Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Dạ Đàm Tùy Lục(Hậu Liêu Trai) 9

Trang 9 trong tổng số 13

Nghiêm Ngạc Tiên

Dịch Giả : Phạm Xuân Hy
Nguyên Tác: Tòng ẩn Mạn Lục

Tác giả: Vương Thao

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Tiền Ngạc Hầu vốn người đất Thục, hôi còn trẻ đến sống ở Thiệu Hưng tỉnh Triết Giang, cha mẹ đều đã qua lời sớm. Sinh một mình đơn chiếc, phải đến nương nhờ và làm quản lý cho một người bà con. Chàng là người hiếu học ham thích sách vở, nhưng vẫn chưa đỗ đạt gì. Tuy vậy thi văn của chàng cũng thuộc vào loại hợp cách, không bị thất niêm luật, lại nhờ tính tình phóng khoáng, phong độ tiêu sái, nên được nhiều người yêu mến, kính nể .
Ngoài cái tài thơ văn thi phú ra, Sinh chẳng còn gì đáng gọi là ngón hay, nghề giỏi cả. Suốt ngày thì ở trong nhà ngồi yên lặng trầm mặc, không muốn những sự phồn hoa ô trọc phiền nhiễu đến mình.
Một hôm Sinh theo bạn bè đến lãm du phong cảnh Hồ Tây ở Hàng Châu. Giữa cảnh hồ xanh núi biếc Sinh đủng đỉnh chậm bước, tâm hồn cảm thấy phơi phới, hân hoan . Chợt có một đạo sĩ tướng mạo cổ quái, râu ria xồm xoàm , tiến lại gần chàng chắp tay vái chào , nói:
- Trông tướng mạo tiên sinh có vẻ diềm đạm, quả dục nếu như lập chí tĩnh tâm lu luyện ắt sau này có thể đắc đạo thành tiên được đây.
Rồi đạo sĩ mời Sinh về am mình đem cái thuật "Thốn thổ" truyền thụ cho chàng. Chẳng những Sinh học được rất nhanh đến khi về nhà chàng lai dốc lòng kiên nhẫn tập luyện, dứt tuyệt mọi tục niệm.
Ðến tuổi trưởng thành, có người khuyên Sinh cưới vợ thành lập gia thất, nhưng chàng chẳng một mảy may động lòng, chỉ cười rồi bỏ đấy.
Lại nghe đồn núi Nga Mi nổi tiếng là thiên hạ đệ nhất danh sơn. Sinh bèn nẩy ý đến thăm một lần cho biết. Bạn bè có người lấy cái lẽ là đường vào đất Thục khó khăn, hiểm trở, để khuyên chàng đừng đi, nhưng chàng thản nhiên đáp:
- Ba Thục là quê hương cũ của tôi mà! Cổ nhân có câu nói rằng: " khách hành tuy vân lạc , bất như tảo hoàn hương" , Vả lại, có ai là người đã trưởng thành mà chẳng hề biết đến quê hương bản quán của mình đâu !
Thế rồi, Sinh nhất định khăn gói hành lý , sắp sửa lương khô, từ giã thân thuộc bạn bè lên đường.
Mới đầu chàng thuê thuyền ngược sông qua Hán Khẩu rồi đến Nghi Xương, tạm nghỉ trong một quán trọ.
Gặp ngày mưa dầm liên tiếp cả tuần , đường xá lầy lội ngăn trở không đi được, Sinh phiền muộn trong lòng, mới sai lên tiểu đồng đi mua rượu về độc ẩm, thoáng chốc đã túy lúy càn khôn , tâm thần mông lung mờ ảo. Chợt, chàng cảm thấy như có người ở đằng sau chàng mở cửa bước vào Chàng ngoái lại nhìn, té ra là người anh họ tên là Phạm Thúc Kháng, bèn cười, ngạc nhiên hỏi:
- Huynh ở đâu đến vậy . Sau chúng ta có dịp gặp lại nhau ở đây thế này ?
Phạm đáp:
- Muốn đến là đến , muốn gặp nhau là gặp nhau thôi. Ðây là vì duyên tiên mà đến , chứ nợ trần tục đã hết từ lâu rồi .
Sau đó lại bảo với Sinh:
- Mưa liên tiếp mấy ngày nay, buồn thiu cả ruột sao hiền đệ không ra hậu viên chơi, cho giảm bớt cái sầu lữ khách ?
Sinh hỏi:
- Thế ra, nơi này lại còn có cả hậu viên nữa sao?

Thế hiền đệ cứ đi theo ta , ắt sẽ thấy nhiều điều hay lạ.
Sinh đi theo Phạm, qua mấy lần sân, quả nhiên thấy một tòa hoa viên ở trước mặt. Trong vườn, vạn tía ngàn hồng trăm hoa đua nở khoe sắc. Rồi loanh quanh qua mấy dấy hành lang khúc triết, hai người đến một thư hiên, có biển đề là "Ðường Hiên," bên ngoài trồng độ chục gốc hải đường, hoa nở đỏ ửng trông rất là đẹp mắt. Phía mé Tây hiên, có hai người con gái đang ngồi đối diện chơi cờ.
Một cô tay còn cầm con cờ, vẻ trầm tư suy tính, chưa muốn hạ xuống.
Sinh thấy có đàn bà con gái, muốn quay trở lại, thì Phạm cản, bảo với chàng:
- Cô ấy sau này sẽ là bạn phòng the của hiền đệ đấy , việc gì mà phải tránh.
Sinh nghe Phạm nói thế, tâm lý không hiểu muốn nói gì chỉ bước theo Phạm vào trong hiên nội. Hai người con gái thấy Phạm và Sinh thì đều ngưng chơi cờ, đứng dậy, khép nép vái chào. Sinh phỏng chừng hai nàng tuổi khoảng mười sáu , mười bảy nhưng cô nào cũng mắt trong răng trắng má thắm môi hồng , diễm lệ hơn đời .
Riêng người con gái ăn mặc theo lối cung nhân , thoạt trông thấy Sinh thì hai má ửng hồng càng tăng thêm vẽ yêu kiều nũng nịu.
Sinh hỏi danh tính quê quán. thì người con gái ăn mặc theo lối cung nhân, đáp:
- Thiếp tên là Bạch Lệ Quyên, làm cung nhân dưới thời Minh mạt, khi Sấm tặc vào chiếm kinh đô, phi tần cung nữ bỏ chạy thất tán, mỗi người một ngả. Thiếp may nhờ có người thái giám họ Trịnh cho đi theo, chạy thoát khỏi Bắc Kinh. Về sau, thiếp lại theo Phúc Vương vượt biển xuống miền Nam. Phúc Vương cho người dạy thiếp ca vũ, lúc mới đầu được ông rất là tín cẩn sủng ái. Nhưng về sau, vì thiếp nhiều lần can gián khuyên ngăn ông phải chăm lo việc chính sự , yêu thương dân chúng, không nên say mê hưởng lạc. Chẳng ngờ, ông lại nghe lời của bọn xiểm nịnh, mà dần xa cách thiếp. Chưa đầy một năm, Kim Lăng lại bị giặc vây hãm. Một lần nữa, thiếp lại phải đào vong. Lúc đó viên thái giám họ Trịnh cũng đang mang bệnh, nhưng ông ta đã cố gắng đưa thiếp đi vượt biển, nửa đường thiếp bị lạc, còn ông ta nghe nói là đã bị giặc giết trong lúc loạn quân. Ðến Nghi Xương, thiếp vào ẩn náu trong gia đình một người dân thường. nhưng vì ăn uống không nổi, chẳng bao lâu thì chết, xác được chôn dưới gốc lê, sau hoa viên của ngôi nhà này.
Nói xong, nàng rưng rức khóc, nghe hết sức thương tâm. Sinh cũng không cầm nổi lòng, chốc chốc lại buông tiếng thở dài.

Lát sau, Sinh quay sang hỏi lai lịch của người con gái kia. Nàng đáp:
- Thiếp tên gọi là Nghiêm Ngạc Tiên, quê ở làng Tuy Lý. Khi thiếp theo thân phụ đi làm quan ở Hồ Bắc thì gặp loạn, không đến nhiệm sở được: và cũng không thể quay trở về quê nhà được. Rồi ngẫu nhiên , thiếp vào trong một ngôi miếu thắp hương xin sâm hai quẻ, xem vùng nào có thể đến tỵ nạn được , may gặp một đạo sĩ. Ông ta đưa cho thiếp hai viên thuốc, một màu trắng, một màu hồng, rồi dăn dò thiếp rằng:
- Hai viên thuốc này có thể quyết định vận mạng sinh tử của cô nương. Ngày nay thiên hạ đại loạn, cô nương hãy uống viên thuốc màu trắng này, tạm chết một thời gian, mượn quan quách mà ẩn thân, nhập địa hạ mà lánh nạn, tránh khỏi bọn bạo cường làm ô nhục. Còn viên thuốc mầu hồng thì khâu vào gấu áo, ngày sau sẽ có người đến cứu sống lại.
Thiếp nhận thuốc tạ ơn, thì đạo sĩ đã biến mất.
Khi về đến quê nhà, lại nghe tin giặc đã phá vỡ Nhạc Châu, sửa soạn đánh xuống miền Nam, cha mẹ thiếp hoảng hốt mang thiếp bỏ quê hương chạy trốn một lần nữa. Lúc chạy đến huyện Nghi Xương này, tiếng đồn giặc sắp đến làm náo loạn dân tình. Vì thế, thiếp bèn bỏ viên thuốc mầu hồng dấu vào gấu áo, rồi nuốt vội viên thuốc màu trắng vào miệng. Sau đó, được phụ thân đem thiếp chôn ở dưới cây hoa thước dược bên mé Tây của hoa viên này. Từ lúc uống viên thuốc màu trắng, thiếp không hề biết là mình đã chết, nhưng cũng chẳng cảm thấy phiền não, hệ lụy ràng buộc chi cả, ngay như âm ty địa phủ cũng chẳng biết ở đâu. Gặp những hôm gió mát trăng trong thì hồn phách bay bỗng lãng du , lúc trở lòng đất thì như nằm ngủ, có khi hàng tháng trời không dậy. Thiếp cảm thấy cuộc sống ở chồn dạ đài ấy vui sướng chẳng khác gì nơi tiên cảnh, còn đem so với đời sống trần gian phiền nhiểu , bi khổ ly biệt, thì khác xa một tròi một vực.
Sinh nghe nàng Ngạc Tiên nói thế thì bỗng nhiên đại ngộ , lòng riêng cảm kích ngưỡng mộ , bèn nói :
- Khanh thật quả là người đã hiểu được cái lẽ lớn của những bậc đại tiên.
Bấy giờ, Phạm mới lên tiếng bảo:
- Mới đây có người bạn nhà giàubiếu một mâm cỗ thịnh soạn , ắt hẳn là thuộc loại thịnh soạn phi phàm, xin mời quí vị cùng vào thưởng thức.
Rồi gọi tiểu đồng đem cỗ ra. Chốc lát, đã thấy ruợu thịt bày kín cả bàn , toàn những loại sơn hào hải vị , trân châu bát bửu, rượu cúc thơm lừng.
Sinh và Phạm cùng hai người con gái mỗi người ngồi trên một chiếc ghế nhỏ. Thoạt đầu , hai nàng còn tỏ ra thẹn thùng lúng túng, lời lẽ giữ gìn , nhưng sau vài tuần rượu bèn thao thao tâm sự, không còn câu thúc gì nữa.
Sinh nhân thế mới hỏi Bạch Lệ Quyên những chuyện đồn đãi trong cung cấm thời Minh mạt. Nàng cũng thành thật kể hết, không dấu diềm điều gì. Chuyện Phúc Vương đắm say tửu sắc dâm loàn , so với chính sử thì không sai nhiều lắm, đại để cũng thuộc hạng Ðông Hôn Hầu và Lý Hậu Chủ. Lại hỏi đến chuyện bà Ðồng phi có phải là vợ chính của Phúc Vương không và sao Phúc Vương lại không chịu lập bà ta.
Ðáp:
- Lúc đó trong cung cũng có người từng lén nhìn trộm Ðông phi, thấy tư dung của bà cũng thuộc vào trung đẳng , nhưng ngôn từ thái độ đúng là thuộc nhà vương giả không thể giả trá được. Lại có người nói rằng Phúc Vương lúc còn hàn vi, bất ngờ gặp được Ðông phi, nên thề nguyền kết nghĩa đồng tâm, hứa sau này tức vị sẽ lập bà làm chính phi. Nhưng về sau, do quần thần tiến cử Phúc Vương mới lập con gái Kỳ Bưu Giai làm chính phi, chừng Ðông phi đến, thì địa vị mất rồi, nhân thế mà bị gán là giả mạo.
Sinh nói:
- Phúc Vương đối với tình khang lệ mà còn như thế, thì nói chi đến cái tâm của ông ấy? Phúc Vương tuy không nhận Ðồng phi là vợ, nhưng lại nhận Châu Thái Phi là mẹ, những nhà bàn luận đề chuyện ấy vẫn còn ngờ vực. Nay nghe khanh kể, ta mới vỡ lẽ.
Quyên tiếp:
- Nguyên phi của Phúc Vương là Hoàng thị mất sớm người thứ phi chính là Kỳ thị. Chuyện này, hồi thiếp còn ở Sơn Âm từng được những di thần nhà Minh kể cho nghe từ đầu đến cuối.
Sinh nói:
- Chuyện khanh kể có thể bổ khuyết cho chính sử được đấy
Trong lúc hai người đàm đạo thì bầu trời bỗng trở nên quang đãng rạng rỡ. Những áng mây mờ đều đã tan đi bốn phía lộ rõ một mảnh trăng sáng hiện ra bất ngờ, soi tỏ ghế giường, lại còn sáng hơn cả cây đuốc cắm ở cột nhà.
Sinh bèn nói:
- Uống rượu ngon , ngắm hoa đẹp, đêm vui như thế này không thể không có thơ được?
Phạm cũng phụ họa theo:
- Thơ chẳng bằng ca vì ca là cái sở trường tao nhã riêng nổi tiếng một thời của hai khanh, chỉ diễn ở chốn cung đình, chứ nơi thôn dã làm sao mà có được. Chẳng hay hai khanh có thể cho lỗ tai bọn phàm phu tục tử này được nghe một vài âm giai tuyệt vời chăng ?
Cả hai nàng cùng đáp:
- Bọn thiếp đã lâu không có diễn tập, tay chân bị sơ cứng phần nào, e sợ rằng làm trò cười cho các bậc tao văn nhã sĩ mà thôi.
Sinh thấy trong hiên nội treo đủ các loại nhạc khí. Nào là đàn tỳ bà, đàn tranh, tiêu, quản sáo, địch, không thiếu món gì.
Lúc bấy giờ, Phạm bèn cầm một cây địch lên thổi, để họa với liếng ca và liếng tỳ bà của Quyên.
Giọng Quyên thanh thúy, trong vắt, như tiếng xé lụa cao vút đến tận mây xanh.

Sinh khen thưởng :
- Khúc ca này thật là tuyệt vời. Chúng ta mỗi người phải cạn hết ba chén tống mới được.
Quyên ca xong, đến lượt Ngạc Tiên. Nàng nói:
- Ðối với các bậc giai khách đêm nay, nếu đem một cựu khúc ra mà ca lại, thiếp e có phần đường đột. Gần đây thiếp mới điền xong một "khuyết tử" xin ca thử, để mời quí vị bổ chính thêm cho.
Rồi nàng cất tiếng ca.
Lời ca nghe thê thiết, thanh thoát. Giọng ca lại quyến luyến dập dìu, lãng đãng như từng đợt sóng đuổi nhau.
Sinh nghe không cầm nỗi lòng, lớn tiếng khen ngợi:
- Tuyệt! Thật không có bài ca nào có thể hay hơn được bài ca này nữa , âm thanh nghe cảm động đến tận gan phổi. Khanh quả là người thông đạt văn từ ý thú.
Phạm cũng nói tiếp:
- Ðêm nay thật là một đêm vui, không nên để lỡ.

Ðông Tây lưỡng phòng đều có giường ngủ, gối thêu nệm gấm, trang nhã mỹ lệ cũng đã sẳn sàng. Sao bọn mình chẳng vào nghỉ ngơi chốc lát mà rỉ rả chữ tình. Huống hồ, Ngạc khanh rồi sẽ sống lại mai này, chắp mối lương duyên, còn Quyên khanh cũng sẽ đầu thai vào nhà phú quý, trùng phúc tuần hoàn. Em với ta đã từ lâu quen biết, đến đêm nay mai cùng nhau giải kết điều ước nguyện trăm năm cũ .
Nói xong, đứng dậy nắm tay Quyên dắt về phòng mình, và bảo Sinh dắt Ngạc Tiên đi , làm cho hai nàng đều thẹn thùng lúng túng, đỏ hồng hai má, cử chỉ thái độ dè dặt.
Ngày thường, Sinh chưa bao giờ cận kề nữ sắc, đến đây Sinh đành cười, tự bảo mình:
- Mình tìm đạo mà đến, chẳng ngờ lại phá giới mà đi.
Phạm hiểu ý mới bảo:
- Hiền đệ tâm thuật còn non kém nông nổi lắm!
Sinh dắt Ngạc Tiên vào trong phòng tắt đèn rồi ngồi đối diện với nàng.
Ngạc Tiên bảo Sinh:
- Từ sau ngày ly loạn, cỏ cây hoa lá khô cằn tan nát, lâu đài tình tạ ngả nghiêng đồi hoại, không còn cái quang cảnh ngày xưa nữa. Ngay cả ngôi nhà này nay cũng đã ba lần đổi chủ rồi. Xin chàng ghi nhớ cho kỹ là mộ phần thiếp được chôn ở dưới gốc một cây đa trong ngôi vườn này. Chàng cứ nói lại với chủ nhân rằng, trước kia trong lúc loạn lạc phải chôn tạm một người bà con ở vườn này bây giò hòa bình xin được đem hài cốt về quê nhà cải táng.
Hôm sau trời chưa sáng rõ đã thấy Phạm vội vã chạy lại gõ cửa đánh thức Sinh và Ngạc Tiên dậy, rồi nói:
- Quyên sắp sửa đi đầu thai, có muốn tiễn đưa nhau thì đến.
Lai bảo với Ngạc Tiên :
- Khanh cũng nên cùng Quyên cầm tay giã biệt lần chót, để trọn cái tình bầu bạn với nhau hai mươi năm qua , hoặc giả có lời hò hẹn mật ước lai sinh gì chăng.
Sinh cùng Ngạc Tiên theo chân Phạm ra đến cửa vườn đã thấy Quyên ngồi sẵn trong một cỗ xe sang trọng , chừng như sắp sửa đăng trình. Quyên thấy Ngạc Tiên đến dáng vẻ bùi ngùi như muốn khóc bèn ghé vào tai nàng thì thào mấy câu, nhưng người xa phu đã vung roi cho ngựa chạy , phút chốc không còn thấy tông tích, hình dáng gì nữa.
Sinh cũng cảm thấy buồn trong lòng, tưởng như vừa mất một vật gì quí báu lắm. Ngạc Tiên bèn cầm tay áo Sinh có ý muốn kéo chàng cùng đi với mình, nhưng Phạm vội ngăn lại, nói:
- Chưa tới giờ đâu.
Rồi cầm cán quạt gõ nhẹ vào đầu chàng một cái, bất giác Sinh tỉnh dậy. Chỉ nghe tiếng chuông trên lầu điểm canh tư, tiếng đứa tiểu đồng nằm bên cạnh ngủ mê khò khè. Chàng vươn vai ngồi dậy, lẩm bẩm một mình:
- Giấc mộng lạ thật?
Qua song cửa sổ, trời đã có sắc hồng. Sinh ngồi lan man nhớ lại mộng cảnh, không sao ngủ lại được nữa.
Sau khi rửa mặt, Sinh cho mời chủ nhân lữ quán đến bảo:
- Ngày trước tôi có trọ ở quán này một thời gian ngắn mấy tháng. Bây giờ, tôi thấy không còn được như cũ nữa chủ nhân cũng đã vài lần thay đổi, nhưng cảnh sắc vẫn phảng phất một vài đôi nét. Tôi còn nhớ phía sau quán này có một hoa viên lớn , nay không biết có còn hay không ?
Chủ nhân đáp:
- Vườn ấy nay người ta đã phá đi để trồng rau rồi. Dầu vậy vẫn còn lại được vài chục gốc vừa đào, vừa mận, vừa lê. Hôm nay nhân trời nắng đẹp , xin mời quí khách dạo chơi một vòng.
Sinh theo chân chủ quán. Ra đến nơi, quả thấy một vườn rau thật rộng. Nhiều khoảng đất còn bỏ trống, chỗ lồi chỗ lõm, mang vết tích của những ao chuôm đình tạ.
Lại gặp đúng mùa hoa nở , trăm hoa đua sắc, vạn tía ngàn hồng thật diễm lệ dị thường.
Sinh thả bước đi vài vòng quanh vườn. Vô tình, chàng thấy một cây bích đào , cành đầy hoa nở, chúm chím rung rinh lay động trước những cơn gió mát nhẹ nhàng. Trên cây có một con chim nhỏ không biết loại gì, cánh xanh móng đỏ trông rất là khả ái. Nó thấy Sinh đến thì nhảy nhót, truyền tới truyền lui, hót líu lo. Chàng phỏng chừng xác Ngạc Tiên được chôn ở dưới gốc cây đào ấy bèn đem chuyện thuật lại cho chủ nhân nghe để xin đào lên, nhưng chỉ mới gần ba thước đã thấy một chiếc quan tài, gỗ vẫn còn tốt chưa hư hao gì. Sinh đi mua một chiếc quách lớn, đựng quan tài vài bên trong, rồi trở về quê, không còn ý đi Thục nữa .
Về đến nhà, Sinh đặt quan tài ở trong nhà quàn, ban đêm đến mở nắp ra , thấy nhan sắc Ngạc Tiên vẫn còn tươi tốt như sống. mới lần trong gấu áo của nàng, quả nhiên tìm được một hoàn thuốc, vội vàng mài với nước rồi đổ vào miệng Ngạc Tiên. Chỉ nghe ọc ạch mấy tiếng, lát sau đã thấy tay chân da thịt của nàng ấm lại , rồi hai mắt chớp chớp mở ra , trong sáng như sao .
Ngạc Tiên bảo Sinh:
- Thiếp muốn ngồi dậy một chút được không ?
Sinh đở nàng ngồi dậy nhìn kỹ , quả là một tuyệt đại giai nhân , thiên hương quốc sắc , khó có thể thấy trên đời .
Ðến lúc đó, Ngạc Tiên mới hoàn toàn tĩnh lại , buồn bã thở dài:
- Hai mươi năm trời , thật như một cơn mộng ảo !

Lý San Thần

Dịch Giả : Phạm Xuân Hy
Nguyên Tác: Tòng ẩn Mạn Lục
Tác giả: Vương Thao

Lý Ðỉnh, tên tự là San Thần, hiệu là San Hô Ngư Phủ, người Ngô Giang. Năm mười sáu tuổi Lý đã được
lên học ở tỉnh, nổi tiếng về văn chương.
Lý lại là người tính tình hào phóng, không thích bị bó buộc câu thúc vì lề lối thi cử của loại "bát cổ văn chương "
Ngoài thi từ, chàng còn có tài vẽ nhân vật, rất được người đời hâm mộ. Nhân thế, khách gần xa đến mua tranh của chàng đứng chờ đầy cả cửa. Lý e phiền lụy dời cư đến Hán Khẩu, cất một ngôi nhà năm gian nằm sát ven bờ sông, hiên song rộng rãi. Những thuyền buôn, hay du ngoạn trên sông, đều phải ngang qua nhà chàng.
Thỉnh thoảng, Lý lại ra ngồi câu ở ngoài mái hiên có khi dựa lan can ngắm nhìn trăng lên để tiêu khiển.
Một hôm, vào lúc hoàng hôn, chàng đang quanh quẩn ở ngoài hành lang, chợt thấy một con thuyền nhỏ từ
thượng lưu suối theo dòng thủy triều đi xuống, Trên thuyền có một thiếu phụ và hai người con gái. Người thiếu phụ ước chừng khoảng ba bốn chục tuổi. Thiếu phụ tuy già, nhưng phong vận vẫn còn mặn mòi, cử chỉ lại nhẹ nhàng, nho nhã, nhàn hạ như một người thuộc hạng giầu sang khuê các. Còn hai người con gái đều vào khoảng mười bốn, mười lăm tuổi, mắt trong răng trắng, tư dung diễm tuyệt, đẹp chẳng thua kém gì tiên nữ.
Chỗ nhà Lý ở, phía tay trái có chùa Thiên Hậu là nơi cư ngụ của cao tăng.
Lý nghe tiếng người thiếu phụ hỏi người lái đò:
- Ðường còn xa quá, không có chỗ ngủ tối nay, chẳng biết nhà chùa có thể cho chúng tôi tá túc được không?
Tiếng người lái đò trả lời:
- Trong chùa toàn là các nhà sư , e bất tiện. Quanh vùng này bà không có người nào họ hàng thân thích sao?
Lý nghe hai bên đối đáp như vậy, lại thấy thiếu phụ có vẻ lo lắng bồn chồn, bèn nói:
- Nếu bà không chê, xin mời bà vào tệ xá nghỉ ngơi tạm một đêm cũng được.
Tiếng người lái đò đáp:
- Như quả được công tử giúp cho thì còn đi chỗ nào hơn nữa! Rồi quay lại thì thầm bàn với thiếu phụ. Chỉ thấy người thiếu phụ gật đầu tỏ ý đồng tình. Lý bèn xuống dẫn mọi người lên bờ, mời vào trong nhà.
Nhà Lý vốn chỉ là một ngôi lầu nhỏ năm gian trống, không có người ở, duy thư tịch sách vở, tranh vẽ bầy đầy cả nhà Song cửa đều rộng rãi sáng sủa, bàn ghế sạch sẽ không có lấy một hạt bụi. Lý thấy thiếu phụ lộ vẻ vui mừng, bảo với hai người con gái:
- Thật là không ngờ, lại được vào tá túc tại một nơi trần thiết trang nhã thế này.
Khi hỏi đến tính danh, nghề nghiệp của Lý, mới hay chàng cũng là người am hiểu rành rọt về ngành hội họa.
Rồi vô tình mở tranh của Lý ra ngắm, lòng tỏ rất yêu thích, nâng niu không muốn rời tay, nhỏ nhẹ bảo với
chàng :
- Những tranh này đều do tay tiên sinh vẽ?
Lý khiêm nhợng :
Cũng ngẫu nhiên cầm bút mực vẽ để tiêu khiển mà thôi, chứ bàn về sáu cách vẽ thì thật tình lấy làm xấu hổ
lắm, chẳng dám bàn. Lại hỏi:
- Tôi thấy tranh nhân vật của tiên sinh vẽ thật không thua gì tranh của danh họa Cừu Ðậu Phủ, mà ngay cả
danh họa đời nay cũng ít có người so sánh đợc. Vậy chẳng hay, diện mạo của ba chúng tôi có thể làm cho người trong tranh của tiên sinh được chăng?
Lý đáp:
- Chỉ e rằng tay nghề non kém, làm hỏng dung nhan Tây Tử, bằng như không chê, xin phép được cầm bút vẽ ngay.
Sau đấy, Lý tập trung tinh thần, tỉ mỉ quan sát nhìn ngắm, im lặng một hồi lâu, mới cầm bút, trải giấy ra, tay
uyển chuyển vẽ thoăn thoăn như có sức thần trợ lực. Chỉ một lát, đã hoàn thành xong bức họa, dung mạo diễm tuyệt và phong tư yểu điệu của những người khách, chẳng thua gì danh họa Cố Khải Chi vẽ người đẹp Bùi Hài, rạng rỡ sinh động như người thật.
Thiếu phụ và hai người con gái thấy thế, rất lấy làm hoan hỷ sung sướng, không ngớt lời khen ngợi tài năng
của Lý, nói:
- Ðây quả thật là tay bút của hóa công ! Vẽ truyền thần là phải do có nhỡn thần mới vẽ được.

Ở trên ìâu, hai bên tả hữu là hai phòng ngủ có sẵn màn gối, chăn đệm đầy đủ, rất là trang nhã sạch sẽ. Lý
dành riêng cho khách chia nhau nghỉ, còn chàng thì xuống ở dưới lầu. Lại sai tiểu đồng chuẩn bị rượu thịt, rau trái để đãi khách. Chỉ vừa hết câu chuyện, đã thấy bầy biện đủ cả Thiếu phụ còn có thể uống được vài chung rượu, chứ hai người con gái chỉ cầm đũa lấy lệ, rồi ăn mấy trái cây mà thôi.
Sáng hôm sau, đến lúc mặt trời đã mọc cao bằng ba con sào, trên đâu vắng tanh, không nghe thấy có tiếng chân người, Lý mới sinh nghi, bèn đi lên thì thiếu phụ và hai người con gái đều biến đâu mất. Bên cạnh gối để lại bẫy hạt minh châu và hai chiếc vàng . Chiếc nào cũng trạm khắc long phụng trông rất là tinh sảo tuyệt mỹ, mà người phàm e khó có thể làm nổi. Còn những hạt minh châu hột nào cũng to bằng hột nhãn, mỗi hột cũng đáng giá cả ngàn vàng.
Lý kín đáo dấu vào trong một chiếc tráp, cẩn thận không dám lấy ra cho người ngoài xem. Riêng bức họa mà chàng vẽ cho thiếu phụ thì vẫn còn nằm trên ghế, không kịp mang đi theo.
Lý mở tranh ra coi, thấy có đề mấy chữ "Hán Cao thu phiếm đồ," kèm với bài thơ:
Nhất khả yên ba phiếm thủy hương
Lâm lưu lâu các cận tà dương
Kinh hồng cố ảnh hà nhân kiến
Ngũ bách niên tiền tự chủ trương
Phong hoàn vụ mấn thủy vân thường
Tả nhập đồ chung diệc miễu mang
Nghi thị Trương Khiên đa tạc không
Thiên hà phi hạ Ðỗ Lan Hương
Lý nhìn bút tích đẹp đẽ, mềm mại uyển chuyển rõ ra nét chữ của đàn bà khuê các, chàng cho là do tiên viết, nên càng trân trọng quý hóa như bảo vật, dùng gấm cổ trang hoàng bao bọc, rồi mới các bậc danh sĩ tiếng tăm đề vịnh .
Bấy giờ Lý cũng đã quá tuổi hai mơi, các nhà thế gia đại tộc cho người mai mối rất nhiều, thêm nữa cha chàng cũng nóng lòng có cháu đích tôn, muốn hỏi vợ cho chàng.
Nhng Lý đem bức họa ra bảo với cha:
- Nếu không được người đẹp như trong tranh này thì con nhất định không có lấy vợ.
Cha chàng cười bảo:
- Thế gian này làm gì có người nào tư dung diễm lệ đến thế. Có chăng thì ở cung trăng.
Rồi cứ ép Lý đi hỏi một người con gái nhà nọ.
Lý lấy làm không vui, vin cớ đi thi để được xa nhà.
Nhưng đến ngày treo bảng, thì chàng lại có tên, bèn viết thơ về báo cho cha rằng chàng phải đi lên kinh đô gấp tìm nhà trọ học, việc cưới vợ xin hoãn lại, đợi đỗ đại khoa cũng chưa muộn.
Rồi chàng theo đường Sơn Ðông ra Bắc, nghỉ ngơi trong một lữ quán. Ngẫu nhiên một hôm, chàng ra ngoài tản bộ, bỗng nhiên có một chiếc xe thật đẹp, do ngựa kéo từ phía Tây chạy như phi tới. Trên xe có hai thiếu nữ, dung nhan tuyệt thế, Lý tưởng chừng như đã quen biết gặp gỡ nhau ở đâu rồi, bèn chắp tay đứng đợi ở bên lề đường.
Thiếu nữ ngồi trong xe vén rèm lên, ngoái ra ngoài hỏi Lý:
- Công tử có phải Lý lang không đấy? Bây giờ ở đâu? Thiếp sẽ cho người đánh xe lại đón công tử về nhà để thù tạ đáp lại cái ơn ăn nhờ ngủ đậu đêm nào.
Lý đáp:
- Ở quán "Bồng Lai" cách đây vài chục căn. Người thiếu nữ nghe Lý nói xong thì buông rèm tủm tỉm cười,
cho xe chạy thật nhanh, thoáng cái đã không thấy đâu nữa. Lý cũng lật đật trở về quán trọ.
Mãi đến lúc trời bắt đầu nhá nhem tối, Lý mới thấy một người lão bộc già, râu thật dài, đánh xe ngựa đến đón.
Lý thay bộ y phục mới, rồi lên xe cầm cương ngựa. Xe chạy như bay. Nhà cửa, đất đai, cây cối cứ vèo vèo chạy đến chóng mặt. Chỉ lát sau, xe đã vào đến địa giới Ðăng Châu. Khi xe ngừng, người lão bộc xuống trước, hô to:
- Ðến nơi rồi!
Nhưng Lý chỉ thấy núi non âm u thăm thẳm trùng điệp, tòng bách cao ngất trời, suối khe rì rào tuôn chảy rồi hợp thành một thác lớn trắng xóa. Ðến lúc đó, chàng mới cảm thấy tâm thần gân cất thật vô sảng khoái. Giữa một vùng thung lũng sâu, nhấp nhô những mái nhà so le, nhưng cực kỳ nguy nga hoa lệ .
Người giữ cửa đưa Lý vào trung đường, mời chàng tạm ngồi chờ một lát cho a hoàn vào báo với chủ.
Một lát, có mấy đứa tiểu tỷ để tóc trái đào đón Lý đi theo. Rồi qua mấy lần lâu các thì vào đến nội đường . Bên tả nội đường là một gian nhà chái, song mây cột móc, màn gấm lan trạm, giữa sân cỏ hoa rối rắm, hương thơm ngào ngạt.
Lý bước chân vào, lòng nghi ngờ không phải cảnh trí nhân gian. Một lát sau, thì thiếu phụ với hai nữ lang ngày nọ đi ra đón chào Lý, và nói:
- Bữa cơm ngày ấy, vẫn hằng ghi nhớ trong lòng.
Hôm nay, tiểu nữ may gặp được công tử ở giữa đường. Như thế cũng có thể gọi là cái duyên. Ngày thi cũng còn lâu mới đến, bất tất phải vội vã tiến kinh làm gì, công tử sao chẳng dọn về đây mà ở năm sáu tháng, cho hai tiểu nữ được nhận là thầy, học hỏi thi, thư , họa pháp. Ngày sau thành tài, là đều nhờ ơn của công tử.
Lý hết lời ân cần cảm tạ, không dám nhận làm thầy.
Thiếu phụ nói:
- Công tử từ xa đến, hẳn chưa ăn gì, chắc là cũng đói rồi ? Rồi lập tức sai sửa soạn tiệc rượu ở ngay phòng khách, thức ăn đồ nhắm sơn trân hải vị đầy bàn, không thiếu một món gì.

Thiếu phụ ngồi đối diện với Lý, còn hai cô gái ngồi hai bên, thù tạc hết chén này đến chén khác, mãi đến lúc Lý ngà ngà say mới chịu về phòng, tắt đèn lên giường năm ngủ .
Sáng hôm sau, hai người con gái đến thụ giáo Lý ôn tồn hỏi han gia thế, mới hay các nàng họ là họ Sơn, vốn dòng giòi đại gia phiệt duyệt cuối triều nhà Minh, vì chạy loạn nên dời cư từ Yên Kinh đến chốn này. Người chị tên là Ðại tự là Mỹ Tiên, còn người em tên là Thúy, tự là Bích Tiên, đều mười lăm tuổi vì là chị em song sinh. Cả hai đều thông minh dĩnh ngộ khác thường, chỉ cần Lý chí điểm một lần, đã lãnh ngộ được chỗ huyền diệu của họa pháp và thư pháp.
Các họa phổ tàng trữ trong nhà hai nàng, đều là những thủ bút của các họa sĩ danh tiếng lừng lẫy.
Người chị nói với Lý:
- Gần đây nghe đồn các họa phẩm của Uẩn Nam Ðiền rất được thủy phủ yêu thích tàng trữ, những ai đi thuyền đi qua sông, mang theo tranh của nhà danh họa này đều bị giao long đoạt mất. Ðó là điều cũng nên biết.
Lý cư trú tại nhà hai nàng đã hơn mười ngày. Mọi việc sai bảo, hầu hạ, chạy đi chạy lại đều do bọn nữ tỳ lo liệu . Mỗi ngày hai bữa, sáng và chiều, Lý thường được thiếu phụ cùng hai cô gái đến bồi bếp, ngoài ra tuyệt không có một ai khác đến đây cả.
Lý còn được biết cả hai cô gái đều chưa hứa gả cho ai, bèn đem ý mình tỏ bầy với thiếu phụ, thì thiếu phụ
cũng có vẻ bằng lòng đáp ứng, nhưng bảo với Lý rằng:
- Hai con tôi đều chưa có chỗ nào thật đấy được rể hiền như công tử, cũng là điều mãn ý lắm rồi, nhưng cần có người mai mối xứng đáng. Vậy hãy chầm chậm vài ngày, đợi chú em nhà tôi đến, mới quyết định được.
Ba ngày sau, quả có khách từ phương xa đến gõ cửa.
Khách mặc nhưng phục, lưng đeo trường kiếm, cử chỉ oai phong lẫm liệt. Cô chị bảo với Lý:
- Ðây chính là thúc thúc đấy.
Lý lấy lễ hàng cháu để tương khách, rất mực cung kính, trong lúc truyện trò đàm luận, Lý biết chú hai nàng tên là Tuyên, tự là Trọng Hằng, từng làm đến Tổng Binh, hiện là Ðề Ðốc tỉnh Quý Châu, có nhiều công lao trấn giữ biên cương danh vọng rất lớn.
Người chú hai nàng cũng tỏ rất là ngưỡng mộ Lý. Sau đó, chọn ngày lành tháng tốt để làm lề thành hôn cho hai nàng với Lý, đúng theo phép chị em Nga Hoàng Nữ Anh lấy chung một chồng ngày xưa. Và tuy là chung một chồng, nhưng trong đạo phu thê ân ái, hai chị em Mỹ Tiên và Bích Tiên không xây ra sự bất hòa xích mích.
Lý sống với hai nàng được nửa năm, bấm đốt ngón tay thấm thoắt sắp đến kỳ thi, chàng tính tạm từ biệt hai nàng để phó kinh dự thí, bèn đem chuyện ra bàn, thì hai nàng đều nói:
- Tục cất của chàng thật là khó chữa? Ðược đọc sách hay, được ngắm hoa lạ, điều lạc thú này dù có quay về hướng Nam mà xưng vương xưng đế, chắc gì đã bằng, hà tất phải lăn lộn chen lấn vào chốn danh lợi làm gì?
Lý cho là phải. Từ đấy, chàng không còn lưu tâm đến việc tiến thủ công danh nữa. Phía sau ngôi nhà của vợ chàng có một hoa viên rộng hơn mười khoảnh , có đầy đủ lâu đài đình tạ, cây cối suối đá, lớp này lớp khác liên miên, dù có đi một tuần cũng không hết. Lại còn các loại chim muông, cầm thú kỳ lạ hiếm hoi, cỏ hoa quý báu, phần lớn không biết tên là gì.
Thỉnh thoảng, Lý cùng hai nàng dạo chơi du ngoạn đến lúc mệt mỏi, lại ngủ đêm ở vườn. Cảnh trí quanh
vùng, đa số đều rất đẹp và lạ lùng. Có con thác cao cả ngàn trượng giống như một giải lụa bạch từ trên trời đổ xuống. Từ bề bốn bên là non xanh núi biếc, khói mây biến ảo tươi tết rậm rạp như một kỳ quan. Những nơi Lý cùng hai nàng đi qua, đều có đề thơ rồi thuê thợ khắc vào đá, đủ mọi loại tự thể.
Hai nàng cười, bảo với Lý:
- Chàng khắc tước tổn hại đến xương cốt của núi non, nhất định sẽ làm phiền lòng thần núi đấy!
Lý đáp:
- Khắc chữ vào đá núi, cũng chỉ nhằm mục đích để dễ tìm sau này có đi trở lại.
Hai nàng lại nói:
- Phàm đã có nơi đến thì khỏi cần tìm nơi đi, và hễ đã có nơi đi thì lại không có nơi trở lại nữa. Xin chàng hãy nhớ kỹ lời bọn thiếp nói ngày hôm nay, để sau này kiểm chứng.
Lý sống trong núi như vậy được hơn mười năm, bỗng một hôm, tình cố hương thức dậy, lòng buồn rơi lệ bảo với hai vợ chồng rằng:
- Cha mẹ ta đều đã già cả, ắt là phải nhớ đến ta đã lâu ngày xa cách, huống hồ lại chỉ có mình ta là trai, không được hầu hạ dưới gối, mỗi khi nghĩ đến, thì lại thêm xấu hổ? Ta muốn đem song thân đến đây để phụng dưỡng, cùng hưởng hạnh phúc, chẳng hay có được chăng?
Hai nàng đáp:
- Ðó là cái tâm hiếu thảo của chàng, bọn thiếp nào đâu dám lưu giữ chàng ở lâu làm gì .
Rồi sai nhà bếp sửa soạn tiệc rượu tiễn hành.
Người mẹ được tin cũng ra từ biệt Lý.
Hai nàng vừa chuốc rượu mời Lý vựa khóc, nước mắt đầm đầm rơi vào chén ngọc và bảo với Lý:
- Lang quân hỡi lang quân? Một lần từ giã, biết bao giờ mới lại gặp nhau đây.
Lý đáp:
- Chỉ tạm thời chia tay thôi, hà tất phải bi thảm quá thế.

Sau đó đưa tiễn Lý ra ngoài rồi mới từ biệt Lý lên ngồi chiếc xe đã đưa chàng đến, chỉ nghe thấy gió thổi
bên tai vù vù. Chớp mắt đã về đến ngoài thành Ngô Giang.
Khi Lý xuống xe để hỏi han tin tức, lúc ngoảnh lại đã không thấy xe đâu nữa. Về đến nhà, Lý thấy cha mẹ đều khang an mạnh khỏe.
Mấy tháng sau, Lý trở lại Ðăng Châu, tìm đến chỗ cũ, nhưng chỉ thấy núi non trùng điệp, sông nước mênh mông, không còn vết tích gì cả.
Lý buồn rầu rơi lệ, đành quay trở về nhà.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét