Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tùy Đường 35 - Hết 9

Trang 9 trong tổng số 11

Chương 59

Hình nhân thay lính, lính giả hình nhân
Sau khi An Lộc Sơn công chiếm Tràng An, để chặn đường tiếp lương của nhà Đường từ khu vực Giang Chuẩn nên đã phái một đạo quân lớn thẳng tiến về phía Giáng Hoài. Quan thái thú Tiêu Quận (nay là huyện An Huy Hào) là Dương Vạn Thạch nghe tin vội đầu hàng ngay, lại còn uy hiếp buộc huyện lệnh Trương Tuần là Trường Sử đến Hà Nam đón phiến quân.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Sau khi Trương Tuần đến Chân Nguyên đã giương cờ nghĩa quyết không hàng ở miếu của Huyền Nguyên hoàng đế, tập hợp hơn một vạn nghĩa sĩ Tây hành về Ung Khâu (Kỷ huyện, tỉnh Hà Nam ngày nay). Ung Khâu lệnh Lệnh Cô Triều cũng đã đầu hàng An Lộc Sơn, lúc đó ông ta đang ra ngoài thành đón phiến quân, Trương Tuần lợi dụng sơ hở đó tiến vào chiếm cứ thành trì.
Lệnh Cô Triều sau khi được An Lộc Sơn ban thưởng trở về thấy thành trì đã bị Trương Tuần chiếm hữu, vội vàng dẫn 4 vạn phiến quân, bao vây chặt Ung Khâu, lập một tờ quân lệnh muốn giành lại Ung Khâu ở chỗ An Lộc Sơn.
Trương Tuần trí dũng hơn người, thường xuyên cô quân xuất chiến, lần lượt đánh lui được những cuộc tấn công điên cuồng của quân địch. Nhưng thành nhỏ binh ít, trang bị vừa kém vừa thiếu, sau khi đánh trả cuộc tiến công thì ngay cả một mũi tên trong thành cũng không tìm thấy. Họ phải dựa vào số người chỉ có hàng ngàn để chống cự lại hàng vạn quân địch được trang bị đầy đủ với một chỗ dựa duy nhất là một thành trì đã đổ nát. Nhưng nếu quân địch xông đến dưới chân tường thành mà ngay cả một mũi tên để bắn lại cũng không có thì việc thành vỡ người chết là điều không tránh khỏi.
Trương Tuần hiểu rằng: phải nghĩ cách để làm được mũi tên. Nhưng ở trong cái thành bị cô lập, bị quân địch vây chặt như vậy thì làm mũi tên ở đâu ra? Trong lòng Trương Tuần lo lắng hơn ai hết nhưng ông không thể hiện ra ngoài mà chỉ lo tìm diệu kế. Chẳng bao lâu ông đã tìm ra cách. Trương Tuần ra lệnh bó hơn một vạn hình nhân lớn bằng người thật, sau đó mặc quần áo màu đen cho chúng.

Mặt trời lặn, không có ánh trăng, khắp nơi một màu đen kịt. Lệnh Cô Triều thừa biết sự lợi hại của Trương Tuần nên khi đêm tối mù mịt càng lo sợ Trương Tuần cùng bộ hạ đột kích mạnh mẽ. Vì thế mà ông ta không hề lơ là cảnh giới, ngược lại thần kinh còn hết sức căng thẳng và hạ lệnh cho binh sĩ tuần tra đều phải mở to mắt, nghiêm ngặt giám sát mọi động tĩnh trong thành để tránh việc binh lính không đề phòng thì dễ dẫn đến việc Trương Tuần lợi dụng sơ hở.
Lệnh Cô Triều đã có lệnh như vậy nên binh sĩ đương nhiên không dám làm qua loa, bất kỳ là có một chút động tĩnh gì cũng không bỏ qua.
Lúc đó, một tên lính mắt tinh bỗng thấy có một số bóng đen nhảy từ trên thành xuống, rõ ràng là có người thả xuống!
Rồi lại thêm một người, lại thêm cả một nhóm!...
Lính tuần tra đồng thanh hét lên: quân Đường xuống thành xuất kích rồi!
Lệnh Cô Triều vội vàng chạy ra quan sát quả nhiên thấy trên tường thành rất đông binh sĩ mặc áo đen nhảy xuống. Ông ta không kìm được máu nóng lớn tiếng gọi. "Điều tất cả các cung thủ đến đây! Phải bắn chết tất cả lính nhà Đường trên tường thành!".
Mũi tên bay như mưa!...
Lệnh Cô Triều biết rằng, nếu để quân Đường lợi dụng đêm tối xung kích doanh trại của mình thì với những kẻ không màng đến chuyện sống chết đó khác nào một chọi trăm, chỉ trong một đêm có thể thể hủy cả vòng vây mà ông đã phải rất vất vả để dựng lên. Và biện pháp duy nhất là dùng tên để chặn chúng lại ở ngoài cự ly đánh giáp lá cà.
Lệnh Cô Triều là người có đủ thông minh, nhưng Trương Tuần còn thông minh hơn. Hoá ra "đám lính” dày đặc trèo trên tường thành không phải là người thật, chỉ có điều trong bóng đêm nhìn giống người thật chứ thực ra đều là "hình nhân".
Sau một trận cung tên bắn như mưa đó, mỗi hình nhân trở thành một "con nhím". Các thuộc hạ của Trương Tuần kéo hơn một vạn "con nhím" đó về trong tiếng hoan hô, tính sơ sơ đã lấy được từ tay giặc hàng trăm ngàn mũi tên cứng thẳng. Số mũi tên này đủ để chặn giết mấy chục lần công thành của quân địch.
Một buổi tối mấy ngày hôm sau, Lệnh Cô Triều vẫn còn đang chìm trong sự câm lặng của nỗi nhục nhã thì lính tuần tra lại thấy quân Đường đang trèo xuống trên bức tường. Lính tuần nghĩ rằng số tên đó có lẽ Trương Tuần đã dùng hết rồi nên lại diễn trò hình nhân mượn tên. Tuy trong lòng nghĩ như vậy nhưng vì vẫn phải tính tới tình hình quân đội nên vẫn lật đật chạy vào báo cáo cấp trên, cấp trên lại chuyển báo cáo đó cho Lệnh Cô Triều.
Lệnh Cô Triều lúc đó tỏ ra hết sức bình tĩnh, trong lòng dậy lên ý nghĩ khoan khoái: lần trước đã mắc lừa một trần, lần này lại diễn lại trò cũ, một mũi tên ta cũng không bắn xem Trương Tuần làm thế nào được!
Lệnh Cô Triều từ từ bước ra khỏi lều trại muốn xem đám hình nhân trên tường.
Hơn 500 hình nhân đã lần lượt trèo từ trên tường thành xuống. Bỗng có một tiếng thét làm kinh thiên động đỉa: "Bắt sống Lệnh Cô Triều!".
Hơn 500 hình nhân đó hóa ra là hơn 500 binh sĩ cảm tử mà Trương Tuần đã chọn, chỉ đợi sau khi tất cả đã chạm đất, hét lên một tiếng điên cuồng thì tất cả xông lên như mãnh hổ xuống núi, tức khắc tiến về doanh trại của Lệnh Cô Triều. Nhân lúc sơ hở, đánh úp bất ngờ nên hơn 500 cảm tử quân như thuồng luồng quẫy biển, thả sức giết quân địch trong trận hỗn chiến đó, làm cho chúng tan tác khắp nơi.

Lần này Lệnh Cô Triều thua thảm hại hơn. Người chết và bị thương vô số, phần lớn lều trại bị đốt, vòng vây bị phá vỡ.
Trương Tuần càng đánh càng thắng, càng đánh càng mạnh. Sau đó ông cho chuyển quân đến Tùy Dương (Nam Thương Khâu Hà Nam ngày nay), cùng với quan thái thú Tùy Dương là Hứa Vận ngoan cường chống lại quân địch, giết chết 2 vạn quân địch, ra sức yểm trợ cho Tây Vận Đường đình Giang Hoài, bảo đảm sự an toàn của dân chúng Giang Hoài, đặt nền móng quan trọng cho việc tổ chức phản kích biến loạn An Lộc Sơn của nhà Đường.
Trương Tuần giữ cô thành, lấy yếu chống mạnh, trăm trận trăm thắng, vô cùng mưu trí, trong đó nổi tiếng nhất, có uy lực nhất chính là "hình nhân thay lính, lính thay hình nhân". “Hình nhân thay lính, lính thay hình nhân" là mưu kế gì?
Kế thứ bảy "Bịa đặt hoàn toàn" trong "36 kế sách" có nghĩa là dùng những tình huống giả lừa dối kẻ địch, nhưng không phải là lừa dối đến cùng, trong những thời cơ nhất định phải giấu cái thật trong cái giả một cách khéo léo, biến hư thành thực. Vừa giả vừa thật, giả giả thật thật, hư hư thực thực như vậy sẽ gây ra ảo giác cho quân địch, sau đó thực hiện tấn công nhân lúc đối phương không để ý.
“Hình nhân" là hư, là giả, "lính" là thật, là thực.
Đầu tiên Trương Tuần lấy "hình nhân" thay "lính" là hư là giả, Lệnh Cô Triều nhìn giả tưởng thật, tặng không hàng trăm ngàn mũi tên. Trương Tuần đã không bỏ lỡ thời cơ lại lấy "lính" thay "hình nhân", chuyển hư thành thực, trong giả có thật. Lần này Lệnh Cô Triều lại nhìn thật thành giả, vô cớ bỏ qua cơ hội tốt bắn tên giết cảm tứ quân nên đã bị sự tấn công mãnh liệt của quân cảm tử đối phương. Chúng ta không thể nói Lệnh Cô Triều không đủ thông minh mà chỉ có thể nói kế "bịa đặt hoàn toàn" quả là kỳ diệu, chỉ có thể nói rằng Trương Tuần dùng "hình nhân thay lính, lính thay hình nhân" đã vận dụng kế "bịa đặt hoàn toàn" một cách kỳ diệu.
“Bịa đặt hoàn toàn" là một mưu kế hiệu quả làm địch mệt mỏi, hiểu nhầm. Trương Tuần mượn kế này giữ được cô thành, đánh cho Lệnh Cô Triều cuống cuồng sợ hãi. Nếu vận dụng kế này trong kinh doanh cũng có thể làm cho các đối thủ mạnh mất phương hướng, quên đi điểm mấu chốt và bị bạn xỏ mũi dắt đi một cách mơ hồ.
Năm 1936 ở Tứ Xuyên xảy ra hạn hán, lương thực rất thiếu. Các cửa hàng đã thừa cơ tích trữ, giá lương thực ở Trùng Khánh tăng đột biến. Lúc đó giá lương thực ở Hán Khẩu vẫn bình ổn như cũ, nhưng nếu chuyển từ Hán Khẩu đến Trùng Khánh bán thì không chỉ là khó thu lời mà thậm chí có thể bị lỗ vốn. "Ông hoàng bột mì" Tiên Bá Lương chủ công ty bột mì Phúc Hưng, Trùng Khánh vì chậm một bước nên không mua được nguyên liệu với giá cũ, đứng nhìn vụ làm ăn lớn như vậy trong một năm bị mất toi thì vô cùng lo lắng. Để giải nguy cho Trùng Khánh, sau một hồi trù mưu tính kế, Tiên Bá Lương đã tự mình đem 3000 bao bột mì từ Hán Khẩu đi Trùng Khánh.

Ông hoàng bột mì sau khi đến Trùng Khánh, ngay ngày hôm sau đã đi hỏi thăm các cửa hàng lương thực lớn như thường lệ. Các cửa hàng lương thực thấy ông hoàng bột mì thì đều rất vui mừng, nhiệt tình chờ đợi. Nhưng trong phòng khách của các cửa hàng đó, mỗi khi ông hoàng bột mì cùng cửa hàng đang nói chuyện hứng thú thì luôn có một trợ lý của ông ta vội vàng chạy đến sau khi đưa một bản hợp đồng lại bí bí mật mật thầm thì vào tai ông hoàng bột mì. Ông ta cũng luôn nghiêm giọng lại nói "Ở nhà ông chủ... không cần phải bí mật như thế” . Tiếp đó nói lại cho ông chủ đó nghe những gì trợ lý báo cáo rằng: vừa nhận được tin đã ký xong thỏa thuận với cửa hàng lương thực X ở Hán Khẩu, bỉ nhân mua được ... vạn bao lương thực ở đâu, vào ngày ... đã đến được Trùng Khánh để bán. Cứ thế, Tiên Bá Lương rót vào tai từng cửa hàng một cách phớt phớt hời hợt từng câu từng chữ các bản tin hàng đầu đặc biệt của Trùng Khánh. Ông hoàng bột mì sẽ không ngừng chuyển lương thực từ Hán Khẩu đến để giúp Trùng Khánh vượt qua năm hạn hán này. Đối với các cửa hàng đó đúng là một tin sấm dậy đất bằng. Tiếp đó, Tiên Bá Lương bắt đầu bán 3000 bao bột mì mang từ Hán Khẩu đến với giá thấp. Lúc này các cửa hàng lương thực mới căng cuống, bỏ hết giấc mơ đầu cơ tích trữ, bắt đầu bắt chước nhau bán với giá hạ.
Không bao lâu, trong kho cửa hàng của công ty bột mì Phúc Hưng, Trùng Khánh đã chất đầy lương thực giá thấp, đợi khi các cửa hàng phát giác ra rằng trong tay mình không còn lương thực nữa, mà lương thực từ Hán Khẩu vẫn chưa chuyển đến Trùng Khánh mới vội vàng tự mình đến Hán Khẩu. Không ngờ rằng, giá bán của Hán Khẩu cao hơn rất nhiều so với giá ở Trùng Khánh mà mình vừa bán ra. Mà đến khi họ quay trở lại Trùng Khánh thì công ty Phúc Hưng đã bắt đầu bán lương thực với giá cao.

Chương 60

Chặng đường rút lui, bao vây bắt sống địch
Đường Túc Tông nóng lòng muốn lấy lại hai kinh Trường An và Lạc Dương bị An Lộc Sơn tranh chiếm mất. Vào tháng 12 âm lịch năm 756 sau Công nguyên, Đường Túc Tông hỏi ý kiến Lý Tất. "Nay quân địch đương mạnh lại chiếm cứ kinh thành, lúc nào thì ta có thể tiến đánh để giành lại?".
Lý Tất bình tĩnh đáp rằng: "Tất cả của cải, mỹ nữ An Lộc Sơn cướp được đều đã chuyển về sào huyệt Phạm Dương như vậy chí lớn hùng cứ bốn biển, mưu đồ bá chủ toàn quốc liệu có còn chăng? Tuy hiện nay chiến tướng như mây, mưu sĩ vô số nhưng những kẻ sẵn lòng chết vì chủ thì có thể đếm được trên đầu ngón tay, còn lại đều là do thời thế bắt buộc, miễn cưỡng khuất phục mà thôi. Do đó, theo tính toán của thần, chỉ cần hai năm sau sẽ chẳng còn tên đạo khấu nào".
Đường Túc Tông vui mừng hỏi "Tại sao? "
Lý Tất đáp rằng: "Các dũng tướng của An Lộc Sơn chẳng qua chỉ có Sử Tư Minh, An Thủ Trung, Điền Càn Chân, An Chí Trung, A Sử Na Thừa Khánh. Hiện nay có thể lệnh cho đại tướng Lý Quang Bật đến Thái Nguyên đánh Tỉnh Hình (Tỉnh Hình, Hà Bắc ngày nay) ở phía bắc; ở giữa cho danh tướng Quách Tử Nghi từ Phùng Dực tiến vào Hà Đông (phía tây huyện Vĩnh Tế, Sơn Tây ngày nay). Như vậy Sử Tư Minh, An Chí Trung đang trấn giữ ở Phạm Dương không dám rời khỏi Phạm Dương và Thường Sơn ở phía bắc; An Thủ Trung, Điền Càn Chân không dám rời khỏi Trường An - hai cánh quân đã ngăn bốn mãnh tướng, An Lộc Sơn sẽ chẳng làm nổi gì. Quách Tứ Nghi thì không được lệnh giành lấy Hoa âm, nghe theo An quân, giữa Trường An và Lạc Dương thông suốt không có trở ngại gì. Bệ hạ thì có thể xuất đại quân đóng ở Hiệp Phong, từ đường nam quấy nhiễu Trường An. Như vậy cả ba đường nam, bắc, trung không ngừng đe dọa phiến quân, chỉ công thành mà không ngừng liên lạc với nhau, làm cho quân giặc mệt mỏi vì phải phụng mệnh bôn tẩu suốt chiến tuyến hàng vạn dặm. Đợi đến mùa xuân lại lệnh cho Kiến Ninh Vương (con trai thứ của Đường Túc Tông) làm Tiết độ sứ Phạm Dương, từ cửa ải Bắc xuất kích cùng với Lý Quang Bật đánh chiếm Phạm Dương, lật đổ sào huyệt của phiến quân. Như vậy, An Lộc Sơn đường lui cũng không có, mà ở lại cũng không yên, chỉ có thể bó tay chịu trói.
Lý Tất đánh trúng vào đặc điểm của địch và ta, tìm ra một phương án đập nát sào huyệt của địch, sau cùng bao vây tiêu diệt sạch quân địch. Đường Túc Tông nghe thấy hợp tình hợp lý lại thấy chỉ trong vòng hai năm có thể dẹp được loạn An - Sử nên rất đỗi vui mừng, chỉ tiếc rằng chưa suy nghĩ cẩn thận, tường tận về kế hoạch của Lý Tất.

Sau đó, Lý Quang Bật giết được hơn 7 vạn quân địch ở gần Thái Nguyên, bảo đảm thế tiến công có lợi cho quân Đường tiến vào Hà Bắc đánh thẳng tới Phạm Dương, Trương Tuần tử thủ ở Tùy Dương (phía nam huyện Thương Khâu, Hà Nam ngày nay), tuy vì lương thực trong thành đã cạn, viện binh chưa đến mà bị quân An đánh bại sau 10 tháng cố thủ, nhưng cũng đã tiêu diệt được hơn 12 vạn quân địch, yểm trợ cho việc tây vận đến Tô Ung, Giang Hoài của nhà Đường, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa hai bên. Đến tháng 2 năm 757 sau Công nguyên, lính ở Lũng Hữu, Hà Tây, An Tây, Tây Vực và lương thảo ở Giang Hoài đều đã tập hợp đầy đủ ở địa điểm dự định. Mà sĩ khí của An quân vì phải bôn tẩu mệt mỏi nên đã suy sụp, hơn nữa trong tháng giêng An Lộc Sơn lại bị chính con trai An Khánh Tự mưu sát. Thời cơ để quân Đường phản công một trận lớn đã chín muồi.
Thế là Lý Tất xin với Đường Túc Tông cứ theo kế hoạch đã nói, sai binh mã An Tây và Tây Vực bao vây Tái Bắc đánh thẳng vào sào huyệt Phạm Dương để cắt đứt đường lui của địch, mở ra tình thế đóng cửa bắt giặc, giành lấy kết quá huy hoàng. Không ngờ Đường Túc Tông thấy cơ hội chiến thắng đã nằm trong tầm tay, chỉ lo cái lợi trước mắt, quay ngược lại nói với Lý Tất "Nay đại quân đã tập hợp, lương thực đã đủ nên thừa thế đánh thẳng vào tâm gan địch, thu lấy hai kinh. Nếu dẫn quân đến Tắc Bàn ngoài ngàn dặm, đánh Phạm Dương trước có phải là hơn không"
Lý Tất nghe xong rất lo, vội vàng trình bày:
- Hiện nay đại quân ép địch thì việc giành được hai kinh Trường An, Lạc Dương là điều chắc chắn, không còn nghi ngờ gì nữa. Song tuy hai kinh có thể giành được nhưng quân địch cũng sẽ còn nơi để mà khôi phục, chúng ta sẽ lại bị rơi vào cảnh khó khăn, quyết không phải là cách làm hay lúc này. Cái mà chúng ta dựa vào lúc này là binh mã của Tây Bắc và Chư Hồ, đặc điểm của họ là chịu được lạnh nhưng không chịu được nóng, nếu ta mượn nhuệ khí của họ, từ Phạm Dương đánh quân địch lúc chúng đang lười nhác, thế tất sẽ như chẻ tre. Mà hiện nay ở chỗ hai kinh mùa xuân sắp qua, mùa hè sắp đến, cho dù có đánh hạ được thì binh lính đều muốn trở về Tây Bắc, mà lúc đó quân địch sẽ thừa thế từ sào huyệt quay trở lại. Như vậy cuộc chinh phạt vừa mới bắt đầu đã chẳng có kết cục. Xin bệ hạ nhất thiết phải dùng lính Tây Bắc để đánh vào sào huyệt quân địch trước, sau đó tập trung giết hết quân địch để trừ cỏ tận gốc.
Lý Tất đã hết lời van nài nhưng Đường Túc Tông vẫn cố giữ sai lầm mà không chịu tỉnh ngộ: "Ta ngày đêm mong đợi giành lại được hai kinh, quyết tâm đã định, không thể đợi được đến lúc đó”.

Lý Tất biết rằng Đường Túc Tông đã kiên quyết muốn tiến công từ chính diện, bỏ qua kế cắt đường lui của địch, đóng cửa bắt giặc, đành phải lắc đầu không nói gì nữa. Sự việc quả đúng như Lý Tất dự đoán, quân Đường tuy nhanh chóng chiếm lại được hai kinh nhưng loạn An - Sử thì còn lâu mới kết thúc. Sau loạn An - Sử kéo dài 8 năm, bề ngoài đã bình định được nhưng mầm họa của loạn An - Sử thì vẫn chưa bị trừ bỏ tận gốc. Các bộ hạ của An - Sử bề ngoài tỏ vẻ đầu hàng triều đình nhưng thực tế thì vẫn sôi sục tìm cách cát cứ, cuối cùng dẫn đến việc nhà Đường bị tiêu diệt.
Khi đọc đến đoạn sử này người ta thường cảm thán mãi không thôi. Nếu như Đường Túc Tông theo kế "cắt đường rút lui, đóng cửa giết giặc" của Lý Tất để tiêu diệt triệt để phiến quân thì có lẽ đã phải viết lại cuốn sử khác về lịch sử triều Đường.
Kế thứ 22 "Đóng cửa bắt giặc" trong "36 kế” có nghĩa là đối với những kẻ địch yếu nhỏ phải bao vây lại để tiêu diệt. Bởi vì kẻ địch phân tán lẻ nhỏ tuy là thế yếu lực mỏng nhưng nếu để chúng tự do hành động, chạy trốn đi nơi xa thì lúc đó sẽ gian trá khó phòng, rất bất lợi khi phải truy đuổi. Muốn kế "bao vây bắt giặc" đạt được thành công thì điều quan trọng là phải lật đổ sào huyệt, cắt đứt đường về của chúng.
Kế "cắt đứt đường lui, bao vây bắt giặc" có thể dùng rộng rãi trong kinh doanh thương mại. Nhưng việc dùng kế này trong kinh doanh không chỉ bó hẹp để đối phó với "tiểu địch" mà sau khi dành được quyền chủ động cũng có thể dùng để đối phó với những đối thủ mạnh hừng hừng khí thế, cũng không nên chỉ lý giải rằng đợi đến sau khi đối thủ vào "trong nhà" mới "đóng cửa" mà hoàn toàn có thể chủ động tạo ra những cái túi, dụ địch vào "phòng” một cách có kế hoạch sau đó bất ngờ cắt đứt đường lui.

Ở Ý có một chợ chuyên bán các sản phẩm mới - chợ Laiven. Có một số sản phẩm mới bán rất chạy, rất nhiều khách hàng tranh nhau mua, nếu không mua được họ đề nghị chợ nhập thêm hàng. Thế nhưng câu trả lời lại là: "Rất xin lỗi, chợ này chỉ bán hàng đợt đầu, không nhập thêm hàng, thôi thì hàng bán chạy cũng đành tình nguyện vứt bỏ vậy." Có một số khách hàng không thể lý giải được câu trả lời đó lại kể lại với người khác. Có điều thú vị là từ đó về sau, những người "không lý giải được", những người "nghe kể lại" càng thường xuyên đến chợ đó và một khi thích cái gì thì mua ngay không hề do dự.
Hàng hóa "chỉ bán đợt đầu” của chợ Laiven đã là một kế “cắt đứt đường lui", bao vây bắt giặc cao minh. Vì nếu muốn mua được đồ mới mẻ, ưa thích thì phải mua ngay tại chỗ chớ không có đường lui.
Còn có chỗ dùng kế này tuyệt vời hơn. Trong một hành lang trưng bày ảnh ở Bỉ có một người ấn Độ mang theo ba bức tranh với giá 250 đô la. Các cửa hàng tranh dù nói thế nào đi nữa cũng không chịu mua với giá cao như vậy. Người Ấn Độ đó tức lên, đùng đùng chạy ra ngoài, đốt ngay một bức tranh trong số đó. Cửa hàng bán tranh tiếc mãi không thôi, vội vàng hỏi xem hai bức còn lại bán với giá bao nhiêu. Người Ấn Độ đó nói 250 đô la, không cần trả thêm dù chỉ hào. Chủ cửa hàng tranh lắc đầu muốn mặc cả tiếp. Người Ấn Độ đó lại đem đốt tiếp một bức nữa, chủ cửa hàng thấy vậy kinh ngạc thất sắc, đành phải cầu xin: "Đừng đốt nốt bức cuối cùng!". Sau đó lại hỏi xem muốn bán bao nhiêu tiền? Người đó lại nói: "250 đô la không bớt hào, hoặc là mua ngay, hoặc là đốt nốt, khỏi phải nói nhiều!" Chủ cửa hàng vội vàng cầm lấy bức tranh gọi thuộc hạ lập tức trả đủ số tiền mà người đó đưa ra.
Hoặc là mua ngay lập tức, hoặc là vĩnh viễn không bao giờ có được Người Ấn Độ đó đã dùng kế này thật gọn gàng, sạch sẽ đâu vào đấy.

Chương 61

Khoét thêm kẽ hở
Loạn An - Sử bước vào đầu năm thứ 5, Sử Tư Minh cướp được ngôi báu của phiến quân. Đường Túc Tông sợ rằng Quách Tử Nghi có công lớn sẽ lấn át chủ nên đã giao việc bình định phiến quân từ tay Quách Tử Nghi cho Lý Quang Bật. Năm Càn Nguyên Đường Túc Tông thứ 2 (năm 759 sau Công nguyên). Sử Tư Minh dẫn hàng 10 vạn đại quân tấn công hai kinh. Lý Quang Bật thấy địch đông mà ta thì ít, để bảo đảm sự an toàn của Tây kinh Trường An đã dứt khoát bỏ trống thành Lạc Dương, đích thân dẫn 5 vạn quân đến đóng ở Hà Dương (tây bắc huyện Mạnh, Hà Nam ngày nay), phía bắc liền với ao, đầm và rất nhiều sông, nương tựa vào Hoàng Hà, mắt vẫn dõi về Lạc Dương, khống chế phía sau An quân khiến Sử Tư Minh không dám tùy tiện Tây tiến.
Sử Tư Minh thấy không có cách nào để Tây tiến, việc phòng - thủ của Lý Quang Bật lại không có sơ hở nào có thể lợi dụng nên đành đóng quân ở Hà Thanh (tây nam huyện Mạnh, Hà Nam ngày nay) để chặn đường lương của Lý Quang Bật. Lý Quang Bật vì thế cũng đóng quân ở bến Dã Thủy (trên sông Hoàng Hà giữa hai huyện Tế Nguyện và Mạnh Luật, Hà Nam ngày nay) để tiến hành ngăn chặn.
Hai bên đứng sóng đôi với nhau một ngày, đến chiều tối Lý Quang Bật về Lạc Dương, để lại ngàn quân và lệnh cho tướng Ung Hi Hạo ở lại giữ. Lúc sắp đi Lý Quang Bật còn nhắc nhở: “Tướng giặc là Cao Đình Huy và Lý Nhật Việt đều trí dũng hơn người. Khi chúng đến các người nhớ không được xuất chiến. Nếu chúng đầu hàng thì các người phải về cùng một đường với chúng". Nói xong thì đi ngay. Các tướng lĩnh chẳng hiểu ra sao cứ cười thầm.

Hôm sau mới sáng sớm quả đã có tướng giặc dẫn 500 kỵ binh đến Dã Thủy. Ung Hy Hạo thấy thế giặc hung dữ biết không thể liều mình bèn nói với quân sĩ "Viên tướng đó nếu không phải là Cao Đình Huy thì là Lý Nhật Việt, chúng ta nên nghe theo lời khuyên của Nguyên soái, không cần xuất chiến, chỉ cần ngồi đợi xem chúng hành động thế nào". Thế là cho lính đứng nghỉ, ngậm cười quan sát.
Viên tướng đó đến dưới hàng rào phòng ngự, nhìn thấy quân của Lý Quang Bật khoan khoái như vậy thì không khỏi kinh ngạc, bèn hỏi tướng giữ thành "Lý Quang Bật có ở đây không?"
Ung Hy Hạo đáp: "Tối qua đã về Lạc Dương rồi".
Viên tướng đó lại hỏi: "Ở lại trấn giữ có bao nhiêu người ngựa?"
Ung Hy Hạo đáp "Ngàn người".
Viên tướng hỏi: "Ai là tướng?"
Ung Hy Hạo đáp "Chính là Ung Hy Hạo ta".
Ung Hy Hạo là người vai dưới lại vô danh nên đương nhiên viên tướng đó chưa từng nghe qua tên. Ung Hy Hạo thấy viên tướng đó trầm ngâm, do dự không cười, tả hữu lưỡng lự nên chợt nghĩ đến lời Lý Quang Bật, đoán ra rằng viên tướng đó đúng là đến để đầu hàng, vì thế vội hỏi:
- Tướng họ Lý hay họ Cao?
- Họ Lý.
- Chắc là tướng quân Lý Nhật Việt phải không?
- Sao ngươi biết?
- Nguyên soái Lý Quang Bật đã sớm bảo rằng tướng quân vốn có lòng trung với nhà Đường, có điều nhất thời bị Sử Tư Minh ép buộc mà đành phải theo quân phiến loạn, nay lệnh cho tôi phải đợi ở đây để đón tướng quân trở về với nhà Đường.

Lý Nhật Việt chần chừ một lúc rồi nói với tả hữu: "Hôm nay không bắt được Lý Quang Bật mà chỉ có Ung Hy Hạo, quay về không biết báo cáo thế nào chi bằng quy hàng triều Đường vậy!". Mọi người đều không đáp lời. Lý Nhật Việt bèn bảo đầu hàng.
Ung Hy Hạo vội mở cửa rào, dẫn Lý Nhật Việt đi gặp Lý Quang Bật. Lý Quang Bật rất vui tiếp đón Lý Nhật Việt rất hậu lại coi như mãnh tướng tâm phúc. Lý Nhật Việt cũng rất cảm kích, xin được viết thư chiêu hàng Cao Đình Huy. Không ngờ Lý Quang Bật lại nói: "Không cần không cần, ông ta sẽ tự đến đầu hàng, sẽ gặp ông ở đây". Các tướng lĩnh nghe vậy càng cảm thấy lạ, ngay cả Lý Nhật Việt cũng cảm thấy mơ hồ không biết "ông ta bán thuốc gì trong hồ lô". Nào ngờ mấy hôm sau quả nhiên Cao Đình Huy dẫn theo bộ hạ đến đầu hàng. Thế là Lý Quang Bật gửi tấu lên triều đình xin phong chức quan cho Lý, Cao. Sử Tư Minh mất đi hai viên hổ tướng, Lý Quang Bật lại chuyển thủ thành công.
Các thuộc hạ vì thấy Lý Quang Bật dễ dàng hàng phục được hai tướng thì nghi ngờ ba người họ đã hẹn trước nên đi hỏi Lý Quang Bật rốt cục là chuyện gì.
Lý Quang Bật nói: "Tôi vốn không quen biết gì hai tướng và họ cũng vậy thì lấy đâu ra mật ước? Chẳng qua là vì "kẽ hở" dễ dẫn dắt mà suy đoán được tình lý thôi. Sử Tư Minh thường nói với bộ hạ rằng Lý Quang Bật chỉ giỏi giữ thành chứ không biết dã chiến. Nay ta lại ra khỏi thành đóng quân ở bến Dã Thủy nên đương nhiên ông ta coi đó là cơ hội tốt trời ban cho, chắc chắn sẽ phái mãnh tướng đến tấn công. Sử Tư Minh có một cái tật rất lớn là đối xử với thuộc hạ rất tàn bạo, không bao giờ tha thứ cho các bại tướng. Nếu viên tướng nào bỏ qua cơ hội tốt để ta sống sót thì đời nào ông ta lại không ăn tươi nuốt sống viên tướng đó? Lý Nhật Việt vâng lệnh đến đây lại không có cơ hội quyết chiến với ta nên khó mà quay về gặp Sử Tư Minh được, xin hàng quân Đường không phải là hợp lẽ sao? Tài dũng của Cao Đình Huy còn hơn hẳn Lý Nhật Việt, ông ta thấy Sử Tư Minh tàn bạo như vậy mà Lý Nhật Việt lại được tin dùng trong quân Đường nên đương nhiên cũng muốn đến chỗ ta chiếm lấy một chỗ."

“Con người luôn đi về phía cao, nước thì luôn chảy chỗ trũng". Lý Quang Bật suy tình đoán lý, nhắm đúng "khe hở" là sự tàn bạo trong đối xử với cấp dưới của Sử Tư Minh, cố ý tạo ra tình thế Lý Nhật Việt sợ phải quay về gặp Sử Tư Minh, lại sắp đặt sự đãi ngộ hậu hĩnh, từ đó làm cho Lý Nhật Việt, Cao Đình Huy tự nhiên mà đầu hàng nhà Đường. Chúng ta gọi kế sách căn cứ vào vết nứt, kẽ hở hoặc các loại lực ly tâm giữa đối thủ với nhau rồi lại làm cho nó to ra, nhân tiện làm đối thủ bỏ thái độ đối địch đi gọi là "Nhân khích lợi đạo". Thuyền đi ngược dòng chỉ có lùi chứ không tiến nên phải luôn ra sức chèo chống mới làm cho thuyền tiến về phía trước được. "Nhân khích lợi đạo" lại giống như thuyền đi xuôi dòng, rất nhẹ nhàng thoải mái. Nếu Lý Quang Bật liều mình với Lý Nhật Việt, Cao Đình Huy thì không những hao binh tổn tướng, trả giá rất đắt mà thực tế lúc bấy giờ ở vào địa thế bất lợi như vậy, Lý Quang Bật cũng cầm chắc phần thua. Lý Quang Bật đã dùng kế này rất kỳ diệu, không tốn một hòn đạn mũi tên mà vẫn toàn thắng. Trong kinh doanh cũng thường tồn tại những trường hợp như vậy và kế "nhân khích lợi đạo" cũng thu được kết quả kỳ diệu như vậy.
Ông vua bất động sản thế giới Joseph được chính phủ ủy quyền đến New Jersey để phát mại.
Những căn nhà ở vùng này vào thời chiến tranh là xây cho công nhân nhà máy đóng tàu ở. Nhưng đến khi phát mại chỉ có ba nhà là thật sự chuyển đến ở từ thời chiến, còn lại thì không phải. Tuy vậy, những "chủ nhà đó" vẫn mượn lý do “trước đây chính phủ bắt chúng tôi phải dọn đến ở thì nay sao lại đuổi chúng tôi đi" để lớn tiếng kêu gào, kịch liệt phản đối. Họ cứ dựa vào việc mọi người đều đồng tâm quyết định không sợ đổ máu, kiên trì không chịu chuyển đi.
Đứng trước tình thế đó, ông vua bất động sản cảm thấy rất khó xử. Nếu khi bắt tay vào phát mại mà ông giải quyết không thỏa đáng thì chắc chắn sẽ gặp phải sự phản ứng đồng loạt của họ, thậm chí ngay cả tính mạng cũng có thể bị nguy hiểm.

Làm thế nào để đối phó với những chủ hộ bất cứ lúc nào cũng có thể phát khùng này? Tuy ông có thừa lý do để chứng minh họ không phải là chính chủ từ thời chiến, làm cho đám người cố tình gây rối này không còn gì để nói, nhưng Joseph hiểu rằng nếu trách mắng những lỗi lầm của người khác thì chỉ làm cho đối phương đã tức lại càng tức hơn mà chẳng đạt được kết quả gì. Đương nhiên là ông cũng có thể đến thêm một lần nữa để diễn giảng, dùng những từ ngữ ôn hòa nhất để làm họ nguôi giận. Nhưng sau khi đã điều tra nghiên cứu, suy tình đoán lý, ông dùng một biện pháp cao minh hơn.
Tuy ông đã tuyên bố từ lâu về thời gian phát mại nhưng khi tiến hành ông vẫn cố tình làm trước một tiếng. Điều này cũng giống như Lý Quang Bật lặng lẽ rời khỏi bến Dã Thủy từ tối hôm trước đã làm cho Lý Nhật Việt ngạc nhiên, không biết làm thế nào. Vốn là những chủ hộ đó định nhằm đúng thời gian phát mại dự định trước nên đã chuẩn bị những biện pháp, công cụ để phát tiết, nhưng điều nằm ngoài dự liệu của họ là việc này được tiến hành sớm hơn nên những mũi nhọn tức giận bỗng nhiên không có tác dụng gì, mọi người đều lúng túng, toàn bộ tinh lực đều tập trung vào tiến trình.
Trong lúc điều tra, Joseph đã hiểu được rằng những chủ hộ đó cũng không phải là sắt đá. Trong đó có một hộ gia đình vốn không có chủ trương tranh cãi vô lý, họ biết rằng chính phủ chỉ muốn thu tiền chứ không muốn thu lại nhà, cũng không có ý đuổi những người đó ra khỏi nhà mình nên chỉ hi vọng mình có thể bỏ một khoản tiền ra mua lại căn nhà đang ở.
Joseph đã ghi lại từ trước vào số tay của mình số tiền mua nhà mà hộ gia đình đó dự toán trước. Đến khi phát mại ông cố tình để vụ giao dịch với gia đình này lên đầu nên đã làm xong thủ tục mua bán rất nhanh. Vị chủ hộ đó vì đạt được mong muốn của mình nên vui mừng tới mức vỗ tay khen ngợi. Các hộ khác thấy chủ hộ đó đã mua bán xong mà lại vui mừng như vậy nên vội vàng trù tính xem mình phải bỏ bao nhiêu tiền để mua lại căn nhà của mình.

Khi mà xong đợt giao dịch đầu tiên, vào lúc mà các chủ hộ đang hoan hô thì ông cũng giơ cả hai tay hô hào vạn tuế. Những người vốn định tới để gây rối đó cũng hùa theo đó hô hào. Những cơn giận tiềm ẩn ngay tức khắc nhận được sự phát tiết không có tính phá hoại, trong đại sảnh đã trở lại bầu không khí phát mại thông thường rất sôi nổi và hòa hợp. Gần 2000 căn hộ đã nhanh chóng và thuận lợi được phát mại thành công.
Joseph đã ngắm trúng vào một điểm là có người tự nguyện bỏ tiền ra mua nhà để cố gắng khai thác, dẫn dắt, từ đó làm cho cơn tức giận được trút bỏ một cách thuận thế, có hiệu quả biến cuộc phát mại nguy hiểm thành một cuộc phát mại hòa hợp, thành công. ông vua bất động sản Joseph quả không hổ là bậc cao thủ trong việc sử dụng tài tình kế "nhân khích lợi đạo”.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét