Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tần Hán 61 - Hết 5

Trang 5 trong tổng số 8


Chương 77

Trên Dưới Một Lòng, Quý Hơn Vàng
Một hôm, công chúa Hồ Dương - chị Lưu Tú đi ra ngoài thì xảy ra chuyện. Khi xe công chúa qua Hạ Môn Đình nổi tiếng trong thành Lạc Dương, huyện lệnh Lạc Dương Đổng Tuyên dẫn một bọn nha dịch chặn xe công chúa lại. Đổng Tuyên muốn bắt một gia nô của công chúa Hồ Dương, theo trinh sát, tên gia nô này cũng đi cùng đoàn xe. Công chúa Hồ Dương vừa thấy, chức huyện lệnh Lạc Dương cỏn con, lại dám công nhiên ngăn chặn đội xe của hoàng thân, liền đùng đùng nổi giận, lớn tiếng mắng Đổng Tuyên to gan.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Đổng Tuyên không chút run sợ, ông ta cũng lớn tiếng đáp lại công chúa Hồ Dương, nói công chúa bao che tội phạm giết người, đồng thời nghiêm khắc ra lệnh tên gia nô phạm tội giết người đó mau xuống ngựa. Công chúa Hồ Dương thấy Đổng Tuyên không xem mình vào đâu, vẫn muốn bênh vực tên gia nô đó, nhưng đã không kịp nữa. Chỉ thấy Đổng Tuyên mắt sáng tay nhanh, lệnh cho nha dịch dưới quyền nhanh chóng bắt tên gia nô đó lại, đồng thời ngay trước mặt công chúa Hồ Dương, đánh chết tên gia nô đó tại chỗ.
Công chúa Hồ Dương giận đến run lên. Bà ta từ trước tới giờ chưa bao giờ gặp phải sự nhục nhã như vậy, cái tức này vô luận thế nào cũng thật khó mà nuốt trôi. Bà ta quay đầu xe, chạy thẳng tới cấm cung nơi hoàng đế ở.
Hoàng thư tới, Lưu Tú đương nhiên phải gặp bà ta. Chỉ thấy công chúa Hồ Dương vừa hầm hầm tức giận khóc kể lại chuyện trải qua cho Lưu Tú, vừa đòi Lưu Tú giúp bà ta trút cơn giận này, nghiêm khắc trừng phạt Đổng Tuyên.

Con người Đổng Tuyên, Lưu Tú rất biết. Con người kiên cường chính trực này, chấp pháp như sơn. Thời kỳ ông ta làm Bắc Hải tướng, từng bắt cha con gia tộc Công Tôn Đan ở đó về tội giết người, còn giết hơn 30 người của gia tộc Công Tôn Đan đến gây rối nha môn. Sự việc bùng to, triều đình bắt Đổng Tuyên và phán ông ta tội "lạm sát" xử Chết. Sát trước giờ ông ta phải chấp hành hình phạt xử tử, lệnh xá của Lưu Tú truyền tới Đổng Tuyên mới may mắn được tha.
Lưu Tú tuy hiểu tính cách của Đổng Tuyên, nhưng đối với cái giận của hoàng thư về nỗi bị nhục trước đám đông cũng cảm thấy khó nuốt trôi, ông ta lập tức hạ lệnh cho vệ sĩ bắt Đổng Tuyên vào cung, chuẩn bị xử chết ông ta.
Đổng Tuyên vẫn không hề thay đổi sắc mặt. Ông ta nói rằng chết cũng được nhưng chỉ xin được bày tỏ một câu: - Bệ hạ thánh minh, nhà Hán có được hưng thịnh. Nhưng nếu gia nô thân thuộc của mình cố tình sát hại người khác mà không bị xử lý nghiêm. Vậy bệ hạ làm sao trị nổi thiên hạ! Muốn thần chết cũng không khó, chẳng cần đến roi đâu, thần tự sát là được rồi.
Nói xong Đổng Tuyên lao đầu vào cột cửa tự xử.
Lưu Tú cũng bị cái chính khí của Đổng Tuyên lay chuyển. Ông ta xúc động thương tâm "người cương chính như thế có thể trị tội sao?" Về sau, tuy tha cho Đổng Tuyên tội chết, nhưng cái uy nghiêm của hoàng đế vẫn khiến Lưu Tú bắt Đổng Tuyên phải rập đầu xin lỗi công chúa Hồ Dương. Con người thẳng thắn Đổng Tuyên vẫn không chịu khấu đầu, hoạn quan túm đầu ông ta đè xuống, Đổng Tuyên vẫn cứ thà chịu chết chứ không chịu cúi đầu.
Công chúa Hồ Dương không biết trút giận vào đâu. Bà ta nói vội Lưu Tú: "Nếu ngươi là thiên tử tại sao không ra mệnh lệnh chứ?" Lưu Tú bình thản trả lời: "Chính vì là thiên tử mới không thể làm như đám áo vải được". Công chúa Hồ Dương không biết làm sao đành đi về.
Một ông vua có thể tiết chế người thân của mình như thế, cách làm đó của Lưu Tú thật hết sức sáng suốt. Có lẽ, ông ta rút ra được bài học từ việc Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán là từ quan hệ "cạp váy" mà dẫn tới chăng. Đối với người thân của mình, phải để cho anh (chị) ta đứng vào vị trí của mình suy nghĩ một chút, nhận thức một chút về cái khó của người làm vua, anh (chị) ta sẽ không còn đưa ra những yêu cầu quá đáng nữa. Cái đạo lý này, không chỉ trong chính trị cung đình thời xưa là như vậy, trong thương chiến hiện đại cũng có cái gợi ý y như vậy.
Hàn Quốc có một nhà máy sản xuất các loại sản phẩm giấy vệ sinh, băng vệ sinh, tã lót trẻ em, giấy hóa trang. Vị giám đốc của nhà máy này thực hiện một chế độ rất đặc biệt, đó là để cho công nhân lần lượt thay nhau làm giám đốc nhà máy một ngày. Thông qua "chế độ giám đốc nhà máy một ngày" này, để cho nhân viên nhận thức được trách nhiệm của giám đốc nhà máy, nhận thức được trách nhiệm phải ra sức trên cương vị của mình, nhằm tăng thêm ý thức làm chủ của công nhân. Từ tháng 3 năm 1983 bắt đầu thực hiện chế độ này, trong toàn thể 500 công nhân của nhà máy, có không ít người đã từng làm qua "giám đốc nhà máy một ngày" cứ mỗi thứ ba, chính là ngày thực hiện "chế độ giám đốc nhà máy một ngày".
"Giám đốc" 9 giờ đến làm việc, trước hết nghe báo cáo ngắn của quản đốc các bộ phận, tiếp theo tìm hiểu sơ bộ về tình hình vận hành kinh doanh của toàn nhà máy, sau đó cùng những người phụ trách của các bộ phận đi xem xét nhà máy. Một ngày đó, "giám đốc" có quyền xử lý công văn, báo cáo của các bộ phận, các phân xưởng mang tới cần do "giám đốc" phê duyệt viết lên đó ý kiến của mình, rồi do giám đốc chính thức định đoạt. "Giám đốc nhà máy" trong quá trình "chấp chính” một ngày đó, có ý kiến gì về công việc trước đây, cần ghi chép cụ thể vào nhật ký làm việc, sau đó chuyển cho những người phụ trách ở các bộ phận, các phân xưởng và công nhân truyền đọc. Bộ phận và cá nhân bị phê bình phải chỉnh sửa cách làm việc của kỳ hạn, nhằm đảm bảo uy quyền của ý kiến "giám đốc nhà máy".

Có một nữ công nhân 22 tuổi sau khi làm "Giám đốc nhà máy một ngày” đã nói: "Khi tôi nhận được sự đối xử quan trọng như đối với giám đốc nhà máy thật ấy, quả thật khiến tôi lúng túng, chân tay như thừa thãi không biết để đâu. Tuy vậy cơ hội này đã cho tôi thể nghiệm được nghiệp vụ của nhà máy, hơn nữa các bộ phận đều từ bỏ đi chủ nghĩa bản vị, tăng thêm sự giao lưu giúp đỡ lẫn nhau. Trước đây chúng tôi không vừa lòng với một số cách làm trong nhà máy, bây giờ ngược lại có thể hiểu được chỗ khó của giám đốc nhà máy, thông cảm được với nỗi khổ tâm của giám đốc. Nếu lại cho tôi cơ hội được làm giám đốc nhà máy một lần nữa, tôi tin là tôi sẽ làm tốt hơn. Nhưng bây giờ mới biết, giám đốc nhà máy quả thật vất vả, chỉ có người đã từng làm qua mới nhận thức được”.
Đại đa số công nhân làm qua "giám đốc nhà máy một ngày”, tinh thần trách nhiệm đối với nhà máy đều có phần tăng lên. Trước đây, một số yêu cầu của nhà máy đưa ra, như "hợp tác giúp đỡ lẫn nhau”, "tiết kiệm giá thành" v.v... rất nhiều công nhân chỉ xem đó là khẩu hiệu, trong lòng chẳng chút cảm động. Sau khi làm "giám đốc nhà máy", rất nhiều công nhân đều có thể tự giác chấp hành yêu cầu của nhà máy.
Thực hiện chế độ "giám đốc nhà máy một ngày" trong một năm, nhà máy này đã thu được hiệu quả rõ rệt, ngay năm đó tiết kiệm giá thành được 2 triệu đô la. Nhà máy lại đem số tiền đó làm tiền thưởng phát cho công nhân, làm cho công nhân toàn nhà máy không ai là không vui mừng cổ vũ. Chế độ "giám đốc nhà máy một ngày" mang lại cho nhà máy này tiến bộ nổi bật, Bộ lao động Hàn Quốc xếp nó là "nhà máy kiểu mẫu quan hệ lao động tiền lương kiệt xuất".
Trên dưới hiểu nhau, thông cảm lẫn nhau, rất nhiều việc vốn không dễ làm, đều được giải quyết tương đối tốt. Công chúa Hồ Dương nếu có thể đứng vào vị trí của Lưu Tú để suy nghĩ, bà ta có lẽ không đến nỗi như thế. Lưu Tú có thể đứng trên lập trường vì lợi ích căn bản của quốc gia mà tiết chế người thân, giải quyết vấn đề mới tương đối công bằng. Vị giám đốc nhà máy Hàn Quốc đưa ra "chế độ giám đốc một ngày" đó, không phải là đã nhìn thấy sự ảo diệu trong đó sao?

Chương 78

Lấy Tình Cảm Lay Động Lòng Vua
Thái Mậu là một vị danh nho quận Hà Nội thời cuối nhà Tây Hán, dưới thời Hán Ai Đế, Hán Bình Đế, do học thức uyên bác mà được người đời tôn sùng. Triều đình mở khoa thi tiến sĩ, Thái Mậu trong khi trình bày và phân tích về vấn đề tai họa, đưa ra kiến giải độc đáo của mình, đồng thời có thể trình bày có lý lẽ, có căn cứ, kết quả đỗ khá cao, được triều đình bổ nhiệm làm Nghị lang, sau thăng làm Thị trung. Khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, Thái Mậu vì có quan hệ rất tốt với Đậu Dụng, để trấn tránh cái khổ của chiến tranh loạn lạc mới tìm đến nương tựa Đậu Dụng. Đậu Dụng lúc đó đứng đầu một chính quyền cát cứ, ông ta muốn mời Thái Mậu ra đảm nhận chức Thái thú của Trương Dịch dưới quyền quản lý của ông ta, kết quả bị Thái Mậu khéo léo từ chối, không ra nhận chức. Mỗi lần mang lương thực tiền bạc đến cho ông ta, ông ta chỉ lấy theo đúng nhu cầu mà nhân khẩu trong gia đình cần dùng đến, tuyệt không lấy thêm. Sau khi vua Hán Quang Vũ Lưu Tú dựng vương triều Đông Hán, ông ta và Đậu Dụng đều được triều đình gọi, lại nhận chức Nghị lang. Về sau, Thái Mậu lại thăng lên làm Thái thú Quảng Hán, công lao nổi bật, rất được triều đình khen ngợi.
Nguyên phi phu nhân của Hán Quang Vũ Lưu Tú là Âm Lệ Hoa. Dựa vào địa vị đặc biệt của bà ta trong triều, gia tộc họ Âm ở địa phương thường xuyên hoành hành ngang ngược, mà hương họ Âm ở lại chính thuộc phạm vi quản hạt của Thái Mậu. Gia tộc họ Âm nhiều lần vi phạm pháp luật, Thái Mậu đều không nể nang phán tội xử phạt theo pháp luật, và cũng không hề vì hoàn cảnh chính trị của họ Âm mà chiếu cố.
Lúc bấy giờ, vừa đúng vào lúc xảy ra việc huyện lệnh Lạc Dương Đổng Tuyên xử vụ án gia nô của công chúa Hồ Dương. Quang Vũ Đế Lưu Tú lúc đầu nổi giận đùng đùng bắt ngay Đổng Tuyên, không lâu sau lại tha cho ông ta. Thái Mậu cổ vũ cho tính cách cương chính bất khuất của Đổng Tuyên, mong muốn triều đình có thể chế định ra cấm lệnh nhất định, nhằm quản thúc hành vi bất pháp của hoàng thân quốc thích.
Thái Mậu dâng thư lời lẽ tình cảm đều rất tuyệt vời, đọc rất cảm động lòng người. Ông ta viết:
"Thần nghe nói chấn chỉnh tác phong và giáo dục nhân dân nhất thiết phải khuyên nhủ trước. Muốn quốc thái dân an, không coi điều đó quan trọng hơn các hình phạt.
Ân đức của bệ hạ có liên quan đến sự hưng vong của quốc gia, từ khi lên ngôi tới nay thiên hạ sống yên ổn không có chuyện gì xảy ra. Do vậy, bệ hạ không tiếc mình quên ăn quên ngủ để lo cho thiên hạ được thái bình.

Nhưng mà, gần đây liên tục có người trong hoàng thân quốc thích và gia thuộc môn khách của họ vi phạm pháp luật, họ ỷ thế ân tứ của hoàng đế và quyền thế của họ giết người mà không phải thường mạng. Hình pháp quốc gia nhiều lần bị bỏ đi. Cơ quan tư pháp do vậy mà mất đi cái uy nghiêm.
Gần đây nhất, gia nô của công chúa Hồ Dương sau khi giết người còn dám theo xe chủ nhân đi vào quan phủ, tiêu diêu ngoài vòng pháp luật nhiều ngày, chính nghĩa không được bộc lộ. Huyện lệnh Lạc Dương Đổng Tuyên thẳng thắn làm rõ đại nghĩa, mạo phạm công chúa, bắt kẻ phạm tội. Bệ hạ ngài lại chưa làm rõ sự thực, trước hết bắt Đổng Tuyên ra roi một trận. Sau khi Đổng Tuyên bị bắt, bá tánh trong thành vô cùng quan tâm chú ý. Và sau này Đổng Tuyên được miễn xá, cả nước đều biết rất nhanh.
Hiện nay, hoàng thân quốc thích kiêu ngạo ngang ngược, môn hạ tân khách cũng vô pháp vô thiền, bệ hạ nên hạ lệnh cho cơ quan tư pháp nghiêm khắc trừng phạt tội phạm, nâng đỡ các vị quan lại dũng cảm vì nghĩa lớn, nhằm dẹp yên tinh thần bất mãn ở các nơi".
Bài văn này đọc lên có lý có tình, vừa có sức thuyết phục, mỗi câu kết ra lại đều xuất phát từ sự trị an lâu dài của triều đình, thấy rõ tác giả dụng tâm rất lớn. Do đó, Lưu Tú rất nhanh đã tiếp nhận kiến nghị của Thái Mậu.
Từ xưa đến nay, tuy rằng quan trường như chiến trường, nó như cuộc đọ sức anh chết tôi sống, vừa thảm khốc vừa vô tình. Nhưng mà, đâu biết rằng lấy tình để lay chuyển, lấy lý để làm cho người hiểu cũng là một loại mưu trí chứ? Bạn thấy đó, bản tấu văn này của Thái Mậu là nói về việc trừng trị hoàng thân quốc thích phạm tội, thông thường mà nói thì đây là việc phạm vào kỵ húy. Thế nhưng, Thái Mậu nói có tình có lý, Lưu Tú cho dù có cái ý đó đi nữa, nhưng nếu kẻ hạ thần có phương thức biểu đạt không tương xứng, ông ta có thể chấp nhận sao? Thương chiến hiện đại, cạnh tranh gay gắt. Nhưng bạn đã từng nghĩ qua chưa? Nhân tố tình cảm cũng là một trong những mưu trí giành thắng lợi trong thương chiến đấy.
Công ty cơ khí thương dụng quốc tế Mỹ có một nhân viên tiếp thị xe hơi, xe tải, tên là Jo Chilader. Trong sách "Đại toàn thế giới", ông ta được gọi là "Nhân viên tiếp thị vĩ đại nhất trên thế giới".

Phàm là khách hàng của Chilader, thông thường luôn nhận được bưu thiếp của ông ta gửi tới, màu sắc, to nhỏ của mỗi lần đều khác nhau. Đầu năm, ông ta gửi tới khách hàng lời chúc: "Jo Chilader chúc mừng năm mới ngài"; tháng 2, khách hàng của ông ta sẽ nhận được lời chúc: "Nhân dịp ngày sinh của George Washington chúc ngài vui vẻ hạnh phúc", tháng 3, khách hàng của ông lại nhận được lời chúc mừng "Chúc lễ thánh Pateric vui vẻ", ngày sinh nhật, khách hàng của ông ta sẽ bất ngờ nhận được thiệp chúc mừng. Những khách hàng này đều xem Chilader như người thân của mình, thường xuyên trả lời thư của ông.
Nếu như xe mà khách hàng mua gặp hỏng hóc, ông ta sẽ đích thân lái xe đến phòng phục vụ, nói giúp với giám đốc, cho tới khi hỏng hóc được khắc phục mới thôi. Ông ta thường nói: "Khách sạn lớn của Mỹ đều lấy thức ăn ngon của nhà bếp họ làm để giành được khách hàng. Xe tôi bán, chính là phải để cho tâm lý khách hàng giống như là được ăn uống no say mà rời khách sạn đi vậy".
Con người đâu phái cỏ cây, ai có thể vô tình. Đi mua hàng cũng vậy, một nơi thái độ nhiệt tình chu đáo, xem bạn như “vua", một nơi thái độ lạnh nhạt như băng sương, không coi bạn là người. Bạn thử nói xem, bạn sẽ mua hàng của nơi nào. Chilader trong lòng hiểu rõ cái đạo lý đó, con đường thành công của ông ta là ở đó.

Chương 79

Hợp Lý, Có Lợi, Tiết Chế
Sau khi chính quyền Đông Hán thành lập, Quang Vũ Đế Lưu Tú đã có cách xử trí khôn ngoan đối với những công thần từng có công giúp ông ta bình thiên hạ.
Cách xử trí đó vừa bảo đảm được sự mạnh hóa của tập quyền trung ương, lại vừa hết sức chăm lo chu đáo cho các công thần. Trong lịch sử đó là một thời kỳ tiêu biểu về chính sách đối đãi công thần.
Bản thân Lưu Tú là người dùng binh đao mà có được thiên hạ, nên ông có sự phòng thủ đối với các công thần sau khi chiến tranh kết thúc, ngăn ngừa họ ỷ công lộng quyền là chuyện hết sức thông thường. Hơn nữa các công thần phần đông là võ tướng, không thông thuộc chế độ điển chương triều chính. Không thể dựa vào bọn họ mà trị nước được. Do đó Lưu Tú luôn dùng phương châm "thoái công thần, tiến văn lại", cũng có nghĩa là tôn trọng địa vị xã hội của những võ tướng công thần, nhưng về mặt chính trị lại không cho họ nắm thực quyền, đồng thời Lưu Tú rất trọng thị những sĩ phu lánh chốn quan trường, ẩn cư trong rừng núi. Ông cho rằng những người đó vừa hiểu văn trị lại có cốt cách cao thượng nên ra sức cầu kiến, chiêu mộ. Những danh nho như Trác Dung, Phục Trạm đều được Lưu Tú chiêu mộ làm trọng thần.
Còn để những công thần đó phục tùng ý chỉ của mình, Lưu Tú lại lấy tư tưởng "công thành thân thoái" ra giáo dục họ: Một mặt vì bọn họ là công thần, không để bọn họ dây máu ăn phần chính trị, đó là điều bất di bất dịch, mặt khác chăm lo chu đáo cho cuộc sống những người này, để bọn họ có thể vui vẻ an hưởng tuổi già.

Năm thứ hai Lưu Tú làm hoàng đế, ông bắt đầu phong hầu dần dần cho các công thần, như Đặng Vũ phong làm Lương hầu, Ngô Hán phong làm Quảng Bình hầu v.v... Một mặt phong hầu, một mặt nhắc nhở bọn họ "làm người nên biết đủ, đừng nên chỉ vì nhất thời cao hứng mà quên đi vương pháp, cần giữ gìn những công lao trong quá khứ, mà cũng nên cẩn thận làm người, đừng sơ suất". Đó vừa là giáo huấn mà cũng là răn đe. Còn về chuyện phong đất, những công thần đó muốn phong ở đâu Lưu Tú đều cố gắng chiều ý bọn họ.
Sau khi những công thần đó cáo thoái, Lưu Tú một mặt chú ý tiết chế họ, nên không có trường hợp nào ỷ công phạm pháp, mặt khác cũng không sao lãng việc quan tâm đến bọn họ. Năm thứ 13 Kiến Vũ, Lưu Tú sau cuộc bình định thế lực cát cứ Công Tôn Thuật, rất đỗi vui mừng. Đồng thời ông tiến hành ban thưởng, phong hầu cho những quần thần có công trong chiến tranh, làm người người tâm phục khẩu phục. Để duy trì tính liên tục của chính sách. Đặng Hàn Tín, Lý Thông, Giả Phục ba người ở hàng Tam công tham dự vào triều chính. Sau này, thực quyền chính sự quy về bộ thượng thư. Ba người này cũng không can thiệp triều chính nữa.
Chính vì vậy mà những công thần năm đầu Đông Hán đều rất biết ơn Lưu Tú, không hề xảy ra bi kịch qua cầu rút ván, tàn sát công thần như chuyện những năm đầu Tây Hán đối với Hàn Tín, Bành Việt, Lư Quán, Trần Hi. Cách xử trí của Lưu Tú có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử sau này. Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn Bắc Tống trong phương pháp đối đãi công thần cũng đã học hỏi vay mượn rất nhiều kinh nghiệm của Lưu Tú Đông Hán.
Cách xử trí với công thần của Lưu Tú là vừa hợp lý, vừa có lợi, vừa tiết chế. Đó là một mưu lược ổn thỏa vừa bảo đảm sự vững mạnh của hoàng quyền Đông Hán, ngăn chặn được hậu quả không tốt của việc công thần can dự triều chính, lại vừa bảo toàn được công danh vãn tiết cho bản thân các công thần. Mưu trí trình độ cao này quả đáng cho người sau học hỏi. Trong thương trường hiện đại cũng có vấn đề "mức độ", vào lúc nào, đối với người nào, dùng phương pháp nào, để nắm được chừng mực chắc chắn một vấn đề khá đau đầu. Trong đàm phán thương nghiệp, càng cần chú ý vận dụng mưu trí này.

Năm 1986, có chuyện nhà máy thủy tinh Quảng Đông nhập thiết bị, tiến hành đàm phán với công ty thủy tinh Owenx của Mỹ. Hai bên tranh chấp không khoan nhượng vấn đề phải nhập hết toàn bộ hay chỉ một bộ phận. Phía Mỹ kiên quyết đòi phải nhập hết. Bên Trung Quốc lại kiên quyết chỉ nhập bộ phận thiết bị tiên tiến nhất trong số đó. Bên Mỹ cảm thấy chỉ nhập một bộ phận thì đối với bên Trung Quốc mà nói sẽ không phân định được, phía Trung Quốc lại cho rằng nhập toàn bộ thì dùng chẳng hết mà cũng không cần thiết. Tranh cãi qua lại, đàm phán rơi vào bế tắc.
Đại diện lãnh đạo bên nhà máy thủy tinh Quảng Đông để giải thoát cục diện bế tắc đã nhẹ nhàng cười nói: "Trình độ khoa học kỹ thuật, thiết bị và kỹ sư của công ty Owenx các bạn đều là hàng đầu thế giới. Công tác xuất khẩu thiết bị cũng là hàng đầu, không ai không biết uy tín. Hợp tác giữa nhà máy tôi với quý công ty chỉ có thể dùng thiết bị tiên tiến nhất, có như vậy chúng tôi mới có thể vươn lên hàng số một thế giới. Điều này không chỉ có lợi cho chúng tôi mà càng có lợi hơn cho các bạn”.
Đại diện công ty Owenx nghe những lời dẫn dụ ấy vô cùng vui vẻ. Vị đại diện lãnh đạo nhà máy Quảng Đông lại chuyển đề tài: "Ngoại hối của nhà máy chúng tôi rất có hạn, không thể mua quá nhiều được. Vì vậy những thiết bị mà trong nước sản xuất được thì không định nhập khẩu nữa. Hiện tại, các bạn cũng rõ, các nhà máy của Pháp, Bỉ, Nhật đều có hợp tác với các nhà máy cùng ngành ở miền Bắc nước tôi. Nếu như các bạn không nhanh chóng đi đến hiệp nghị với chúng tôi, không cho nhập thiết bị và kỹ thuật tiên tiến nhất thì e là các bạn sẽ mất cơ hội tốt, mất thị trường Trung Quốc, hơn nữa người ta cũng cười là công ty Owenx các bạn không có khả năng."

Cách nói hợp tình hợp lý, có cương có nhu khiến cho không khí căng thẳng trong cục diện đàm phán đã ôn hòa trở lại. Hai bên càng tiến thêm bước thuận lợi, đi đến Hiệp nghị chỉ nhập bộ phận thiết bị tiên tiến. Nhà máy thủy tinh Quảng Đông tiết kiệm được một khoản chi phí ngoại hối lớn. Công ty Owenx của Mỹ cũng được khuếch trương thanh thế, bởi nhà máy thủy tinh Quảng Đông sau khi lắp đặt thiết bị đã trở thành một xí nghiệp chất lượng sản phẩm cao nhất, hao mòn năng lượng thấp nhất trong các xí nghiệp cùng ngành.

Chương 80

Coi Trọng Giáo Dục
Quang Vũ Đế Lưu Tú lập nước không lâu thì nhiều đại thần liên minh lại dâng tấu lên hoàng đế nói "Nhục hình cổ đại rất nặng, con người không chịu nổi nỗi đau xác thịt nên rất sợ hãi pháp lệnh. Pháp luật bây giờ, điều khoản nhiều nhưng cách xử lý còn quá nhẹ, vì vậy những việc phạm pháp mới ngày càng nhiều. Nên gia tăng nhiều hơn, nghiêm hơn các pháp lệnh, để nhổ tận rễ những hành vi phạm tội. Lưu Tú hạ chiếu đề nghị công khanh cùng nghị luận. Cách nhìn của Đỗ Lâm không đồng nhất, ông dâng tấu có đoạn viết:
"Lòng dân chịu thương tổn, phong khí chính nghĩa khó ngẩng đầu. Pháp luật quá phức tạp sẽ khiến cho các luồng gió lệch lạc có thể thông qua cửa ngõ bất chính là cầu xá miễn. Khổng Tử đề xướng dùng chính lệnh giáo dục, dùng pháp luật định tội đồng thời cũng dùng đức chính giáo dục, dùng lễ nghĩa định tội. Để phòng ngừa phạm tội mà làm cho người ta mất đi lòng xấu hổ, chỉ có làm người ta xấu hổ mới có thể phòng ngừa phạm tội".
Đỗ Lâm từ kinh nghiệm lịch sử cổ đại nhận ra rằng khi nhà Hán bắt đầu đã giản hóa không ít những điều lệ phức tạp của pháp luật nhà Tần, kết quả thiên hạ thái bình, lòng người yên ổn, dân phong khoan hậu, đức chính thịnh hành. Nhưng đến sau này các pháp lệnh lại phức tạp trở lại, từ những chuyện nhỏ như biếu quả dưa, mớ rau cũng phát triển thành ăn hối lộ phá kỷ cương, từ những chuyện xúc phạm nhỏ nhặt cũng phát triển thành cướp của giết người dùng đến cực hình. Từ đó nhà không còn phép tắc, nước không còn liêm khiết, không còn phẩm hạnh hoàn mỹ. Trong quan trường pháp luật cũng không thể cấm. Lệnh không thể cản được quan lại trên dưới bao che, dẫn đến những chuyện tổn hại do pháp luật gây nên ngày càng nhiều. Đỗ Lâm cho rằng chế định pháp luật không thể đảo ngược đầu đuôi.
Lưu Tú ghi nhận ý kiến của Đỗ Lâm.
Pháp chế vốn dĩ dựa vào con người mà chế định ra, dựa vào con người mà thi hành. Nếu có luật mà không theo, thì luật có tốt mấy chế định ra cũng chẳng có tác dụng. Làm không tốt thì pháp luật càng phức tạp, người phạm tội càng nhiều. Vì vậy Trung Quốc thời cổ lấy truyền thống trọng giáo dục, trọng giáo hóa là rất chính xác. Đỗ Lâm đề xuất là phải làm cho người ta vừa biết pháp luật, lại vừa hiểu lễ nghĩa, đức chính đó mới là biện pháp căn bản. Thực tiễn lịch sử chứng minh, biện pháp như vậy là đúng đắn. Tư tưởng trọng thị giáo dục là rất đáng tin dùng, học tập.

Các xí nghiệp cỡ lớn của Đức đều coi trọng chuyện giáo dục nhân công, giáo dục làm cho những xí nghiệp đó đứng vững được trong cạnh tranh thị trường.
Công ty Siemens từ khi thành lập đến nay đã có hơn 140 năm lịch sử. Nó đứng vào hàng thứ 17 của 500 xí nghiệp lớn nhất danh tiếng trên thế giới, và hàng thứ 3 của 100 xí nghiệp lớn nhất nước Đức. Trong khủng hoảng kinh tế những năm 30 của thế kỷ 20 và trong đại chiến thế giới lần thứ hai, công ty Siemens đã có thể trải qua những khảo nghiệm, mà không hề bị đánh bại, nguyên nhân căn bản do: một là dựa vào khoa học kỹ thuật, hai là dựa vào giáo dục. Khoa học kỹ thuật giúp cho sản phẩm phong phú, giáo dục giúp cho chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao.
Công ty Siemens coi việc huấn luyện giáo dục nhân công là một yếu tố thế mạnh trong cạnh tranh thị trường. Từ năm 1871 nó đã mở lớp đào tạo đầu tiên do những giáo viên kinh nghiệm phong phú đến bồi dưỡng có hệ thống cho các thợ học việc trẻ. Những năm 80 của thế kỷ 20, công ty Siemens bên cạnh chú trọng bồi dưỡng nhân tài kỹ thuật, cũng bắt đầu chú trọng nhân tài kinh doanh.
Tại đại hội kỷ niệm "100 năm thành tựu đào tạo nhân công công ty Siemens”, một vị chủ tịch quản lý nghiệp vụ đào tạo của công ty đã nói "Xí nghiệp tất yếu phải đầu tư vào đào tạo nhân công, nếu không, có đầu tư vào các lĩnh vực khác cũng không có hiệu quả". Quả thực như vậy, công ty Siemens từ năm 1903 thành lập xưởng đào tạo đầu tiên, năm 1906 mở trường dạy nghề đầu tiên, cho đến nay đã có hơn 10 vạn người được qua huấn luyện. Ngày nay, công ty đã phát triển được 11 trung tâm đào tạo tổng hợp với 700 các giáo sư chuyên ngành chuyên đào tạo nhân công cho các xí nghiệp lớn, còn thiết lập thêm 9 trung tâm đào tạo nữa ở 18 quốc gia. Chính bởi dựa vào lực lượng nhân công có trình độ kỹ thuật cao, chăm chỉ say mê công việc do chính mình đào tạo mà công ty Siemens mới vượt qua được mọi cửa ải khó khăn, đạt đến thành tựu to lớn như ngày nay.

Công ty ô tô Tazusi cũng là một xí nghiệp lớn của Đức. Họ cũng xem vấn đề đào tạo giáo dục nhân công là "đầu tư trước tiên" đối với xí nghiệp. Công ty đã xây dựng trung tâm đào tạo của mình trên một diện tích là 12.000 m2 với số vốn đầu tư đến hơn 10 triệu mac. Trong mỗi phòng học thí nghiệm đều trang bị các thiết bị và máy móc tinh xảo tiên tiến, như người máy, các dụng cụ điều khiển từ xa, bàn thí nghệm khí động thủy áp thiết bị đo lường truyền cảm điện tử, máy kỹ thuật số. Mỗi năm chi phí đào tạo nhân công lên tới 2.700 mac.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét