có lợi nhuận cao nhất nước Mỹ.

Chương 67

Đi Ngược Lại Quy Luật Phát Triển Tất Bị Đào Thải
Đứng trên phương diện quan điểm chính trị của giai cấp phong kiến thì việc Vương Mãng đoạt quyền lập ra "tân triều” là việc làm nghịch đạo, là kẻ dã tâm. Nhưng với con mắt ngày nay nhìn lại thì việc họ Lưu hay họ Vương làm hoàng đế cũng như nhau cả thôi. Quan trọng là xem ông ta có đưa ra được các chính sách, bước đi theo kịp với xu hướng phát triển của thời đại và trào lưu hay không? Nhưng thật đáng tiếc cái "cải chế” mà Vương Mãng thực thi lại đẩy bánh xe lịch sử lùi về quá khứ của thời nhà Chu. Do đó mà "tân triều” của ông đoản mệnh và bản thân ông thì nhận một kết cục bi thương.
Vương Mãng tôn sùng đến mức mê muội các trước tác của thời cổ đại như "Chu Lễ", "Lục Kinh". Ông cho rằng triều đại nhà Hán suy yếu là bởi không tuân theo chế độ lễ nhạc trong "Lục Kinh". Thế là ông ra sức bắt chước cổ nhân. Khi tiếp kiến nhân sĩ phải tắm gội sạch sẽ. Lúc tắm ba lần nắm tóc, khi ăn ba lần nuốt không trôi để biểu thị lòng tôn kính văn sĩ.
Một trong nội dung quan trọng nhất của cải chế là đem toàn bộ đất đai của thiên hạ thống nhất gọi là "vương điền", cấm được mua bán. Đổi tên tất cả nô tì thành "tư thuộc", cấm mua bán nô tì. Đây là biện pháp cứng nhắc. Mục đích là phòng trừ việc thôn tính đất đai và việc tiểu nông biến thành nô tì như thời hậu Tây Hán. Trước đây, trong triều đã có nhiều ý kiến của các bậc nho sĩ, học giả cho việc giải quyết vấn đề này nhưng đều không có kết quả. Đến lượt Vương Mãng tiến hành cải cách theo đường lối cũ của Tây Chu thì gặp phải sự phản đối kịch liệt. Tư hữu ruộng đất đã có hàng trăm năm, làm sao có thể xóa bỏ bằng một tờ chiếu. Còn nô tì chẳng qua là hướng giải thoát của tiểu nông phá sản. Nay không cho mua bán nô tì thì số tiểu nông này chỉ còn cách ngồi nhà đợi chết. Đương nhiên chính sách xa rời thực tế "vương điền" và "tư thuộc" tự nó sẽ bị xã hội loại trừ sau 3 năm thực thi không kết quả.

Còn một nội dung khác trong cải cách của Vương Mãng đó là quan phủ khống chế mọi hoạt động của thị trường thương phẩm. Chính phủ kinh doanh và lũng đoạn. Biện pháp này cũng là học từ Chu lễ. Mục đích là hạn chế quyền và lợi nhuận của tư nhân. Không ngờ vừa mới thực thi, bọn thương nhân tìm cách câu kết với quan phủ cùng lộng hành bóc lột người mua. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn trước.
Sai sót lớn khác của Vương Mãng là cải cách về tiền tệ. Bản thân ông không hiểu một chút gì về tính chất và tác dụng của tiền tệ. Ông cho lưu hành 28 loại tiền tệ: vàng, bạc bối (tiền cổ bằng vỏ sò), giáp (tiền cổ bằng mai rùa), vải... Giá trị của các loại đồng tiền cứ thay đổi liên tục, dẫn đến sự phá giá, vật giá tăng cao, hàng loạt thương nhân, tiểu nông bị phá sản. Cả xã hội lâm vào cảnh bất ổn, hỗn loạn. Tại sao Vương Mãng lại chọn phương pháp này? Thì ra đó là kết quả của việc mô phỏng chính sách tiền tệ "tứ mẫu đồng quyền" của nhà Chu.
Vương Mãng còn học theo "Chu lễ" thay đổi toàn bộ tên các khu vực hành chính cũ và các chức quan. Mọi người không thể nhớ hết được cái tên mới này, thế là lại xảy ra cảnh hỗn loạn, hoang mang nơi quan trường và trong sinh hoạt của người dân.
"Cải chế” nên phù hợp với thực tế của thời đại, như vậy mới thành công được. Còn như Vương Mãng đẩy lùi bánh xe lịch sử lấy cái cổ xưa để làm kim chỉ nam cho cải chế thì chỉ thu được một thảm họa mà thôi. Làm chính trị, việc đầu tiên là phải tinh tường đại cục. Kinh doanh cũng như vậy. Nếu đi ngược lại đại cục và trào lưu thì 10 người sẽ thất bại cả 10.
Ngày 24 tháng 5 năm 1989 tàu chở dầu mang trọng tải 8 triệu tấn của hãng Akelin (Mỹ) đã bị rò rỉ một lượng dầu lớn tại vịnh thái tử William là một cảnh đẹp nổi tiếng, nước trong vắt, nguồn tài nguyên hải sản, cá, tôm, các loại tảo phong phú. Vệt dầu loang trên mặt vịnh rộng tới 1 km, dài 8 km khiến cho các loại cá, tôm, rong tảo đều bị ảnh hưởng, có loài không chịu nổi bị chết. Cả một quần thể sinh vật, sinh thái bị ô nhiễm nặng.

Xảy ra một việc lớn như vậy công ty Akelin nên xin lỗi chính quyền và nhân dân địa phương, nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục. Nhưng công ty này cho rằng mình là công ty xếp hàng sau hai công ty lớn là công ty xe hơi Ford và General (ba công ty này cùng thuộc một tập đoàn) nên hết sức chậm chạp, thờ ơ, không hề xử lý hậu quả do mình gây ra. Do đó vệt dầu ô nhiễm ngày một lan rộng, làm cho hệ sinh thái ngày một xấu đi trầm trọng.
Quan chức của địa phương vùng bị ô nhiễm Mỹ và Canada liên tục phát biểu ý kiến chỉ trích sự vô trách nhiệm của Akelin. Các tổ chức bảo vệ môi trường phát động phong trào "phản đối Akelin" trên các phương tiện thông tin báo chí. Họ còn tổ chức một nhóm điều tra. Kết quả điều tra cho thấy đây là tai nạn do sự vô trách nhiệm của tàu trưởng. Ông này uống rượu say nên mới để xảy ra sự cố.
Đến lúc này công ty Akelin không thể không tìm biện pháp can thiệp. Họ cho làm sạch mặt nước khu vực bị ô nhiễm, bồi thường thiệt hại, nộp các khoản phạt. Tổng chi phí lên tới hàng trăm triệu đô la. Sớm biết như vậy mà công ty không kịp thời nhận trách nhiệm, khắc phục hậu quả.
Lòng dân chính là đại cục, mà đại cục thì khó lòng mà xoay chuyển được. Ở đời vẫn vậy, khi bạn làm việc gì mà sinh ra hậu quả xấu thì người ta quy kết là bạn xấu, những việc tốt mà bạn làm trước đây họ đều quên hết. Akelin công ty chẳng phải là có một kết cục như vậy sao?

Chương 68

Làm Cho Số Đông Người Chấp Nhận Mình
Thời Tần Hán, có một thứ mà người đời sau rất lấy làm kỳ lạ đó là Sấm Vĩ. Vậy Sấm là gì vậy? Đấy chính là lời tiên đoán của người đương thời. Người thời ấy mong xuất hiện một điều gì đó thì tạo ra một lời sấm tương ứng, một khi lan truyền ra, những người khác trong xã hội đều rất tin vào đó. Thế còn Vĩ là gì vậy? Vĩ là từ Kinh mà ra, người đời Hán gọi những trước tác kinh điển của Nho gia là "Kinh Thư” , "Kinh Thư” thời ấy có đến sáu loại, gọi chung là "Lục Kinh". Để mượn chuyện mà nói thêm vào, nhằm đạt được mục đích của một số người nào đó, kèm theo những ẩn ý của một số người nào đó, liền có người mượn cái ý là chú giải cho "Lục Kinh" mà viết ra Vĩ thư liên miên dào dạt, còn dài hơn cả "Lục Kinh" rất nhiều. Cái truyền thống này có từ thời kỳ Chiến quốc, từ thời ấy các phương sĩ đã khá thích chơi cái trò này rồi, tuy nhiên đến đời Tần Hán về sau, đặc biệt là đời Hán, cái trò Sấm Vĩ này càng lúc càng ghê gớm, ảnh hưởng của nó trong xã hội cũng ngày càng lớn.
Đời Tần Thủy Hoàng từng phái một người là phương sĩ Lữ Sinh ra biển cầu thần tiên, Lữ Sinh không gặp được thần tiên mà lại bắt được một cuốn đồ thư, trên đó viết: "Vong Tần giả Hồ dã" (Kẻ làm Tần diệt vong là Hồ vậy). Đấy là lời Sấm. "Hồ" ở đây rốt cuộc là gì? Tần Thủy Hoàng hiểu thành dân tộc thiểu số ở phương Bắc (tục gọi là người Hồ), liền phát binh tấn công Hung Nô. Ông ta đâu có ngờ được rằng, sau khi ông ta chết, đến đời thứ hai nhà Tần mới mất, lại mất trong tay con ông ta là Hồ Hợi. Có thể thấy, cái gọi là lời sấm, là những cái được gọi là "ý chỉ" của "Thượng đế , đều rất thần bí, không có ý nói ra rõ ràng, nó chỉ đưa ra những tín hiệu ngầm nào đấy, làm cho người ta phải nôn nóng đi tìm đáp án như là tìm lời giải cho câu đố vậy.

Thông thường mà nói, khi xã hội tương đối yên ổn, loại Sấm ngữ này rất ít, đến khi xã hội có biến động mạnh mẽ thì những lời sấm này lại nhiều lên. Từ thời kỳ cuối Tây Hán đến Vương Mãng đoạt quyền, và cho đến thời kỳ Lưu Tú dựng nhà Đông Hán, là thời kỳ mà các loại sấm ngữ nhiều nhất. Thời Vương Mãng, thuyết rằng phát hiện được một hòn đá trong một cái giếng, trên đó viết mấy chữ màu đỏ "An Hán công Mãng vi hoàng đế” (Dẹp yên Hán công, Mãng làm vua), Vương Mãng liền nói rằng đó là lời ủy nhiệm của Thượng đế muốn ông ta làm vua, theo đó, ban đầu ông ta làm quyền hoàng đế, sau rồi làm luôn hoàng đế thật. Về sau, khi Lưu Tú làm vua cũng diễn lại cái trò tương tự đó.
Còn về Vĩ thư, tác dụng của nó cũng như Sấm ngữ. Nó danh là giải thích Kinh Thư, thực tế nội dung phần lớn lại sử dụng học thuyết âm dương ngũ hành để nói cái chủ nghĩa thần bí, nó là một thứ đồng bộ với Sấm ngữ. Trong đó, nó dán cái mác Nho học của Khổng Tử, cung cấp cái cơ sở "hợp lý" cho sự xuất hiện của Sấm ngữ. Danh nghĩa là bao bọc hệ thống chính quyền từ thời Cao Tổ Lưu Bang, trên thực tế là nhằm tạo dựng dư luận cho một người nào đó bước lên vũ đài hoặc một chức quan nào đó.
Đối với những thứ này, thời ấy từ trên xuống dưới đều tin vô cùng. Số ít người không tin vào đó thì vận số thật là không hay. Nhà tư tưởng Hoàn Đàm ở trước mặt Lưu Tú không chút kiêng dè dám nói rằng mình chưa bao giờ đọc Sấm, Lưu Tú nổi giận đòi lôi ông ta ra chém đầu, ông ta phải rập đầu đến chảy máu, Lưu Tú mới tha cho, không lâu sau thì ông ta chết trên đường lưu đày.
Người đời nay nghe đến những thứ này, đều cảm thấy rất buồn cười, cảm thấy người thời xưa ấy làm sao có thể hoang đường đến mức độ đó. Kỳ thực, ở thời cổ đại khoa học chưa phát triển, hiện tượng này xuất hiện không có gì là kỳ lạ cả. Không phải nói thời cổ đại, chính trong thời hiện đại, ở một số quốc gia nào đó cũng đã xuất hiện những phong trào thần bí tương tự do con người tạo ra. Ở thời cổ đại xuất hiện Sấm Vĩ lấy thần học làm biện pháp, lấy chính trị làm mục đích, vậy thì có gì là lạ? Nói cho cùng, thời đó biện pháp để tạo dư luận của con người ta rất ít, để làm cho nó có hiệu ứng gây chấn động, chỉ có thể dùng phương thức này, trên thực tế vận dụng mánh khóe này cũng đã thực sự thu được thành công rất lớn. Có thể thấy, áp dụng thủ pháp dư luận, tuyên truyền có đặc sắc hay không, có thể làm cho người ta tiếp nhận hay không, đó là một chủ đề xuyên suốt cổ kim. Trong thương chiến hiện đại cũng vẫn còn tồn tại vấn đề này. Trong sản phẩm của anh ta như thế nào? Làm thế nào để khiến cho người ta chấp nhận sản phẩm của anh? Sử dụng thủ pháp tuyên truyền, dư luận ra sao để đạt được mục đích này? Những điều này, quả thật là cần phải mất rất nhiều suy nghĩ.

Năm 1941 sau khi nổ ra sự kiện Trân Châu cảng, nước Mỹ chính thức tham gia cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Lúc đó tình hình tiêu thụ trong nước của công ty Coca Cola bị ảnh hưởng rất lớn, chủ đề của mọi người đã chuyển sang chiến tranh, đối với Coca Cola đã không còn mấy ai quan tâm nữa, tình hình tiêu thụ ở nước ngoài lại càng bế tắc không lối ra vì nguyên nhân chiến tranh. Công ty Coca Cola đang dần dần thu hẹp sản xuất, giới quản lý của công ty nhận thức được rằng, cứ cái đà đó thì rồi sẽ có một ngày phải sụp đổ! Biện pháp gì đây? Lối thoát của Coca Cola là ở đâu. Tổng giám đốc công ty Wudeluphtu bỗng thấy bừng lên ánh sáng: “Tại sao không đưa sản phẩm ra tiền tuyến? Cái mọi người quan tâm là chiến tranh, chỉ cần binh sĩ Mỹ đều thích Coca Cola, thì mọi người trên thế giới làm sao lại không biết đến Coca Cola được?"
Wudeluphtu lập tức tới Bộ quốc phòng du thuyết. Thế nhưng, quan chức Bộ quốc phòng còn đang bận rộn vì chiến tranh, họ đâu có tâm tư nào để nghe du thuyết về Coca Cola? Cho dù Wudeluphtu dốc hết tâm sức giải thích, nhắc đi nhắc lại rằng, Coca Cola có thể "điều giải cuộc sống gian khổ của tướng sĩ nơi tiền tuyến", có thể "cổ vũ sĩ khí và ý chí chiến đấu của tướng sĩ” quan chức Lầu Năm Góc vẫn trả lời hết sức thờ ơ "Để chúng tôi nghiên cứu xem".
Thôi được, chỉ cần không đóng cứng cửa là được. Wudeluphtu hạ quyết tâm, nhất định phải bằng thế trận tuyên truyền mạnh mẽ, dụ cho được quan chức của Lầu Năm Góc mắc câu, sau khi trù hoạch cẩn thận, đề cương tuyên truyền mới của Coca Cola đã được đưa ra. Xin mời nghe:
"Hỡi các vị hãy thử nhắm mắt lại và nghĩ xem, trong hoàn cảnh mặt trời nóng nực, mồ hôi chảy ra như máu, chấp hành nhiệm vụ chiến đấu gian khổ, cổ họng khô như lửa đốt. Thứ mà các chiến sĩ nghĩ đến nhiều nhất, cần nhất là gì? Khỏi phải nói, tất nhiên là Coca Cola mát lạnh như đá mà trước đây họ thường uống".
Thời gian không phụ người có tâm. Dưới sức tiến công mạnh mẽ của thế trận tuyên truyền, quan chức Bộ quốc phòng đã bị lay chuyển, họ không những đồng ý liệt Coca Cola vào hành quân nhu phẩm, mà còn ủng hộ xây dựng nhà máy gia công loại nhỏ cho bộ đội đóng ở đó. Đến lúc này, lại tới lượt Wudeluphtu mặc cả. Ông ta nói: "Xây dựng nhà máy (gia công) ở chiến trường, mức độ mạo hiểm của việc đầu tư quá lớn, vấn đề này cần phải nghiên cứu xem đã". Thực ra là ông ta không muốn phải bỏ ra khoản tiền xây dựng nhà máy gia công này.
Nơi tiền phương tướng sĩ đã không thể tiếp tục chờ đợi dưới sự tuyên truyền mạnh mẽ của Coca Cola, họ chỉ muốn ngay lập tức được uống Coca Cola, tin tức phản hồi từ binh lính các nơi đã thành một áp lực đối với Bộ quốc phòng. Cuối cùng, Bộ quốc phòng chính thức quyết định, vô luận từ một góc bất kỳ nào đó ở các nơi trên thế giới, chỉ cần là nơi có quân Mỹ đồn trú, cần phải làm cho mỗi binh sĩ đều có thể được uống Coca Cola với giá 5 xu Mỹ. Tất cả mọi chi phí cần thiết cho toàn bộ thiết bị và kế hoạch cung ứng này, Bộ quốc phòng sẽ hết sức giúp đỡ ủng hộ.
Lầu Năm Góc một khi đã bật đèn xanh, tiền lập tức cuồn cuộn như nước không ngừng đổ vào tài khoản của công ty Coca Cola ở ngân hàng. Trong thời gian không đầy 3 năm, công ty Coca Cola đã đưa ra nước ngoài 64 nhà máy gia công lớn nhỏ. Đến khi cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc. Coca Cola với tư cách "vật dụng quân nhu”, đã bán ra 5 tỉ chai, công ty Coca Cola thực sự đã trúng một quả chiến tranh cực lớn.

Đại chiến thế giới lần thứ hai đã đưa dấu chân của quân đội Mỹ đến rất nhiều quốc gia trên đại lục âu, á, Coca Cola cũng theo dấu chân của quân đội Mỹ đi tới hầu khắp các quốc gia đó. Sau chiến tranh, Wudeluphtu lại lợi dụng cái vinh dự và địa vị nước thắng trận của Mỹ, lợi dụng sự sùng bái mù quáng của nhân dân thế giới đối với thực lực quân sự, thực lực kinh tế của nước Mỹ, nhanh chóng đưa tiếng vang của sản phẩm ra phạm vi càng rộng lớn hơn ở thị trường hải ngoại.
Nếu như ban đầu Wudeluphtu không xúc tiến cuộc chiến tuyên truyền, nếu ông không thể làm cho Lầu Năm Góc chấp nhận, thì công ty Coca Cola liệu có thể có được thành công về sau này không?
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét