Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tùy Đường 35 - Hết 3

Trang 3 trong tổng số 11

Chương 41

Lừa lấy mất thời gian của đối thủ

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Vào thời Đường Cao Tông, Thổ Phồn rất hùng mạnh nên Tây Đột Quyết phải quy phục và có ý định thôn tính cả Thổ Cổ Hỗn. Nhà Đường cũng tham dự vào hoạt động thôn tính Thổ Phồn, nên quan hệ hòa hiếu giữa Thổ Phồn với nhà Đường bị phá vỡ. Nhà Đường vì muốn đối phó với Thổ Phồn nên đã trao cho tù trưởng Tây Đột Quyết là A Sử Na Đô Chi làm tả kiêu vệ tướng quân để ông chấm dứt quan hệ với Thổ Phồn.
A Sử Na Đô Chi bề ngoài thì tỏ vẻ theo ý của nhà Đường nhưng sau lưng vẫn liên kết với Thổ Phồn để cùng chiếm An Tây của nhà Đường (tức Cao Xương, Tân Cương bây giờ). Nhà Đường muốn xuất quân đánh dẹp Tây Đột Quyết. Quan thị lang Bùi Hành Kiệm khởi tấu Đường Cao Tông: "Bây giờ Thổ Phồn đang mạnh, Tây Đột Quyết cũng có ý hòa hiếu với nhà Đường nên chúng ta không thể công khai dùng binh hai phía được Bây giờ cũng đúng lúc Ba Tư vương vừa qua đời, con ông ta Nê Niết Tư làm con tin thì vẫn ở trong kinh đô của ta, ta có thể sẵn sàng để cho Nê Niết Tư về nước kế vị. Trên đường qua Tây Đột Quyết thì nhân tiện hành sự luôn, chắc chắn là không cần đánh mà Tây Đột Quyết vẫn phải quy hàng". Đường Cao Tông nghe nói có lý bèn hạ lệnh cho quân do Bùi Hành Kiệm dẫn đầu đưa vương tử Ba Tư về nước, cũng là để làm yên lòng các nước láng giềng của Ba Tư. Trên thực tế thì chỉ là mượn cớ để công kích Tây Đột Quyết.

A Sử Na Đô Chi cũng biết ngay kế sách giả dối bề ngoài một kiểu, bên trong một kiểu của nhà Đường nên phái rất nhiều trinh thám để kịp thời tìm hiểu hành trình của Bùi Hành Kiệm.
Năm Điều Lộ thứ nhất (năm 627 sau Công nguyên) vào một ngày nắng to, Bùi Hành Kiệm đến Tứ Châu (bây giờ là Thổ Lộ Phồn, Tân Cương), các quan lại ở Tứ Châu đều ra ngoài thành nghênh tiếp. Bùi Hành Kiệm triệu tập hơn 1000 con cháu hào kiệt đi theo, rêu rao khắp nơi rằng thời tiết nóng quá, không muốn vội vàng đi xa, đợi đến khi thời tiết mát mẻ hơn sẽ lên đường đi về phía tây.
A Sử Na Đô Chi vốn đang lo Bùi Hành Kiệm sẽ đánh gấp nay lại nghe nói Bùi Hành Kiệm muốn lưu lại Tây Châu đợi khi trời mát mới đến Đột Quyết nên rất yên tâm, chỉ lo vui vẻ, tránh nóng mà không hề lo bố trí phòng vệ.
Bùi Hành Kiệm lại cho triệu tập tù trưởng bốn trấn An Tây và nói với họ: "Trước đây ở Tây Châu, ta thích nhất là đi săn. Nhân tiện lúc này đang rỗi rãi ta muốn thăm lại chốn cũ, vừa là đi săn vừa du ngoạn khắp nơi. Ai muốn đi cùng ta?". Người dân nơi đó vốn sống dựa vào việc săn bắn nên vừa nghe vậy, tất cả mọi người không ai là không muốn đi theo. Bùi Hành Kiệm lại nói: "Nếu mọi người muốn đi cùng thì phải theo lệnh của ta". Mọi người đều đồng thanh đáp ứng.
Bùi Hành Kiệm tuyển chọn được hàng vạn người ngựa, tổ chức thành đội ngũ. Dưới danh nghĩa là đi săn, Bùi Hành Kiệm đã ngấm ngầm cho thao luyện đồng thời còn ra lệnh liên tiếp trong mấy ngày từ đường nhỏ tiến về phía tây, chỉ mấy ngày sau đã đến chỗ bộ lạc của A Sử Na Đô Chi. Khi còn cách chỗ của bộ lạc đó 10 dặm, Bùi Hành Kiệm phái sứ giả đến vấn an.
Bỗng nhiên nhìn thấy sứ giả nhà Đường đến nên A Sử Na Đô Chi rất đỗi kinh hoàng. Nhưng thấy sứ giả có thái độ khoan thai, ôn hòa, không trách mắng chuyện ông ta đã ngấm ngầm liên kết với Thổ Phồn, cũng không có ý muốn đánh nên mới yên tâm. A Sử Na Đô Chi vốn cũng đã bàn bạc với người trong bộ lạc dự định đến mùa thu trời mát mẻ sẽ chống cự lại quân Đường. Bây giờ chưa kịp phòng bị thì quân Đường đã đến, nếu gắng gượng để chống cự thì rõ ràng là lấy trứng chọi đá, vả lại xem thái độ của sứ giả nhà Đường thì chắc nhà Đường cũng sẽ không dùng quân ngay tức khắc nên cũng giả vờ tỏ ra tôn trọng nhà Đường, dẫn trên 500 quân đến chào Bùi Hành Kiệm.
Bùi Hành Kiệm cũng giả vờ tỏ ra hoan nghênh, nhưng thực ra đã ngấm ngầm bố trí mai phục. Vừa đợi A Sử Na Đô Chi bước vào lều trại bèn ra hiệu lệnh cho quân mai phục xông ra, lập tức hơn 500 người bị bắt giam lại.
Lúc đó, phó tướng của A Sử Na Đô Chi là Lý Già Bặc trấn giữ ở biên giới phía tây. Bùi Hành Kiệm dẫn đầu kỵ binh, thừa thắng đánh về phía tây đó. Già Bặc còn chưa biết việc gì xảy ra thì đã bị tấn công bất ngờ nên không chống cự lại được đành giơ tay xin hàng.
Bùi Hành Kiệm không cần đổ máu mà vẫn bắt được hai tù trưởng của Tây Đột Quyết và thắng lớn. Sau đó lệnh cho hoàng tử Ba Tư tự về Ba Tư, để người lưu lại An Tây, đồng thời cho xây thành Toái Diệp, củng cố biên phòng. Còn mình thì áp giải tù binh về phía đông, chiến thắng trở về. Trong buổi tiệc mừng chiến thắng, Đường Cao Tông nói với ông rằng: "Khanh dẫn một đội quân tác chiến đơn độc, đi sâu vạn dặm, không cần đổ máu mà vẫn bắt được tù binh về, có thể nói là văn võ song toàn".

Làm bất cứ việc gì cũng phải có thời gian, một khi không có thời gian thì tự nhiên mọi việc đều không có kết quả. Bùi Hành Kiệm không mất một quân lính nào, không để cho Thổ Phồn kịp trở tay nên dễ dàng bắt được thủ lĩnh của Tây Đột Quyết, điểm mấu chốt của vấn đề là ở chỗ đã không cho A Sử Na Đô Chi kịp có thời gian để chuẩn bị chống cự. Đương nhiên thời gian thì không thể lấy trộm hay cướp đi được, cái gọi là làm cho đối thủ mất đi thời gian không có nghĩa là rút đi thời gian một vài giờ, một vài ngày hay vài tháng trong cuộc đời của đối thủ, mà chỉ là thông qua các thủ đoạn lừa dối làm cho thời gian mà đối thủ vốn định dùng để chống cự thành của mình dùng. Như vậy thì riêng chuyện chống cự, đối thủ cũng đã không đủ thời gian rồi. Cạnh tranh trong kinh doanh cũng vậy, kế "lừa lấy thời gian của đối thủ” luôn là kế tốt nhất để không cần đánh mà vẫn thắng.

Một lần, một thương nhân người Mỹ là người rất thích phân tích tâm lý và tinh thần người Nhật Bản vì chuyện làm ăn phải đến Nhật đàm phán. Khi máy bay hạ cánh ở Tokyo, ông ta được nhân viên do phía Nhật cử đến đón tiếp với một thái độ rất lịch sự, lại còn giúp ông làm các thủ tục.
“Thưa ngài, ngài có biết nói tiếng Nhật không ?", người Nhật đó hỏi ông ta.
“ồ! không, nhưng tôi có đem theo một quyển từ điển rất hay, hy vọng sẽ nhanh chóng học được", ông người Mỹ trả lời.
“Thế lúc về ngài cũng sẽ đi máy bay chứ? Đến lúc đó chúng tôi sẽ tiễn ngài ra sân bay", người Nhật đó lại hỏi.
Ông người Mỹ không cảnh giới gì nữa, cảm thấy người Nhật thật chu đáo, quan tâm nên vội rút vé máy bay lúc về ra nói cho anh ta cụ thể là lúc nào rời Nhật Bản.
Người Nhật đó biết rằng thương nhân người Mỹ này chỉ ở Nhật 4 ngày. Thế là đầu tiên thì sắp xếp cho ông ta đi du lịch một tuần. Không chỉ đi thăm các thắng cảnh mà còn dựa vào sở thích của ông ta để sắp xếp cho ông ta tham gia một lớp “Thiền cơ" ngắn hạn giảng bằng tiếng Anh, nói rằng để thương gia người Mỹ tìm hiểu về tôn giáo tín ngưỡng Nhật Bản.
Mỗi tối, người Nhật đều để cho người Mỹ quỳ trên nền đất cứng, tham dự các buổi tiệc khoản đãi ân cần hiếu khách kiểu Nhật, mỗi lần là 4 giờ 30 phút, làm cho thương gia người Mỹ chán đến tận cổ mà vẫn phải luôn miệng cám ơn. Nhưng cứ mỗi lần nhắc đến chuyện làm ăn thì người Nhật lại thư thái nói "Thời gian còn nhiều, không vội, không vội?".
Đến ngày thứ 12 thì buổi đàm phán cũng bắt đầu, nhưng đến chiều lại chơi gôn. Đến ngày thứ 13 lại đàm phán, nhưng vì còn phải tham dự buổi tiệc tiễn đưa rất long trọng nên phải kết thúc đàm phán sớm. Buổi tối hôm đó, người Mỹ đã sốt ruột lắm rồi nhưng vẫn phải tỏ ra tươi cười vui vẻ nghe theo sự sắp xếp khách sáo của người Nhật để tham gia các cuộc vui tiếp.
Đến ngày thứ 14, đàm phán lại bắt đầu, nhưng lúc bàn đến vấn đề quan trọng thì xe ô tô đến giục vì đã đến giờ ra sân bay. Thế là hai bên chủ khách đành phải cùng nhau lên xe. Trên đường ra sân bay bàn về điều kiện mấu chốt. Xe đến sân bay, mọi người bước xuống xe thì cũng vừa lúc hai bên ký xong vào bản thỏa thuận. Hai bên nói lời tạm biệt, người Mỹ thì mỉm cười lên máy bay. Song chỉ sau một thời gian thực hiện thỏa thuận thương gia người Mỹ mới phát hiện ra mình toàn bị lỗ. Lúc đó ông mới tỉnh ngộ ra rằng người Nhật đã lừa lấy gần hết thời gian mà lẽ ra dùng để đàm phán, ký thỏa thuận, trong tình cảnh như vậy thì làm gì mà chả thua?

Chương 42

Lấy cái này thay cái kia
Năm Điều Lộ nguyên niên thời Đường Cao Tông (năm 679), Bùi Hành Kiệm vừa mới dùng kế để bình định tộc Đột Quyết ở phía tây, không ngờ tộc Đột Quyết ở phía đông cũng phát sinh bạo loạn làm phản, ngang nhiên chống đối triều Đường. 24 tù trưởng ở biên giới phía bắc đều nhất loạt hưởng ứng, cả phương Bắc náo loạn. Đường Cao Tông ra lệnh cho trưởng sử phủ Thiền Vu là Tiêu Tự Nghiệp dẫn binh chinh phạt, nào ngờ bị đánh cho tan tác, thương vong nhiều không kể xiết. Thế là, Đường Cao Tông lại hạ lệnh cho Bùi Hành Kiệm làm đại tổng quản quân đội cùng với đô đốc tỉnh Phong Châu là Trình Vụ Diên, đô đốc tỉnh U Châu là Lý Văn Gián... thống lĩnh đại quân tiêu diệt bọn phản nghịch, dẹp yên tộc Đột Quyết ở phía đông.
Đoàn quân đi đến Sóc Châu (nay thuộc huyện Sóc tỉnh Sơn Đông) thì Bùi Hành Kiệm nói với các chư tướng: "Trong đạo dụng binh, đối với nội bộ thì coi trọng sự trung thành còn đối địch phải gian trá. Trước đây không lâu thống sư Tiêu Tự Nghiệp chỉ huy quân đội, ông ta tuy dũng cảm nhưng không có mưu trí, không biết dùng sự gian trá đối xử với địch, thậm chí lương thảo còn bị tộc Đột Quyết cướp đoạt, vì thế quân ta lâm vào cảnh đói khát, gặp cảnh thất bại. Lần này tộc Đột Quyết nhất định ngựa theo đường cũ đến cướp đoạt lương thảo của quân ta, chúng ta sẽ cho quân tinh nhuệ ẩn nấp trên xe chở lương thực, tất dẫn dụ được kẻ địch, giết chết bọn chúng khi địch chưa kịp trở tay”.
Theo kế hoạch đã định, Bùi Hành Kiệm cho bố trí 300 xe chở lương, mỗi xe có 5 chiến binh tinh nhuệ ẩn náu, bọn họ đều đeo dao lớn và cung tên rắn chắc. Bên ngoài chỉ có một chiến binh già yếu đánh xe, đoàn xe chậm rãi tiến về phía trước. Ngoài ra, ông còn phái một ngàn quân tinh nhuệ, từ các ngả đường vượt qua đoàn quân lương, mai phục yểm trợ trước mặt để tùy cơ ứng biến.

Trước đây quân đội tộc Đột Quyết đã vài lần cướp được lương thảo, nay lại thấy đoàn xe lương tiến đến, chắc mẩm sẽ trót lọt như mọi lần, do đó không đề phòng đều nhất loạt xông ra cướp bóc. Những lão binh già yếu hộ tống xe lương nhìn thấy quân lính Đột Quyết dũng mãnh kéo đến, bọn họ vội vàng bỏ xe lương chạy trốn. Quân Đột Quyết không cần phung phí sức lực đã cướp đoạt được lương thảo, tự nhiên chúng sinh ra dương dương tự đắc, kiêu ngạo liền kéo đoàn xe lương đến vùng cỏ phì nhiêu nước chảy róc rách, bọn họ cho ngựa ăn cỏ uống nước và nghỉ ngơi, sau đó mở thùng xe định dỡ lương thực xuống.
Điều họ không ngờ đã xảy ra, lương thực đâu không thấy, chỉ toàn quân lính dũng cảm triều Đường. Quân Đột Quyết bị tập kích ngoài ý muốn, nên chống đỡ không kịp bị quân Đường đánh cho tan tác, thi thể chất thành đống, số còn lại tháo chạy tán loạn. Ai biết được rằng họa vô đơn chí, cẩn mật phòng bị chặt chẽ ở cửa ải thì lại mọc ra cánh quân ở cạnh sườn, quân Đột Quyết hoặc đầu hàng, hoặc bị giết, không còn sót một mống.
Từ đó về sau, quân Đột Quyết sợ hãi không dám hó hé và cũng không dám đến cướp đoạt lương thảo của Bùi Hành Kiệm. Bùi Hành Kiệm có một hậu phương an toàn phụ giúp, ông mạnh dạn tiến về phương Bắc, không lâu sau đã diệt được bọn phản loạn Đột Quyết chiến thắng quay về triều.

Có rất nhiều cách làm gian trá. Bùi Hành Kiệm đã tráo lương bằng quân lính, một kế sách cực kỳ tuyệt hảo, ý tưởng đó quả làm người ta không ngờ, ai biết được cũng vỗ tay tán thưởng. Trong kinh doanh thương nghiệp chúng ta cũng luôn giương cao biển hiệu lấy sự trung thực làm đầu, nhưng đối với những kẻ gian trá, cũng nên để "gậy ông đập lưng ông", chúng ta nên áp dụng kế sách "tình hình phát sinh sự thay đổi không bình thường, lấy cái này thay cái kia". Vạn nhất không thể để bị mắc lừa, bị mê muội. Ngài Mike đã áp dụng thành công kế sách này, thoát khỏi sự kiểm soát về thuế của hải quan nước Mỹ. Tìm hiểu cách làm của ông, giúp chúng ta có thể tiến thêm một bước trong việc tìm hiểu kế sách "lấy cái này thay cái kia".

Mike đặt mua 10.000 đôi găng tay phụ nữ tại Pháp, theo quy định nước Mỹ thì ông ta phải đóng thuế hải quan tương đối cao. Vì muốn giảm bớt thuế nên ông ta đã chia đôi số găng tay, sau đó lần lượt vận chuyển về Mỹ.
Chuyến đầu tiên chuyển về Mỹ, Mike cố ý không đi lấy hàng. Chiếu theo thủ tục hải quan. hàng hóa vô chủ quá thời hạn quy định thì sẽ tiến hành bán đấu giá. Số găng tay này của ông ta đương nhiên cũng không nằm ngoài lệ.
Ngày bán đấu giá số găng tay đó có không ít thương gia đến tham gia, Mike cũng nằm trong số đó, ông không nói năng gì, đợi chờ sự thay đổi mang tính hài kịch. Mọi người mở hòm ra xem: họ bị một trận kinh ngạc, về chất lượng của số găng tay đó đều đạt yêu cầu chỉ có điều toàn bộ đều là găng tay trái. Với số hàng đó, ai dám mua cơ chứ! Thế là cuộc bán đấu giá chỉ còn mình Mike, theo cái lý thông thường, ông ta đứng ra mua số găng tay đó và với giá cực thấp.
Theo quy luật, găng tay thường là hai chiếc trái, phải mới thành đôi, vậy mà ông ta lại lấy hai tay trái làm thành một đôi, kỳ lạ quá, nhân viên hải quan đã bị che mắt rồi.
Chuyến găng tay thứ hai lại đến, lần này ông ta không dám dùng chiêu bài "bán đấu giá" như lần trước, nhưng ông ta lại đem 10.000 chiếc găng tay phải gộp vào từng đôi một. Kết quả nhân viên hải quan lại bị mắc kế "lấy cái này thay cái kia", họ chỉ dám thu thuế 5000 đôi. Như vậy, ông ta đã trốn được một một phần hai thuế hải quan, ngoài ra còn mua được số găng tay trái với giá một hào một chiếc và rốt cuộc đã nhập cảnh an toàn cho 10.000 đôi găng tay.

Kế sách "lấy cái này thay cái kia" không nhất định đều phải gian trá, cũng có thể coi đó là một phương pháp kinh doanh chính đáng, đáng được đề cao.
Ở nước Mỹ, các thương gia Nhật cũng làm như vậy. Công ty xe hơi của Nhật quyết định đưa sang thị trường nước Mỹ một loại xe hơi Infiniti. Vài năm trước, với ý đồ thay đổi quảng cáo quan niệm tiêu phí xe hơi của người Mỹ. Trên tranh quảng cáo chỉ thấy tầng nham thạch, đàn ngựa mà không hề có cảnh tượng xe hơi, nhưng nhìn toàn bộ bức tranh có thể thấy được không khí yên tĩnh theo hình thức Nhật Bản.
Basi nói: "ở Nhật Bản cái gọi là hào hoa là chỉ một cảm giác tự nhiên dư thừa, cái gọi là vẻ đẹp tức chỉ quan hệ cá nhân mật thiết. Một loại quan niệm mới của hào hoa xuất hiện đó là Infiniti".
Hình thức quảng cáo này làm chấn động nước Mỹ, người Mỹ tìm kiếm quan niệm tiêu phí hào hoa mới mẻ. Họ theo đuổi xu hướng mãnh liệt hình thức Infiniti.
Sau vài năm, công ty xe hơi này nhận được rất nhiều điện thoại hỏi về xe hào hoa tại sao chưa thấy xe bán trên thị trường mà chỉ thấy biển quảng cáo. Mãi đến ngày 8 tháng 11 năm 1989 loại xe này mới xuất hiện tại Nhật Bản.
Trải qua sự khống chế, sự nhẫn nại, xe Infiniti mới được đăng cơ trên thị trường nước Mỹ, chiếm một số lượng lớn trong các cửa hàng xe hơi của Mỹ.

Chương 43

Đánh vào dư luận.
Năm 683 sau Công nguyên, Đường Cao Tông vì bệnh đau đầu tái phát nên đã chết. Đường Trung Tông Lý Hiển lên kế vị vốn là kẻ bất tài, xưa nay đều nhất nhất nghe theo lời mẹ và đương nhiên chính quyền đã hoàn toàn rơi vào tay Võ Tắc Thiên. Đến năm thứ hai vì một lý do nào đó Đường Trung Tông bị phế làm Lô Lăng Vương, Võ Tắc Thiên bất giác nghĩ đến một chuyện từ hồi mình còn nhỏ.
Viên Thiên Cương, người Tây Thục rất tinh thông tướng thuật, đã nói tất sẽ nghiệm. Lúc đó cha của Võ Tắc Thiên là Võ Sĩ Ược mời đến nhà để ông ta gặp mọi người trong gia đình. Sau cùng khi xem cho Võ Tắc Thiên lúc đó còn đang quấn tã, Viên Thiên Cương kinh ngạc buột miệng nói: "Nó là con trai à? Nếu là con gái thì không thể nói trước được". Cha Võ Tắc Thiên cười trả lời: “Nếu nó là con gái thì sau này sẽ như thế nào?". Viên Thiên Cương nói: "Tướng mạo khác thường, rất sang". Cha của Võ Tắc Thiên nói: "Hay là nó có thể làm hoàng hậu” . Viên Thiên Chương nói: "Làm hoàng hậu là chuyện đương nhiên rồi nhưng xem ra không chỉ dừng ở đó!". Cha của Võ Tắc Thiên lại hỏi: "Thế liệu có làm được nữ hoàng đế không?". Thiên Cương trả lời: "Con gái mà có tướng như vậy thì đương nhiên là sẽ làm nữ hoàng đế!"
Cho đến khi Võ Tắc Thiên lớn lên, các anh chị em vẫn thường kêu là nữ hoàng đế. Võ Tắc Thiên biết rằng trong lịch sử các triều đại chưa có ai được làm nữ hoàng đế nên cũng không mơ mộng gì. Không ngờ thời thế thay đổi, phúc chí tâm linh, từ tài nhân lên Chiêu Nghi, từ Chiêu Nghi lên hoàng hậu, từ hoàng hậu lên thái hậu, cứ từng bước từng bước một, mọi việc đều như ý. Khi Đường Cao Tông còn sống, vì bệnh đau đầu nên từ năm 660 sau Công nguyên phần lớn chuyện chính sự đều ủy thác cho mình, bây giờ con trai là hoàng đế, việc chính sự đều do một mình mình nắm, muốn phế muốn lập ai chỉ cần một câu nói của mình. Vậy là Võ Tắc Thiên không thể tránh khỏi lời tiên đoán của Viên Thiên Cương, đã được thử cái ý nghĩ làm nữ hoàng đế.
Song quan niệm truyền thống vẫn còn thâm căn cố đế, sau khi Đường Trung Tông bị phế, Võ Tắc Thiên cố ý thăm dò quần thần mới hỏi: "Sau này nên lập ai làm hoàng đế?” Tể tướng bèn tâu nên lập người con út của Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông là Dự Vương Lý Đán. Những người khác cũng đồng ý như vậy chứ không một ai nghĩ đến việc một người đàn bà làm hoàng đế cả.

Võ Tắc Thiên đành phải tạm thời lập Lý Đán làm hoàng đế trên danh nghĩa. Song không ít đại thần nhiều lần đứng ra khuyên gián, đòi Võ Tắc Thiên phải sớm trao lại chính quyền cho hoàng đế, đàn bà không được tham dự vào chuyện chính sự. Cháu của quan đại thần nổi tiếng nhà Đường Lý Tích là Lý Kính Nghiệp thậm chí còn tập trung hơn 100.000 binh mã, thề giết người đàn bà muốn cướp giang sơn Đại Đường. Đại văn hào Lạc Tân Vương đã viết bản "Thảo Võ Chiếu hịch văn" nổi tiếng. Sau đó còn hàng loạt các bài phê phán đả kích Võ Tắc Thiên như Giáng Châu, Biểu Châu, Dự Châu...
Đối mặt với các thế lực truyền thống lớn mạnh như vậy, Võ Tắc Thiên hiểu rằng chỉ cần một câu nói của mình thì có thể ngồi lên ngai vàng, nhưng như vậy thì lòng người không phục, lòng dân bất ổn, ngôi vị nữ hoàng đế sẽ không bền chắc, cũng không thể lưu danh sử xanh được. Vì thế bà đã quyết định áp dụng kế sách dư luận tiến hành để tìm cách thay đổi quan niệm của mọi người, thay đổi thái độ thù địch của dân chúng đối với phụ nữ, đặc biệt là với bà.
Võ Tắc Thiên giả vờ nói rằng muốn trả lại chính quyền cho Lý Đán nhưng lại ngấm ngầm buộc Lý Đán viết biểu từ chối, làm như mình bị buộc phải lâm triều, nắm quyền của hoàng đế.

Tiếp đó lại cho cháu mình là Võ Thừa Tự sai người khắc lên đá 8 chữ "Thánh mẫu lâm nhân, vĩnh xướng đế nghiệp" và sơn màu đỏ rồi ném vào Lạc Thủy. Sau đó lại cho người nhặt lên dâng triều đình. Võ Tắc Thiên tự mình làm lễ cảm tạ trời đất, gọi hòn đá đó là Thiên thụ thánh đồ, đổi tên Lạc Thủy thành Vĩnh Xương Thủy, phong cho thần Lạc Thủy là Hiển thánh hậu, tự thêm cho mình hiệu là Thánh mẫu thần hoàng, phong cho Đường Đồng Thái làm Du Kích tướng quân. Đồng thời còn tổ chức nghi lễ trọng đại bái lạc thụ thụy, làm người khác nghĩ rằng việc bà làm hoàng đế là ý trời.
Lại cho một pháp minh cao tăng bịa đặt ra rằng có một đám mây cuộn thành bốn vòng bay khắp trong ngoài triều đình và cho rằng Võ Tắc Thiên là hiện thân của Phật Di Lặc ở trần thế, lẽ ra phải là người đứng đầu nhà Đường. Thêm nữa lại lệnh cho thị ngự sử Phó Du Nghệ dẫn hơn 900 người dân đến triều đình dâng biểu khẩn thiết mời Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế. Võ Tắc Thiên giả bộ không đồng ý nhưng lại thăng quan cho Phó Du Nghệ. Thế là các quan lại, dân chúng, đạo sĩ khắp nơi đều bắt chước Phó Du Nghệ dâng biểu mời Võ Tắc Thiên ra làm hoàng đế. Có lần số người dâng biểu lên tới- 60 ngàn người.
Với cách tạo ra dư luận như vậy đã làm cho mọi người đều cảm thấy rằng việc Võ Tắc Thiên làm hoàng đế là hợp ý trời và hợp lòng người. Các quan lại, dân chúng được thể còn nói việc lập nữ hoàng đế là hợp ý trời đất, Võ Tắc Thiên nên sớm lên ngôi. Ngay cả vị hoàng đế hữu danh vô thực Lý Đán cũng cho rằng Võ Thị nên làm hoàng đế, tự mình cũng dâng biểu thỉnh cầu Võ Thị.

Võ Tắc Thiên thấy rằng quan niệm của mọi người đã thay đổi, thời cơ chín muồi nên đến năm 690 sau Công nguyên đã giáng hoàng đế Lý Đán làm hoàng tự và ban cho họ Võ. Sau đó đổi quốc hiệu thành Chu, thêm tôn hiệu cho mình là Thần thánh hoàng đế, đường đường chính chính ngồi lên ngai vàng, làm nên một cuộc cải cách, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc một nữ hoàng đế thống trị thiên hạ.
Sử sách gọi Võ Tắc Thiên là "Tố đa trí kế” . Nếu xét về tài trí theo quan điểm hiện nay thì so với con trai mình, Võ Tắc Thiên xứng đáng nắm quyền hành hơn. Nếu tính từ khi Võ Tắc Thiên làm hoàng hậu và tham gia chính sự thì trên thực tế là đã chấp chính được nửa thế kỷ và phải nói rằng bà đã có công rất lớn, đã cống hiến rất nhiều vì sự văn minh, tiến bộ. Nhưng vì bà là phụ nữ nên việc ngồi lên ngôi vị hoàng đế là một cuộc cải cách làm kinh thiên động địa trong xã hội phong kiến, nếu như không có dư luận dọn đường trước để tranh thủ lòng người, thay đổi quan niệm thì điều đó rất khó thực hiện.
Trong kinh doanh, có lợi nhuận nhiều nhất, cống hiến nhiều nhất cho sự tiến bộ của xã hội luôn là sự khai phá của sản phẩm mới. Nhưng mọi người cũng đều biết rằng, đã từng có biết bao sản phẩm mới ra đời mà không có người hỏi han tới, từng có bao nhiêu nhà máy chỉ vì sáng tạo ra sản phẩm mới mà bị phá sản. Nguyên nhân là do đâu? Người tiêu dùng quan niệm về giá trị tiêu dùng, có cách tiêu dùng truyền thống, đó là những thành trì kiên cố để họ cự tuyệt một sản phẩm mới.

Một sản phẩm mới chỉ có thể thông qua cách dư luận tiến hành phương thức, quan niệm về tiêu dùng, phá vỡ những lô cốt thì mới có thể được người tiêu dùng ưa thích, mới có được thị trường, thay thế được sản phẩm cũ. Chính vì thế mà trong kinh doanh, kế "dư luận tiên hành" rất hay được dùng. Việc vận dụng kế "dư luận tiên hành" của các thương nhân người Nhật rất đáng làm tấm gương cho chúng ta. Các doanh nghiệp Nhật Bản khi muốn thúc đẩy sản phẩm mới hoặc khai thác thị trường nước ngoài luôn dựa vào quảng cáo để tạo ra dư luận từ trước, và nghĩ đến thị trường trong tương lai 5 năm thậm chí 10 năm sau. Như công ty Sony chẳng hạn, trước khi sản phẩm của họ được bán ở các cửa hàng thì đã xuất hiện nhiều lần trên đài truyền hình Trung Quốc. Cho đến khi sản phẩm của họ xuất hiện trên thị trường Trung Quốc thì người tiêu dùng đã có ấn tượng sâu sắc về các tính năng, công dụng mới mẻ độc đáo của chúng, thậm chí là đã được mọi người trông đợi từ lâu. Việc các sản phẩm của Nhật hơn hẳn sản phẩm của các nước khác hiển nhiên là có quan hệ mật thiết với việc vận dụng kế sách này.
Các sản phẩm của Nhật ở Mỹ cũng vậy. Một số công ty ôtô của Nhật quyết định đưa vào thị trường Mỹ loại xe Infiniti hào hoa. Trước đó mấy năm, quảng cáo nhằm thay đổi quan niệm sử dụng xe Ô tô của người Mỹ đã bắt đầu. Trong áp phích quảng cáo, chỉ thấy có những bầy ngựa hay tầng nhũ đá chứ không hề có hình ảnh thân xe hoặc một chiếc xe đang băng nhanh nhưng rõ ràng là đã hiện ra một cảm giác yên tĩnh kiểu Nhật. Chỗ trống bên cạnh thì viết. "Ở Nhật, cái gọi là hào hoa tức là để chỉ cảm giác tự nhiên về sự dư thừa, còn cái gọi là đẹp là để chỉ quan hệ cá nhân mật thiết. Một quan niệm mới về sự hào hoa đã xuất hiện - Infiniti".
Cách quảng cáo linh hoạt kỳ ảo mà lại có sức ngấm sâu này ngay lập tức làm rung động quan niệm tiêu dùng hào hoa muốn tìm cái mới lạ của người Mỹ, hình thành nên một xu hướng từ bỏ quan niệm gò bó vốn chỉ nhấn mạnh về chất lượng của xe và sự hào hoa theo kiểu cũ để đuổi theo sự hào hoa theo kiểu Infiniti.
Vài năm sau đó, kể cả khi công ty Nhật Bản nhận được rất nhiều cú điện thoại hỏi về kiểu xe hào hoa mới thì họ vẫn chưa đưa sản phẩm ra thị trường mà chỉ cung cấp một vài bức ảnh về kiểu xe mới cho giới báo chí. Mãi cho đến ngày 8 tháng 11 năm 1989, loại xe đó mới được trưng bày trong phòng triển lãm các loại xe của Nhật.
Sau khi đã thăm dò, khống chế dư luận một cách tỉ mỉ, kiên nhẫn, Infiniti mới bắt đầu được đưa vào Mỹ và ngay lập tức chiếm lĩnh các cửa hàng bán xe ôtô lớn.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét