Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Dạ Đàm Tùy Lục(Hậu Liêu Trai) 12

Trang 12 trong tổng số 13

Trần Châu Nhu

Dịch Giả : Phạm Xuân Hy
Nguyên tác: Dạ Vũ Thu Ðăng Lục
Tác giả: Tuyên Ðỉnh



Hoài âm huyện có người tiểu thương tên là Chương Thu mở một quán bán rượu bên một con lộ lớn ở mé Bắc thành, để bán cho khách vãng lai. Trong quán bàn ghế bày biện có phần gọn gàng sạch sẽ, Chương lại còn bán kèm cặp thêm cả các loại dưa muối, đậu hũ, cũng đều ngon cả.
Duy có điều vốn liếng ít ỏi, lời lãi không được là bao, chỉ đủ cho gia đình chàng bữa cháo bữa cơm mà thôi, chẳng hề dám mong đến cuộc sống của hạng trung lưu giầu có.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Sau quán là ba gian phòng nhỏ làm nơi cư trú cho vợ con Chương. Gian giữa quán mướn một người hỏa kế làm việc .
Vợ Chương họ Phạm tên Tam Nương, cũng là người có đôi chút nhan sắc, cử chỉ dịu dàng, thỉnh thoảng ra quán giúp chàng bán rượu, phong thái yểu điệu phảng phất như nàng Trác Văn Quân thuở xưa. Tính Chương lại rất hiếu khách, phàm các văn nhân nghệ sĩ đến quán của Chương ăn uống, hễ ai thiếu tiền, Chương đều không đòi. Trước cửa quán là một cái bãi đất trống, cỏ hoang tạp thảo mọc đầy chen lẫn những ngôi mộ cổ mấp mô. Sau quán có một khe nước lớn chảy quanh vòng vèo, trên bờ liễu rủ bóng râm, xanh um một cõi. Một hôm gặp tiết Ðoan Ngọ, mồng năm tháng năm, vào khoảng giữa trưa, đường xá nhà nào nhà nấy đều đã đóng kín cổng im lìm, riêng chỉ có quán rượu của Chương là vẫn còn mở cửa.
Chương sai tên hỏa kế ở trên nhà coi quán, còn chàng tự xuống bếp nướng cá sào thịt để sửa soạn thưởng thức ngày lễ.
Thình lình, Chương thấy sai dịch nghiệt ty áp giải năm tên tù phạm, thuộc vào hạng đầu trộm đuôi cướp, lê
xích leng keng bước vào quán. Vừa ngồi xuống ghế, bọn chúng đã nhao nhao gọi rượu thịt, thái độ tỏ ra rất là nóng nẩy.
Tên tửu bảo sợ hãi, nói là đã hết rượu, thì bọn tù phạm đập bàn đập ghế, la hét chửi bới mắng mỏ, khí thế
rất là hung hãn, khiến cho tên tửu bảo càng thêm sợ hãi, co đầu rụt cổ, bỏ trốn vào trong nhà, không dám thò ra ngoài nữa.
Chương và vợ chạy ra xem, thấy thế bèn tươi cười an ủi bọn tù phạm:
- Quý khách đường xá xa xôi, chắc hẳn là đói bụng. Hôm nay, nhân cảnh trời đẹp, khí hậu ôn hòa, nếu quý khách không quá chê, thì tệ quán xin phép sửa soạn rượu thịt, để quý khách tùy tiện no say một bữa.

Nói xong, Chương gọi tửu bảo hâm rượu, bày biện chén bát. Còn vợ chàng cũng xuống bếp bưng lên các món ăn vừa nấu xong còn nóng hổi, mùi vị hết sức thơm ngon.
Lại còn thêm cả bánh trôi chay ra đãi đằng.
Vợ Chương ngọt ngào mời mọc:
- Quý khách đều là người phương Bắc phải không? Ăn cháo chắc không được no bụng đâu, phải ăn thêm thứ bánh bột này nữa, nh­ng làm gấp quá, nếu không ngon, xin quí vị lượng thứ cho nhà hàng nhá!
Cả bọn tù đều đáp:
- Ðược? Ðược? Chủ quán thật là hiếu khách, rất đáng mặt đồng đạo chủ.
Tửu lượng và sức ăn của bọn tù, tên nào cũng bằng hai ba người thường. Chỉ một thoáng, bát chén nhẵn
không, chồng chất đầy bàn. ăn xong, bọn tù còn được Chương thết trà, rồi đun nước ấm đựng trong các ang lớn bằng gỗ để tắm rửa. Cả bọn tù đều tỏ ra hoan hỉ, hài lòng, nhưng không hề nói một lời cảm tạ, chỉ khe kháng hỏi thăm danh tính của chủ quán, rồi ghi nhớ trong lòng trước khi rời quán.
Lúc đó bọn trẻ con, làng xóm thấy lạ, chen nhau đứng xem ở trước cửa quán, đều trào phúng chê Chương là ngốc. Còn Chương lại tự hào sảng khoái, vợ rửa hết chén bát, quét nhà, kê lại bàn ghế cho chỉnh tề như cũ.
Sang đến mùa Thu, bỗng có ba người, quần áo vải thô vào quán, hỏi thăm:
- Ai là Chương Thu, chủ quán này đây?
Chương vừa kịp đáp "Có mỗ dây," thì lập tức bị ba người ấy choàng gông vào cổ khóa lại. Cả nhà thấy vậy đều kinh hoàng sợ hãi. Tam Nương, vợ chàng cũng kêu gào khóc lóc. Chừng đưa đến huyện, mới hay là tên đầu sỏ bọn cướp đã khai Chương là người toa trữ các vật cướp được nên bắt Chương để đối chất.
Huyện lệnh cho người trói Chương lại cho thật chặt giam trong một cũi gỗ, rồi sai vệ binh giải chàng lên phủ.
Vợ con chàng ra tống hành, khóc lóc vang động cả xóm.
Chương cũng khóc theo, nói:
- Chuyến đi này sống chết lẽ nào chưa biết, nàng hãy về đóng cửa quán, chờ đợi xem quan xét xử thế nào.
San đó lén bảo người con lớn dấu tiền làm lộ phí bí mật đi theo, rồi gạt lệ đăng trình.
Lúc đến Tô Châu thì viên Lương tri phủ có việc phải đi Kim Lăng vắng nhà. Chương bị tống giam vào đại lao, ban đêm cột chung với bọn đạo tặc lúc trước. Nhà lao đuốc đóm lờ mờ ảm đạm, côn trùng nỉ non hiu hắt, càng làm cho Chương khiếp sợ bồn chồn, lo lắng như có bóng ma quỉ chờn vờn rình rập. Bên ngoài tiếng mõ cầm canh nửa đêm, thình linh tai Chương nghe có tiếng người gọi đến tên chàng , âm thanh bất nhất, già có, trẻ có, Nam có, Bắc có. Chàng nghe giọng quen quen, nhưng không dám trả lời .
Một lúc lâu sau, bỗng Chương lại nghe có tiếng gọi khe khẽ:
- Chương huynh, quên bọn này rồi sao. Cố nhân cả đấy mà.
Bấy giờ Chương mới nho nhỏ trả lời:
- Chương Thu chính là đệ đây. Còn các huynh là ai vậy?
Có tiếng đáp lại:
- Bọn đệ chính là những kẻ đã quấy quả rượu trà tại quán của huynh vào ngày Tết mồng năm tháng năm bữa nọ đấy.
Chương sót xa than thở:
- Nào ngờ bọn mình lại gặp nhau cả ở đây. Nhưng không biết đệ phạm tội gì, các huynh có ai hay không?
Cả bọn đạo tặc nghe Chương hỏi thế đều cười khỉnh đáp:
- Chính bọn đệ mời huynh vào đây. Mấy hôm trước bị tra tấn đủ cả ngũ hình ở ngoài cửa công, bọn đệ kiên quyết không khai, duy có nói huynh là người chủ chứa các đồ đã cướp được, như nếu có bắt được huynh thì mới chịu nhận tội, ai ngờ huynh lơ là để rơi vào lưới.
Chương nói:
- Ðệ với các huynh chẳng oán thù chi, lẽ nào lại hãm hại nhau như vậy?
Tiếng nói đáp lại:
- Bọn đệ lẽ nào lại có thù oán gì với huynh. Cái ơn cơm no rượu say đãi đàng hôm ngày Tết mồng năm tháng năm đến nay vẫn còn nhớ, nên muốn nhân dịp này đền đáp lại huynh. Thú thực với huynh bọn đệ đều là những tay giang hồ đạo tặc đầu sỏ. Chẳng hạn như Lâm Hắc Nhi là người Ðàm Thành, rồi đến Ngoa Nô người Cối Kê; người thứ ba là Trương Báo, người Hải Lăng; người thứ tư là Vương Tử Cầm, người Mộc Dương; người thứ năm là Tiểu Thứ Phi, người Ðại Lương. Tất cả bọn đệ đều giỏi võ nhanh nhẹn, đã nhiều lần chống cự với quan quân, nên bị án tử hình. Nay tuy bị bắt, nhưng trốn khỏi nhà giam này đối với bọn đệ đâu khó khăn gì, chỉ vì biết đại số đã đến kỳ đều đành thúc thủ tựu mệnh vậy thôi. Ngày huynh ra khỏi nhà tù, ấy chính là ngày bọn đệ lên đoạn đầu đài đấy . Xin huynh nhớ kỹ tính danh bọn đệ, để mỗi năm cho một bát cơm, một chén rượu, một sâu tiền giấy, thì bọn đệ ở dưới cửu tuyền cũng muôn vàn cảm kích ân sâu.

Bấy giờ Chương mới hiểu rõ nguyên nhân bọn đạo tặc muốn đưa chàng vào nhà lao, bèn nói:
- Ðệ vốn là kẻ nhát gan hay sợ, còn các huynh là những tay nghĩa sĩ trên đời. Ðệ xin cố gắng làm theo dặn
bảo của các huynh.
Một lát sau thì trời hừng sáng. Tia nắng qua các khe hở lọt vào trong nhà tù, soi tỏ diện mạo từng người. Bấy giờ cả bọn mới nhìn nhau chào hỏi, vừa lau nước mắt vừa cười, tựa như những người bạn cố tri biết nhau đã từ lâu rồi vậy.
Tối hôm sau, Chương nghe bên ngoài nhà tù có tiếng ngựa xe huyên náo, lính tráng hò hét dọn đường, thì chàng biết là quan tri phủ họ Lương đã trở về.
Lâm Hắc Nhi vội vã cởi áo ngắn lót mình trao cho Chương mặc vào người. Còn Ngoa Nô và Trương Báo mỗi người cũng tự cởi chiếc áo ngắn tay đưa cho Chương, rồi ghé tai dặn dò:
- Trong cái áo này có một vật, huynh đừng để mất, cũng đừng nói cho ai biết. Nếu không, vật trong đó sẽ
không còn là của huynh nữa đâu. Trước cửa nhà huynh, giữa đám gò mả lau sậy, có một cây bạch dương đã chết khô, trên cây có hai tổ chim thước, dưới gốc cây là một ngôi cổ mộ, dưới tấm bia đá có hai cái chum thật lớn, bên trong cất dấu nhiều châu báu. Khi ra về, huynh hãy chờ đêm tối không có ai thì ra đào lên mà lấy. Nhớ kỹ, xin huynh đừng quên đấy.
Nói xong, khảng khái dạt dào, lã chã lệ sa. Chương cũng cầm lòng không nổi, khóc chẳng thành tiếng.
Một lát sau lại nghe có tiếng bọn lại dịch hò hét chửi bới, hung hãn như lang sói. Ðã đến giờ quan thẩm án
thăng đường. Cả bọn đạo tặc năm tên bị lôi ra khỏi nhà lao. Sau đấy có tiếng hô gọi đến tên Chương, rồi chàng cũng bị đem ra khỏi nhà lao, dẫn đến công đường. Lúc bị thẩm vấn, thấy Chương mình mẩy run rẩy, đau khổ khóc lóc, Lâm Hắc Nhi vừa cười vừa mắng:
- Ðồ cẩu trệ? Ta há lại quen nhà ngươi sao. Hôm Tết mồng năm tháng năm nếu biết đem rượu thịt đãi đằng bọn ta thì đâu đến nỗi này.
Nhân thế chiêu cung:
- Tên họ Chương này quả tình vô tội. Chẳng qua hôm chúng tôi đi đào tang vật lên, đường từ Hoài Âm đi qua nhà hắn, xin hắn cho ít rượu thịt, chẳng những hắn không cho, lại còn lấy cành hoa lựu mà đập lên đầu, nên để tâm thù hận, vu cho hắn để nhập chung cùng án, hắn thực không phải là người toa tàng đồ gian. Còn như bọn chúng tôi, phạm phải tử tội, không còn sinh lộ, nay xin chiêu cung để cho vụ án kết thúc.
Vị quan thẩm án an ủi Chương, nói:
- Anh là người dân lương thiện vô tội bị liên lụy, nhưng cũng có cái tội là không chiêu đãi khách hàng.

Sau đó tháo cũi thả Chương ra.
Chương khấu đầu tạ ơn rời khỏi công đường, đi tìm người con lớn ở lữ quán, thì quả nhiên được biết là năm tên cường đạo bị giết đúng ngày chàng được thả.
Chương bảo con lén mua quan tài, thâu nhập thi thể của các cường đạo, rồi mua một khoảnh đất mai táng tử tế .
Lúc về đến nhà, Chương cởi chiếc áo lót cùng hai chiếc áo ngắn tay ra xem, chỉ thấy sáng lạn lấp lánh đầy
những vàng bạc châu báu, trị giá hơn vạn tiền.
Ðến nửa đêm Chương đem sống cuốc ra chỗ gốc cây bạch dương, nậy tấm bia lên, thì quả nhiên ở bên dưới có hai chiếc chum lớn, đúng như lời dặn của bọn cướp, vật tàng trữ tính ra giá đáng hàng chục vạn.
Từ đấy Chương trở thành cự phú, dời nhà đến Tô Châu, và bảo con cái chọn mua một khoảnh đất gần chỗ mộ phần của năm tên cướp, hàng năm cúng tế không quên.
Chương cũng nghỉ nghề bán quán, chuyển sang kinh doanh thương mại. Ðến nay cả vùng Hoài Âm còn nghe truyền tụng câu chuyện trên đây.

Nghiễm Nhiên Tề Nhân

Dịch Giả : Phạm Xuân Hy
Nguyên tác: Dạ Vũ Thu Ðăng Lục
Tác giả: Tuyên Ðỉnh


Tại huyện Hoài Ninh có người tú tài tên là Uống Sĩ Nguyên, nhân vì bần hàn nghèo khổ nên vẫn chưa lấy
được vợ phải ngụ cư ở một vùng ngoại ô xa huyện và sống bằng nghề gõ đầu trẻ.
Có tân Nguyên đến uống rượu tại nhà một người bạn cùng trong văn xã. Người bạn văn xã của chàng có một người vợ và hai người thiếp. Vì tranh sủng mà vợ chàng và hai người thiếp thường xảy ra những chuyện đấu khẩu cãi cọ lẫn nhau, nhiều khi vang dội ra đến tận nhà khách.
Nguyên thấy vậy, tủm tỉm bảo với người bạn văn xã rằng :
- Sách Mạnh Tử đã dậy rằng người nước Tề chỉ có một vợ, một thiếp mà thôi, nay huynh lại hơn hẳn người nước Tê những một thiếp, thế này thật là đáng đời rồi.
Người bạn vừa xấu hổ vừa giận, nói:
- Huynh khỏi cần chê tôi, chỉ sợ sau này huynh gặp hoàn cảnh như tôi, thì cũng co rúm lại như tôi mà thôi.
Nguyên đáp:
- Có được một người vợ đối với đệ cũng là khó, nói chi đến chuyện được đào thêm liễu nữa.
Có ngời khách cũng ngồi ăn tiệc chung bàn là Lý Vạn Niên nghe nói thế cũng không nhịn được, phải ôm
bụng mà cười sặc sụa.
Sau đó ít lâu, Nguyên hỏi người con gái của một cựu thân hào họ Dương, là Tố Lan làm vợ. Tố Lan tuổi vừa đôi tám, lại nổi tiếng là dẹp, nhan sắc diễm kiều. Sắp đến ngày đón dâu thì bỗng cả vùng Qui Giang có lệnh giới nghiêm phòng bị giặc cướp.
Người mẹ của Tố Lan phải đến Hừ Khê để dưỡng bệnh, còn nàng phải vội vã vào trong thành để thâu nhập các đồ vàng bạc tế nhuyễn. Giữa lúc nàng đang gói ghém hành trang thì nghe tin cửa phía Bắc của huyện đã bị giặc phá. Tô Lan hoảng hốt vứt bỏ mọi hành trang lại, đầu bù tóc rối, mặt mũi nhem nhuốc bẩn thỉu, lẩn vào đám dàn bà con gái hàng xóm, chạy ra cửa phía Nam. Ðường xa lộ dài, nàng lại bó chân, nên nỗi khổ cực kể chẳng hết.
Những người chạy loạn, chạy được một vài dặm thì gặp một ngọn núi cao lớn chặn phía trước mặt. Ðàn bà con gái đều ngừng cả lại ở dưới chân núi để nghỉ ngơi lấy sức Thình lình có một gã kỵ binh phi ngựa chạy tới như bay, hô lớn báo cho mọi người là quân giặc đang vòng từ phía Nam núi bọc tới. Mọi người ai nấy nghe thấy thế đều kinh hoàng sợ hãi, bỏ chạy tứ tán.
Tố Lan chẳng biết chạy đi đâu. Nàng thấy bên hữu của ngọn núi có một cây hòe già, đã chết khô, thật lớn, thân to bằng cả chục người ôm mới xuể, bên trong rỗng ruột, nàng bèn chui vào đấy để nấp.
Quả nhiên, lát sau nàng nghe thấy có tiếng ngựa phi, tiếng người la hét, tiếng trẻ con khóc lóc, tiếng người già cả kêu gào thảm thiết, hỗn tạp suất từ giờ ngọ đến giờ thân, thanh âm mới dần dần biến mất, trả lại cảnh trí yên lặng trầm tịch.
Bấy giờ, Tố Lan mới lén chui ra khỏi hốc cây, tìm đường đi. Nàng thấy có một thiếu niên từ trong bụi cây ló mặt ra ngoài, nhớn nhác nghe ngóng. Gã thấy đã yên tĩnh, bèn đi ra, tiến tới gần Tố Lan chắp tay vái chào, hỏi nàng đi đâu
Nàng sót sa sùi sụt hỏi lại:
- Chẳng biết đến Hứ Khê có xa lắm không thầy tú?
Thiếu niên nhìn Tố Lan một hồi lâu suy nghĩ rồi nói:
- Thật ra thì cũng không xa lắm đâu. Cách Lĩnh Nam khoảng năm dặm mà thôi. Nhưng mặt trời đã lặn, đêm khuya hoang dã, đầy những nguy hiểm, nàng lại bó chân, bước sen mạn hành, e rằng chẳng chết vì giặc cướp, thì cũng làm mồi cho hổ báo sài lang. Quãng chỗ suối chảy vòng đằng kia, có mấy gian nhà tranh, chính là nhà bà con của tôi đấy. Chỗ ấy yên lặng vắng vẻ, nhà không có đàn ông, chỉ có một bà lão già trông cửa, sao chẳng đến đó xin ngủ đỡ, sáng mai dạy nhờ bà ấy đưa về, bất quá tốn mấy quan tiền thù lao thôi. Ðó là cách hay nhất.

Tố Lan cúi đầu suy nghĩ, thấy không còn cách nào khác, đành nuốt lệ đi theo thiếu niên. Chừng đến nơi, chỉ thấy mấy gian nhà không to gì lắm, với một bà già tóc đã bạc. Bà lão ngẩng đầu lên nhìn thấy một đôi trai gái xăm xăm bước vào cửa, lấy làm kỳ lạ hỏi:
- Tướng công thừa cơ loạn lạc, lấy vợ không báo cho ai biết. Tiện quá nhỉ?
Thiếu niên đáp:
- Lão đừng có hồ đồ nói ẩu. Người ta là con nhà lương thiện tử tế. Xin cho ngủ đỡ một đêm rồi mai đi.
Bà lão lải nhải hỏi thăm thiếu mền về tình hình giặc dã, rồi thở ngắn than dài chuyện có thằng con bị sung làm lính phòng ngự ở trong thành chưa về, nước mắt sụt sùi không dứt.
Thiếu niên nói trá là con bà ta vẫn bình yên vô sự để vỗ về an ủi rồi dục bà ta đi chuẩn bị thổi cơm ăn. Nhưng Tố Lan vì lo nghĩ đến thân mẫu, nên chẳng sao nuốt nổi.
Ðêm xuống, nhà lại không đèn, tối đen như mực.
Thiếu niên đến ngủ ở một phòng khác, còn bà nằm chung với Tố Lan.
Bà lão tỏ vẻ ân cần hỏi han về họ hàng gia thế của Tố Lan, thì nàng đáp:
- Cha cháu ngày trước từng làm huyện lệnh huyện Văn Hỉ. Còn cháu đã được hứa gả cho người tú tài họ
Uổng ở Nam Ðường, chẳng biết chồng cháu bây giờ sống chết ra sao.
Nói xong thì nước mắt hai hàng.
Bà lão an ủi:
- Cái cậu vừa dẫn cô về đây cũng là một vị tú tài, tên là Lý Vạn Niên, ắt hẳn là người đồng học với chồng cô.
Sao cô không hỏi tin tức cậu ấy. Cậu ấy là điền chủ cho tôi thuê khoảnh đất này. Gần đây, cậu ấy có hỏi cô Bốn nhà họ Phan làm vợ. Cô ấy rất đẹp, tiếc rằng giặc dã nên chưa kết hôn.
Giữa lúc hai người trò chuyện, thì ngoài song cửa có tiếng chân bồi hồi lui tới của Lý Vạn Niên. Lại cả tiếng hắng dặng. Sau đấy là tiếng gọi bà lão ra ngoài, Tố Lan chỉ nghe tiếng thì thào nho nhỏ của Lý và bà lão, không rõ nói những gì.
Lát sau, bà lão trở vào, thở hổn hển phì phò như bò, chân tay run rẩy. Chợt có tiếng mõ điểm canh ba. Bà lão dục Tố Lan lên giường ngủ. Nàng ngoan ngoãn y lời. Sau đấy, thấy bà ta trằn trọc xoay sở, miệng lẩm bẩm nói một mình:
- "Già cả hồ đồ lú lẫn, chưa đóng cửa bếp, mèo hoang ìân vào kiếm ăn, e vỡ cả nồi niêu."
Rồi đứng dậy khoác áo vào người đi ra.
Tố Lan trong bụng cảm thấy sắp có điều bất trắc.
Nàng chỉnh lại y phục cho ngay ngắn gọn gàng, nghiêm trang ngồi ghế chờ đợi. Quả nhiên thấy Lý Vạn Niên len lén đẩy cửa bước vào, đến bên cạnh nàng dở trò tán tỉnh.
Tố Lan lớn tiếng mắng:
- Sáng nay nhờ ông dẫn đường, đó là cái ơn, nhưng bây giờ cư xử với nhau thế này, thì còn gì gọi là ơn nghĩa nữa? Tôi là gái có chồng, ông cũng là người có vợ, "ruộng dưa vườn lý" phải biết tránh điều bị nghi kỵ, hơn nữa lại là kẻ đọc sách thánh hiền, xin ông chớ phóng túng dằm vào vết xe đổ.
Lý không nghe, hỏa dục cấp bách, tay chân sờ lân thô lỗ Tố Lan phải hết sức vùng vẫy chống cự, hô hoán, gào khóc thê thảm, âm thanh vang động, vọng ra ngoài ngõ.
Lý vẫn không chịu buông mồi, cứ ôm ghì chặt lấy Tố Lan.
Trong khi đó, bà lão lại đứng ở ngoài nghe ngóng, canh giữ, không vào cứu.
Giữa lúc vạn phần nguy cấp, bỗng có tiếng đập cửa ầm ầm. Bà lão chạy vào bắt Tố Lan im tiếng không cho khóc rồi ra ngoài cổng, nhìn qua khe hổng, thấy hai người thanh niên, mặc áo chẽn, đầu quấn khăn đỏ, trông như lính giặc đi tuần đêm.
Bà lão van vỉ nói:
- Trăm lạy các đại vương, thương cho tôi, nhà nghèo trong lu không còn lấy hột gạo.
Có tiếng người ngoài cổng đáp:
- Muốn sống thì mở cửa ngay, chậm trễ ông cho mồi lửa cháy tiêu nhà bây giờ.

Bà lão bất đắc dĩ, vừa tháo xong then cửa, thì hai thanh niên ào ào chạy xộc vào, nhưng Lý Vạn Niên đã
trèo bức tường thấp ở phía sau nhà trốn thoát.
Trước đó, lúc Nguyên đang ngồi dạy học ở ngoại thành thì nghe tin thành đã bị giặc chiếm. Chàng vốn tính
phóng khoáng tự do, lại có thêm đôi chút võ nghệ, nên lấy khăn đỏ quấn lên đầu, ăn mặc giả làm lính giặc, đi ra ngoài thành nghe ngóng và tìm tin tức của Dương phu nhân và Tố Lan, gặp một người hàng xóm của nàng cho biết là nàng đã bị lạc.
Nguyên buồn bã quay về. Giữa đờng vô tình thấy có người con gái đứng khóc. Chàng phỏng chừng là Tố Lan.
Gạn hỏi, té ra là Phan Tứ Cô, vợ đã cưới của Lý Vạn Niên, cùng chạy giặc với người em dâu mà bị thất tán, muốn tìm dện nhà Lý Vạn Niên nhưng không biết đường, xin Nguyên cho đi cùng. Nguyên từng có lân được Lý Vạn Niên mời đến nhà để xem đào nở, nên vui vẻ nhận lời ngay. Lại e ngại gái trai bất tiện, đồng hành người đời dòm ngó, mới nhặt những y phục, hài vớ đàn ông vứt ở dưới đất, bảo Phan Tứ Cô mặc vào giả làm con trai, rồi cầm lấy một hòn đá đánh lửa châm đuốc, dẫn Tứ Cô đi.
Chừng đến cổng gia trang của Lý Vạn Niên, Nguyên nghe có tiếng đàn bà kêu khóc, lại thấy bà lão có vẻ hoảng hốt, sợ hãi đến run rẩy, lòng đâm nghi ngờ, bèn rút đoản đao dấu ở dưới hài, uy hiếp bà lão, nói:
- Mụ dấu ai ở trong nhà, sao nghe tiếng người la khóc dữ vậy?
Bà lão đáp:
Ðó là ngời đàn bà được Lý công tử đưa về, nhân chạy loạn thất tán gia đình mà khóc.
Lại hỏi đến Lý Vạn Niên, thì bà lão đáp:
- Nghe có đại vương đến, Lý công tử trèo tường sau
trốn khỏi rồi
Nguyên nghe nói thế, dậm chân than trời, chỉ vào
Phan Tứ Cô đang mặc giả trai, bảo với bà lão:
Ðây là người vợ đính hôn của Lý. Thế này là lỡ hết.
Biết làm sao đây?
Phan Tứ Cô cũng cởi chiếc khăn giả trai đội ở trên
đầu xuống, để lộ một làn tóc mây xinh đẹp, một khuôn
mặt thiếu nữ khả ái thật là kiều diễm.
Lúc bị Nguyên hỏi về người đàn bà do Lý dẫn về thì
bà lão tỏ ra ấp úng không dám trả lời.
Nguyên thấy trời cũng đã khuya, muốn từ biệt ra về,
nhng Phan Tứ Cô một mực quyến luyến không rời.

Chàng cười nói:
- Tôi là Uổng Sĩ Nguyên, tự khi vợ tôi bị thất tán, tôi
còn chưa tìm được, có thì giờ đâu mà quặc vợ người cơ
chứ?
Bà lão nghe thấy thế, kinh ngạc hỏi:
- Vậy công tử có phải là Uổng tú tài không?
Nguyên đáp:
- Chính là tôi đây.
Bà lão đáp:
- Vậy phu nhân có phải là con gái quan huyện họ Dương tên là Tố Lan không?
Nguyên hỏi bà lão sao lại hiểu biết tường tận như thế.
Bà lão đáp:
- Lúc công tử mới đến, làm tôi tưởng là giặc, sợ hết cả hồn. Nay mà lão kể rõ sự thật, thì e làm cho công tử mừng mà chết mất.
Nguyên cố gạn hỏi, bà lão chỉ chỉ vào trong buồng nói:
- Người gào khóc ở trong buồng kia, công tử hãy vào xem có phải là phu nhân chăng?
Chừng Nguyên vào gặp, quả đúng là Tố Lan. Ngưu Lang Chức Nữ không hẹn mà gặp, kể sao cho hết nỗi vui mừng. Bèn gởi gấm Phan Tứ Cô lại cho bà lão săn sóc chiếu cố, còn Nguyên chờ trời sáng, ra thôn ngoài thuê một chiếc xe nhỏ đưa Tố Lan trở về Hà Khê.
Khi ấy quân giặc đã lập xong ngụy chính quyền, an ninh trật tự tại vùng Nguyên ở cũng phần nào tái lập.
Chàng chọn ngày lành tháng tết kết hôn với Tố Lan. Tuy thế, tặc binh nghiệt đảng vẫn đêm đêm xuất hiện hoành hành, cướp bóc tiền của, bắt cóc phụ nữ. Bất luận trẻ già, xấu đẹp, đều đem đến giam ở một nơi gọi là "Tỷ Muội Quán. " Giam giữ một thời gian không đủ lương thực cung cấp bèn ra bố cáo cho thân nhân mang tiền đến chuộc, hoặc bán làm nô tỳ, tiểu thiếp.
Riêng về Tố Lan vóc người mảnh khảnh, quá yếu đuối, không làm nổi hết các việc gia vụ. Còn Dương phu nhân mừng vì được gặp lại con, cốt nhục đoàn viên, bịnh nhờ thế mà tạm thời thuyên giảm, nên nhờ một người hàng xóm già làm tiểu lại cho quân giặc ở địa phương vào trong thành mua một đứa nô tỳ, về làm con nuôi, để làm việc thay Tố Lan.
Khi mang người nô tỳ về, cả hai vợ chồng Nguyên mới thoạt nhìn đã vô cùng kinh ngạc. Té ra người nô tỳ ấy không ai khác hơn là Phan Tứ Cô, mà Nguyên đã gặp cái đêm đến gia trang nhà họ Lý.
Phan Tứ Cô thuật lại cho Nguyên biết:
- Sau khi công tử đưa Tố Lan về được hai ngày, thì quả nhiên Lý tìm về nhà, nhưng ngồi chưa nóng chỗ, giặc đột nhập thình lình. Lý không kịp chạy, bị giặc bắt được.
Chúng hạch sách tiền bạc gắt gao, Lý chối không có, nên bị chúng nổi giận đánh cho vô kể. Bà lão thấy vậy, chạy ra van vỉ xin hộ, liền bị lôi ra chém đầu cùng với Lý.
Riêng thiếp, bị chúng bắt về giam ở "Tỷ Muội Quán, " lăng nhục ngược đãi còn hơn cả bọn xướng kỹ hạ tiện. Không ngờ hôm nay lại được gặp lại công tử.
Cả nhà nghe xong, ai nấy đều nhìn nhau cảm khái thương cho số phận của nàng. Nàng xin Nguyên cho được làm tiểu thiếp. Nhưng Nguyên thẳng thắn từ chối, nói:
- Tuy rằng Lý đã chết, nhng nàng cũng nên vì Lý mà thủ tiết. Chẳng nên có ý như vậy!
Khiến cho Tứ Cô đỏ hồng mặt xấu hổ. Nhưng Tố Lan đã vội vã phất tay áo đứng dậy, vỗ vào ngực, than thở:
- Trời ơi là trời ? Ðúng là báo ứng rõ ràng không sai chút nào. Thiếp không phải kẻ đố ky, ghen sằng. Chàng cũng chẳng phải hủ lậu câu chấp. Xin chàng hãy nhận lời Tứ Cô cho thuận ý trời và hợp lòng người.
Nguyên hỏi lý do, bấy giờ Tố Lan mới đem chuyện Lý Vạn Niên lập kế hãm hại nàng, thuật lại đầu đuôi.
Phan Tứ Cô nghe thế cũng không dằn được cơn giận, nói:
Làm chồng mà táng tận lương tâm như thế, có xuống âm phủ bị mọi hình phạt cũng là đáng lắm.
Nguyên khiêm tốn từ tạ lời yêu cầu của Tứ Cô, và tự cảnh giới mình, nói:
- Làm kẻ đọc sách thánh hiền mà không giữ phạm hạnh, Lý Vạn Niên chính là cái gương cho mọi người soi đấy

Vài hôm sau, Tố Lan cố ý chuốc rượu Nguyên say, rồi lén cho Tứ Cô đến ngủ thay chỗ của mình. Nguyên sẵn men rượu, không rõ mận đào, bèn cùng Tứ Cô hoan lạc
Việc vừa xong, thấy Tố Lan cầm đèn, bưng trà nóng từ nhà ngoài vào cho hai người uống, khiến cho Nguyên cảm thấy thập phần lúng túng, bảo với Tố Lan.
- Ta chẳng phải là kẻ ham thích gà đồng mà ghét bỏ gà nhà. Chẳng ngờ hôm nay lại rơi vào bẫy của khanh!
Tố Lan cười đắc ý, nói:
- Thiếp giỏi sửa sang sạn đạo, ám độ. Trần Thương cho chàng đưa quân vào cửa Hàm Cốc, chàng còn trách gì nữa ?
Lúc đó, thế giặc còn mạnh, chưa hẳn tiêu diệt, mà Nguyên đã một thê, một thiếp, sống như người nước trong sách của Mạnh Tử vậy.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét