Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Đoán Án Kỳ Quan Tập 2 1 - 11-17

Trang 17 trong tổng số 20

Chương 10

Chiếc Đầu Gà Mười Năm

Bối Hữu Tài ngươi huyện Vạn, nhà nghèo phải đi làm thuê cuốc mướn, tuy ngay thẳng nhưng số phận rủi ro, tí góp được một số tiền, rồi ốm đau bệnh tật. Làm thuê cho nhà giàu hơn mười năm, bốn mươi tuổi mà vẫn chưa thành gia thất. Chủ nhà thương anh nghèo khổ, cho anh ít ruộng trồng cấy coi nương rẫy, không lấy tô. Ông lấy Âm thị, sinh được một con trai đặt tên là Thành Kim. Khi Thành Kim lên năm tuổi thì ông chết, Âm thị ở vậy thờ chồng nuôi con. Cuộc sống vô cùng khổ sở, vì làm quá sức, ốm liệt giường, không tiền chạy chữa thuốc thang, nửa năm sau vợ ông cũng qua đời. Thành Kim mới mười bốn tuổi, xin chủ chiếc quan tài và nơi chôn cất, lại nhờ người quyên góp tiền gạo, lo ma chay cho mẹ xong thì đi ở chăn trâu.
Thành Kim là người gian giảo, xảo quyệt, ngành ngạnh, phải đổi chủ tới hai ba lần. Hơn hai mươi tuổi mới dành dụm được hơn mười quan tiền, rồi thuê được hai gian nhà tranh, nhờ người mối lái lấy được người vợ. Lúc đó Trác Đại có một người con gái, tên là Vũ Hoa, vì quá kén chồng, nên mười sáu mươi bảy tuổi vẫn chưa có một người nào nhòm ngó. Nay thấy Thành Kim ngỏ ý, cô bằng lòng ngay. Vũ Hoa là người hiền thục, về nhà chồng chịu thương chịu khó, thấy nhà chồng nghèo, gắng công nuôi lợn, dệt vải, may vá lo kiếm thêm tiền giúp đỡ chồng. Từ khi lấy vợ, chi tiêu trong gia đình càng tốn kém, buôn bán lời lãi hằng năm, rau cháo không đủ nuôi nhau.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Một hôm Thành Kim than thở với vợ
- Nghĩ rằng kiếp ta sinh ra phải chịu khổ sở không biết đến bao giờ mới được mở mày mở mặt!
- Người ta thường nói: "Cự phú là do mệnh", - Vũ Hoa nói, - người khá giả là do cần cù. Chỉ cần vợ chồng ta cùng chịu khó chịu khổ kiếm tiền, tuy không dám nói là mua vườn tậu ruộng, nhưng cũng đủ ăn đủ mặc.
- Tôi nghĩ rằng, - Thành Kim nói, - người ta sống trên đời phải làm nên cơ nghiệp, tuy không dám mong lầu son gác tía, kẻ hầu ngươi hạ, nhưng cũng phải có ruộng vườn, có nhà cao cửa rộng, thì mới gọi là đáng mặt trên cõi đời này.
- Không sợ nghèo, - Vũ Hoa nói, - mà chỉ sợ không có chí, nếu anh có chí thì trời cũng có mắt, khổ tận ắt phải cam lại.
- Xem ra việc buôn bán ở đây, - Thành Kim nói, - chẳng ăn thua gì, phải đi buôn xa, may ra mới phất lên được.
- Buôn bán là việc lớn, - Vũ Hoa nói, - bởi thế thiếp không dám gàn. Song bỏ mặc vợ ở nhà một mình sao được.
- Ta biết nàng vốn cần kiệm, hiền thục, có thể tự xoay xở đi kiếm sống. Nay phải chịu khó chịu khổ, thì sau này mới nhàn nhã được.
Một hôm, Thành Kim nghe thấy vùng Hồ Quảng bị hạn hán, thóc đắt vải rẻ, Giang Nam được mùa, gạo rẻ vải đắt. Anh rất mừng, muốn tới Hồ Quảng buôn gạo, vải. Bèn mua rượu thịt mang về, bảo vợ làm bữa, vừa ăn uống vừa chuyện trò:
- Nàng hãy ngồi xuống đây tôi bàn chút việc. Chỉ vì tôi vận rủi, sinh ra đã chịu biết bao khổ sở. Cha mẹ qua đời không có cái chôn, phải vay mượn xin xỏ khắp nơi để có tiền lo ma chay cho cha mẹ. Vất vả lắm mới kiếm đủ tiền trả nợ, còn dư đôi chút buôn vải. Buôn bán cò con mười năm trời mới tích góp được sáu mươi ba đồng. Từ ngày cưới nàng về, lo ăn lo mặc cũng thật gian truân. Bữa bữa cũng chỉ được lưng vực bát, rau cháo mà thôi. Quanh năm quần áo cũng chỉ nhất mảnh, vá chằng vá đụp. Ta nghĩ rằng, nghèo phải vươn lên, rồi sẽ có ngày sung sướng. Hơn nữa xem ra buôn chuyến với buôn ngồi hoàn toàn khác nhau, chỉ có đi xa mới có thể kiếm tiền nhanh chóng được.
- Anh ạ! - Vũ thị nói. - Việc buôn bán thì nơi gần cũng có thể kiếm được tiền, tội gì phải trèo đèo vượt suối đi xa.
- Buôn gần lãi chả được là bao, - Thành Kim nói, - vặt mũi đủ đút miệng. Tôi mua thuốc tới Hồ Quảng bán, rồi mua vải tới Giang Nam. Thuyền về chở gạo rất thuận tiện, xem ra lãi gấp hai, ba lần. Ngày về khó mà định trước được. Nàng ở nhà cứ yên tâm đừng lo nghĩ gì.
- Anh đi cũng phải liệu về cho sớm. - Vũ thị nói.
- Nàng ở nhà chịu thương chịu khó, tự lo lấy cuộc sống cho riêng mình, - Thành Kim nói, - sớm tối phải chú ý đến cửa nẻo. Nhất thiết phải giữ mình đừng ra ngoài. Phải cẩn thận đề phòng bọn du đãng làm ô nhục thanh danh, xấu chàng hổ ai. Lần này ta đi có thần tài phù hộ, nhất định lưng vốn có bạc vạn mới trở về.
Ăn uống xong họ đi ngủ. Hôm sau họ chuẩn bị tiền nong mua dược liệu địa phương, lo sẵn cho vợ hai tháng lương thực, chọn ngày tốt lên đường.
Vũ Hoa nuôi được đời gà, một trống, một mái. Thấy chồng đi xa, nàng giết con mái làm cơm tiễn chổng. Thành Kim thấy thế nói:
- Nàng giết con gà mái, còn con gà trống hãy cố mà nuôi, chờ khi nào tôi về giết cúng thần tài.
Vũ Hoa mời chồng ngồi vào mâm, tay rót rượu, mà nước mắt cứ ứa ra:
- Thấy chàng đi xa, em không sao cầm nổi nước mắt. Vợ chồng sống với nhau đã tròn ba năm, ân ái như biển cả. Đi buôn là việc trọng, em là vợ không dám can ngăn. Hôm nay trước lúc lên đường, em giết gà làm cơm tiễn chân anh. Chén rượu lễ thứ nhất em chúc anh vui vẻ, ra ngoài đừng tham sắc, phải hết sức kiềm chế mình, đừng la cà nơi đường hoa ngõ liễu rất hại tinh thần và sức khỏe. Chén thứ hai em chúc anh trên đường gặp nhiều bạn tốt, đi sông nước phải hết sức cẩn thận, luôn để ý đến bọn chân sào có ý đồ xấu. Chén thứ ba chúc anh toại nguyện, mang bạc vạn trở về, tiền của như núi, lãi dồn về như nước chảy. Phải luôn luôn nhớ tới người vợ hèn mọn này, liệu mà về cho sớm, đừng la cà nơi đất khách quê người. Em sẽ cố nuôi con gà trống chờ anh về, vợ chồng vui vầy xum họp.
Ăn xong, nàng tiễn chân chồng một đoạn đường, chia tay nước mắt như mưa.
Thành Kim chuyển hàng xuống thuyền tới Hán Khẩu. Bán thuốc, mua vải, xuôi dòng tới Tô Châu bán, quả nhiên có lãi, lập tức mua gạo về Hồ Quảng. Tới Bãi Thanh bỗng có một hòn đá ngầm đâm thủng thuyền, thóc gạo chìm nghỉm. Thành Kim nhanh ta bám lấy ván thuyền, gọi thuyền đến cứu, may mà thoát chết. Thương thay, hàng hóa, tiền bạc phút chốc đổ xuống sông xuống biển. Thành trắng tay, muốn về nhưng không có tiền ăn đường, đành phải bán sức nuôi miệng. Mấy năm phiêu dạt đến Trường Sa, gặp một người bán tạp hóa, nhờ anh gánh hàng, Thành Kim theo anh về nhà.
Người bán tạp hóa này tên là Mễ Vinh Hưng, sống tại vùng nông thôn Quế Dương. Cha là Như Châu, lúc còn nhỏ bán quả trám dầm đường, về sau mở cửa hàng tạp hóa, vất vả gian nan xây dựng gia đình, lấy vợ là Dương thị, sinh ra Vinh Hưng. Tích góp được hơn hai ngàn lạng bạc. ông ta nghĩ:
Buôn bán tiền tài tựa phù vân
Vận tụng cơn đen hết chẳng còn
Muốn cho con cháu đời đời hưởng
Cần tậu vườn mua ruộng cấy cày.

Thế rồi ông mua ba mươi mẫu ruộng, bỏ nghề buôn, về làng cày cấy. Sau đó lại sinh thêm một đứa con tên là Nhị Oa. Khi Nhị Oa lên tám tuổi thì đột nhiên Như Châu ốm nặng, thuốc thang không khỏi, cầu cúng cũng chẳng thiêng. Biết mình bệnh tật không qua được, ông gọi Vinh Hưng lại dặn dò:
- Cha đầu váng mắt hoa, bệnh ngày càng nặng, không thể sống được nữa. Gia tài này là do cha vất vả nhọc nhằn mới có được cha phải phân chia rành mạch cho hai anh em, ghi vào khế ước chờ Nhị Oa trưởng thành sẽ bắt thăm. Cha chết rồi, các con phải lập chí cố gắng xây dựng gia đình, đừng để cho tài sản mà cha đã giành được bằng máu và nước mắt mất đi, khiến cho cha ôm hận nơi chín suối. Em con còn nhỏ, con phải hết lòng quan tâm đến nó, đừng hắt hủi nó, khiến cha phải đau lòng.
Nói xong ông trút hơi thở cuối cùng. Vinh Hưng chôn cất cha chu đáo. Dương thị vì quá thương chồng, không lâu sau cũng qua đời.
Theo lời cha dặn, Vinh Hưng cho em đi học. Ba năm xong tang, Vinh Hưng lấy Khố thị. Cô ta là con gái nhà khá giả, xinh đẹp nhưng hay đố kị, lười nhác chẳng chịu làm gì, suốt ngày chỉ phấn với son. Ăn thì của ngon vật lạ, mặc thì quần là áo lượt. Vinh Hưng mê mệt vì thị, hoàn toàn nghe theo cô ta sai bảo. Khố thị thấy Nhị Oa như chiếc gai trong mắt, luôn luôn xui bẩy chồng.
- Nhà mình vốn chẳng giàu có gì, mà Nhị Oa cứ ngồi không ăn sẵn, học hành lại phải tốn kém, thôi thì gọi nó về chăn trâu cắt cỏ không phải thuê người, lại đỡ tốn tiền.
Vinh Hưng cho rằng vợ biết bàn hơn tính thiệt bèn gọi em về chăn trâu. Khố thị lại bảo nó lười nhác lấc láo, hay ăn trộm, khiến Vinh Hưng cũng phải bực tức. Đêm đêm Khố thị lại thủ thỉ với chồng:
- Ruộng nương nhà ta không nhiều, mà chia cho Nhị Oa một nửa thì vợ chồng mình lấy gì để chi dùng. Em rất thương chàng ngày đêm vất vả lo toan. Nhị Oa cứ ngồi đó ăn không, vừa lười nhác, vừa ăn trộm như ranh. Loại chẳng ra hồn người như thế mà chia ruộng cho nó, thì chẳng khác nào bán ruộng đi. Thôi thì hành hạ cho nó chết đi, khỏi phải chia ruộng.
- Đúng thì đúng thôi, - Vinh Hưng nói, - nhưng lúc lâm chung cha anh đã dặn anh rằng, phải yêu thương nó, bây giờ ta cho nó chết đi, thì có lỗi với cha, đã chiếm đoạt tài sản của nó, thì đừng hại nó.
- Anh không nói em cũng khắc biết sắp xếp việc này. - Khố thị nói.
Thế rồi suốt ngày thị bắt Nhị Oa làm quần quật, việc không làm được cũng bắt làm, không gánh nổi cũng bắt phải gánh. Hằng ngày Nhị Oa phải kiếm củi, vớt bèo cho lợn, cắt cỏ cho trâu, làm không đủ mức giao thì chị dâu đánh đập tàn nhẫn, không cho ăn. Mùa đông thì cướp hết chăn đệm, mùa hạ thì giấu cả màn chiếu, đầy đọa đến nỗi Nhị Oa xanh xao gầy guộc, cứ ngồi khóc thầm một mình. Biết rõ anh chị đày đọa mình chết để chiếm hết cơ nghiệp. Năm ấy Nhị Oa mới mười ba tuổi, muốn trốn đi nhưng chẳng có xu nào, chỉ biết ngồi chờ chết.
Một hôm củi chưa lấy đủ, Khố thị chửi bới, dùng gậy đánh rồi đuổi đi.
- Mày đi đâu thì đi, chết đường chết chợ cũng mặc xác mày, mày mà về thì tao băm vằm mày ra.
Rồi thị đóng sập cửa lại. Nhị Oa kêu khóc thảm thiết. Trời đã chạng vạng mà chẳng biết đi đâu về đâu. Nó lần mò đến mộ cha mẹ, nghĩ tới tình cảnh thê thảm, òa lên khóc nức nở:
- Cha mẹ ơi! Lòng con đau như dao cắt. Anh chị ghét bỏ, định giết con để chiếm ruộng vườn. Bắt con làm quần quật suốt ngày con cũng chẳng quản gì, không biết vì sao lại đuổi con đi. Những ngày qua con đã chịu biết bao đau khổ nhọc nhằn, ngay cả gỗ đá cũng phải thương tâm. Hằng ngày chỉ cho con vài bát cháo loãng, trời rét căm căm chỉ phong phanh một manh áo mỏng. Sáng phải dậy sớm nấu cơm, gọi họ dậy ăn, miếng ngon họ giấu biệt con chẳng được ăn, trưa về phải đủ ba gánh củi khô, chiều về phải vớt bèo cho lợn. Củi không đủ họ giằng lấy bát không cho ăn, củi đủ rồi thì bắt gánh nước cuốc vườn. Trời nóng nực không màn, muỗi đốt sưng húp mặt, cắn nát thịt máu chảy rồi thành ung nhọt. Đến mùa đông cướp hết chăn đệm, chui bừa vào đống rơm rạ ngủ, rét thấu xương. Lại còn chửi con là làm nát cả rơm rạ, là thằng phá gia chi tử rồi đuổi con đi. Thật đáng thương cho con, chân tê cóng không nhấc nổi, chửi con là giả đò giả đận không chịu làm. Ngay như hôm nay, sai con giặt giũ, lên núi muộn, lấy được ít củi, chị đã đánh con tóe máu, vạt áo ướt đầm. Không biết rằng con còn nhỏ, chưa đầy mười bốn tuổi đầu mà đã đuổi con khỏi nhà rồi đóng sầm cửa lại ôi anh ơi! Sao anh không nể mặt cha. Nếu anh đòi đất thì cứ nói thẳng với em. Vì sao lại hại em tàn nhẫn như vậy, anh bảo em đi đâu bây giờ. Ôi! Cha mẹ ơi! Cha mẹ có khôn thiêng thì thương lấy con, phù hộ cho con không ốm đau bệnh tật. Con lớn lên sẽ làm đổi thay cơ nghiệp, lúc ấy con sẽ xây phần mộ cho cha mẹ thật đàng hoàng.
Khóc đến khi trời sáng, muốn đi song chẳng biết đi đâu, mà không đi thì lấy gì mà ăn, hai mắt đỏ hoe sung húp, không biết làm sao. Làng xóm cũng có người tốt bụng cho cơm. Ba hôm sau thấy nó vẫn quanh quẩn ở đó chưa đi, Khố thị mang gậy ra đuổi rồi chửi:
- Mày là đồ chết dẫm, mày phải đi khỏi nơi này, mày đi đâu mà chết, dùng quanh quẩn ở đây làm xấu mặt tao.
Thế rồi thị cầm gậy vụt xuống như mưa, Nhị Oa vừa khóc vừa đi mà chẳng biết đi đâu. Ban ngày vào làng xin ăn, ban đêm chui vào hang ngủ. Đi được ba ngày, mình mẩy đau nhừ, chân sưng húp, bụng đói cồn cào, không sao nhấc nổi chân. Nghĩ rằng anh chị tàn ác, làm ta lên trời cũng không được, chui xuống đất cũng không xong, muốn chết không chết được, muốn sống cũng không sao sống nổi. Đến nước này thì đi cũng dở mà ở cũng không xong. Biết làm sao để thoát khỏi cảnh này. Nghĩ mà thương cho số kiếp của mình. Nhị Oa lạy tạ công ơn cha mẹ, rồi tới một cây to bên đường cởi giây lưng ra treo cổ.
Lúc ấy một vị cứu tinh đi qua, người ấy là Thường Thanh, nhà giàu lại có lòng từ thiện. ông đi thu nợ về, thấy có người treo cổ, sờ vào người, thấy vẫn còn nóng, vội vàng bảo người cởi giây, chạy tới nhà gần đó xin một ít trà nóng đổ vào miệng, phút chốc Nhị Oa hồi tỉnh lại. Ông Thường hỏi:
- Anh nhỏ, vì sao lại quẫn chí như thế?
Thấy ông lão cứu mình, Nhị Oa cúi lạy rồi nghẹn ngào nói:
- Bẩm ông, con là Mễ Nhị Oa, cha mẹ chết sớm, đời con chịu nhiều đau khổ. Chị dâu con người họ Khố, anh con là Vinh Hưng. Anh con đối với con còn có chút tình, chỉ hận một nỗi, chị dâu con lòng lang dạ sói, xúi giục anh con làm hại đời con, để nuốt không cơ nghiệp. Họ vô cùng tàn nhẫn, đày đọa con thập tử nhất sinh. Mỗi bữa chỉ được vài bát cháo loãng, mà làm việc thì luôn chân luôn tay. Hằng ngày phải lấy ba gánh củi khô, phải vớt hai gánh bèo cho lợn. Nếu ít đi một chút là phải đánh đòn, bưng bát cơm lên không sao nuốt nổi. Mùa hè ngủ không màn, mùa đông không chăn chiếu, khổ lắm ông ơi. Trời rét buốt chân tay con tê cóng, chỉ kiếm được ít củi, nên đã bị chị dâu đuổi khỏi nhà. Thật đáng thương, con không biết đi đâu về đâu. Hai ba hôm nay con không có hột cơm nào vào bụng. Đói khổ quá con không chịu nổi, lòng con như dao cắt. Chẳng còn cách nào, con đành phải treo cổ để chết đi cho xong. May gặp được ông cứu, lại được ông ân cần hỏi han. Con vô cùng cảm động.

Ông Thường thấy nó nói thương tâm quá. Tuy nó gầy yếu, nhưng mặt mũi khôi ngô sáng sủa, không giống kẻ hèn mọn, mới nói rằng:
- Cháu không nơi nương tựa, thôi thì hãy về chăn trâu cắt cỏ giúp ta, khi nào trưởng thành sẽ tìm nghề nghiệp.
Nhị Oa bằng lòng. Ông Thường đưa Nhị Oa về nhà, cho quần áo giày dép. Nhị Oa vô cùng cảm động, hết lòng làm việc giúp ông.
Từ khi đuổi Nhị Oa đi, Vinh Hưng hoàn toàn nghe Khố thị. Họ sống hết sức xa hoa. Sáng chiều lúc nào cũng xào xào nấu nấu. Hằng ngày mặc sức ăn chơi, thả cửa dâm dục, việc gì cũng thuê mướn. Chưa đầy hai năm, vốn liếng cạn kiệt, mang công mắc nợ, buộc phải bán ruộng vườn để trả, chỉ còn lại mấy trăm quan tiền, mua một gánh hàng tạp hóa đi bán, rồi lại làm giả ngọc lưu li, tới các vùng hẻo lánh đánh lừa đàn bà. Nhân khi tới Trường Sa bán hàng, gặp Bối Thành Kim, và thuê anh ta gánh hàng về nhà. Thấy anh khiêm tốn, hòa nhã, nên giữ lại sai gánh hàng, đỡ đần việc buôn bán. Thành Kim ở đó, suốt ngày vâng vâng dạ dạ, cần cù chịu khó, tận tâm tận lực, nên Khố thị rất mừng. Vì Vinh Hưng dâm dục quá độ nên mắc bệnh lao, Khố thị không được thỏa mãn bèn tư thông với Thành Kim. Họ gắn với nhau như nhựa, muốn sống như vợ chồng, định trốn đi nhưng lại tiếc gia tài, muốn mưu hại nhưng lo sợ sau này bại lộ. Suy đi tính lại, thị tìm ra một kế, rồi bảo Vinh Hưng rằng:
- Em nghĩ rằng ruộng vườn nhà ta không nhiều. Hằng năm thu hoạch không đủ trả công cày cấy, việc buôn bán của chàng lãi lời quá ít, thôi thì đem bán đất đi, dọn đến thành Quế Dương buôn bán to hơn một chút. Vả lại Thành Kim cũng biết buôn bán, giúp anh trông coi lo liệu, chắc rằng sẽ giàu to.
Vinh Hưng lúc nào cũng khư khư ôm lấy thị, cái gì cũng nghe theo. Bán hết cả ruộng vườn nhà cửa, được tất cả bốn trăm lạng bạc, chờ tháng giêng năm sau dọn đến Quế Dương mở hàng. Lúc ấy đang là mùa đông, Vinh Hưng bị cảm lạnh, Khố thị cứ bảo là khí hư, cố ý giết gà sống cho chồng ăn, ai ngờ ăn vào bệnh ngày càng nặng. Mời thầy xem mạch bốc thuốc, Khố thị ngấm ngầm bỏ vị bổ vào, uống vào Vinh Hưng chết ngay lập tức. Vinh Hưng không có anh em họ hàng, Khố thị chỉ chôn cất chồng qua quít.

Khố thị và Thành Kim bán hết gia tài thu lai nhập đẫy được tất cả bốn trăm ba mươi lạng bạc, vờ nói là vào thành, cuỗm tất cả vàng bạc quần áo chuồn thẳng, định về huyện Vạn. Đi được hai ngày, Khố thị thấy đằng sau có người theo, quay lại nhìn thì thấy Mễ Vinh Hưng chồng mình, hoảng sợ, hồn bay phách lạc, chạy nhảy điên loạn. Thành Kim vừa giữ vừa đi, đến vách núi cao Khố thị nói: "Chồng tôi đến bắt tôi! , rồi nhảy xuống vực, đầu vỡ toác, chết ngay lập tức. Thành Kim sợ quá, cứ thế chạy tới hai mươi dặm mới dừng chân, rồi trở về huyện Vạn.
Từ khi chồng đi, Vũ Hoa tự làm lụng nuôi thân, sớm chiều dệt vải nuôi lợn, tối đến lại may vá thuê, cần kiệm siêng năng, không những thừa ăn mặc, bảy tám năm trời còn dành dụm được tám chục quan tiền. Chú là Bối Hữu Năng thấy cô có tiền, lại không nghe theo mình, mới bảo rằng, cháu đã chết, rồi khuyên cô đi lấy người khác. Vũ Hoa không nghe, Hữu Năng chửi bới, Vũ Hoa không chịu nhún nhường, hai bên đánh chửi nhau. Hữu Năng ôm hận muốn hại cô để lấy tiền. Vũ Hoa sợ Hữu Năng ám hại, tìm một bà già về làm bạn, cùng cô dệt vải, trông coi nhà cửa.
Một hôm, bà lão về nhà, mặt trời đã lặn, Vũ Hoa bỗng thấy một người tới nhà, nhìn kĩ thì đó là chồng, vội chạy ra đón. Mời chồng uống nước xong, họ kể cho nhau nghe những nỗi khổ của mình. Thành Kim dấu biệt chuyện Khố thị, chỉ nói là thuyền bị đắm mất hết sạch, ..sau đó ra sức buôn bán lại gom được ít vốn liếng tới Quế Dương làm ăn, kiếm được hơn bốn trăm lạng, rồi về quê. Nói xong giao bạc cho vợ. Vũ Hoa vui mừng khôn xiết, vội giết còn gà trống nuôi từ dạo Thành
Kim đi để cúng thần tài. Thành Kim nói:
- Em thật là chu đáo, tính ra đã tới mười năm trời mà con gà trống ấy vẫn còn, chờ chồng về để cúng thần, quả là anh rất mừng.
Vũ Hoa giết gà cúng thần xong, vợ chồng mừng vui ăn uống, mãi đến tận khuya mới đi ngủ.
Sáng sớm hôm sau, Vũ Hoa gọi chồng dậy ăn cơm, gọi mãi mà không thưa, mở màn ra xem thì chồng đã chết. Vũ Hoa sợ quá chết ngất đi, lâu sau mới tỉnh dậy. Nghĩ rằng chồng mới về tối qua, hôm nay đã chết, không biết đã mắc chứng gì, mà cũng không biết chết lúc nào. Càng nghĩ càng thương tâm, ôm lấy chồng khóc nức nở.
- Anh ơi đau đớn quá! Nước mắt em rơi lã chã ướt đầm vạt áo. Nói là vợ chồng sống với nhau trọn đời trọn kiếp, ai ngờ uyên ương đã chia lìa đôi ngả. Nghĩ tới xưa kia em bước chân về, ân ái như núi cao, tình nghĩa tựa sông dài. Sớm tối gắn bó keo sơn, chẳng hề điều tiếng gì . Vì nhà nghèo, vợ chồng mới bàn nhau, anh tới Hồ Quảng buôn bán, quyết kiếm tiền về mua vườn tậu ruộng. Anh đi biền biệt như nước thao thiết chảy về đông không trở lại. Chú anh lòng lang dạ sói, bức em phải lấy chồng khác. Anh ơi! Em quả là người chung thủy, không dám bôi nhọ thanh danh. Mặc dù chú anh ép buộc, nhưng em vẫn lòng son dạ sắt. Suốt ngày tựa cửa ngóng trông, song chẳng thấy anh về. Chẳng biết chuyện trò bàn bạc cùng ai. Chịu biết bao nhiêu gian truân vất vả khổ đau. Thấy anh về mừng vui khôn xiết, vội giết gà trống mừng anh, rót rượu mời anh, thủ thỉ kể lại chuyện nhà chuyện cửa. Kể sao cho hết tình cảnh biệt li, đường xa dặm thẳng. Từ nay về sau Lương Hồng, Mạnh Quang vĩnh viễn không rời bỏ quê hương, vợ chồng vui vầy đầm ấm tới già. Ngờ đâu tối qua đi ngủ, thì sáng nay đã về nơi chín suối. Lay gọi anh cũng chẳng thua, sao anh nỡ bỏ em mà đi đâu vội mấy, thầy thuốc chưa kịp gọi, thuốc thang chưa kịp uống. Khiến em không sao hiểu nổi, làm sao mà em yên lòng. Người biết, bảo là anh chết do số mệnh, người không biết bảo là em hại anh. Sợ nhất là nỗi oan này không sao giãi bày được. Anh ơi! Chắc rằng kiếp trước anh chưa hái sen tịnh đế(1). Vì sao anh không nghĩ tới em, bỏ mặc em sống thê thảm một mình? Biết bao đau khổ, trông chờ mong đợi anh về, ai ngờ mới một đêm đã phải chia li. Anh ơi! Anh hãy chầm chậm chờ em đi theo anh, cùng nhau làm bạn dưới suối vàng. Anh ơi! Việc này chưa thỏa đáng, em muốn chết đi để giữ tròn trinh tiết, nắm xương em ai người chôn cất? Em tạm sống nơi trần thế cầu mong gia tộc giúp đỡ, mời cao tăng về lập đàn tràng tiễn đưa anh.
(1) Sen tịnh đế: loại sen có hai bông hoa nở trên cùng một gốc. Người ta thường ví với tình ân ái vợ chồng (ND).
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét