Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tùy Đường 35 - Hết 11

Trang 11 trong tổng số 11

Chương 65

Linh hoạt cơ động, dùng vật này vào việc khác

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Thầy giáo hỏi: “cốc trà dùng để làm gì?".
Học sinh đáp: "Uống nước".
Thầy giáo cầm cốc trà lên, nhấp một hớp rồi nói: "Đúng mà cũng không đúng".
Học sinh không hiểu gì cả.
Thầy giáo tiếp tục giải thích: "Trong những trường hợp thông thường, cốc trà dùng để uống trà, vì thế ta mới nói “Đúng". Một trận gió nổi lên, cuốn bay tập giáo án trên bàn, thầy giáo liền cầm cốc trà chặn lên tờ giấy đang bay đó. Sau đó nói: "Trong những tình huống đặc biệt, các trò xem cốc trà còn có thể làm hòn chặn giấy. Cốc trà còn có thể làm đồ thủ công mỹ nghệ để thưởng thức, thậm chí còn có thể làm vũ khí để giết đối thủ..."
Học sinh đã hiểu được mưu kế mà thầy giáo muốn nói: “Linh hoạt cơ động, vật này dùng vào việc khác".

Năm Đại Lịch thứ 14 (năm 779 sau Công nguyên) Đường Đại Tông chết, Đường Đức Tông Lý Thích lên ngôi. Lúc đó trong triều đình đang lo thù trong giặc ngoài, cục thế hỗn loạn. Đường Đức Tông muốn cải cách, xóa bỏ các tệ nạn chính trị, vì thế đã chỉnh đốn bộ máy quan lại, bỏ chức hoạn quan, thu xếp tài chính, cải cách thuế quan, tiến hành hai luật thuế, làm cho ngân khố nhà Đường tăng lên đáng kể. Ông cũng cải thiện lại mối quan hệ với Thổ Phồn, Hồi Ca, dự định nhân cơ hội đó xóa bỏ tình trạng cát cứ, cha truyền con nối để tăng cường chế độ tập quyền trung ương, phục hưng Đường thất. Nhưng Đường Đức Tông lại là người bướng bỉnh, hành động thiếu suy nghĩ, sự nghi kỵ với các công thần tướng soái thậm chí còn hơn cả Túc Tông, Đại Tông. Vì thế tuy là có ý định tốt nhưng kết quả là càng làm cho tình trạng cát cứ càng ngày càng nghiêm trọng, không ít phiên trấn đã liên kết với nhau chống lại nhà Đường, tự xưng đế vương.
Năm Kiến Trung Đường Đức Tông thứ 4 (năm 783 sau Công nguyên), Hoài Tây Tiết độ sứ Lý Hi Liệt cùng với một loạt các Tiết độ sứ khác liên kết với nhau cắt đứt đường lương thực của nhà Đường từ Đông Nam, dẫn phiến quân tấn công Tương Thành (Tương Thành, Hà Nam), uy hiếp Lạc Dương. Đến tháng 10, tình hình Tương Thành rất nguy ngập, Đức Tông đành phải lệnh cho các đạo quân ở Kinh (phía bắc Kinh Châu, Cam Túc ngày nay) và Nguyên (Cổ Nguyên, Cam Túc ngày nay) cứu viện cho Tương Thành. Kinh Nguyên Tiết độ sứ Đào Lệnh Ngôn dẫn hơn 5000 quân đi qua kinh thành, trời mưa rét mà không được khao thưởng nên lòng quân tức giận, thế là quân sĩ bất ngờ làm phản, tấn công kinh thành, xông vào hoàng cung. Đường Đức Tông dẫn theo hậu phi và hoạn quan vội vàng bỏ chạy về phía Thiên (huyện Càn, Thiểm Tây ngày nay).
Lúc đó Chu Tỉ là một người có tiếng tăm, từng làm Kinh Nguyên Tiết độ sứ vì vào triều dâng tấu mà bị Đường Đức Tông giam giữ ở Trường An. Phiến quân Kinh Nguyên lập tức tôn Chu Tỉ làm chủ. Các đạo quân cứu viện Tương Thành vẫn chưa ra hết khỏi Đồng Quan nghe tin Trường An có binh biến cũng đều quay lại Trường An, đầu hàng chịu theo Chu Tỉ. Chu Tỉ vì thế tự xưng là "Đại Tấn hoàng đế" cải nguyên “Ứng Thiên".
Để thu phục lòng người, Chu Tỉ hi vọng tìm thấy mấy vị đại thần của nhà Đường mời đến làm thuộc hạ của ông ta. Ông ta sai người mời Đoàn Tú Thực. Đoàn Tú Thực lúc đó chỉ mới giữ chức đứng đầu tư nông, Chu Tỉ cho rằng Tú Thực là người tài mà không được trọng dụng thì nhất định sẽ theo ông ta. Vậy mà lúc Đoàn Tú Thực gặp mặt lại khuyên Chu nên làm một trung thần, đón hoàng đế về. Khi thấy Chu Tỉ đã quyết làm hoàng đế thì bề ngoài chịu ở bên cạnh nhưng vẫn ngầm để ý đến chiều hướng phát triển, sợ Chu Tỉ thừa thế truy kích Đường Đức Tông.

Quả đúng như dự liệu, việc đầu tiên sau khi Chu Tỉ nhận dược sự giúp đỡ của phiến quân là lệnh binh mã sứ Hàn Mân dẫn hơn 3000 kỵ binh tinh nhuệ, tấn công Ưng Thiên để đặt Đường Đức Tông vào đường chết. Đoàn Tú Thực biết sự tình cấp bách nên lệnh cho Linh Nhạc nghĩ cách lấy trộm binh phù của Đào Lệnh Ngôn để lừa Hàn Mân đang truy kích hoàng đế quay về, để Ứng Thiên có đủ thời gian chuẩn bị phòng ngự. Trong lúc cấp thiết như thế thì sao có thể trôi chảy được. Linh Nhạc đi mất nửa ngày mà vẫn về tay không và báo rằng việc phòng bị rất nghiêm ngặt nên không có cách nào ra tay.
Đoàn Tú Thực trong lúc khẩn cấp bỗng nghĩ được kế hay, lấy giấy bút ra viết ký hiệu lên, sau đó khắc dấu của mình, giao cho thuộc hạ cấp tốc đuổi theo Hàn Mân.
Hàn Mân đã đến Lạc Cổ Dịch (Tây Nam Chu Trí, Thiểm tây ngày nay) thì thuộc hạ của Đoàn Tú Thực đuổi kịp. Hàn Mân nhìn thấy binh phù được đóng dấu của bộ nông khanh, chẳng hiểu ra sao vội vàng trở về Trường An. Thế là Đường Đức Tông tránh được một tai họa bị tấn công sát hại lớn.
Con dấu của bộ nông khanh vốn là để chỉ đạo việc nông nghiệp, Đoàn Tú Thực đã linh hoạt cơ động, trong tình thế khẩn cấp lại dùng để chỉ huy quân sự. Chính vì kế vật này dùng vào việc khác Đoàn Tú Thực nghĩ ra lúc cấp bách mà Đường Đức Tông đã bảo toàn được tính mạng.
Có thể nói rằng trên đời này bất cứ vật gì cũng đều có nhiều công năng. Nhưng khi tác dụng thông dụng của một vật nào đó đã ăn sâu vào trong nhận thức mọi người thì những tác dụng khác bị gạt bỏ ra ngoài. Nếu "linh hoạt cơ động, dùng vật này vào việc kia" thì có thể định ra biện pháp thích hợp cho từng nơi, sử dụng được hết các công năng của vật. Trong những trường hợp khẩn cấp nó là diệu kế có thể chuyển nguy thành an, hóa dữ thành lành. Trong kinh doanh thương mại, việc vận dụng kế này còn có thể đem lại những cục diện thần kỳ không ngờ tới.

Hamuwei là chủ một cửa hàng nhỏ chuyên buôn bán các loại bánh ngọt ở Ai Cập. Năm 1904, ở bang Louisiana (Mỹ) tổ chức một triển lãm quốc tế. Trong thời gian diễn ra triển lãm, ông bị sắp xếp bán bánh quế ở phía ngoài. Bên cạnh gian hàng bánh quế của ông là một tiểu thương bán kem. Triển lãm diễn ra đúng vào dịp hè, tiết trời oi bức nên kem bán rất chạy. Vì có quá nhiều người chen nhau mua kem nên đĩa đựng kem không đủ, có những khách hàng phải đợi người khác ăn xong trả lại đĩa thì mới tới lượt mình mua.
Ngược lại, bánh quế của Hamuwei thì lại phải chịu sự lạnh nhạt của mọi người. Ông nhìn thấy cảnh kem bán chạy như vậy thì đã nhạy cảm nghĩ ngay đến việc cuộn cái bánh quế lại thành hình nón, lật ngược "nón" lại thì chẳng phải có thể đựng kem sao?
Khách hàng thấy ăn kem đựng trong những cái bánh quế cuộn lại có vẻ ngon hơn là chỉ ăn không lại đỡ phải đợi, phải trả lại đĩa. Bánh quế đựng kem nhận được sự hưởng ứng ngoài sức tưởng tượng, lập tức trở nên thịnh hành ngay và còn được nói đùa là "minh tinh thật sự" của lần triển lãm này.
Kem ốc quế mà mọi người thích ăn đã ra đời như vậy. Bản quyền phát minh ra nó thuộc về Hamuwei, một người "linh hoạt cơ động dùng vật này vào việc khác".

Chương 66

Chìa này mở khóa kia
Năm 805 sau Công nguyên, Đường Hiến Tông Lý Thuần lên ngôi, vì ông dùng những quyết sách đúng đắn của những người như Lý Giáng, thêm vào đó "hai luật thuế" của nhà Đường cũng làm tăng thêm nguồn thu cho ngân khố, cấm quân trung ương từng bước mạnh dần lên, do đó trong cuộc đấu tranh bình định phiên trấn cát cứ cũng giành được không ít thắng lợi, xoay chuyển được cục diện vốn rất bị động trước đây.
Thời kỳ đầu mới lên ngôi, có rất nhiều phiên trấn kháng mệnh. Tây Xuyên Tiết độ sứ Vi Cao bị bệnh chết, Lưu Tịch tự lập mình làm người thay thế, đuổi Tiết độ sứ mới mà nhà Đường bổ nhiệm, cuối cùng cũng buộc được Đường Hiến Tông phải công nhận ông ta là Tiết độ sứ Tây Xuyên. Năm 806 sau Công nguyên, Lưu Tịch được đằng chân lân đằng đầu không để ý đến ý kiến của nhà Đường, phát binh tấn công chiếm địa bàn Đông Xuyên. Các công khanh cho rằng cách làm trước đây vào thời Đường Đức Tông là phái Trung sứ đi tìm hiểu tình hình, nếu thấy ông ta thực sự có tài năng, có thể trọng dụng được (các Trung sứ thường nhận hối lộ, nói toàn điều hay) thì dùng. Nếu không làm theo lệ cũ đó mà phái quân đi trấn áp Tây Xuyên, giữa đường phải đi qua Thục đạo rất nguy hiểm, gian nan thì khó mà giành được thắng lợi.
Tể tướng Đỗ Hoàng Thường vẫn kiên quyết chủ trương dùng binh cho rằng: "Nếu bệ hạ muốn chấn chỉnh kỷ cương, thiết lập quyền uy thì phải dùng pháp luật để xử lý Lưu Tịch, Lưu Tịch cũng chỉ là một kẻ thư sinh ngu dại, trừ hắn dễ như nhổ cỏ vậy”.
Vốn là Đường Hiến Tông cũng không thể nhịn được Lưu Tịch nữa nên đồng ý ngay với cách nghĩ của Đỗ Hoàng Thường, lệnh cho Cao Sủng Văn dẫn quân đi diệt Lưu Tịch. Sự việc quả nhiên rất thuận lợi Lưu Tịch bị giải ngay đến kinh đô để chịu phạt, từ đó Tây Xuyên yên ổn.
Sau khi Đường Hiến Tông bình định được Tây Xuyên, ngay lập tức dùng vũ lực nhanh chóng tấn công tiêu diệt trấn Hạ Tuy (thuộc huyện Tịnh Biên, Thiểm Tây ngày nay), bắt được Trấn Hải (Trấn Giang ngày nay) Tiết độ sứ Lý Kỳ vốn không nghe lệnh triều đình. Vì thế mà uy tín của nhà Đường ngày càng được tăng lên. Thế nhưng việc đó tuy làm tăng thêm lòng tin vào việc Đường Hiến Tông dẹp yên được phiên trấn nhưng lại làm ông phát sinh tư tưởng khinh địch.
Tháng 3 năm 809 sau Công nguyên, Thành Đức Tiết độ sứ Vương Sĩ Chân chết, con trai ông ta là phó đại sứ Vương Thừa Tông tự cho mình là người thế chức. Đường Hiến Tông đã thừa thế tiêu diệt được 3 trấn muốn có thêm những thành tích mới, trừ bỏ tập quán cha truyền con nối hàng chục năm của các cường trấn ở Hà Bắc, dẹp yên Thành Đức nhưng Lý Giáng kiên quyết không đồng ý.

Lý Giáng phân tích với Đường Hiến Tông rằng, phương châm dùng vũ lực nhanh chóng bình định Tây Xuyên, Trấn Hải và Hạ Tuy của bệ hạ là đúng đắn. Vì Lưu Tịch là một thư sinh ngu dại, binh lực của Hạ Tuy yếu, lòng dân không theo Lý Kỳ. Hơn nữa xung quanh 3 trấn đó đều là những tiết trấn và châu quận chịu sự khống chế của triều đình, tình thế cô lập nên dùng vũ lực để giải quyết thì ngay lập tức có thể làm tan rã. Nhưng tình hình ở Hà Bắc thì lại không như vậy. Nội bộ quân Thành Đức rất đoàn kết và đã thành truyền thống, phía ngoài thì có quan hệ mật thiết với các trấn ở xung quanh. Để con cháu họ có thể thế chức Tiết độ sứ của ông cha thì họ đương nhiên sẽ đồng tâm hiệp lực với nhau để chống lại triều đình. Nếu cũng dùng vũ lực đối với Thành Đức như 3 trấn kia thì vừa tổn binh hao của lại khiến cho các nước lân cận thừa cơ tấn công, vậy là nền thái bình vừa mới khởi sắc đã tan biến trong một sớm một chiều.
Đường Hiến Tông cảm thấy những điều Lý Giáng phân tích cũng có lý nhưng lại nghĩ đến việc cha truyền con nối ở Thành Đức không thể giải quyết nhanh chóng như 3 trấn trước thì vẫn cảm thấy không thoải mái. Mà chính sách thay đổi nhiều, trước thì cứng rắn sau lại mềm yếu thì có vẻ mất phong thái của một hoàng đế.
Lúc đó Hoài Tây Tiết độ sứ Ngô Thiếu Thành cũng mắc bệnh nặng nhưng chưa chết. Lý Giáng lại phản đối thái độ với Thành Đức một lần nữa, ông nói với Đường Hiến Tông: Ngô Thiếu Thành một khi đã bệnh thì không thể dậy được. Mà xung quanh trấn Hoài Tây đều là châu huyện của nước ta, các trấn gần đó chẳng có trấn nào có thể trợ giúp được, triều đình nên nhanh chóng chỉnh đốn quân đội xuất kích, không thể bỏ lỡ cơ hội. Nhưng cần phải chú ý một điều là không bao giờ được dùng binh đối với Thành Đức lúc này, vì nếu không thì không thể công hạ được Thành Đức mà còn ảnh hưởng đến việc giành thắng lợi ở Hoài Tây, hai phía đều xảy ra chiến trận tất sẽ gặp khó khăn.
Không ngờ Đường Hiến Tông lại cho rằng đã đánh được Hoài Tây, có thể giành được thắng lợi ở 3 trấn như Tây Xuyên... thì sao lại không đánh Thành Đức! Vì thế đã nghe theo sự xúi giục của hoạn quan mà không nghe lời khuyên của Lý Giáng, Bạch Cư Dị,... hạ lệnh dùng binh với Thành Đức năm 809. Kết quả là sau mười tháng, huy động gần 20 vạn binh, tiêu tốn hơn 700 vạn xâu tiền, hao binh tổn tướng, dân chúng cũng bị liên luỵ chẳng đạt được cái gì mà còn lỡ mất cơ hội kịp thời dùng binh đối với Hoài Tây.

Lúc đó, Ngụy Bác Tiết độ sứ Điền Quý An chết, phu nhân của ông ta Nguyên Thị đã lập con trai là Điền Hoài Gián làm phó Tiết độ sứ, Nha Nội binh mã sứ Điền Hoằng Chính làm Đô Tri binh mã sứ. Đường Hiến Tông và một số công khanh cho rằng Điền Thị không công nhận triều đình, tự tiện phong cho con cháu của mình nên cần phải trấn áp. Lý Giáng vội đưa ra sách lược của mình đối với Điền Hoài Gián: "Ngụy Bác cũng là một trấn mạnh của Hà Bắc, lực lượng của nó vẫn mạnh như ở Thành Đức. Nhưng ta hoàn toàn có thể trừ bỏ được Điền Hoài Gián. Có điều đối với việc trừ bỏ Điền Hoài Gián không bao giờ được dùng binh. Điền Hoài Gián chỉ là một thằng nhãi vắt mũi chưa sạch, chuyện chính trị, quân sự cũng chưa thể tự mình giải quyết nên rất dễ bị người khác cướp mất. Các tướng không phục thì tất sẽ sinh ra oán hận, phu nhân của Điền Quý An nếu không bị giết thì cũng bị bắt giam. Thế nên người lãnh đạo mới không phải là họ hàng Điền gia thì chỉ có thể tìm một chỗ dựa vững chắc. Mà chỗ dựa vững chắc lớn nhất, cứng rắn nhất chỉ có thể là triều đình. Do đó, đối với Ngụy Bác, phải bình định nhưng không cần và cũng không thể dùng binh mà bọn họ cũng sẽ tự động quy phục triều đình.
Đường Hiến Tông tuy không hoàn toàn nghe theo nhưng cũng "tạm thời chờ đợi”. Sự việc quả đúng như Lý Giáng dự liệu, những người nhà Điền Thì cướp đoạt quyền hành chính trị, quân đội, tự tiện nắm quyền sinh sát nên đã làm cho các tướng sĩ nổi giận. Mọi người lại ủng hộ cho Điền Hưng (tức Điền Hoằng Chính). Điền Hưng liền yêu cầu phải tuân theo pháp lệnh của triều đình trình báo mọi chuyện, giết chết bọn Tướng Sĩ Tắc, giải Điền Hoài Gián đến trước phủ, thỉnh cầu triều đình bổ nhiệm quan sứ Ngụy Bác.
Đường Hiến Tông thấy việc quả không nằm ngoài dự đoán của Lý Giáng, không dùng binh mà vẫn dẹp yên được. Một mặt trọng thưởng cho Lý Giáng, mặt khác sai trung sứ đến Ngụy Bác an ủi, quan sát động tĩnh. Lý Giáng lại vội khuyên Hiến Tông. "Bọn Điền Hưng có sẵn đất đai, quân lính lại ngồi đợi chiếu mệnh, hà tất không nên đợi trung sứ đem theo tướng sĩ biểu dương trở về rồi mới trao chức quan cho họ? Kế này cho đến nay không nên dùng như cũ nữa mà chủ động trao chức quan, nhanh chóng bổ nhiệm Điền Hưng làm Ngụy Bác Tiết độ sứ như vậy thì Ngụy Bác đã hoàn toàn trở thành một trấn mạnh lại biết nghe theo triều đình". Đường Hiến Tông cuối cùng cũng nghe theo kế của Lý Giáng khiến Điền Hưng rất cảm kích, các tướng sĩ cũng ủng hộ nhiệt liệt. Không lâu sau, Điền Hưng chủ động xin đánh, tấn công trấn Hoài Tây đã dám chống lại triều đình, góp sức vào việc bình định Hoài Tây cho nhà Đường.
Nhà lý luận chiến lược nổi tiếng của Mỹ, ông Anderli đã từng nói: "Chiến lược không phải là một nguyên tắc đơn nhất, bất biến. Chiến lược là một phương pháp tư duy,... mỗi một tình huống đều thích ứng với một chiến lược đặc thù của nó". Trong cuốn Tôn Tử binh pháp hư thực cũng nói: "Phu binh giống như nước... Nước vì có đất mới chảy, lính vì có địch mới giành thắng lợi. Quân địch không như thế thường, nước không chảy như cũ, người có thể dành thắng lợi ngay cả khi địch biến hóa thì có thể gọi là thần". Cũng có nghĩa là phương án chế định phải tùy cơ ứng biến, căn cứ vào đặc điểm hoàn cảnh, tình hình của địch để linh hoạt ứng phó, không được cứng nhắc mà phải định ra biện pháp thích hợp cho từng nơi, không hạn chế trong một kiểu. Đây cũng chính là cái kế thần “chìa này mở khoá khác" mà chúng ta đã nói. Đường Hiến Tông không phân tích cụ thể tình hình của quân Thành Đức, làm theo cách dùng vũ lực như khi bình định ba trấn kia nên đã mất công không mà lại còn làm ảnh hưởng đến chiến dịch Hoài Tây. Lý Giáng biết căn cứ vào tình hình cụ thể từng trấn, đưa ra những biện pháp ứng phó có tính chính xác, tuy đi ngược với thông lệ, quy tắc nhưng lại như dự đoán làm chơi ăn thật.
Trong kinh doanh cũng nên "chìa này mở khóa khác" căn cứ vào tình huống khác nhau về hoàn cảnh, đối tượng mà dùng những cách tuyên truyền khác nhau, hoặc nghĩ ra cách đóng gói, chất lượng sản phẩm, giá cả khác nhau... để luôn giữ được vị trí nổi bật trong hoàn cảnh không ngừng biến đổi và những đối tượng, đối thủ khác nhau.
Nhà nghiên cứu về màu sắc của Mỹ Louis Ahn, có một lần được mời đến để thiết kế hai loại bao bì cho một công ty bánh kẹo. Một loại kẹo chuẩn bị bán cho tầng lớp bình dân, giá là 1,95 đô la; loại kia là bán cho tầng lớp trên với giá 3,5 đô la.

Tuy ông ta rất nổi tiếng nhưng mọi người đều cho rằng cách thiết kế của ông ta rất "hoang đường, ly kỳ". Vì ông định thêm một chút màu đỏ tươi vào chiếc hộp kim loại, phía ngoài buộc một sợi dây màu xanh da trời, giá thành bao bì lên đến 50 xu (cho loại kẹo giá rẻ), trong khi đó thì với loại kẹo giá những 3,5 đô la thì lại chỉ có một hộp giấy màu phấn hồng phía ngoài buộc một sợi dây màu hồng giá chỉ có 9 xu.
Có điều lạ là loại kẹo giá rẻ bán rất chạy trong tầng lớp bình dân và loại giá cao cũng rất được ưa chuộng trong giới thượng lưu. Và giới thượng lưu chẳng chú ý gì đến loại kẹo rẻ tiền, còn tầng lớp bình dân cũng chỉ thích loại kẹo có hộp kim loại.
Mọi người hỏi ông nguyên do thiết kế như vậy và hiệu quả tốt đẹp của nó. Ông nói. "Những người ăn kẹo loại đắt tiền không chú trọng bao bì vì sớm muộn gì họ cũng vứt vỏ hộp đó vào thùng rác; còn những người mua kẹo rẻ tiền thì lại rất coi trọng bao bì và thường mua làm quà tặng, họ hy vọng những cô gái đã nhận quà sẽ trân trọng món quà hơn, nếu hộp đẹp chắc còn có thể giữ lại làm hộp đựng đồ trang sức. Ngoài ra, giới thượng lưu thích biểu lộ cảm tình luôn thích những màu sắc dịu dàng, nhẹ nhàng còn những người nghèo ít có sự giáo dục thì lại rất thích những màu sắc sặc sỡ. Bao bì của hai loại kẹo đó không căn cứ vào giá cả cao thấp để thiết kế mà hoàn toàn dựa vào hai phong cách, nhu cầu, thị hiếu khác nhau để thiết kế.

Chương 67

Ưu đãi tù binh, mượn địch đánh địch
“Thành trì bị công phá dễ nhất là từ trong nội bộ". Đúng vậy, thành trì chủ yếu dùng để phòng ngự sự tấn công bên ngoài, vì thế mà sự tấn công mãnh liệt của bên ngoài cũng không làm tổn thất một chút nào đến thành trì, còn phía trong thành trì vì không hề có bất cứ sự phòng ngừa nào, tất cả những phần hiểm yếu đều bộc lộ ra hết nên chỉ cần một quả lựu đạn là có thể đủ làm tan biến cả một thành trì vững chắc. Mưu kế dựa vào nguyên lý đó để nghĩ ra là kế "mượn địch đánh địch", tức là mượn người trong nội bộ của địch, thông thuộc tình hình, các nhược điểm và các bộ phận trọng yếu của chính địch để đánh địch, nhờ đó mà tiết kiệm được thời gian, sức lực, đã đánh là địch chỉ còn đường chết.
Vậy thì làm thế nào để có thể "mượn" được người trong nội bộ vững mạnh của địch? Trong đấu tranh quân sự luôn phải dựa vào "tù binh". Thông qua việc đối đãi tử tế với tù binh để cảm hóa họ, làm cho họ tình nguyện vì quân ta mà ra khỏi “thành trì" cũ, đồng thời ném lựu đạn lại chính "thành trì" đó. Danh tướng nhà Đường, Lý Tố là một người rất giỏi "ưu đãi tù binh, mượn địch để đánh địch".
Tháng giêng năm 817 sau Công nguyên, Lý Tố đến tiền tuyến Hoài Tây thay thế vị tướng tiền nhiệm bại trận làm Đường Đặng Tiết đột sứ. Đối địch với ông là con trai của Hoài Tây Tiết độ sứ Ngô Thiếu Dương, Ngô Nguyên Tế. Ngô Nguyên Tế có một "thành trì" rất vững chắc. Cha con Ngô Thị đã từng đóng quân ở 3 châu Thái, Thân, Quang hơn 30 năm đặc biệt là đại bản doanh Thái Châu của Ngô Nguyên Tế, trong hơn 30 năm chưa có một tên lính của triều đình nào đến được chân thành Thái Châu. Lần này Ngô Nguyên Tế vì muốn tiếp tục giữ chức Tiết độ sứ của cha nhưng lại gặp phải sự phủ quyết của nhà Đường nên đã công khai chống lại quan quân, đồng thời đánh cho tướng quân nhà Đường không tiến được bước nào. Đối mặt với quân địch hung hãn và mạnh như vậy thì phải làm thế nào? Lý Tố đã chọn cách "ưu đãi tù binh, mượn địch đánh địch".

Thủ chiến Mã An Sơn vừa lúc đi được nữa đường thì gặp tướng địch đi trinh thám phía trước là Mã Sĩ Lương tự mình dẫn xác đến. Lý Tố bày ra kế phục binh, Mã Sĩ Lương lập tức bị áp giải về doanh trại.
Trong các trận chiến trước đây các tướng đã nếm phải không ít nỗi khổ vì Mã Sĩ Lương nên đều muốn phanh thây mổ bụng ông ta để trút giận, yêu cầu Lý Tố cũng thuận theo ý họ. Đương nhiên là Lý Tố đồng ý ngay. Nhưng sau khi thấy thái độ không hề tỏ ra sợ sệt của Mã Sĩ Lương trước lưỡi dao nên không kìm được câu khen "Quả là một bậc đại trượng phu, chỉ tiếc là ngươi không biết thuận nghịch nên chết mà vẫn mang tiếng xấu. Nếu ngươi chịu thành tâm quy hàng, lập công cho đất nước thì Lý Tố ta sẽ không tính đến tội trước đây của ngươi, mà ngươi lại còn được lưu danh sử sách". Mã Sĩ Lương lập tức quỳ xuống xin hàng, nói rằng mình vốn là tướng nhà Đường, chỉ vì sau khi bị Ngô Nguyên Tế bắt lại được trọng dụng nên mới chịu đem sức lực phục vụ cha con họ Nguyên. Nay nhận được sự hậu đãi như một tướng quân nên Mã Sĩ Lương tình nguyện lập công chuộc tội với nhà Đường. Lý Tố tự tay cởi trói cho Mã Sĩ Lương, phát cho quần áo vũ khí không hề cảnh giác gì lại còn hạ lệnh phong làm thân tướng dưới trướng của mình.
Mã Sĩ Lương cảm động rơi nước mắt, biết rằng Lý Tố muốn chiếm được Văn Thành Sách nên vội vàng hiến kế: "Văn Thành Sách như cánh tay trái của Ngô Nguyên Tế nên việc phòng ngự rất nghiêm ngặt, không thể tấn công mạnh được. Thủ tướng Ngô Tú Lâm tài năng chỉ bình thường trong khi chỉ cần một kế của quân sư Trần Quang Hiệp có thể thắng được cả vạn quân. Nhưng ông ta lại có một nhược điểm chết người đó là tùy tiện hiếu chiến. Sĩ Lương tôi nguyện đi bắt Trần Quang Hiệp trước". Lý Tố lập tức cấp cho Mã Sĩ Lương 1.000 kỵ binh. Quả nhiên chưa đầy một ngày Mã Sĩ Lương đã dẫn được Trần Quang Hiệp về.
Lý Tố biết Trần Quang Hiệp là người đa mưu, không muốn giết nên cũng hậu đãi như đối với Mã Sĩ Lương. Trần Quang Hiệp lập tức viết thư khuyên Ngô Tú Lâm đầu hàng. Thế là Lý Tố chẳng mất một quân lính nào mà vẫn dành được Văn Thành Sách, quy hàng được Ngô Tú Lâm cùng toàn bộ quân sĩ. Lý Tố vẫn ưu đãi với tù binh như cũ nên vẫn để cho Ngô Tú Lâm dẫn theo thuộc hạ cố thủ ở chỗ cũ và để vợ con các tướng sĩ ở phía sau để đảm bảo an toàn cho họ.
Quân Đường từ chỗ nhiều lần thất bại thảm hại đã khôi phục lại được sĩ khí, họ đều không còn sợ Ngô Nguyên Tế nữa. Vì vậy, Lý Tố chuẩn bị tiến hành tấn công trực diện với Ngô Nguyên Tế. Ngô Tú Lâm lại hiến kế: "Nếu muốn đánh bại Ngô Nguyên Tế thì không thể không trừ bỏ Lý Hựu” .
Lý Hựu vốn là người dũng mãnh phi phàm, là tướng giỏi đắc lực nhất của Ngô Nguyên Tế. Các vị Đường Trịnh Tiết độ sứ trước đây bị bại trận là vì sự dũng mãnh vô địch của Lý Hựu. Lý Tố liền nói với Ngô Tú Lâm: "Lý Hựu là người giữ Hưng Kiều Sách, thần cũng biết ông ta là người dũng mãnh, đến lúc đó tôi nhất định sẽ bắt được ông ta về".
Bỗng có thám binh vào báo. "Quân giặc Hưng Kiều Sách đã đến thôn Trương Sài gặt lúa mì. Lý Tố vội hỏi ai là thủ lĩnh. Thám binh báo đó là Lý Hựu. Lý Tố lập tức lệnh cho Sử Dụng Thành dẫn 300 tráng sĩ mai phục trong những lùm cây ở cạnh thôn, đồng thời phái một số binh sĩ gầy yếu đi đốt lúa mì. Lý Hựu cắt xong lúa mì, đang định bó lại để mang về thì bỗng nhìn thấy quan quân đến, Lý Hựu lập tức nhảy lên lưng ngựa đuổi theo. Sử Dụng Thành chỉ giao chiến một cách qua loa, sau đó giả vờ như không đánh lại được để dẫn quân bỏ chạy. Lý Hựu bèn thúc ngựa đuổi theo, đến giữa thôn sợ có quân mai phục, Lý Hựu bèn dừng ngựa lại. Sử Dụng Thành tỏ ra lo lắng cố ý hét lên "Quân xảo trá Lý Hựu kia, ta có hàng chục triệu tinh binh đang mai phục ở đây, kẻ nhát gan như ngươi còn dám đuổi theo ta không?". Lý Hựu vốn rất coi thường quan quân, ông ta biết rằng toàn bộ binh mã của Lý Tố chẳng đáng bao nhiêu thì lấy đâu ra cả chục triệu phục binh vì thế không chịu được sự khích tướng của Sử Dụng Thành, dứt khoát thúc ngựa đuổi tiếp. Nào ngờ từ trong các lùm cây binh mã túa ra và chỉ trong nháy mắt Lý Hựu đã bị trói chặt.

Lý Tố thấy Lý Hựu bí trói được dẫn vào trong trại thì cố tình quở mắng Sử Dụng Thành: "Ta sai ngươi đi mời Lý tướng quân sao ngươi lại trói tướng quân. Mau cởi trói đi!", đồng thời mới Lý Hựu ngồi lên ghế trên, tiếp đón trọng thị, săn sóc chu đáo. Việc Lý Tố "mượn" Lý Hựu để đánh Ngô Nguyên Tế có thể nói đã rất vất vả nhưng những chuyện khó khăn, phiền phức hơn vẫn còn ở phía sau.
Lý Hựu cảm kích vì tình cảm sâu nặng của Lý Tố nên cũng cố gắng hết sức để đền đáp, hai người mới gặp nhau nhưng rất tâm đầu ý hợp, thường xuyên bàn chuyện quân cơ, có lúc đến tận nửa đêm trời sáng mới chia tay. Nhưng các tướng sĩ đã từng bị Lý Hựu đánh và truy đuổi đến tận đường cùng vốn rất thù ông ta, nay lại thấy Lý Hựu tham dự chuyện quân cơ, nắm rõ tình hình của quan quân thì đều lo lắng một khi Lý Hựu làm phản sẽ dẫn đến họa lớn. Vì thế kiên quyết đòi Lý Tố phải giết ông ta. Lý Tố không đồng ý thế là bắt đầu nổi lên làn sóng phản đối, oán trách. Lúc đó, Lý Tố đã chuẩn bị đội cảm tử quân gồm 3000 người để tấn công Ngô Nguyên Tế thì gặp phải tiết trời mưa kéo dài hai tháng liền. Quân lính liền nói đó là sự trừng phạt của ông trời vì đã không giết Lý Hựu.
Nếu vẫn không giết thì quan quân chắc chắn sẽ liên tiếp bại trận. Lý Tố hiểu rằng chỉ dựa vào lực lượng của mình thì cũng không thể "mượn" Lý Hựu được nữa rồi. Nên khóc nói với Lý Hựu:"Lẽ nào ông trời không muốn ta bình định được Chuẩn Tây sao? Tại sao người không ủng hộ chúng ta . ". Thế là đành phải đeo gông cho Lý Hựu giải về kinh thành. Đồng thời dâng thư nói: "Nếu giết Lý Hựu thì thần không thể tìm ra người có kế đánh được Ngô Nguyên Tế . May là Đường Hiến Tông cũng biết nỗi khổ của Lý Tố nên lập tức hạ chiếu phóng thích Lý Hựu đồng thời giao ông ta cho Lý Tố dùng, phong làm Lục Viện binh mã sứ.
Lý Hựu phụng chiếu thư xong khóc thề rằng sẽ giúp Lý Tố và triều đình giành được Thái Châu. Chẳng bao lâu Lý Hựu đã tìm được cách, đồng thời tự mình dẫn theo binh sĩ cùng với Lý Tố bắt sống Ngô Nguyên Tế, chiếm lĩnh được thành Thái Châu.

Chương 68 ( Kết )

Bắt hổ phải chờ lúc hổ ngủ say
Năm Đường Hiến Tông Nguyên Hòa thứ 10 (tức năm 815), Hoài Tây Tiết độ sứ là Ngô Thiếu Dương bị bệnh chết, con trai thứ là Ngô Nguyên Tế do triều đình không đồng ý anh ta tiếp tục nối chức vụ của cha nên đã cậy có nền tảng mấy chục năm của cha, lấy ba châu Thái, Thân, Quang phản lại triều đình. Năm 816, Đường Hiến Tông hạ chiếu đánh dẹp, Đường Đặng Tiết độ sứ Cao Hà Ngụ không địch nổi Ngô Nguyên Tế, Đường Hiến Tông lại lệnh cho Viên Tư Thủ Đại Cao Hà Ngụ dẫn quân đi dẹp loạn nhưng kết quả vẫn bị thảm bại.
Con trai của danh tướng Lý Thành là Lý Tố vào nhận chức trong cung thái tử, biết được tình hình diễn ra như vậy liền chủ động xin ra chiến đấu. Đường Hiến Tông lập tức phong cho Lý Tố làm Đường Đặng Tiết độ sứ, thay Viên Tư gánh vác trọng trách dẹp quân phản loạn.
Lý Tố vâng lệnh, trước hết anh ta đến tiền tuyến Đường Châu (nay là huyện Tất Dương tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Thấy quân lính uể oải, mất dần nhuệ khí vì thua trận liên tiếp, anh ta liền hạ lệnh cho các tướng sĩ:
- Thiên tử biết quân ta yếu đuối nên sai ta đến đây với các ngươi. Nếu dùng vũ lực để dành phần thắng thì đó không phải là sở trường của ta. Các ngươi chi cần bình tĩnh trấn giữ biên cương ta sẽ cố gắng hồi phục lại quân mệnh.
Rất nhiều tướng lĩnh nghe những câu lệnh này thẳng hiểu gì cả. Sự thất bại của tiền nhiệm Viên Tư phần lớn do trị quân không nghiêm. Bởi vậy, họ nhao nhao khuyên Lý Tố rút kinh nghiệm lần trước mà phải nghiêm khắc rèn luyện binh sĩ.
Lý Tố mỉm cười nói:
- Ý chí của quân sĩ uể oải như vậy thì trước hết phải ổn định lòng người. Điều quan trọng hơn là Thượng thư Viên Tư tiền nhiệm trị quân không chặt nên kẻ địch không cảnh giác. Giờ lại thấy ta đến nhận chức ắt sẽ tăng cường phòng bị. Ta muốn tung tin ta lại dẫm vào vết xe đổ của Viên công, mục đích là để cho chúng mê muội, lơ là đề phòng, như vậy bọn ta có thể nhân lúc Ngô Nguyên Tế "ngủ 8ay” mà bắt sống con mãnh hổ này.
Ngô Nguyên Tế coi thường Lý Tố, lại nghe nói quân Đường vẫn lỏng lẻo nên càng không đề phòng. Binh sĩ của Lý Tố thấy không cần phải lao vào nguy hiểm nữa thì cũng yên tâm, răm rắp nghe theo hiệu lệnh. Lý Tố nhân đó mà ngày đêm tập luyện và ngầm thám thính địa thế của Hoài Tây nắm bắt rõ ràng binh lực của Ngô Nguyên Tế. Nửa năm sau, tinh thần đã hồi phục, Lý Tố dâng sớ xin tiếp viện thêm quân để đánh Ngô, Lý Tố áp dụng kế sách "mượn địch để đánh địch", liên tiếp chiến thắng mà không cần dùng nhiều sức, thuận lợi đánh thông đến con đường bao quanh đại bản doanh Thái Châu. Thế là chí khí quân sĩ cao ngút trời.
Lúc này, quân bộ của nhà Đường ở phía bắc do Lý Quang Nhan dẫn các quân Hà Dương, Tuyên Vũ, Ngụy Phó tấn công vào Hoài Tây, đánh bại 3 vạn quân Hoài Tây, uy hiếp Bắc Tuyến xông thẳng đến Hồi Khúc. Ngô Nguyên Tế không phòng ngừa Lý Tố, thấy Bắc Tuyến cấp báo xin cứu viện liền vội vàng điều quân về Hồi Khúc để đối phó với Lý Quang Nhan.
Lý Thạch vốn là tướng dưới quyền Ngô Nguyên Tế, nhưng đã đầu hàng nhà Đường, ông ta nói với Lý Tố:
- Tất cả tinh lực của Thái Châu đã chuyển về Bắc Tuyến. Bây giờ ta có thể thừa thắng xông lên, bắt sống Ngô Nguyên Tế.

Lý Tố nghe theo lệnh, cho Lý Thạch ngày mồng 10 tháng 10 dẫn 3.000 đi tiên phong, đích thân Lý Tố dẫn 3000 quân đi giữa, còn Lý Tiến Thành cùng 3000 quân đi sau chặn hậu, tiến thần tốc về phía đông.
Hành quân đến thôn Trương Sài, vì trời rét căm căm nên binh lính trấn giữ Hoài Tây đều chui vào trong lều, không phòng bị chút nào, quân tiên phong tới nơi giết hết không chừa một tên, nhanh gọn như bổ dưa thái rau vậy.
Lý Tố lệnh cho tướng sĩ vào trong thôn nghỉ ngơi, ăn uống, chuẩn bị yên ngựa cung tên để tiếp tục hành quân gấp. Đêm hôm đó, trời mưa tuyết lạnh kinh người, gió bấc thổi ào ào xé rách hết cờ, bọn ngựa lạnh quá co rúm, túm tụm lại với nhau, có 21 -22 người chết vì lạnh. Hơn nữa thôn Trương Sài ở phía đông đều là đầm lầy, đường sá đi rất khó khăn. Có một viên quan sử hỏi phải đến nơi nào. Lý Tố đáp:
-Tiến thẳng đến Thái Châu bắt sống Ngô Nguyên Tế.
Bọn quân sĩ nghe thấy thế đều khóc vang lên đòi quay về. Lý Tố nói. "Đây mới chính là lúc Ngô Nguyên Tế "ngủ say" dễ chết nhất, mọi người nhất định phải dốc toàn lực đi đến Thái Châu, như vậy mới có thể tấn công địch dễ dàng được, sau này quân sĩ đỡ khổ". Quân lệnh như sơn, tất cả đành phải cắn răng tiến lên.
Hành quân thần tốc như vậy nên nửa đêm đã đến được thành Thái Châu. Vừa lúc đó có người báo cáo: "Cạnh thành có ao nuôi ngỗng". Lý Tố vui mừng, lệnh cho quân dùng đá ném bọn ngỗng làm cho chúng kinh hoảng kêu lên ầm ĩ, át cả tiếng hành quân. Bọn quân lính trong thành sợ lạnh, ngủ say như chết, mấy thằng lính canh thấy ngỗng kêu ầm ĩ cũng chẳng đoái hoài tới, ai mà ngờ được có 9000 quân mã đang bao vây chặt thành Thái Châu, và chẳng ai nghĩ ra trong thời tiết khắc nghiệt thế này vẫn có người đưa quân đến đánh.
Canh tư, chính là lúc mọi người ngủ say nhất. Quân của Lý Tố tập trung đầy đủ dưới thành, cho mấy tên lính tinh nhuệ trèo lên thành giết chết mấy thằng lính canh. Sau đó, mở cổng thành cho binh mã vào.
Trời tờ mờ sáng, tuyết ngừng rơi. Đại quân của Lý Tố đã đứng ngoài cửa nhà của Ngô Nguyên Tế. Ngô Nguyên Tế vẫn còn đang say giấc mộng, bỗng có người lay dậy "Quan quân tiến vào thành rồi!". Hắn vẫn chưa tin, nói:
- Có phải anh em ở Hồi Khúc đến lấy quần áo rét không?
Đến khi nghe hiệu lệnh của Lý Tố, hắn mới bật dậy, dẫn người lên thành để đợi quân tiếp viện ở Hồi Khúc đến ứng cứu.
Nào ngờ Lý Tố đã mời gia đình tướng Đổng Trọng Chất (tướng giữ thành Hồi Khúc) đến, đồng thời bảo một người trong số họ đưa thư chiêu hàng cho Đổng Trọng Chất. Biết tin người nhà bị giữ, lại đơn thân độc mã nên Đổng Trọng Chất mặc áo trắng đến đầu hàng. Ngô Nguyên Tế thấy tình hình như vậy đành phải giơ tay chịu trói.
Thế là Lý Tố bình ổn đường Hoài Tây.
Sức người không thể đấu trực tiếp với mãnh hổ được. Nhưng hổ có mạnh đến thế nào chăng nữa cũng có lúc bị đánh bại. Lý Tố rất thông minh, anh ta đã dùng kế "muốn bắt hổ phái đợi hổ ngủ say", do vậy mới lấy lại được Hoài Tây mà không cần phải đánh. Điều quan trọng hơn nữa là Lý Tố biết cách khiến cho Ngô Nguyên Tế "ngủ say" mà liệu lúc hắn đã "ngủ say" để tiến đánh, không quản mưa gió tuyết lạnh căm căm, dám đương đầu với thời tiết khắc nghiệt, quyết không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng.
Trong cạnh tranh thương trường cũng thường gặp cục diện lấy yếu thắng mạnh. Nếu cứ đối đầu trực tiếp với nhau thì khác nào trứng chọi đá, nếu mặc kệ thì mất đi một cơ hội phát triển. Do vậy, cần phải làm cách nào đó khiến đối thủ "ngủ say" lơ là cảnh giác, sau đó mới bất ngờ khống chế, đó mới là kế tuyệt diệu nhất. Dĩ nhiên nếu đối thủ không mạnh như “mãnh hổ", cũng có thể nhân lúc chúng không đề phòng mà nhanh chóng tấn công. Vậy thì kết quả đạt được khiến mọi người rất kinh ngạc.
Lý Gia Thành là nhà kinh doanh bất động sản giàu có của Hồng Kông vào những năm 70, không những ông ta là cao thủ về tình báo thương nghiệp mà còn là một tay thiện nghệ trong việc ru ngủ "mãnh hổ" sau đó bắt sống. Cuối những năm 70, ông ta còn ru ngủ cùng một lúc hai mãnh hổ, tự mình hưởng thụ một con còn tặng con kia cho Bao Ngọc Cương.
Hồi ấy, Lý Gia Thành nắm được một tin tình báo rất quan trọng: Ngân hàng Denver của Anh đặt tại Hông Kông tuy là cổ đông lớn của công ty cổ phần hữu hạn Cửu Long Thương, nhưng trên thực tế cổ phần chỉ chiếm chưa đầy 20%, quá ít để trở thành tỉ trọng điều này chứng tỏ Denver kém thế trong nền tảng của Cửu Long Thương. Do nhanh tay nhanh mắt đã trở thành khu thương nghiệp sầm uất, buôn bán kiếm lời được rất nhiều nhưng giá cổ phiếu lại không biến động trong nhiều năm liền, nếu nhân lúc ngân hàng Denver vẫn chưa tỉnh ngộ, giá đang thấp thì mua vào cổ phiếu, mua đủ 50% sẽ thay thế được Denver và trở thành đại cổ đông, có quyền vận dụng các mảnh đất có tiếng ở Cửu Long để phát triển đất phát triển bất động sản, giống như buôn bán một vốn vạn lời.
Tuy nhiên, chỉ cần có người mua vào số lượng lớn, giá cổ phiếu này nhất định sẽ tăng mà một khi nó tăng thì Denver đang trong cơn "mê ngủ” tất nhiên là tỉnh dậy, hăng lên đánh nhau ngay. Lúc ấy thực lực của Lý Gia Thành kém xa Denver.
Dĩ nhiên, Lý Gia Thành biết tính nguy hiểm của con mãnh hổ khi tấn công là thế nào, nhưng ông ta đang nắm trong tay chiến thuật "ru ngủ” , vẫn tiến hành mua cổ phiếu vào như cũ. Đến mùa thu 1978, ông ta đã mua được 18% số cổ phiếu của Cửu Long với giá thấp nhất. Lúc đó, giá cổ phiếu cũng từ 10 đồng tăng lên hơn 30 đồng.
Ngân hàng Denver rất kinh ngạc, vội vàng mua vào với số lượng lớn, đồng thời chuẩn bị tập trung tiền vốn từ Mỹ, quyết một phen sống mái với Lý Gia Thành.

Ngân hàng Denver không ngờ Lý Gia Thành lại là một tay “nhát gan": Chiến thư của ngân hàng vừa đưa ra chưa kịp triển khai cụ thể, Lý Gia Thành đã vội giơ cờ hàng, tuyên bố không dám đối đầu với Denver, sẽ rút khỏi cuộc cạnh tranh Cửu Long và chuẩn bị bán ra những cổ phiếu đã có.
Thấy thế người của Denver rất đắc thắng, tự kiêu. Sau một hồi "vươn vai" lại bắt đầu rúc vào "ngủ” , chỉ đợi giá cổ phiếu từ trên trời rơi xuống đất. Không ngờ đã trúng kế "ru hổ ngủ” của Lý Gia Thành.
Một ngày tháng 9 năm 1978, Lý Gia Thành cùng với ông vua tàu thuyền Bao Ngọc Cương tiến hành cuộc giao dịch ngắn gọn, bí mật có giá trị đạt tới 2 tỉ đô la Mỹ bàn về tách rời Cửu Long ra khỏi ngân hàng Anh Denver.
Đây đúng là cuộc giao dịch kỳ diệu! ông Lý sẽ bán hết 200.000 cổ phiếu Cửu Long cho Bao Ngọc Cương, đổi lại Bao Ngọc Cương phải giúp Lý Gia Thành mua 900.000 cổ phiếu của ngân hàng Peace đó cũng là một con mãnh hổ say ngủ!
Ngân hàng Denver vừa biết Lý Gia Thành đã giơ cờ hàng, cũng nghe giá cổ phiếu Cửu Long lúc lên cao lúc xuống thấp. Bao Ngọc Cương tiếp tục mua mạnh cổ phiếu Cửu Long, Denver trong cơn mê ngủ cứ đợi Lý Gia Thành bán ra cổ phiếu nhưng đợi mãi đến khi phát hiện ra chúng không quay trở lại thì cho là Lý Gia Thành đùa giỡn với mình nên lại lập kế hoạch tấn công. Nhưng Bao Ngọc Cương lúc này bắt đầu bước đột kích cuối cùng, chỉ trong một quý mua đủ 100.000 cổ phiếu cần thiết, chiếm 30% toàn bộ số cổ phiếu, treo giá cổ phiếu lên cao hơn 50 đô la Hồng Kông.
Denver hốt hoảng, lòng nóng như lửa đốt, vội vàng tìm đối sách, bỏ tiền ra thu hồi lại cổ phiếu Cửu Long nhưng đã muộn, tình thế thay đổi, phải ngoan ngoãn chui vào thòng lọng của Bao Ngọc Cương.
Cũng trong lúc đó, một con mãnh hổ đang say ngủ khác - ngân hàng Peace - mở mắt ra mới phát hiện mình rơi vào thòng lọng của Lý Gia Thành, không kịp đối phó đã phải cúi đầu nghe theo rồi.

Hết
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét