Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tần Hán 1 - 30-1

Trang 1 trong tổng số 9

Dương Nhạn Sinh - Bạo Thúc Diễm - Chu Chính Thư

Mưu Trí Thời Tần Hán

Dịch giả: Ông Văn Tùng
Dịch từ nguyên bản Trung văn do nhà xuất bản Lam Thiên ấn hành tại Bắc Kinh năm 1999.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Phần I - Chương 1

Vương Triều Chết Yểu
Chắc các bạn vẫn còn nhớ, từ năm 221 trước Công nguyên, chỉ trong vòng 10 năm ngắn ngủi quân nước Tần chiến thắng như chẻ tre, càn quét hàng ngàn quân, một lúc thống nhất được 6 nước. Nước Tần từ buổi đầu lập nước đã xóa bỏ phân phong lập quận huyện, không dùng chế độ tỉnh điền mà mở bờ ruộng dọc ngang, “tất cả đi theo quỹ đạo” , mở đường xá, một bức tranh về nhà Tần thật phồn hoa, náo nhiệt, các bạn còn nhớ tư thế oai hùng của Vạn Lý Trường Thành, mối nguy hiểm của sạn đạo năm tấc, điểm tận cùng của sông Ly Giang, đó chính là kết quả của việc thống nhất và mở rộng bờ cõi...

Tuy nhiên, người chủ nhân trong cung Vị ương tuy được mọi người xưng là “hoàng đế” ấy, cuối đời lại đắm chìm trong sử sách của công lao và thành tích trước kia. Ông ta say mê dùng vũ lực, không ngó ngàng gì đến các tư tưởng cũ rích đã gây ra mọi đau khổ, lầm than cho nhân dân, như là luật pháp hà khắc, phu dịch nặng nề, chuyên quyền và ngu muội. Sự xán lạn, huy hoàng của cung A Phòng và lăng Ly Sơn cũng không thể cứu vãn được vận hạn chết yểu của đời sau. Thế là, nhân lúc ông ta vĩnh biệt cõi đời, có người đã mượn danh nghĩa của ông ta làm cuộc đảo chính; có người giả làm thuộc hạ trách móc kẻ đối lập; còn có người nhen lên sự tức giận của Đại Trạch Hương, lại có kẻ đề xướng thay đổi vương triều.

Nông dân đời đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời, lần đầu tiên cầm cây gậy trong tay lật đổ một đế quốc hùng mạnh. Nó đã tỏ rõ sức mạnh của nông dân, đồng thời đem lại hy vọng tràn trề cho mọi người.

Chương 1

Hàng Hiếm, Lãi To
- Buôn ruộng đất lãi mấy lần?
- Mười lần
- Buôn châu ngọc lãi mấy lần?
- Một trăm lần
- Buôn vua lãi bao nhiêu?
- Vô số

Đây là đoạn đối thoại giữa Lã Bất Vi - một đại thương nhân người Dương Địch - và cha của ông ta trong sách "Chiến quốc sách". ý nghĩa đoạn đối thoại này rất rõ ràng. Đó là Lã Bất Vi muốn thông qua biện pháp chính trị "Người đứng đầu quốc gia" để đạt được mục đích thu lãi vô số. Cái gọi là điển cố "Hàng hiếm có thể đầu cơ", nhìn chung rất khó tìm được ví dụ nào hay hơn, điển hình hơn ví dụ này.

"Hàng hóa đặc biệt" của Lã Bất Vi là cái gì vậy? Nó không phải là một loại đồ vật mà là một người. Đó chính là công tử Dị Nhân của nước Tần, lúc đó đang làm con tin ở nước Triệu. Thời kỳ cổ đại, kế thừa ngôi vua nói chung phải là con vợ cả, là con trưởng mới có phần, con thứ rất khó có phúc phận này. Dị Nhân không phải là con vợ cả vừa không phải là con trưởng; mẹ của ông ta cũng không được sủng ái, xem ra ngôi vua nước Tần không có duyên với ông ta. Hơn nữa, việc phải đi làm con tin, một xúi quẩy lại không thể thiếu phần của ông ta. Mọi người xem một vị công tử hồn xiêu phách lạc, mặt mày ủ dột, trong lòng buồn phiền ít vui, thoạt nhìn đã khiến cho người ta cảm thấy là một kẻ xui xẻo.

Mọi người đều không chú ý đến vị công tử mất hồn này và cũng không ai nghĩ đến việc giúp đỡ ông ta. Nhưng Lã Bất Vi, trong lúc đi buôn bán ngang qua Hàm Đan lại nảy sinh một hứng thú đặc biệt với ông ta. Trong con mắt của vị thương nhân này thì công tử Dị Nhân quả là một thỏi vàng lấp lánh, nếu được nó thì ông ta, quả là tìm thấy một kho vàng nhiều vô kể. Thế là Lã Bất Vi chủ động nhiệt tình kết bạn với công tử Dị Nhân. Vị thương nhân họ Lã thường xuyên thăm nghèo hỏi khổ vị công tử này và còn mang tiền ra để trợ giúp ông ta. Nơi đất khách quê người gặp tri âm, Dị Nhân rất cảm kích, đương nhiên ông ta coi Là Bất Vi là tri kỷ không có gì không thể tâm sự. Hai người trong chốc lát đã trở thành bạn tốt của nhau.

Lã Bất Vi trong lúc cùng Dị Nhân chuyện trò biết được Dị Nhân lo lắng buồn rầu vì quẻ bói tiền đồ của mình. Lã Bất Vi tất nhiên không thể ngồi nhìn vì tiền đồ của Dị Nhân cũng chính là tiền đồ của họ Lã. Thế là ông ta nghĩ ra một diệu kế cẩm nang.

Vua của nước Tần là Chiêu Tương Vương đã già. Thái tử Hiếu Văn Vương sắp sửa kế vị. Lúc đó, một phi tần được sủng ái của Hiếu Văn Vương là Hoa Dương phu nhân, cũng cùng tâm trạng với Dị Nhân lo lắng cho tương lai của mình. Vì vậy, mặc dù được sủng ái nhưng không có con kế tự, một khi Hiếu Văn Vương quy tiên, bà ta làm sao có thể duy trì sự vinh hoa phú quý hiện có.

Việc Lã Bất Vi cần làm là phải giới thiệu Dị Nhân với Hoa Dương phu nhân. Ông ta một mặt mua chuộc chị của Hoa Dương phu nhân, nhờ bà ta nói giúp cho Dị Nhân trước mặt Hoa Dương phu nhân rằng Dị Nhân hy vọng được làm tròn chữ hiếu với Hoa Dương phu nhân như thế nào. Mặt khác, Lã Bất Vi lại bỏ ra một khoản tiền lớn để Dị Nhân mang những lễ vật quí giá đi nịnh nọt Hoa Dương phu nhân. Cùng với sự ủng hộ của chị gái, Hoa Dương phu nhân cảm động trước tấm lòng hiếu thuận của Dị Nhân. Nước mạnh đẩy thuyền, bà Hoa Dương liền lập Dị Nhân là con kế tự của mình, lại tranh thủ việc mình được sủng ái, đả thông mấu chốt quan trọng, cuối cùng được Hiếu Văn Vương chấp thuận lập Dị Nhân là "người kế tự chi trưởng".

Sau khi Chiêu Tương Vương chết, Hiếu Văn Vương lên ngôi. Ai ngờ được Hiếu Văn Vương là người không có phúc phận, ông ta làm vua chưa được mấy ngày thì đã về chầu trời. Như vậy Dị Nhân liền trở thành Tần Vương mới, lấy hiệu là Trang Tương Vương. Theo như thỏa thuận ngầm ban đầu, Hoa Dương phu nhân vẫn được hưởng vinh hoa phú quý, không cần phải nói nữa, Lã Bất Vi có công làm mối nên phải báo đáp ông ta, Dị Nhân liền đưa ông ta lên làm Tướng quốc của nước Tần, còn phong cho ông ta làm Văn Tín Hầu, hưởng thuế tô của 10 vạn hộ ở Hà Nam, Lạc Dương. Quả nhiên, “người đứng đầu nhà nước" đã đem đến cho vị thương nhân họ Lã món lợi lớn "Tướng lập quốc".

Hàng hóa đặc biệt chỗ nào cũng có, lúc nào cũng có, chỉ cần xem bạn có con mắt nhìn hay không. Lã Bất Vi vì có con mắt nhìn độc đáo, ông ta nhìn thấy những giá trị mà người khác không nhìn thấy được. Nhìn thấy rồi thì nghĩ trăm phương ngàn kế nắm lấy nó, và vì món hàng đặc biệt số vốn bỏ ra nhiều đến đâu cũng thấy đáng. Đến cuối cùng món lợi mà ông ta thu được thật là to lớn. Trong thương trường thời hiện đại, có thể phát hiện ra món hàng đặc biệt và nắm lấy nó hay không cũng cần phải xem bạn có đủ tầm nhìn và biết phát triển cơ hội thu lợi lớn hay không?

Một trong những thời đại hoàng kim trong cuộc đời nhà tỉ phú nước Mỹ Hamo là quãng thời gian ông ta từ Liên Xô trở về nước. Lúc đó, Frankline bầu tổng thống sắp giành được thắng lợi mang tính quyết định. Hamo bằng con mắt nhạy bén dự cảm được chính phủ mới mà Frankline đưa ra sắp trở thành hiện thực. Nếu như vậy thì lệnh cấm rượu ban bố năm 1920 sẽ bị bãi bỏ. Một khi rượu không bị cấm thì rượu Whisky, bia mà số lượng nhiều gấp hàng ngàn, hàng vạn lần hiện nay sẽ được sản xuất ồ ạt như nước thủy triều và thứ cung không đủ cầu đầu tiên sẽ là thùng rượu, thùng rượu sẽ thành thứ hàng hiếm, các nhà sản xuất rượu sẽ tranh mua với giá cao.

Để sản xuất thùng đựng rượu cần một số lượng lớn các tấm nhôm. Hamo đã từng ở Liên Xô nhiều năm biết được Liên Xô có những tấm nhôm giá rẻ, dùng để sản xuất loại thùng này. Ý đã quyết, Hamo liền lập tức bắt tay vào làm. Ông ta đặt mua của Liên Xô số lượng tấm nhôm có thể chứa đầy mấy chiếc tàu, lại bí mật xây dựng nhà máy sản xuất tấm nhôm ở bến tàu New York để hạn chế hàng hóa của các tàu buôn Liên Xô. Những việc làm này mọi người đều không mấy chú ý.

Quả nhiên, dự đoán của Hamo không sai. Những thùng đựng rượu do ông ta sản xuất và tung ra thị trường đã trở thành thứ hàng bán chạy, cung không đủ cầu. Ông ta nhìn trúng cơ hội, lại cho xây dựng nhà máy sản xuất thùng cỡ lớn, quy mô, đầy đủ thiết bị hơn, tiên tiến hơn ở New Jesy, gọi là nhà máy sản xuất thùng rượu Hamo. Đúng lúc xưởng sản xuất thùng mới vừa đi vào hoạt động thì lệnh cấm rượu được bãi bỏ. Hàng loạt thùng rượu do Hamo sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu. Những nhà sản xuất rượu quả thật tranh mua hết những thùng đựng rượu với giá cao, Hamo nhờ đó đã thu được lợi nhuận khổng lồ.

Hàng hiếm là hàng quý, nguyên nhân của việc buôn bán hàng hiếm thu được lợi lớn chỉ là vì nó quá ít quan hệ cung cầu đã thay đổi. Lã Bất Vi nhìn ra hàng hiếm nên làm Tướng quốc của nước Tần. Hamo tuy không làm tướng quốc nhưng địa vị mà ông ta có trong cộng đồng quốc tế nhờ vào số tài sản khổng lồ trong tay, lẽ nào so với Tướng quốc còn có chỗ thua kém?

Chương 2

Lợi Dụng Cơ Hội Đánh Vào Điểm Yếu Của Đối Phương
Theo sự ghi chép trong bộ "Sử ký" của nhà sử học thời Tây Hán Tư Mã Thiên thì lúc Dị Nhân ở Hàm Đan, Lã Bất Vi đã từng tặng cho ông ta một mỹ nhân tuyệt thế đang mang thai. Sau khi Dị Nhân trở thành Tần Vương, vị mỹ nhân này cũng được phong làm hoàng hậu. Nàng sinh được một bé trai, đó chính là Tần Vương Doanh Chính tiếng tăm lẫy lừng sau này. Sau khi Tần thống nhất sáu nước, Doanh Chính lại trở thành một Tần Thủy Hoàng không ai sánh được.

Bất luận sự ghi chép trên có đáng tin cậy hay không nhưng việc Doanh Chính gọi Lã Bất Vi là "trọng phụ” lại là sự thật. "Trọng phụ” nghĩa là gì? Nói chung, "trọng phụ” chỉ đứng sau phụ thân, có nghĩa là "thúc phụ”. Nhưng thời Xuân Thu, Tề Hoàn Công cũng từng tôn Quản Trọng là "trọng phụ”, ở đây có nghĩa là "phụng sự như cha" vị đại thần mà đế vương tôn kính. Vậy "trọng phụ” nghĩa là gì? Có lẽ cả hai ý nghĩa trên đều có một chút.

Năm Doanh Chính 21 tuổi, Lã Bất Vi cho xuất bản cuốn “Lã Thị Xuân Thu” do tập thể các thực khách dưới quyền ông ta biên soạn và do Lã Bất Vi xét định chủ biên. Lúc đó, ông ta hạ lệnh treo bộ sách này ở cửa thành Hàm Dương và tuyên bố "Ai có thể thêm hoặc bớt một chữ sẽ được thưởng 1000 lạng vàng". Điển cố "một chữ 1000 vàng" có lẽ ra đời từ đó. Nói thực, bài văn, tác phẩm nổi tiếng hay hơn thế này muốn sửa một chữ cũng có thể làm dễ dàng. Nhưng sau khi “Lã Thị Xuân Thu” được công bố, không có một ai dám đến sửa; có thể thấy ý nghĩa sâu xa của lệnh này không phải là muốn mọi người thật sự đến sửa chữa, chẳng qua chỉ muốn thể hiện một uy thế: Ai dám đến động vào chữ? Với uy thế này, Lã Bất Vi nói trong lời tựa của cuốn sách là ông ta trực tiếp học cách dạy bảo hoàng đế của Chuyên Húc trong truyền thuyết lịch sử, muốn Doanh Chính nghe theo sự dạy dỗ của mình. Dựa vào cái gì vậy? Có thể là dựa vào địa vị đặc biệt - "trọng phụ” - của ông ta chăng?

Nhưng với tính cách của mình, Doanh Chính không hy vọng bất kỳ một người nào bằng bất kỳ danh nghĩa gì can dự vào việc chấp chính một mình của ông ta. Doanh Chính từ nhỏ đã lớn lên trong hoàn cảnh lưu lạc cùng khốn, phiêu bạt nơi đất khách quê người, nếm đủ những cái nhìn khinh bỉ của người khác, sau khi lớn lên trở về nước lại chịu ảnh hưởng của tư tưởng thống trị mà nước Tần áp dụng từ biến pháp Thương Hưởng đến nay - "đồ gốm đen" của tư tưởng pháp gia khiến ông ta rất sùng bái vai trò của quyền lực và uy lực chính trị. Thử nghĩ xem, ông ta làm sao có thể dễ dàng chấp nhận để Lã Bất Vi chỉ bảo ông ta từng tí một từ sau lưng, nói ba nói bốn? Thế là, mâu thuẫn giữa hai người đã công khai nổ ra từ sau lễ lên ngôi của Doanh Chính năm 22 tuổi.

Ngòi nổ của sự việc bắt đầu từ một tin tức xấu xa trong cung điện. Nghe nói, mẹ của Doanh Chính - vị mỹ nhân tuyệt sắc năm đó - có quan hệ tư thông trong thời gian dài với Lã Bất Vi. Cùng với sự lớn lên từng ngày của Doanh Chính, Lã Bất Vi sợ bị phát hiện, liền tìm một thái giám giả tên là Lao ái thay thế mình. Việc tư tình giữa Lao ái và Thái hậu ngày càng sâu sắc, thế lực cá nhân của Lao ái cũng ngày càng bành trướng. Doanh Chính lên ngôi tự mình chấp chính, Lao ái để bảo vệ lợi ích hiện có của mình, phán đoán sai tình thế, phát động một cuộc binh biến nhằm lật đổ Doanh Chính. Không ngờ Doanh Chính đập tan cuộc binh biến một cách không nương tay.

Sự việc bại lộ, Doanh Chính trước sự gian tình của Thái hậu và Lao ái, nổi giận lôi đình. Nhân dịp này tiến hành truy cứu, cuối cùng điều tra ra Lã Bất Vi cũng dính dáng đến việc này.

Vốn là mâu thuẫn giữa hai người trong việc tranh đoạt quyền lực đã rất gay gắt. Nay có đầy đủ lý do đánh bại đối phương, Doanh Chính lẽ nào lại chịu để yên? Ông ta lập tức gửi thư cho Lã Bất Vi nói rằng: "Nhà ngươi có công lao gì với nước Tần mà được hưởng thuế tô của 10 vạn hộ? Ngươi có quan hệ thân thuộc gì với tông miếu nước Tần mà được tôn làm "trọng phụ”? Và ra lệnh cho Lã Bất Vi lập tức đi đày ở Ba Thục.
Lã Bất Vi thấy vị thế đã mất, đành uống thuốc độc tự vẫn.

Nắm được điểm yếu của đối phương, lợi dụng cơ hội đánh đổ triệt để, thẳng tiến đến thắng lợi. Đây là một mưu kế thường thấy trong đấu tranh chính tri thời cổ. Tính quyết liệt của nó là do tính tàn khốc của bản thân cuộc đấu tranh chính trị quyết định. Tính quyết liệt trong thương trường thời hiện đại so với cuộc đấu tranh chính trị thời cổ e rằng còn gay gắt hơn. Vì vậy, biện pháp nhân cơ hội đánh vào điểm yếu, dồn sức đánh đối thủ, hiệu quả của nó quyết không thua kém sự lợi hại mà Doanh Chính giành cho Lã Bất Vi.

Năm 1874, nước giải khát Coca Cola nổi tiếng thế giới ra đời ở Mỹ. 12 năm sau, một loại nước giải khát khác là Pepsi Cola vừa bước ra thị trường đã giành được danh tiếng, trở thành đối thủ mạnh của Coca Cola. Từ đó, hai hãng sản xuất cạnh tranh với nhau, quyết liệt đến nỗi không phân giải được. Cho đến hôm nay tình hình vẫn không thay đổi.
Lúc đầu, sự cạnh tranh giữa hai bên chỉ là về phương diện giá cả. Kết quá, cạnh tranh mấy chục năm, Pepsi Cola không ngừng hạ giá, nhưng cuối cùng vẫn không địch nổi với Coca Cola.

Tổng giám đốc Kendall một ngày bỗng nghĩ ra, muốn làm cho Pepsi Cola vượt qua được Coca Cola, chỉ có thể nhờ vào suy nghĩ của công chúng, tự nhiên thay đổi cách nhìn đối với Pepsi Cola. Muốn mọi người tự nhận thức được thì Pepsi Cola phải mạnh hơn Coca Cola. Chỉ có như vậy, Pepsi Cola mới có thể thành công. Nhưng Coca Cola đã có một vị trí vững chắc không dễ lung lay từ trước trong ấn tượng của mọi người, làm sao có thể làm cho mọi người thay đổi? Xem ra, đối với thế hệ đi trước đã không còn có hy vọng gì, chỉ có thể hướng tầm nhìn vào thế hệ thanh niên, xây dựng hình tượng một Pepsi Cola mạnh hơn Coca Cola trong suy nghĩ của họ. Đó chính là thành tựu phi thường. Thanh niên mãi mãi là hy vọng của nhân loại, chỉ cần trong trái tim các thế hệ thanh niên có Pepsi Cola thì không lo không thắng được Coca Cola. Thế là cuộc chiến quảng cáo rầm rộ bắt đầu.

Đầu tiên, họ đưa ra hình tượng thị giác đẹp nhất của Pepsi Cola trong quảng cáo đại chúng - một thanh niên với tư thế oai hùng hiên ngang vừa phóng xe nhanh như chớp, vừa uống Pepsi Cola. Quảng cáo của họ dày đặc những lời hứa mang tính cổ động "Pepsi Cola là đồ uống ưa thích của người trẻ tuổi, phàm là những người trẻ tuổi không thể không uống Pepsi Cola", "Nào, bạn là thời đại mới của Pepsi Cola".

Sau đó họ lại đưa quảng cáo Pepsi Cola bước lên tầm cao mới nhờ vào hiệu ứng danh nhân. Trước tiên là mời những nhân vật nổi tiếng trên thế giới, ví dụ ngôi sao Sukelin, mời thành công cựu thủ tướng Liên Xô Khrisep nâng cốc Pepsi Cola. Tiếp theo họ lại mời ứng cử viên chức phó tổng thống nước Mỹ, một nhân vật nổi tiếng bà Flalo quay một đoạn quảng cáo quy cách cao cho Pepsi Cola.

Sau khi Pepsi Cola nghiên cứu chế tạo ra phương pháp pha chế mới, họ tiến hành so sánh khẩu vị hỗn hợp của hai loại nước giải khát. Các nhà sản xuất để khách hàng nhắm mắt uống thử Pepsi Cola và Coca Cola. Kết quả, phần lớn mọi người đều nói thích uống Pepsi Cola.

Những thủ đoạn mới này đã làm cho lượng tiêu thụ của Pepsi Cola và Coca Cola có sự thay đổi rất lớn. Thập kỷ 50, lượng tiêu thụ của hai hãng Pepsi Cola và Coca Cola là 1 so với 5, đến thập kỷ 60 thì ngược lại, 2,5 so với 1. Hãng Coca Cola lâu nay không cho là như vậy đã bị vỡ thế trận, họ thật sự cảm thấy "sói đã đến". Nhưng họ ngăn cản không nổi. Cuối cùng, một hôm họ đã đưa ra thông báo hãng Coca Cola quyết định thay đổi cách pha chế truyền thống. Biện pháp này ý là muốn đổi mới tốt hơn, đến với công chúng bằng tư thế mới. Không ngờ, nó lại trở thành cơ hội tốt để Pepsi Cola đánh bại địch thủ của mình.

Chủ nhiệm bộ phận tiêu thụ quốc tế của công ty Pepsi Cola Anlike liền cho đăng một bài phát biểu trên báo nói rằng. "Sau 87 năm cạnh tranh không nhường nhau một bước, hai hãng cuối cùng đành phải giương mắt nhìn. Hãng Coca Cola tung ra thị trường sản phẩm của mình, thay đổi cách pha chế để sản phẩm tiếp cận được với Pepsi Cola. Không còn nghi ngờ gì nữa đây là do những thành công từ trước đến nay Pepsi Cola đạt được trên thị trường đem lại..." Mọi người đều biết, nếu một vật mà không xảy ra sự cố gì thì không cần phải tiến hành bất kỳ sự thay đổi nào". Sau đó Anlike cho xuất bản cuốn sách "Kẻ khác đang giương mắt nhìn".

Lợi dụng cơ hội đánh vào điểm yếu, đánh cho đối phương trở tay không kịp, khiến cho lòng dạ chúng đại loạn. Doanh Chính nhờ thế mà đánh bại Lộ Bất Vi, hãng Pepsi Cola nhờ vào điểm yếu của Coca Cola nên giành được nhiều địa bàn và thị trường.


Chương 3

Thống Nhất Đại Nghiệp, Tính Ưu Việt Nhiều

Tần Vương Doanh Chính sau khi giải quyết xong vụ tranh giành quyền lực với Lã Bất Vi, lập tức bước vào cuộc chiến tranh thống nhất 6 nước. Bắt đầu từ năm 230 trước Công nguyên, các nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề lần lượt bị tiêu diệt, chỉ trong vòng 10 năm, đến năm 221 trước Công nguyên Tần Vương Doanh Chính đã hoàn thành thống nhất đại nghiệp. Việc thống nhất của Tần là một sự kiện lớn trong lịch sử Trung Quốc, có ảnh hương sâu rộng tới đời sau.

Sau khi thống nhất 6 nước, Tần Vương Doanh Chính cho rằng việc dùng tiếp cách gọi "Vương" đã không thể hiện được sự uy nghiêm của ông ta. Thông qua sự bàn bạc của quần thần, Tần Vương quyết định hợp tất cả cách gọi tam hoàng ngũ đế trong truyền thống thời cổ thành một cách gọi mới về người thống trị cao nhất - cách gọi "hoàng đế ra đời. Doanh Chính là vị hoàng đế đầu tiên nên gọi là Thủy Hoàng Đế, các đời sau thì lần lượt gọi theo đời thứ hai, đời thứ ba... Đồng thời, một chế độ lấy hoàng đế làm trung tâm cũng tương ứng xuất hiện. Ví dụ hoàng đế tự xưng là "trẫm", mệnh của hoàng đế gọi là "chế”, lệnh gọi là "chiếu”, đại ấn gọi là "tỉ"... Hoàng đế có địa vị và quyền lực tối cao, quan lại chủ yếu của cả nước do hoàng đế bổ nhiệm, quân đội phải do hoàng đế đích thân điều động.

Sau khi Tần thống nhất, Tần Thủy Hoàng áp dụng hàng loạt biện pháp để xây dựng chế độ thống nhất trong phạm vi cả nước. Trên diện chính trị, Tần Thủy Hoàng đi đầu trong việc đặt ra chế độ "Tam công", "Cửu khanh" trung ương lấy hoàng đế làm trung tâm. Các chức quan này đều do hoàng đế bổ nhiệm, hơn nữa cấm cha truyền con nối. Ở địa phương, bãi bỏ chế độ phân phong từ đời Chu đến nay, chia cả nước thành 36 quận (sau này mở rộng thành 40 quận), dưới quận là huyện. Các quan ở quận, huyện cũng do hoàng đế bổ nhiệm và cấm cha truyền con nối.
Chế độ này được thực tiễn chứng minh có nhiều tính ưu việt. Chế độ phân phong thời Chu, anh em con cháu cùng dòng họ trên danh nghĩa là tăng cường khống chế đất đai, kết quả lại đánh lẫn nhau, chư hầu cát cứ, Thiên tử muốn quản lý cũng không quản lý được. Nhà Tần bãi bỏ phân phong, lập quận huyện có lợi cho tập quyền trung ương, tránh được phân chia và cát cứ.

Ngoài chế độ chính trị, Tần Thủy Hoàng còn hạ lệnh để tất cả các hộ dân trong cả nước khai báo đăng ký đất đai, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông. Tần Thủy Hoàng hạ lệnh thống nhất văn tự, hệ thống đo lường, tiền tệ và đường sá, dỡ bỏ chướng ngại của sáu nước. Để mở rộng hơn nữa vùng đất đã thống nhất, ông ta cho nối liền tường thành của các nước Tần, Triệu, Yên xây thời Chiến quốc, hình thành nên Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng. Tần Thủy Hoàng còn sai quân đi thống nhất vùng Lĩnh Nam Bách Việt, xây đường trong hẻm núi tăng cường mối liên hệ với vùng dân tộc thiểu số Tây Nam. Những chính sách này có tác dụng thúc đẩy rất tích cực đối với sự tiến bộ về giao lưu văn hóa, kinh tế và sự hình thành một nhà nước đa dân tộc thống nhất.

Để thống nhất ông ta ra lệnh "đốt sách" và "chôn nhà Nho". Thừa tướng Lý Tư cho rằng chế độ thời cổ không còn phù hợp với hiện tại, các bộ "Kinh điển" như "Thư kinh", "Thượng thư”... truyền lại từ thời cổ đại sẽ gây tác dụng không tốt, ít nhiều làm hỗn loạn lòng dân nên đề nghị cho đốt. Tần Thủy Hoàng chấp thuận đề nghị này. Năm thứ hai từ khi đốt sách, nghe nói có một số phương sĩ, nho sinh phản đối việc làm phi nghĩa của ông ta, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh điều tra, kết quả tìm ra hơn 460 người, tất cả đều bị "khanh sát" (chôn sống).

Hai sự kiện này tuy nói là làm theo cờ hiệu tư tưởng thống nhất nhưng khách quan mà nói nó đã gây tác hại bất lợi của chủ nghĩa chuyên chế văn hóa.

Nói tóm lại, sự nghiệp thống nhất của Tần Thủy Hoàng là một cống hiến to lớn trong lịch sử Trung Quốc, ảnh hưởng của nó đối với đời sau là không thể đo đếm.

Thống nhất và chia cắt, tập quyền và phân quyền trên phương diện chính trị là hai hình thức thống trị khác nhau. Nhìn từ góc độ lịch sử Trung Quốc, thống nhất và tập quyền là hình thức chủ yếu, chia cắt và phân quyền là thứ yếu. Áp dụng bất kỳ hình thức thống trị nào hoàn toàn là do cơ sở kinh tế cụ thể và bối cảnh lịch sử hiện thực quyết định, không thể do con người làm ra, đất nước làm ra, mong muốn làm ra một cách giáo điều. Trong thương trường thời hiện đại, hai hình thức thống nhất tập quyền và độc lập phân quyền đều có tính hợp lý của nó, tất cả cùng phải dựa vào thời cơ, dựa vào hoàn cảnh, xem xét và phân tích tình hình cụ thể. Do thế giới bước vào thời kỳ tư bản lũng đoạn, thêm vào đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật cao, con người cảm thấy trái đất nhỏ đi, xây dựng một thị trường rộng lớn thống nhất đã trở thành ước muốn ngày càng mãnh liệt của mọi người, là trào lưu của sự phát triển kinh tế thế giới. Trước tình hình đó, tư duy của mọi người không những chỉ bó hẹp ở tầm vi mô của công ty mình mà cần phải phóng tầm mắt ra xa, suy nghĩ đến sự hình thành và tác dụng của cách thức một thị trường thống nhất trên phạm vi toàn thế giới.

Italia trên bản đồ châu âu nhìn giống như một chiếc ủng cắm thẳng vào Địa Trung Hải. Từ thời cổ La Mã đến nay, nơi đây đã có truyền thống lâu đời về buôn bán với nước ngoài. Nó đóng vai trò quan trọng là cầu nối kinh tế giữa ba châu âu, á và Phi. Kinh tế đối ngoại chiếm một tỉ lệ cực kỳ lớn trong nền kinh tế nước này, là một trong những cột trụ quan trọng của kinh tế Italia.

Từ thập kỷ 90, đặc biệt là từ năm 1992 đến nay, cộng đồng các quốc gia châu âu thực hiện thống nhất thị trường lớn. Một khi toàn bộ thị trường lớn thống nhất hình thành thì hàng hóa, vốn, nhân viên, nhân công... tất cả đều sẽ tự do lưu động. Để nâng cao sức cạnh tranh tổng thể, đáp ứng nhu cầu của sự hình thành thị trường lớn thống nhất, Italia trên cơ sở quan hệ buôn bán với nước ngoài từ lâu đời cố gắng thực hiện chiến lược xuất khẩu "một con rồng". Không làm như vậy Italia sẽ mất đi ưu thế của mình trên thị trường lớn thống nhất. Tại sao vậy? Bởi vì trong số hàng xuất khẩu của Italia thì phần lớn là hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các quốc gia khác (ví dụ Anh, Đức...) từ thập kỷ 90 trở lại đây đều đã có những bước tiến mạnh mẽ với mục tiêu quốc tế hóa các tập đoàn doanh nghiệp, chỉ riêng Italia vẫn rất thiếu các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế hóa lớn có sức cạnh tranh cao. Trong số 100 nhà doanh nghiệp lớn trên thế giới, Italia chỉ có 2. So sánh điểm này với các quốc gia khác là tương đối lạc hậu.

Để thích ứng với nhu cầu của thị trường thống nhất mà trong đó có thể cạnh tranh với các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế hóa lớn, Italia đã cho xây dựng các xí nghiệp liên doanh nhiều hình thức, hợp tác gắn liền với sản xuất và tiêu thụ. Nhìn từ góc độ quốc gia, dùng chính sách khuyến khích phát triển chiến lược "hệ thống xuất khẩu” tức là khuyến khích xây dựng hệ thống hoàn chỉnh một con rồng: Sản xuất, tiêu thụ, phục vụ trên trường quốc tế.

Thực tiễn chứng minh, cách làm này là cực kỳ đúng đắn. Phát huy ưu thế tổng thể, tạo ra khả năng tác chiến hiệp đồng mới có thể đứng ngang hàng với các tập đoàn công ty đa quốc gia của các nước khác trên thị trường lớn thống nhất, đứng vững ở vị trí bất bại.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét