Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tiết Đinh San Chinh Tây 1 - 25-6

Trang 6 trong tổng số 7

Hồi thứ mười tám
Trình Giảo Kim ba lần cầu nữ tướng
Tiết Đinh San mấy lượt mắng hiền thê

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Ngày hôm sau, Nhơn Quý cùng chư tướng lên thành quan sát địch tình, chợt thấy quân Liêu đã lập trận từ bao giờ, cờ xí ngập trời, sát khí ngùn ngụt. Nhơn Quý còn đang ngơ ngẩn đứng nhìn thì đạo nhân hôm trước đã xông ra thách thức:
- Nhơn Quý! Ta nghe danh ngươi quá hải chinh Đông lừng lẫy thiên hạ, nay nếu không phá được trận này thì đừng khoe khoang nữa mà mang nhục.
Nhơn Quý nghe vậy cả giận, quay lại hỏi các tướng nhưng chẳng ai dám ra trận, trừ Tiết Đinh San. Nhơn Quý đành phải bằng lòng, dặn dò con nên cẩn thận, hễ thấy yêu đạo giở tà thuật ra thì phải tránh né ngay. Tiết Đinh San tuân lệnh điểm quân xông ra, cùng với yêu đạo đánh nhầu một trận. Được chừng mười hiệp, yêu đạo trá bại bỏ chạy vào trong trận. Nhơn Quý thấy vậy kinh hãi vội cho Đậu Nhất Hổ và Tần Hán đuổi theo hỗ trợ nhưng khi ấy yêu đạo đã dùng Thuỷ hồ lô hoá ra một bể nước mênh mông, nhận chìm bằng hết bọn quân sĩ nên hai tướng cũng khiếp vía kinh hồn, độn thổ mà trở về.
Liễu Kim Hoa và Tiết Kim Liên thấy vậy khóc ngất, lo rằng phen này Đinh San không sao tránh khỏi mạng vong. Tiết Kim Liên gạt nước mắt, hậm hực nói:
- Tất cả là do đại huynh tôi bội bạc mà ra, nếu còn Phàn tẩu tẩu thì đâu đến nỗi.
Nhơn Quý nghe nhắc đến Phàn Lê Huê thì thở dài, nhờ Trình Giảo Kim đi cầu một lần nữa. Trình Giảo Kim ngại ngùng từ chối khiến Nhơn Quý không biết nói sao, đành than dài:
- Việc nguy cấp đến nơi, chẳng lẽ thiên tuế chịu bó tay hay sao? Nếu vậy thì coi như chinh Tây đã chấm dứt ở đây rồi.
Trình Giảo Kim nghe vậy bất đắc dĩ tuân lệnh, cưỡi ngựa đến Hàn Giang quan, tự nghĩ:
- “Phen này ta không nói dối không xong, phải nói rằng Đinh San đã hồi tâm, mời nàng về sum họp thì mới mong thành công.”


Đã có ý như vậy nên Trình Giảo Kim nói với bọn quân sĩ:
- Các ngươi mau vào báo với tiểu thư là Tiết thế tử nhờ ta đến đón về.
Phàn phu nhân nghe vậy rất mừng, hối thúc Phàn Lê Huê sửa soạn đi ngay. Thấy con gái có vẻ ngần ngại, Phàn phu nhân khuyên nên ra tiếp Trình Giảo Kim thì sẽ biết sự thật ra sao. Phàn Lê Huê nghe lời mẹ, ra chào Trình Giảo Kim, nói ngay:
- Tôi biết oan gia chẳng bao giờ hồi tâm chuyển ý đâu, chắc là quân Đường đang gặp gì đó nguy cấp mới nhờ thiên tuế đến cầu cứu phải không?
Trình Giảo Kim nghe vậy giật mình, thầm khen Phàn Lê Huê tinh ý nhưng cố gắng nói dối cho tròn vở kịch. Phàn phu nhân cũng khuyên con:
- Thiên tuế đã lặn lội đến đây thì con nên vị tình mà đi một chuyến, nếu thế tử vẫn vô tình như trước thì lần sau từ chối cũng chưa muộn.
Phàn Lê Huê bất đắc dĩ phải nghe lời, dẫn quân theo đường tắt đến Chu Tước quan. Con đường này rất hiểm trở, có nhiều núi cao nên thảo khấu chiếm làm sào huyệt khá nhiều. Phàn Lê Huê đang đi, chợt có tiếng pháo nổ vang rồi một nam tử tuổi còn khá trẻ xông ra đòi tiền mãi lộ. Phàn Lê Huê đang lúc vội vàng, tức quá mắng ngay:
- Ngươi chỉ đáng làm con ta, sao đòi tiền mãi lộ.
Tiểu tướng kia cười ngất, đáp:
- Được lắm! Nếu ngươi đánh bại thì ta sửa soạn gọi ngươi là nghĩa mẫu, bằng không thì phải theo ta lên núi làm vợ chồng.
Phàn Lê Huê nghe vậy vừa hổ thẹn vừa tức giận, múa song đao chém luôn. Hai người giao đấu được mấy hiệp thì tiểu tướng kia đuối tay, vội vàng quay ngựa bỏ chạy. Phàn Lê Huê tức tốc đuổi theo, từ phía sau với tay nắm cổ tiểu tướng vật xuống đất, hô quân trói lại. Phàn Lê Huê cười gằn hỏi:
- Vừa rồi ngươi nói những gì? Bây giờ có giữ được không?
Thật ra Phàn Lê Huê chỉ hỏi cho bõ tức vậy thôi, chẳng ngờ tiểu tướng kia rất khảng khái, gật đầu nói:
- Tôi đã hứa thì sẽ theo lời, bằng lòng nhận làm nghĩa mẫu.


Nói xong, tiểu tướng kia quỳ xuống lạy bốn cái, xin được hỏi tính danh. Khi biết Phàn Lê Huê đang dẫn binh tướng đi đánh quân Liêu, tiểu tướng liền cho biết mình tên là Tiết Ứng Luân, cháu bốn đời của Tiết Cử, cũng là người Trung Nguyên lưu lạc đến đây, xin theo hầu dưới trướng Phàn Lê Huê lập công chuộc tội. Phàn Lê Huê vốn không câu nệ, bằng lòng gọi Tiết Ứng Luân bằng con, phong cho làm tiên phong, dẫn quân cấp tốc kéo đi.
Nhơn Quý thấy Trình Giảo Kim chưa về mà quân cứu viện đã tới thì rất mừng, sai con gái và hai con dâu ra đón tiếp. Nhân dịp ấy Phàn Lê Huê cho Tiết Ứng Luân vào ra mắt tổ phụ, thuật lại đầu đâu việc nhận nghĩa tử. Không thấy Đinh San ra đón mình, Phàn Lê Huê hỏi ngay:
- Chẳng hay oan gia đâu rồi, tôi muốn hỏi xem chàng đã hồi tâm thật chưa hay chỉ nói chơi ngoài miệng mà thôi.
Bất đắc dĩ Kim Liên phải nói thật Đinh San hiện giờ đang bị hãm trong trận của yêu đạo. Phàn Lê Huê nghe vậy cúi mặt không nói. Nhơn Quý sợ Phàn Lê Huê bỏ về nên hết lời khuyên bảo, dù Đinh San có tệ bạc đâu mình vẫn nhận làm dâu con trong nhà.
Phàn Lê Huê còn dùng dằng chưa biết tín sao thì chợt có quân sĩ vào báo yêu đạo lại đến khiêu chiến, mắng chửi nhiều lời vô lễ. Nhơn Quý nghe vậy tức giận nói với Lê Huê:
- Tên yêu đạo này thật khinh người quá lắm. Nay con đừng nghĩ gì đến tên súc sinh đó, cứ ra đánh cho hắn một trận biết mặt.
Phàn Lê Huê không sao từ chối được, đành cưỡi ngựa ra trước trận xem thử, biết ngay yêu đạo dùng Thuỷ hồ lô lấy nước biển Bắc đổ vào trận, nếu Đinh San không có áo kị nước lửa thì đã toi mạng lâu rồi. Nhơn Quý thấy Phàn Lê Huê bằng lòng thì cả mừng, lập tức giao ấn soái cho tuỳ quyền điều động. Phàn Lê Huê xin nhận, lập tức thăng trướng phân phó công việc, sai Đậu Tiên Đồng, Kim Định và Kim Liên dẫn ba đạo quân chặn ba hướng; Tần Hán và Đậu Nhất Hổ dẫn quân chặn hai bên đông tây; Tiết Ứng Luân cầm Thuỷ Tinh đồ cùng mình vào trận. Các tướng lệnh thì lui ra sửa soạn thi hành.
Ba nữ tướng vào trận trước, vừa qua khỏi cửa trận thì có tiếng sấm sét vang trời rồi một đạo hào quang từ trên cao chiếu xuống biến thành biển nước mênh mông, không sao tiến nổi. Khi ấy yêu đạo xuất hiện, cùng với ba nữ tướng giao tranh kịch liệt. Được mấy hiệp, yêu đạo lén lấy Hoả hồ lô thả quạ lửa ra khiến ba nữ tướng thất kinh hồn vía, quay ngựa bỏ chạy.
Tiết Ứng Luân nổi giận múa đao tiến vào, khi thấy nước dâng tới thì liền lấy Thuỷ Tinh đồ quăng ra, bao nhiêu nước biển đều bị thu sạch. Yêu đạo thất kinh hồn vía, vội mở Hoả hồ lô thả quạ lửa ra. May sao khi ấy Phàn Lê Huê vừa kịp đến nơi, dùng Càn Khôn quyện quăng lên đánh chết hết bọn quạ lửa.


Yêu đạo này vốn cả đời mới tu luyện được hai bảo bối Thuỷ, Hoả hồ lô, bây giờ bị mất hết thì tức giận vô cùng, nghiến răng xông vào đánh với Phàn Lê Huê. Được một lúc, Tiết Ứng Luân, Tần Hán và Đậu Nhất Hổ lần lượt xông vào trợ chiến khiến yêu đạo không địch nổi, toan vọt người chạy trốn. Phàn Lê Huê nhanh tay lấy Đả Thần tiên quất một cái trúng vai khiến yêu đạo rơi xuống đất hiện nguyên hình là con nguyệt long. Tuy bị thương nhưng nguyệt long vẫn còn cố chui xuống đất trốn chạy, bị Đậu Nhất Hổ độn thổ đuổi theo ban cho một côn, đau quá nên phải trồi lên mặt đất.
Phàn Lê Huê chờ sẵn, lập tức chém một đao chặt nguyệt long thành hai khúc. Quân Liêu thấy chủ tướng tử trận thì chẳng còn hồn vía nào nữa, thi nhau bỏ chạy tán loạn. Phàn Lê Huê ung dung tiến vào giữa trận, đốt một đạo bùa. Tức thì sấm sét nổi lên vang trời, Tiết Đinh San giật mình tỉnh lại, được các tướng phò về thành.
Nhơn Quý thấy trận đã phá xong mừng rỡ vô cùng, truyền quân tướng kéo thẳng vào trong ải. Sau khi kiểm điểm xong, Nhơn Quý gọi vào trong trướng chỉ mặt mắng:
- Súc sinh! Ngươi bị nguyệt long hãm tại trận, nếu không có vợ ngươi đến cứu thì còn tính mạng đâu nữa để ngang ngạnh, sao không quỳ xuống tạ lỗi cho mau.
Cùng lúc ấy Tiết Kim Liên, Đậu Tiên Đồng và Kim Định chạy đến, khuyên giải Đinh San, kẻ nói với Phàn Lê Huê nên Đinh San chẳng thể trái lời, gượng quỳ xuống xin lỗi Phàn Lê Huê. Thấy chồng quỳ, Phàn Lê Huê chẳng dám nhận vội quỳ xuống đáp lễ. Nhơn Quý thấy vậy mừng rỡ khôn xiết, sai quân treo đèn kết hoa, chỉ chờ mai nhân là Trình Giảo Kim về tới sẽ tiến hành làm lễ động phòng hoa chúc.
Đêm hôm ấy Đinh San ngủ ở phòng Kim Định, biết vợ mình đã hoài thai thì rất mừng rỡ, vì thế giận hờn cũng tiêu tán một phần. Ngày hôm sau, Trình Giảo Kim về đến, biết mọi việc ổn thoả thì cười lớn, tíu tít chạy đi chạy lo việc bày biện bàn ghế. Tiết Đinh San thấy ai nấy đều vui mừng thì không dám bướng bỉnh như trước, cùng Phàn Lê Huê bái lạy trời đất, cha mẹ, mai nhân rồi giao bái với Phàn Lê Huê. Ai nấy đều hoan hỉ khôn xiết.
Chợt Tiết Ứng Luân bước ra xin được bái lạy nghĩa phụ. Đinh San nhìn thấy Tiết Ứng Luân diện mạo thanh tú, tướng mạo đường đường, sức lực tràn đầy thì sinh nghi ngờ, tự nghĩ:
- “Trước kia nữ tặc thấy ta dung mạo tuấn tú thì giết cha chém anh để kết hôn cho bằng được. Sau này bị ta xua đuổi thì có lẽ tư tình với tên này, lấy danh nghĩa mẹ con lừa dối ta đây. Cả hai đều là hạng dâm loàn thì còn để làm chi cho chật đất.”


Nghĩ vậy nên Tiết Đinh San bất ngờ đứng dậy chỉ mặt Phàn Lê Huê mắng lớn:
- Tiện tì! Ngươi và hắn bằng tuổi nhau thì liêm sỉ để đâu mà gọi mẹ con? Ngươi tham dâm hiếu sắc vậy mà còn dám ngồi đây làm nhục gia phong nhà họ Tiết hay sao?
Lần này Phàn Lê Huê vừa nhục vừa tức, uất ức đến mức ngã lăn ra bất tỉnh tại chỗ. Đậu Tiên Đồng, Kim Định và Tiết Kim Liên vội xúm lại săn sóc, còn Đinh San chẳng để ý gì đến, quát gọi quân sĩ mang Tiết Ứng Luân ra ngoài chém đầu tức khắc.

Hồi thứ mười chín
Huyền Võ quan, tướng Đường thất trận
Chốn khuê phòng, huynh đệ tương lân

Quân sĩ đang định bắt trói Tiết Ứng Luân thì Nhơn Quý tới kịp, chỉ mặt Đinh San mắng như tát nước. Sau đó Nhơn Quý sai thả Tiết Ứng Luân ra, mang Đinh San thế vào chỗ bị chém đầu. Chư tướng và Liễu phu nhân thấy Nhơn Quý nổi trận lôi đình, mặt đỏ phừng phừng, mắt trợn lên như muốn rách cả ra thì không ai dám nói lời nào. Trình Giảo Kim vội chạy đến khuyên giải, hết lời xin tội cho Đinh San mà Nhơn Quý nhất định không nghe theo, một mực hối quân đem chém cho mau.
Trình Giảo Kim sợ quá, quỳ xuống xin:
- Thế tử tài nghệ song toàn, chính là trụ cột của triều đình, nếu nguyên soái cứ khăng khăng chém đầu thì việc chinh Tây tất chẳng thành, lão còn mặt mũi nào nhìn thấy thánh thượng nữa, chi bằng chết theo cho rảnh nợ.
Nói xong, Trình Giảo Kim định lao đầu vào vách tự vẫn khiến Nhơn Quý hoảng sợ ngăn lại, bằng lòng tha chết cho Đinh San nhưng vẫn trừng trị bốn mươi roi, giam vào ngục. Khi ấy Tiết Ứng Luân biết sống không nổi với Tiết Đinh San, lén trốn về Ngọc Tuý sơn, làm thảo khấu như cũ. Về phần Phàn Lê Huê được ba chị em săn sóc một lúc thì tỉnh dậy, khóc ngất một hồi, cũng toan tự vẫn để tỏ lòng trinh bạch.
Liễu phu nhân cả sợ, vội lấy mẹ già còn phải phụng dưỡng ra khuyên giải, khi ấy Phàn Lê Huê mới từ bỏ ý định tự vẫn, nghẹn ngào nói với mọi người:
- Duyên phận đã vậy thì từ nay trở đi tôi quyết nương nhờ cửa đạo, không vướng mắc hồng trần nữa để khỏi làm trò cười cho thiên hạ, hạ quân cũng không bị xôn xao.


Thấy Phàn Lê Huê quyết tâm, Tiết Kim Liên biết không sao cản nổi nên khuyên:
- Tỉ tỉ đã muốn thì chẳng ai dám trách, tuy nhiên tỉ tỉ đừng vội thí phát, lỡ ra có thánh chỉ đến sai ra trận hay tác thành nhân duyên thì khó lòng mà cứu vãn được nữa.
Phàn Lê Huê nghe vậy hứa sẽ không xuống tóc nhưng vẫn nhất quyết giữ đạo tu hành, bái tạ Nhơn Quý rồi dẫn quân ra đi. Chợt nhớ tới Tiết Ứng Luân, Phàn Lê Huê hỏi ra đầu đuôi thì cả giận, mắng:
- Thật là nghiệt tử. Dù nghĩa phụ có đánh mắng thế nào cũng không nên bỏ đi. Bất đắc dĩ cũng phải nói với ta một tiếng mới phải.
Phàn Lê Huê tức quá, mắng con nên không theo đường cũ, thẳng đường lớn về Hàn Giang quan, Nhơn Quý thấy việc quân đã tạm ổn, truyền cho Chu Thanh ở lại trấn giữ, còn bao nhiêu nhắm hướng Huyền Võ quan tấn phát. Mấy ngày sau tới nơi, Nhơn Quý cho quân hạ trại, hỏi han về tướng giữ ải để quyết định kế sách chu toàn.
Nguyên tướng giữ ải này tên là Điêu Ứng Tường, vợ chết sớm để lại một người con gái là Điêu Nguyệt Nga, tài sắc võ nghệ đều song toàn, lại được Kim Đao thánh mẫu truyền cho pháp thuật, luyện được bảo bối Nhiếp Hồn linh hết sức lợi hại. Hai cha con nghe báo quân Đường hạ trại trước ải thì liền sau quân chống giữ cẩn mật, ngày hôm sau sai một bộ tướng là Hồng Lý Đạt dẫn quân đến khiêu chiến.
Khi ấy Uất Trì Thanh Sơn vừa vận lương về tới, thấy Hồng Lý Đạt cả tiếng mắng chửi thì giận lắm, xin Nhơn Quý cho mình ra đối chiến. Được Nhơn Quý bằng lòng. Uất Trì Thanh Sơn liền nai nịt, điểm quân kéo ra, chỉ mặt Hồng Lý Đạt mắng luôn:
- Ta là Uất Trì Thanh Sơn, con của Trần quốc công đây. Ngươi đã biết danh sao chưa xuống ngựa đầu hàng?


Hồng Lý Đạt mắng lại mấy câu khiến cả hai đều tức giận, múa võ khí xông vào đánh loạn đả. So về sức mạnh thì Hồng Lý Đạt còn kém xa Uất Trì Thanh Sơn, vì thế đánh được mấy hiệp đã đuối hai tay, vội vàng quay ngựa bỏ chạy. Uất Trì Thanh Sơn giục ngựa đuổi theo, đánh với một thương trúng lưng khiến Hồng Lý Đạt ôm cổ ngựa chạy trối chết.
Thấy tướng địch vẫn đuổi theo, Điêu Ứng Tường liền xông ra chặn lại, quát một tiếng như sấm nổ. Uất Trì Thanh Sơn nghe tiếng quát rúng động cả người, dừng ngựa lại nhìn cho kĩ. Tuy Điêu Ứng Tường mình mặc giáp, đội kim khôi oai phong lẫm liệt nhưng Uất Trì Thanh Sơn chẳng hề sợ hãi, múa thương đánh luôn. Điêu Ứng Tường cả giận, huy đông Hàng Ma giản chống lại, cùng Uất Trì Thanh Sơn giao chiến hơn năm mươi hiệp.
Uất Trì Thanh Sơn thấy Điêu Ứng Tường càng đánh càng hăng mà mình đã cảm thấy đuối sức vội vàng gọi La Chương ra trợ giúp. Một mình Điêu Ứng Tường đánh với hai tướng chẳng hề nao núng chút nào, Hàng Ma giản bay lượn như mưa sa gió táp. Giao đấu thêm chừng mười hiệp nữa La Chương lừa cơ hội đâm trúng tay Điêu Ứng Tường một thương. Điêu Nguyệt Nga thấy phụ thân bị thương thì liền giục ngựa xông ra trợ lực.
Hai tướng nhìn thấy nữ tướng tướng mạo đoan trang, thiên hương quốc sắc thì đều dừng tay, nhìn chăm chăm như người mất hồn. Đến khi Điêu Nguyệt Nga thẹn quá quát hỏi, âm thanh êm ái du dương càng khiến cho La Chương thêm mê mẩn, nghĩ thầm:
- “Ta cố bắt sống nữ tướng này về làm vợ mới thoả lòng.”


La Chương nghĩ vậy nên hăng hái vận hết sức lực ra đánh. Điêu Nguyệt Nga không sao chống nổi, liền lấy bảo bối Nhiếp Hồn linh là một cái lục lạc ra nhắm mặt La Chương mà rung. La Chương tự nhiên xây xẩm mặt mày, hồn vía bị thu hết nên nhào xuống ngựa nằm bất động. Điêu Nguyệt Nga thúc ngựa chạy đến cắt lấy thủ cấp, may sao Đậu Nhất Hổ xông ra kịp, ngăn lại cho Thanh Sơn cứu La Chương chạy về bản trận.
Điêu Nguyệt Nga thấy thân hình Đậu Nhất Hồ thấp lùn thì cười hoài, chẳng thèm giao đấu mà cứ dùng lục lạc rung luôn. Thấy Đậu Nhất Hổ xây xẩm mặt mày nhào luôn xuống đất, Điêu Nguyệt Nga càng cười lớn, sai quân trói lại dẫn về ải. Bảo bối này không sát sinh, chỉ làm cho người bị trúng mất hết hồn vía ba khắc, vì thế may mắn là Đậu Nhất Hổ kịp hồi tỉnh vừa đúng lúc bọn quân sĩ sửa soạn chém đầu.
Đậu Nhất Hổ vội nói:
- Đừng vội! Đừng vội! Để ta đi về cho khuất mắt các ngươi.


Tiếng vừa dứt thì người cũng chui xuống đất mất dạng. Cha con Điêu Ứng Tường thấy vậy thất kinh hồn vía, càng ra sức cố thủ quan ải thêm thật chắc chắn.
Riêng Nhơn Quý thấy Thanh Sơn nằm thiêm thiếp như chết rồi thì lo lắng, nhờ có Tần Hán giải thích thì mới khoan tâm ngồi đợi, quả nhiên sau ba khắc, Thanh Sơn chợt tỉnh dậy, vừa đúng lúc Đậu Nhất Hổ trốn về. Hai người bèn thuật rõ sự việc cho Nhơn Quý biết. Nghe kể Điêu Nguyệt Nga xinh đẹp như tiên, Tần Hán vốn hiếu sắc nên nổi lòng dâm, ngày hôm sau xin được ra đối chiến.
Được Nhơn Quý chấp thuận, Tần Hán hớn hở xông ra, thấy nhan sắc Nguyệt Nga quả đúng như lời kể thì không sao nhịn được cười, nói:
- Tôi chưa thấy ai tuyệt thế như tiểu thư, chi bằng theo tôi về chung hưởng ái ân có hay hơn là giao đấu không?
Điêu Nguyệt Nga hổ thẹn quá không thèm đánh, lấy lục lạc ra rung luôn. Tần Hán bị bất ngờ nên không sao tránh khỏi, nhào xuống đất mê man bất tỉnh. Khi mang Tần Hán về tới ải, cha con rất lo sẽ chui xuống đất như hôm qua nên treo Tần Hán lên cây mà xử trảm. Chẳng ngờ Tần Hán tỉnh dậy, vội vàng thăng thiên bay mất khiến cha con Điêu Nguyệt Nga đều ngẩn ngơ nhìn nhau than thở:
- Hôm qua có một tên độn thổ, hôm nay một đứa thăng thiên, nhà Đường quả là có nhiều tướng kì lạ, làm sao giữ nổi quan ải này?


Than xong, Điêu Ứng Tường lập tức viết sớ tâu về kinh xin thêm quân tướng. Trong khi ấy ở trại Đường, các tướng xôn xao bàn tán về cái lạc thần, ai cũng lo sợ rằng chẳng biết làm sao chống lại. Trình Giảo Kim nghe vậy liền bàn:
- Hai tướng, Tần, Đậu đều có thần thông thì đêm nay hợp lực với nhau lén trộm lấy lục lạc. Mất bảo bối thì còn sợ gì cha con họ Điêu nữa.
Thật ra hai tướng đều có lòng thèm muốn Điêu Nguyệt Nga nên hăng hái nhận lời ngay. Đêm hôm ấy một người đằng vân, một người độn thổ vào trong ải. Riêng Tần Hán tự nghĩ:
- “Khi hạ sơn, sư phụ có nói ta có duyên phận với Phiên nữ, có lẽ là Nguyệt Nga đây chăng? Đêm nay ta quyết chui vào phòng ngủ với mĩ nhân một đêm, dù chết cũng vui lòng.”
Nghĩ vậy nên Tần Hán chẳng thèm tìm lục lạc, cứ nhằm phòng Nguyệt Nga mà chui vào. Khi ấy cha con Điêu Ứng Tường còn đang băn khoăn bàn tính nên chưa ngủ sớm như mọi khi. Nguyệt Nga chợt thấy có cơn gió lạ thổi tới, thì liền đánh tay đoán một quẻ, nói ngay với phụ thân:
- Đêm nay có thích khách lẻn vào ải, chúng ta phải đề phòng cẩn thận hơn trước mới xong.


Điêu Ứng Tường nghe vậy lập tức xuống lệnh tăng cường việc phòng bố, hạ lệnh không ai được ngủ. Riêng Đậu Nhất Hổ đi dưới đất nên trước đó đã nghe hai cha con họ Điêu nhắc tới việc bảo bối treo trong phòng ngủ của Điêu Nguyệt Nga, cả mừng lần mò tới ngay. Đậu Nhất Hổ trồi lên thấy giường chiếu thơm ngát, vật dụng trang nhã thì thích quá đi quanh một vòng, thấy ngay lục lạc đang treo trên đầu đầu giường. Đậu Nhất Hổ lấy bảo bối bỏ vào túi nhưng chưa chịu về ngay, nghĩ thầm:
- “Sẵn nệm hương đây tội gì ta không làm một giấc cho khoan khoái.”
Nghĩ xong, Đậu Nhất Hổ lên giường nằm nhắm mắt ngủ một giấc. Khi ấy Tần Hán mới mò vào, vì trong phòng tắt đèn tối đen nên chỉ nghe được tiếng thở, mừng rỡ vén màn xông vào ôm đại, miệng nói nho nhỏ. Đậu Nhất Hổ giật bắn người lên toan ra tay nhưng nghe tiếng thì biết đó là Tần Hán, nín cười mà nói:
- Sao bây giờ mới chịu vào ngủ.


Tần Hán cũng nhận ra tiếng Đậu Nhất Hổ thì thẹn quá sững sờ một hồi. Một lát sau hai người hiểu ý nhau cùng một bệnh thì chợt cười phá lên rồi nắm tay nhau chạy về trại.
Trong khi ấy cha con họ Điêu canh phòng suốt đêm mà chẳng thấy gì hết thì rất ngạc nhiên. Chợt có một a hoàn chạy ra báo tin lục lạc treo trên đầu giường tự nhiên biến đâu mất, Điêu Ứng Tường cả sợ, nói:
- Hóa ra bọn chúng đã tới trộm được bảo vật rồi, bây giờ biết làm sao đây?
Điêu Nguyệt Nga ung dung nói:
- Phụ thân đừng lo lắng. Hôm qua con đã đoán biết nên tráo lục lạc giả rồi, hiện vật thật còn trong người con, chẳng đi đâu mà mất.


Điêu Ứng Tường nghe vậy mừng rỡ khen con đa mưu túc trí, sửa soạn quân mã đi khiêu chiến. Đậu Nhất Hổ và Tần Hán vừa mới khoe công trộm được lục lạc xong thì nghe báo có Điêu Nguyệt Nga đến khiêu chiến, mừng rỡ xin Nhơn Quý cho ra trận ngay. Thấy Điêu Nguyệt Nga, hai tướng cứ nhìn nhau cười ngất khiến cho nữ tướng vừa giận vừa thẹn mắng lớn:
- Hai người đi ăn trộm mà còn vô lễ thì không thể tha thứ được. Hôm nay ta quyết bắt cả hai về phanh thây xẻ thịt.
Đậu Nhất Hổ cười ngất nói:
- Ta chỉ sợ hôm nay ngươi phải theo ta về chịu phân thây thì có.
Nguyêt Nga hiểu ý Đậu Nhất Hổ nói bậy nên nổi giận xông tới đánh liền. Được mấy hiệp, Nguyệt Nga biết không chống nổi nên lấy lục lạc ra sử dụng. Đậu Nhất Hổ và Tần Hán thấy bảo vật vẫn còn thì biết ngay đêm qua mình đã bị lừa, kinh hoảng độn thổ, thăng thiên chạy mất.
Điêu Nguyệt Nga đành phải đứng trước trại khiêu chiến, mắng nhiếc đến rát cổ họng mà chẳng tướng Đường nào dám ra. Một lúc sau, Điêu Nguyệt Nga thấy trại Đường treo miễn chiến bài thì cười gằn, dẫn quân trở về.

Hồi thứ hai mươi
Đẹp lương duyên, Tần Hán được vợ
Nơi quan ải, Nhơn Quý giao tranh

Hai tướng về trại báo tin cho Nhơn Quý biết đã bị lừa, đêm qua chỉ lấy nhầm lục lạc giả mà thôi. Thấy Nhơn Quý hết sức ưu phiền, Tần Hán liền nói:
- Khi hạ sơn, sư phụ tôi có cho biết sẽ lấy Phiên nữ làm vợ. Nay quả có Điêu Nguyệt Nga, nhưng vì cái lục lạc ấy quá lợi hại thì chẳng biết có phải không? Tôi xin về núi hỏi lại cho rõ, nếu biết cách đối phó thì mới thắng được.
Nhơn Quý bằng lòng nên Tần Hán đằng vân đi ngay cho kịp. Đậu Nhất Hổ thấy vậy phân vân nghĩ thầm:
- “Mình cũng vì Tiết tiểu thư mà suýt mất mạng, chẳng hiểu có nhân duyên hay không? Chi bằng ta theo hắn nhờ hỏi dùm một thể.”
Nghĩ xong, Đậu Nhất Hổ liền độn thổ đuổi theo, đến một ngọn núi cỏ xanh tươi, tùng bá rậm rạp thì gặp nhau. Nhất Hổ bèn nói:
- Sư đệ vì việc lương duyên mà về núi, nhân tiện hỏi dùm nhân duyên của tôi được không?


Tần Hán chưa kịp đáp thì chợt có một lão nhân đầu tóc bạc phơ chống gậy đi tới, hỏi vì sao mà tới núi này. Tần Hán và Đậu Nhất Hổ bèn tỏ thật là muốn biết việc nhân duyên khiến lão ấy cười ngất, nói:
- Đây là Càn Khôn sơn, ta là Nguyệt lão cai quản việc nhân duyên. Hai ngươi muốn biết thì cứ hỏi ta, cần gì phải về núi cho xa?
Đậu Nhất Hổ và Tần Hán nghe vậy cả mừng, theo lão nhân vào một động đá, lấy sổ ra xem xét. Trong sổ ghi rõ Đậu Nhất Hổ sánh duyên cùng Tiết Kim Liên còn Tần Hán thì lấy Điêu Nguyệt Nga rất rõ ràng. Nguyệt lão thấy Tần Hán có vẻ băn khoăn thì cười nói:
- Sở dĩ nhân duyên của hai ngươi trắc trở là vì so ra tướng mạo của hai ngươi chẳng xứng với nhan sắc của người vợ tương lai. Bây giờ muốn việc thông suốt thì phải nhờ tới các tiên trưởng đứng ra mai mối mới xong.
Hai người hết sức mừng rỡ, bái tạ Nguyệt lão xong thì chia tay, Tần Hán về núi còn Đậu Nhất Hổ trở lại quân doanh. Khi Tần Hán vừa vào động, Vương Thiền lão tổ hỏi ngay:
- Ngươi về núi là vì việc của Điêu Nguyệt Nga có phải không?
Tần Hán càng mừng thêm, vội quỳ xuống tỏ thật lòng mình. Vương Thiền lão tổ gật đầu nói:
- Con với Điêu Nguyệt Nga có duyên trời định nhưng vì là đệ tử của Kim Đao thánh mẫu nên không thể sơ sài được, phải nhờ người đứng ra làm mai mối mới xong.
Tần Hán nghe vậy nhảy tưng lên, lập tức theo sư phụ đằng vân đến động Trước Ẩn, xin vào ra mắt Kim Đao thánh mẫu. Nghe xong đầu đuôi, Kim Đao thánh mẫu có vẻ phân vân vì hình dung thấp lùn, tướng mạo xấu xí của Tần Hán. Chợt khi ấy đồng tử vào báo cho biết:
- Có một thần nhân ba mắt đến cửa động xin vào nói chuyện.


Thánh mẫu và lão tổ liền ra cửa nhìn xem, nhận ra đó là Nhân Huân sứ giả thì không dám coi thường, tiếp đón vào trà nước. Nhân Huân sứ giả nói ngay:
- Nguyệt lão đã biên tên Đậu Nhất Hổ và Tiết Kim Liên, Tần Hán với Điêu Nguyệt Nga làm vợ chồng nhưng tôi e rằng hai vị tiểu thư chẳng khứng thuận với lẽ trời nên qua đây cho mượn hai báu vật là Mê Hồn sa và Biến Hình phù, hoàn tất hai mối lương duyên ấy.
Kim Đao thánh mẫu thấy có sứ giả thiên đình đứng ra lo liệu thì không dám cãi, bằng lòng tác hợp việc hôn nhân. Nhân Huân sứ giả liền trao hai báu vật cho Tần Hán, dặn đưa Biến Hình phù cho Đậu Nhất Hổ sử dụng. Tần Hán chẳng còn gì mừng hơn, lập tức đằng vân về trại Đường giao một báu vật cho Đậu Nhất Hổ rồi dặn cách thi hành. Đậu Nhất Hổ nghe xong, hớn hở cầm Biến Hình phù đi ngay.
Đêm hôm ấy, Tần Hán đằng vân đi qua ải Huyền Võ, trốn vào một chỗ tối, chờ bọn a hoàn đi ngủ hết mới rón rén bước tới gần giường gấm, lấy Mê Hồn sa nhắm mặt Nguyệt Nga quạt mấy cái khiến mĩ nhân ngủ như say như tỉnh, lửa dục bốc lên bùng bùng. Vừa lúc ấy Điêu Nguyệt Nga thấy có một nam nhân tướng mạo tươi tốt bước tới gần thì dằn lòng không nổi, ôm nhau mà vầy duyên cá nước, ngủ say đến tận sáng.
Khi tỉnh dậy, Điêu Nguyệt Nga thấy Tần Hán nằm cạnh mình thì biết đã thất thân, ngồi bật dậy mặc quần áo rồi gục đầu khóc mãi không thôi. Điêu Ứng Tường nghe tiếng con khóc liền chạy vào, hỏi mấy câu mà Điêu Nguyệt Nga chẳng chịu trả lời. Tần Hán nằm trên giường thấy vậy liền nói vọng ra:
- Nhạc phụ chớ giận, chúng con đã thành vợ chồng rồi. Xin từ từ sẽ ra bái lạy.
Điêu Ứng Tường nổi giận, nhào tới nắm cổ Tần Hán lôi xềnh xệch ra ngoài, mắng như tát nước rồi sai quân mang ra chém đầu. Bọn quân sĩ chưa kịp xúm lại, chợt có một vị thánh mẫu cưỡi hạc từ trên trời bay xuống, gọi dừng tay lại. Điêu Nguyệt Nga nhìn lên, thấy sư phụ thì vội chạy ra làm lễ nghênh đón. Thánh mẫu liền nói với Điêu Ứng Tường:
- Lệnh ái với Tần Hán vốn có túc thế lương duyên, vì thế sứ giả thiên đình mới cho mượn Mê Hồn sa để kết liễu mối tình cho xong chứ không phải là Tần Hán làm càn đâu. Vả lại Tần Hán là cháu của Tần Thúc Bảo, con của phò mã Tần Hoài Ngọc, là đệ tử của Vương Thiền lão tổ thì danh giá chẳng kém chi ai. Vì thế nếu tổng binh bằng lòng quy thuận triều Đường thì vẹn cả đôi bề, chẳng mất công danh phú quý mà còn được rể cao sang.
Điêu Ứng Tường nhìn sang thấy Điêu Nguyệt Nga cúi mặt không nói thì biết không thuận không xong, nên gật đầu xin theo. Tần Hán mừng quá chạy ra làm lễ gọi nhạc phụ, hớn hở không sao tả xiết. Dù đã ưng thuận nhưng Điêu Ứng Tường thấy mặt Tần Hán vẫn còn tức giận, gằn giọng nói:
- Ngươi thật súc sinh, vì thánh mẫu mà ta tha chết cho, nếu không đã mất mạng lâu rồi, còn nhơn nhơn đắc ý được sao. Ngươi mau về báo với Tiết nguyên soái sửa soạn sẵn sàng, đêm nay ta sẽ đưa con qua hợp cẩn.


Tần Hán bái tạ, vội vàng quay về trại thuật lại mọi việc cho Nhơn Quý biết, cùng các tướng treo đèn kết sửa soạn tân phòng đâu đó. Đang khi bận rộn, chợt có quân sĩ vào báo là có Đào Hoa thánh mẫu đến muốn nói chuyện. Nhơn Quý biết đây là sư phụ của Tiết Kim Liên nên cùng con gái bước ra tận ngõ nghênh đón, mời ngồi trà nước. Đào Hoa thánh mẫu ngồi một chút liền đề cập đến việc chính:
- Theo sổ Nguyệt lão thì lệnh ái nguyên soái với Đậu Nhất Hổ có tiền duyên với nhau từ kiếp trước. Nguyên soái lại có lời hứa trước kia thì nay nên nhân dịp vui này cho hai người nên duyên một thể, chẳng biết có được không?
Nhơn Quý nghe vậy có vẻ không vui còn Kim Liên cũng cúi mặt buồn bã. Đào Hoa thánh mẫu ý hai người đều chê tướng mạo Đậu Nhất Hổ thấp lùn xấu xí, nên cười nói:
- Nhất Hổ đã được sư phụ ban cho tiên dược cải hình biến tướng trở thành một trang nam nhi oai phong đường đường. Như thế chẳng lẽ không xứng đôi vừa lứa hay sao?
Nhơn Quý giật mình, truyền gọi Đậu Nhất Hổ vào xem thử. Khi ấy Đậu Nhất Hổ giắt Biến Hình phù vào người nên hóa thành một tướng quân đường đường uy vũ, thân hình cao bảy thước. Nhơn Quý xem qua rất vừa ý, lại biết Đậu Nhất Hổ cũng là con cháu họ Đậu trước kia nên nhận lời ngay. Tiết Kim Liên thấy phụ thân bằng lòng thì cũng không dám cãi. Đào Hoa thánh mẫu thấy việc đã xong, từ biệt về núi, không ở lại dự tiệc vui của đệ tử.
Đêm ấy nơi trại Đường tưng bừng không kể xiết, quân tướng được một bữa no say vui vầy. Sau khi động phòng xong, Đậu Nhất Hổ biến trở lại thấp lùn như cũ, nhưng Kim Liên biết đó là tiền duyên túc số, lại thấy Nguyệt Nga xinh đẹp hơn mình cũng ưng chịu Tần Hán thì không nghĩ ngợi gì cả. Chính Điêu Nguyệt Nga nhìn vào cái gương Kim Liên lấy Nhất Hổ cũng được an ủi đôi phần.
Ngày hôm sau, Điêu Ứng Tường đón quân mà nhà Đường vào ải, dâng kế sách:
- Đường đến kinh thành chẳng còn bao xa, tuy nhiên phía sau còn mười bảy trại đóng rải ra bốn phía, nếu chưa trừ hết mà vội tiến binh thì sau này rất khó vận lương thảo.
Nhơn Quý gật đầu khen phải, chia binh tướng ra làm mười bảy đạo đi chiêu an, trại nào không thuận theo thì đánh phá thành bình địa. Trong vòng một tháng mười bảy trại đã dẹp yên, Nhơn Quý mới tính tới việc tiến binh thẳng tới kinh thành Tây Liêu. Khi ấy Lang vương là Hấp Tất Xích cũng đã nghe tin Điêu Ứng Tường gả con cho địch, dâng ải đầu hàng, hiện quân Đường đang rầm rộ tiếng đến thì kinh hãi đến chết giấc, hồi lâu mới tỉnh lại được.


Lang vương chưa biết tính sao thì có một đại thần là Tây vương Tử Chi Tống bước ra tâu bày:
- Nước đến đâu thì có đất ngăn đến đón. Tuy Tiết Nhơn Quý của đại Đường anh hùng cái thế thật nhưng chưa chắc đã hơn nổi Dương Phàm nơi Bạch Hổ quan. Vì thế xin bệ hạ cho thêm quân tướng ra đó chống giữ, khi nào có thời cơ sẽ khôi phục lại những ải quan đã mất.
Lang vương chuẩn tấu, hạ lệnh cho các tướng theo đó thi hành.
Trong khi ấy Nhơn Quý giao quyền trấn thủ Huyền Võ quan cho Điêu Ứng Tường, kéo hết đại quân đến Túc Dương hạ trại đóng binh. Đêm ấy Đậu Tiên Đồng hạ sinh một đứa con trai rất bụ bẫm đặt tên là Tiết Dũng. Nhơn Quý cả mừng cho quân nghỉ ngơi ba ngày mới kéo đến Báo Vĩ hạ trại, nơi ấy Kim Định lại hạ sinh được một đứa con trai hồng hào khỏe mạnh, được Liễu phu nhân đặt tên là Tiết Mãnh. Nhơn Quý cho quân nghỉ thêm ba ngày nữa, sau cùng mới rầm rộ kéo đến Bạch Hổ quan hạ trại.


Ngày hôm sau, Tần Hán và Đậu Nhất Hổ được lệnh của Nhơn Quý, đồng kéo quân đến trước thành khiêu chiến. Nguyên tướng giữ ải này là Dương Phàm, mặt đen như lọ nồi, mày lớn mắt to, sức mạnh muôn người khó địch, không những có võ nghệ cao cường mà còn được tiên gia truyền thụ pháp thuật lợi hại nên cả một vùng đất Tây Liêu chẳng ai dám đối địch.
Nghe báo có quân Đường đến khiêu chiến, Dương Phàm vội nai nịt, cưỡi Ô Chuỳ mã, cầm Kim Điện đại đao hùng hổ xông ra đánh luôn. Một mình Dương Phàm đánh với hai tướng không thua kém nhưng thấy lâu không thắng được nên thừa cơ lấy bảo bối Kim Kỳ tử quăng lên. Đậu Nhất Hổ và Tần Hán không kịp phòng bị đã trúng Kim Kỳ tử, đau quá hè nhau bỏ chạy. Sau đó Nhơn Quý sai một lúc mười hai viên tướng ra đánh đều bại trận, hao tổn không biết bao nhiêu quân sĩ.
Nhơn Quý cả giận dẫn Tần Mộng và La Chương điểm quân xông ra. Dương Phàm vừa thấy mặt Nhơn Quý liền mắng:
- Con trai ngươi cướp vợ ta thì ta sẽ lấy đầu cha nó mà báo thù trả hận, như thế mới công bằng.
Nhơn Quý nghe vậy không sao kiềm được cơn giận, múa kích đâm nhầu, có La Chương và Tần Mộng trợ chiến. Dương Phàm không sao chống nổi với ba tướng, vội lấy Kim Kỳ tử quăng lên. Nhơn Quý còn đang thất kinh hồn vía, chợt trên đầu xuất hiện một con Bạch hổ nhe răng múa vuốt vồ lấy Kim Kỳ tử ném xuống đất. Dương Phàm thấy bảo bối bị Bạch hổ ngăn trở thì cũng kinh hãi, vội hiện ba đầu sáu tay, mặt xanh nanh nhọn, múa đao chém vùn vụt. Khi ấy Nhơn Quý đã hoàn hồn, liền lấy Xuyên Vân tiễn ra bắn một phát trúng cái đầu bên trái. Dương Phàm kinh hoảng vội vàng thu phép quay ngựa chạy dài.
Đêm hôm đó Dương Phàm ra ngoài xem thiên văn, thấy Bạch Hổ tinh rọi thẳng vào trại quân Đường thì biết Nhơn Quý là tinh tú ấy xuống trần, không thể dùng cách đánh thường tình mà giết được. Suy nghĩ một chút, Dương Phàm chợt nhớ ra nơi ấy có một ngọn núi tên là Bạch Hổ, mừng rỡ tự nghĩ:
- “Tên núi này phạm vào bảng mạng của hắn thì là tử địa. Ngày mai ta sẽ giả thua dẫn dụ hắn lên núi ấy, chắc có thể giết được ngay.”

Hồi thứ hai mươi mốt
Tiết Nhơn Quý mãn số về trời
Đường Thái Tông hết vận quy thiên

Ngày hôm sau, Dương Phàm theo dự định kéo quân tới trước trại Đường khiêu chiến gọi đích danh Tiết Nhơn Quý ra đối địch. Hôm ấy Nhơn Quý cũng quyết giết cho được Dương Phàm nên sai quân chia làm bốn đạo, lập trận Nhất Tự Trường Xà rồi mới xông đến đánh với Dương Phàm. Hai người giao đấu kịch liệt hơn hai mươi hiệp mà không phân được thắng bại. Nhơn Quý thấy vậy liền giơ kích lên ra hiệu, tức thì bốn đạo quân trùng trùng áp lại vây hãm, quyết không cho Dương Phàm có đường thoát thân.
Dương Phàm cả sợ, thấy hướng tây là nơi La Chương trấn giữ thì liền đánh thốc về phía đó, dùng Kim Kỳ tử ném luôn. La Chương bị bảo vật trúng vào mặt, đau quá nên ôm cổ ngựa bỏ chạy, để mặc Dương Phàm thoát khỏi vòng vây. Trình Giảo Kim khuyên không nên đuổi theo nhưng Nhơn Quý lắc đầu nói:
- Dương Phàm ngu ngốc không chạy vào ải mà chạy vào rừng thì đúng là số chết tới nơi, lẻ nào bỏ qua cơ hội này?
Nói xong, Nhơn Quý truyền quân tướng đuổi theo, riêng mình thì phóng ngựa chạy như gió thổi dẫn đầu. Thấy Nhơn Quý đuổi thẳng lên núi, Trình Giảo Kim hết sức kinh nghi, vội sai Tần Mộng chạy lên xin nguyên soái lui binh, xem xét xong hãy quyết chiến. Khi ấy Nhơn Quý đã đến một đường cùng, trên mặt và hai bên toàn là núi đá chập chùng.
Nhơn Quý còn dang ngơ ngác tìm bóng dáng địch thủ thì đột ngột Dương Phàm xuất hiện đứng trên mõm núi, bốc đậu vãi xuống biến thành vô số binh ma tướng quỷ, mặt xanh tóc đỏ, gầm rú bao vây Nhơn Quý vào giữa. Nhơn Quý nổi giận, huy động lưỡi kích như rồng bay phượng múa, đánh vẹt bọn binh ma tướng quỷ ra hai bên, nhắm hướng Dương Phàm xông tới.


Dương Phàm thấy vậy cười lớn, dùng phép ẩn thân đột ngột biến mất. Nhơn Quý giật mình, toan lui lại nhưng khi ấy bọn âm binh bao vây càng lúc càng nhiều chặn hết đường lui, đành phải ào một ngõ nhỏ.
Được một đoạn, Nhơn Quý chợt thấy bên vách núi có một cái miếu đề sáu chữ “Bạch Hổ sơn thần chi miếu” thì liền xuống ngựa chắp tay cầu khấn một hồi. Sau đó Nhơn Quý quyết định đánh ngược trở ra nhưng âm binh quá đông, đánh đến tận lực vẫn chưa sao mở được một đường thoát thân.
Khi ấy Đậu Nhất Hổ biết nhạc phụ đuổi theo lên núi thì thất kinh hồn vía, vội dẫn quân đi trợ tiếp. Chẳng ngờ âm binh dùng đá gỗ ném xuống rất dữ dằn nên đành phải quay về/ Liễu phu nhân nghe Đậu Nhất Hổ báo tinh thì hồn phiêu phách tán bởi vì đêm qua vừa nằm mộng thấy điềm không hay, vội vàng sai Tần Hán đằng vân về Chu Tước quan thả Đinh San ra.
Nhờ có con ngựa đằng vân, Tiết Đinh San chỉ trong phút chốc đã đến trại Đường ra mắt mẫu thân rồi điểm quân mã kéo thẳng đến Bạch Hổ sơn. Tiết Đinh San chợt thấy Tần Mộng và Trình Giảo Kim đang cố sống chết đánh với một tướng mắt to trán lồi thì biết ngay là Dương Phàm, vội vàng thúc ngựa xông lên tiếp trợ. Riêng Dương Phàm thấy mặt Đinh San thì cơn giận nổi lên. lớn tiếng mắng luôn:
- Tên súc sinh cướp vợ người. Ngươi thật tới số mới đến đây nộp mạng cho ta.
Hai tướng liền xông vào giao đấu kịch liệt. Được mười hiệp, Dương Phàm muốn giết Đinh San cho mau nên lấy Kim Kỳ tử ra quăng lên. Ngờ đâu Đinh San mặc Thiên Vương giáp nên Kim Kỳ tử chẳng làm gì được, lại phát ra một luồng hào quang làm chói mắt Dương Phàm. Đinh San thừa cơ hội ấy rút lấy roi thần quất một nhát khiến Dương Phàm hộc máu tươi, ôm cổ ngựa chạy thẳng về ải.


Đinh San vì nóng lòng cứu phụ thân nên không đuổi theo, truyền quân lấy máu chó buộc vào đầu mũi tên bắn vãi vào đám âm binh, lập tức bao nhiêu binh ma tướng quỷ đều tan biến bằng hết. Khi ấy Nhơn Quý đi lang thang trong núi đã một ngày nên đói khát, đành phải trở lại miếu Bạch Hổ ngồi dựa bàn thờ cho đỡ mệt, ngủ quên lúc nào không hay. Tướng tinh của Nhơn Quý xuất hiện thành một con Bạch Hổ chạy ra ngoài miếu vừa đúng lúc Đinh San kéo quân tiến đến. Đinh San thấy hổ trắng thì liền giương cung bắn một phát trúng ngay giữa trán. Bạch Hổ rống lên một tiếng rồi cong đuôi chạy thẳng vào miếu mất dạng.
Đinh San và chư tướng đuổi theo, đồng xuống ngựa vào miếu tìm xem Bạch Hổ chết hay chưa. Mọi người nhìn thấy Nhơn Quý nằm sõng sượt mũi tên cắm ngay trán thì đều thất kinh hồn vía, đứng sững như trời trồng. Thấy Đinh San ôm xác cha khóc lóc thảm thiết, Trình Giảo Kim liền đến quan sát, thở dài nói:
- Nguyên soái đánh trận mệt mỏi nên mới xuất tướng tinh ra ngoài, nay bị thế tử bắn chết thì tội chẳng nhỏ đâu.
Khi ấy Liễu phu nhân và Tiết Kim Liên hay tin thì cũng tới nơi, vừa ôm xác Nhơn Quý khóc ngất vừa chỉ mặt Đinh San mắng không tiếc lời. Đậu Tiên Đồng và Kim Định tuy biết đó là vô tình nhưng vẫn trách:
- Tướng công định cưú phụ thân mà thành hại. Tuy nhiên triều đình đâu biết cho sự việc, thể nào cũng ghép vào tội đại nghịch bất đạo, làm sao mà sống nổi?


Đinh San còn đang ngơ ngẩn không biết minh oan ra sao thì Vương Ngao lão tổ đoán biết mọi việc, đằng vân xuống Bạch Hổ sơn, nói với thế tử:
- Đây là nhân quả từ lúc trước. Phụ thân con là bạch Hổ tinh xuất thế thì rất kỵ với các tên trùng nhau, đã thế nơi Bạch Hổ lại có Bạch Hổ miếu nên mới không thể cứu được. Nay con vô tình mang tôi giết phụ thân thì không tránh được tai nạn sắp tới, phải giao trả các bảo bối mà lo lập công chuộc tội, sau này mới được an nhàn vinh hiển.
Đinh San không muốn như vậy nhưng cũng không dám trái lời, lấy các bảo bối ra đưa trả, tiễn sư phụ về núi. Khi ấy Liễu phu nhân đã sai quân tướng mang xác Nhơn Quý về trại tẩn liệm nên Trình Giảo Kim không còn gì để làm, cấp tốc lên ngựa về Trường An báo tin. Dương Phàm không biết việc này nên cứ ở trong ải tránh mặt, sau đó được một đạo nhân đến cho biết là theo lời thỉnh cầu của Tiên Đồng dạy phép luyện phi long phiêu. Vì thế Dương Phàm càng không ló mặt ra, suốt một thời gian chuyên tâm tu luyện phép mầu.
Cùng thời gian đó ở Trường An, Thái Tông nằm ngủ trưa chợt thấy Tần Thúc Bảo, Uất Trì Cung, La Thành và Mã Tam Bảo tiếp giá, đồng cúi đầu tâu:
- Bệ hạ là Tử vi tinh giáng thế, nay lại có Tả tướng tinh và Hữu tướng tinh và Bạch Hổ tinh về trời thì bệ hạ cũng trở lại ngôi cũ. Xin bệ hạ thiết triều để chúng tôi bái kiến.
Thái Tông liền theo Tần Thúc Bảo đến một toà bảo điện đề bốn chữ “Bắc cực tử vi”, trước cửa có Tả tướng tinh, Hữu tướng tinh và Bạch Hổ tinh quỳ tiếp đón. Thái Tông nhìn kỹ, nhận ra các tướng tinh đó là Từ Mậu Công , Nguỵ Trưng và Tiết Nhơn Quý thì rất kinh ngạc, phán hỏi:
- Trẫm sai Bình Liêu vương đi chinh Tây, sao đã ban sư hồi triều mau như thế?
Nhơn Quý bèn quỳ xuống tâu:
- Tôi đang tiến binh tới Bạch Hổ quan, nhưng vì số trời không sao tránh được nên xin bệ hạ miễn tội, cắt cử người khác vậy.
Thái Tông nghe nói đến đó liền đổ mồ hôi ướt áo, giật mình tỉnh dậy. Ngày hôm sau khi thiết triều chợt có quan Khâm thiên giám là Lý Vân Khai bước ra tâu:
- Đêm qua hạ thần xem thiên văn thấy phía đất Tây Liêu có Bạch Hổ tinh sa xuống, lại thấy bên cạnh sao Bắc cực có hai tướng tinh rơi rụng ứng với điềm tướng quân nơi sa trường và đại thần trong triều mãn số, phải tâu trước với bệ hạ để sửa soạn cho kịp.


Thái Tông nghe tâu chưa kịp phán hỏi gì, chợt có Hoàng môn quan cầm tấu chương của Nguỵ Hạc con của Nguỵ Trưng dâng lên, tiếp đó lại có biểu tấu của Từ Lương, con của Từ Mậu Công, cả hai đều tâu phụ thân mình đã đột ngột từ trần. Thái Tông ứa nước mắt, chưa kịp than khóc thì Hoàng môn quan lại chạy vào tâu:
- Lỗ Quốc công Trình Giảo Kim từ Tây Liêu trở về, muốn kiến giá bệ hạ báo tin.
Thái Tông nghĩ đến giấc chiêm bao hôm qua thì giật nảy cả mình, vội vàng truyền mời Trình Giảo Kim vào điện. Khi nghe biết Tiết Nhơn Quý chết thảm, Thái Tông không sao cầm được xúc động, nhào xuống dưới thềm khóc rống. Vì quá thương cảm, một lúc sau Thái Tông hộc máu tươi ra rồi băng hà, chẳng nói được lời nào.
Thái tử Lý Trị nghe tin thất kinh hồn vía, vội vàng vào triều hợp cùng bá quan lo việc khâm liệm, xuống truyền nhân dân và quan lại đồng để tang thiên tử. Sau khi mọi việc xong xuôi Lý Trị lên ngôi lấy hiệu là Đường Cao Tông, cải niên hiệu thành Vĩnh Trung, lập Vương thị là chánh cung hoàng hậu, phong cho Lý Hiền là đông cung thái tử.
Cao tông cũng nhớ ơn các công thần ngày xưa nên phong cho Nguỵ Hạc là tả thừa tướng, Tư Lương làm hữu thừa tướng. Khi đã ổn định triều chính, Cao tông quyết định phải hoàn thành việc bình Tây Liêu nên xuống lệnh ngự giá thân chinh, cho Lý Hiển làm giám quốc xùng với Ngụy Hạc ở lại Trường An. Còn Cao tông cùng với Từ Lương và Trình Giảo Kim thống suất binh mã nhắm hướng Tây Liêu thẳng tiến.
Mẹ con Phàn Lê Huê biết tin thiên tử ngự giá thân chinh thì liền đón nơi Hàn Giang quan để khiếu oan, dâng văn trạng lên. Cao tông xem xong văn trạng liền phán với quần thần:
- Tiết Đinh San quả là vong ân phụ nghĩa, giết cha bỏ vợ thì không thể tha thứ được, phải theo vương luật mà trừng trị làm gương cho các tướng khác.
Trình Giảo Kim nhân cơ hội ấy nói vào:
- Phàn Lê Huê chẳng những có tài trí mà còn là người biết trung nghĩa nên mới dâng ải đầu hàng. Hạ thần đã nhiều lần khuyên Đinh San nên nghĩ đến tình vợ chồng để có người giúp nước mà chẳng được, nay nếu bệ hạ trọng dụng thì hay biết mấy.
Cao tông liền truyền chỉ triệu Phàn Lê Huê vào, thấy Phàn Lê Huê quả có dung mạo cao trọng hơn người thì rất vừa lòng đẹp ý, phán:
- Khi nào trẫm đến Bạch Hổ quan sẽ xét xử việc này cho.
Khi tiến quân đến Bạch Hổ quan, Cao tông lại nhận được biểu chương của Liễu phu nhân kể về cái chết của Nhơn Quý càng khiến nhà vua nổi cơn thịnh nộ, lập tức sai quân dẫn Đinh San ra ngoài xử lăng trì. Đinh San nghe vậy hồn phi phách tán, chết cứng cả người.


anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét