Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tần Hán 31 - 60-5

Trang 5 trong tổng số 7

Chương 48

Kế Một Mũi Tên Trúng Hai Đích
Triều Thác là một trọng thần thời Văn, Cảnh Đế. Ông rất thông minh, thường xuyên có mưu sách hay có tác dụng lớn đối với việc làm yên xã tắc, rất được triều đình tán thưởng.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Đầu nhà Hán, vì loạn chiến kéo dài, kinh tế vô cùng yếu kém, từ thời Lưu Bang đến Văn, Cảnh Đế, triều đình áp dụng chính sách kinh tế chăn nuôi, trồng trọt. Để giảm bớt gánh nặng của nông dân, triều đình từng áp dụng một số chính sách có lợi cho việc phục hồi và phát triển nông nghiệp. Trong đó quan trọng nhất là miễn thuế điền. Thế nhưng nếu miễn giảm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến ngân khố. Lúc đó Triều Thác nghĩ ra một kế là: "nhập thóc lúa, bán tước vị". Và đây là chính sách trụ cột, có tác dụng lớn lúc đó. Triều Thác đưa ý kiến: "Thực lực của thương nhân ngày càng mạnh bọn họ nắm trong tay hàng hóa, thao túng vật giá, cho vay nặng lãi, thậm chí còn làm cho tiểu nông phá sản. Như thế chứng tỏ, không thể xem nhẹ vai trò của họ. Trước đây chính sách "trọng nông khinh thương", khiến cho thương nhân trở thành lực lượng tách rời, đối lập với triều đình. Chính sách này cần thay đổi, có thể cho họ dùng lương thực thóc lúa để chuộc tội hay mua tước vị. Như thế kho tàng triều đình luôn đầy ắp mà có thể thực hiện chính sách giảm thuế điền cho nông dân. Thương nhân mua thóc của nông dân, giá thóc sẽ nâng cao, có lợi cho dân, thương nhân thì có chức vị, nâng cao địa vị chính trị, cả ba: triều đình, thương nhân, nông dân đều có lợi lớn." Hán văn Đế đồng ý, năm 168 trước Công nguyên hạ lệnh cho mua tước vị Việc này tạo một cơn sốt, thương nhân lập tức đổ xô mua thóc lúa đổi lấy chức vị. Kho tàng được một lượng lương thực đủ dùng 5 năm.

Thực ra thời đầu nhà Tần, Thương Ưởng đã thực hiện chính sách để cho người dân, thương nhân mua tước vị trong quân đội trong sản xuất nông nghiệp v.v... Nước Tần đã có một số lượng lớn các quan tước kiểu này. Sau đó, Tần thực hiện "trọng nông khinh thương" chức tước của thương nhân bị bãi đi. Nhà Tần thống nhất, hòa bình lập lại sau chiến tranh, chức tước trong quân đội không còn, chỉ còn tồn tại trong dân và chủ yếu rơi vào tay nông dân. Đầu Hán, Lưu Bang càng xem nhẹ thương nhân hơn do đó vị trí của họ trên lĩnh vực chính trị không có gì thay đổi.
Triều Thác nhìn thấy xu hướng phát triển, lợi dụng bối cảnh lịch sử đặc thù kịp thời đưa ra chính sách "đổi thóc lấy tước” có thể gọi là một mũi tên trúng ba đích, quốc gia có lương thực, nông dân có tiền, thương nhân có địa vị. Chính sách này quả có tác dụng đối với nhà Hán.
Trên thương trường ngày nay, kế sách một mũi tên trúng ba đích, thậm chí bốn, năm đích thường đem lại kết quả tốt cho kinh tế, xã hội.
Huyện Vạn, Tứ Xuyên, Trung Quốc có một ông chủ tên là Mâu Kỳ Trung, ông sáng lập công ty Nam Đức. Tháng 3 năm 1992, tập đoàn này gây chấn động giới kinh tế Trung Quốc bởi tin: Hơn một vạn tấn vật tư ứ đọng của 300 doanh nghiệp trong nước đã được ông đổi lấy 4 chiếc phi cơ chở khách loại lớn 154 M của Nga cho hãng hàng không Tứ Xuyên. Thông qua việc "thiết kế thị trường" kiểu này, tập đoàn Nam Đức thu được 128 vạn tiền môi giới. Lần kinh doanh này ảnh hưởng đến hai quốc gia, dùng 2,4 tỉ franc Thụy Sĩ, 4 chiếc phi cơ chở khách cỡ lớn, hơn 1 vạn tấn hàng mà chỉ với thời gian 3 năm, quả thật là kỳ tích.
Công ty Nam Đức đầu tiên đã nghiên cứu kỹ thị trường, và luật pháp hai nước, biết được một số điều:
Thứ nhất phi cơ của Nga đang ế ẩm, thứ hai, quần áo, thực phẩm, cơ giới Trung Quốc ứ thừa, thứ ba, nhu cầu của hai bên lớn và thứ tư, chính phủ hai nước khuyến khích hàng đổi hàng.
Thông qua thời gian dài đàm phán, Công ty Nam Đức được hai phía tin tưởng. Xưởng sản xuất máy bay của Nga đồng ý giao hàng trước. 4 chiếc phi cơ cỡ lớn đáp xuống Thành Đô trước kỳ hạn. Nhưng công ty hàng không Tứ Xuyên lúc đầu không có tiền trả. Nam Đức dùng 4 chiếc máy bay làm tài sản của công ty, thế chấp vay tiền ngân hàng. Ngân hàng cho vay số tiền đó. Công ty Nam Đức lập tức thỏa ước với hơn 300 xí nghiệp trong nước, còn bỏ tiền ra trước, để các xí nghiệp này lập tức chuyển hàng cho Nam Đức. Sau khi sự việc kết thúc thành công, mấy bạn hàng liền đến cảm ơn Nam Đức.
Giám đốc xưởng sản xuất máy bay cảm ơn vì Nam Đức đã giúp ông tiêu thụ 4 chiếc máy bay. Hơn nữa lại cung cấp cho ông hơn 50 xe hàng đang khan hiếm ở Nga, ông nhanh chóng tung hàng ra thị trường và kiếm một khoản tiền lớn.
Giám đốc công ty hàng không Tứ Xuyên cảm ơn Nam Đức vì đã giúp ông mua được 4 chiếc máy bay kịp thời vụ kinh doanh, vận chuyển, thu được không ít lợi nhuận.
Các công ty xí nghiệp và lãnh đạo trong nước cảm ơn Nam Đức vì đã giúp họ tiêu thụ được lượng hàng ứ đọng.
Thậm chí ngân hàng vui mừng vì đã có một khách hàng vay số tiền lớn, trả nợ đúng hẹn.

Vụ làm ăn này có phải là một mũi tên, trúng ba đích không? Làm sao mà thành công? Mâu Kỳ Trung nói ra bí quyết của mình: "Có thể nói tôi là một diễn viên đa năng trên sàn diễn. Sản xuất máy bay tôi không thể giỏi bằng giám đốc nhà máy sản xuất máy bay Gubixphu của Nga, về hàng không tôi không giỏi bằng lãnh đạo hãng. Về đồ hộp tôi không bằng giám đốc nhà máy đồ hộp Vạn Huyện. Nhưng người Nga không biết 0,11 tỉ dân Tứ Xuyên đang cần phi cơ ra sao, người Tứ Xuyên lại không biết làm thế nào mua được phi cơ với giá hợp lý. Giám đốc sản xuất đồ hộp không biết bên Nga người ta xếp hàng để mua nó khó khăn ra sao. Còn tôi thì tôi biết rõ tất cả.

Chương 49

Kẻ Cắp, Bà Già Gặp Nhau

Triều Thác và Viên Anh từ xưa đã không hợp nhau. Chỉ cần Triều Thác có mặt là Viên Anh tìm cách tránh đi và ngược lại. Hai người chưa từng ngồi cùng nhau đàm luận.
Hán Cảnh Đế lên ngôi, Triều Thác được phong ngự sử đại phu. Sau điều tra ông biết Viên Anh đã từng tư lợi tài sản của Ngô Vương, bèn báo lại với Cảnh Đế, vua bèn miễn chức quan của Viên Anh đi. Ngô, Sở chư hầu vương làm loạn, Triều Thác muốn thừa cơ ghép Viên Anh vào tội chết, nói với quan Thừa Sứ. "Viên Anh nhận nhiều lễ vật của Ngô Vương, chuyên biện hộ cho chúng, nói chúng không thể làm phản. Hiện nay Ngô, Sở nổi loạn rồi, còn nói gì được nữa, nên bắt giam ông ta thẩm vấn làm rõ âm mưu”. Quan thừa sử nói: "Khi Ngô, Sở còn chưa làm loạn, xử lý Viên Anh còn phòng trừ được chúng nổi loạn. Nay việc đã rồi nếu còn truy sát ông ta cũng chẳng có ích gì. Hơn nữa ông ta cũng là một đại phu, chắc chẳng có âm mưu gì” Sau đó nói Triều Thác đi về. Đang trong lúc Triều Thác do dự không biết tính sao thì có kẻ mật báo điều này cho Viên Anh. ông ta hận lắm nghĩ "Triều Thác ngươi hại ta hết lần này đến lần khác, nay còn muốn đổ họa cho ta. Ta không thể ngồi đợi được". Đêm hôm đó Viên Anh tìm đến nhà một vị quan to bàn cách giải quyết. Vị quan này đã từng làm Tam Công, một trọng thần trong triều. Mới đây do việc Ngô, Sở làm loạn mà bị bãi chức, hận Triều Thác khắc cốt ghi xương. Nay Viên Anh tìm đến bèn bày cho kế hại Triều Thác. ông tuy đã miễn quan, nhưng địa vị, ảnh hưởng còn lớn, ông trực tiếp nói với Cảnh Đế rằng: Ngô, Sở làm phản Viên Anh biết rõ nguyên do, triệu ông ta vào triều mà hỏi." Viên Anh vừa vào triều giật mình thấy Triều Thác đã ở đó. ông ta bèn nói chuyện chu tộc với Cảnh Đế, chỉ nói rằng "Ngô, Sở tiền hàng đống, lại có thể nấu nước biển thành muối. Giàu có như vậy làm sao muốn làm phản?". Còn nói mình có mưu kế lui loạn binh Ngô, Sở. Cảnh Đế vội hỏi là mưu kế gì, ông ta nói "thiên cơ bất khả lộ, không tiện để người ngoài nghe". Cảnh Đế bèn cho mọi người lui, Triều Thác đành tuân lệnh.

Bốn phía không người Viên Anh mới nói "Thần nghe nói Ngô, Sở liên kết, thư từ liên hệ mật thiết, là vì chuyện phong đất đều là do Triều Thác đề nghị tước đất của phiên vương. Vì vậy tạo ra mâu thuẫn, bọn họ nổi loạn là nhằm vào Triều Thác, chỉ cần bệ hạ trừng phạt Triều Thác bọn họ sẽ rút quân về đất cũ, nhất định bãi binh tạ tội, vậy còn cần xuất binh chinh phạt không?"
Cảnh Đế nghe xong thấy rất sáng tỏ vấn đề, Triều Thác quả có dâng sách "tước phiên". Nghe Viên Anh nói vậy hy vọng sẽ có hiệu quả. Thế là vua lập tức triệu người nhập cung tiếp mật lệnh, cho sứ giả đến phủ quan ngự sử truyền nhập cung gấp. Không ngờ xe không đưa Triều Thác vào cung mà kéo thẳng tới động thành Trường An. Đến khi Triều Thác hiểu ra thì đầu đã lìa khỏi cổ.
Trong lúc bị Triều Thác âm mưu hãm hại, Viên Anh đã mượn tay hoàng đế giết kẻ thù của mình. Trên chính trường đó là một thứ thuật quyền. Trên thương trường dùng tay người khác để đạt mục đích của mình là cách phổ biến. Đó là biện pháp có hiệu quả ngay trong thời gian ngắn, Trung Quốc có một câu thành ngữ "Tôm tép đánh nhau ngư ông được lợi". Ngư ông mượn lúc hai đấu thủ giao tranh mà giành phần lợi. Cách này gặp nhiều trên thương trường.
Xưởng chế tạo ô tô Trường Xuân, Trung Quốc là đơn vị đầu tiên ứng dụng dây chuyền sản xuất của xe hơi. Adi và nó là sự thành công của công ty xe hơi Tazusi trong việc lợi dụng những thành quả của công ty Mỹ Claire.
Lúc đầu, Trường Xuân không có kế hoạch hợp tác với Tazusi. Đối tác của họ là công ty Mỹ. Mới bắt đầu, đàm phán thì rất tốt, hai bên ký hợp đồng nhập khẩu dây chuyền sản xuất động cơ của Mỹ. Thế nhưng khi tổng giám đốc của công ty Trường Xuân và đoàn đại biểu sang Mỹ lần thứ hai, thái độ công ty Mỹ thay đổi 180 độ. Họ làm cao, đòi nâng giá, đòi thêm điều kiện kèm theo. Tại sao lại như vậy. Vì bọn họ có tình báo nên biết các bộ phận liên quan phê chuẩn hạng mục mới sản xuất xe, lại ký hợp đồng nhập dây chuyền sản xuất động cơ rồi, vì thế phía Mỹ muốn ép công ty phải chấp nhận tăng giá và điều kiện phụ và cho rằng công ty Trường Xuân chỉ còn cách chấp nhận.

Đúng lúc đó, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty xe hơi Tazusi của Đức sang thăm Trung Quốc. Hai bên sau khi nắm rõ tình hình của nhau chủ tịch hội đồng của Tazusi, ông Hahn bày tỏ nguyện vọng hợp tác với Trường Xuân trên cơ sở hiện tại ông nói: "Tôi muốn một sự hợp tác tốt đẹp với Trường Xuân, nếu giám đốc có thành ý, sau bốn tuần nữa mời ngài đến thăm công ty tôi, chúng tôi rất vinh hạnh được đón tiếp".
Bốn tuần sau, tổng giám đốc Lữ Phúc Nguyên cùng đoàn đại biểu của Trường Xuân sang Đức xem việc lắp động cơ của Claire trên xe Adi, vì động cơ dài nên hình dáng xe rất dài. Lãnh đạo công ty Claire của Mỹ là con người giỏi, chuyên gia quản lý, nhưng lần này bị công ty Tazusi của Đức hớt tay trên. Khi tin Trung Quốc và Đức hợp tác bay đến tai phía Mỹ, họ vội vàng thay đổi thái độ muốn hợp tác hòa bình, thân thiện. Nhưng đã muộn, sau khi cân nhắc đôi bên công ty Nhất Khí đã sớm quyết định chọn đối tác là Tazusi của Đức.
Muốn người vào chỗ chết, rốt cục thì mình cũng sẽ bị thất bại, còn công ty Tazusi của Đức đã mượn tay công ty Mỹ để đạt được mục đích của mình.

Chương 50

Ở Hiền Gặp Lành
Trong lúc hội kiến Ngô Vương, Viên Anh phát hiện một tên thuộc hạ tư thông với người hầu gái của mình. Nhưng ông vẫn điềm nhiên, coi như không biết. Về sau có người nói lại với tên thuộc hạ. "Viên Anh biết chuyện tư thông của anh rồi". Tên thuộc hạ sợ quá bỏ trốn. Sau khi biết tin, Viên Anh liền đích thân cưỡi ngựa đuổi theo, bắt kịp anh ta. Ông không những không trị tội mà còn tặng người hầu gái kia cho hắn và giữ nguyên chức quan cũ.
Sau khi Triều Thác chết, Viên Anh trở thành quan Thái Thường của triều đình. Khi Viên Anh với tư cách là Thái Thường đi sứ Ngô quốc, Ngô Vương muốn ông làm tướng lĩnh của Ngô Vương. Làm như vậy, đương nhiên không thích hợp, nên Viên Anh từ chối. Ngô Vương rất phẫn nộ muốn tiêu diệt ông, điều một đoàn 500 người do một đô úy đứng đầu bao vây chỗ ông ở. Khi đó tên thuộc hạ trước kia, thật trùng hợp, là tư mã trong đoàn quân bao vây ấy. Anh ta thấy Viên Anh thường ngày rất tốt mình không nên chống lại. Thế là anh ta mang toàn bộ quần áo đổi lấy hai thạch rượu. Khi đó đang lúc rét buốt, vệ sĩ, binh lính đều rét và khát, anh ta liền chuốc rượu chúng. Chẳng mấy chốc chúng đều ngủ say như chết.
Vị tư mã này nửa đêm đánh thức Viên Anh dậy, nói "ngài có thể rời đi được rồi, sáng sớm ngày mai, Ngô Vương sẽ giết ngài". Viên Anh không tin, ông không hiểu tại sao người lính này lại vượt gió rét đến để báo tin cho ông, lại còn cứu ông nữa. "Đây có phải một cái bẫy không?" Trong lúc còn chần chừ, suy tính, vị tư mã bèn nói "Tôi chính là người tư thông với hầu gái của ông trước đây". Nghe vậy Viên Anh liền nhớ ra. Ông lạy anh ta một lạy biểu thị lòng biết ơn sâu sắc. "Ở đây anh còn có người thân, làm sao tôi để liên lụy đến anh được". Vị tư mã đáp "Chỉ cần ngài đi thì tôi cũng đi, người thân tôi đã cho đi trốn rồi, ngài còn lo gì nữa?".
Nói xong anh dùng dao rạch tấm lều bạt, mỗi người chạy một hướng. Viên Anh ôm phù tiết và cờ của triều đình chạy một mạch hơn 70 dặm, đến lúc trời sắp sáng mới biết mình đã thoát khỏi nước Ngô. ông lấy một con ngựa phi về triều đình báo cáo.
Tục ngữ nói có gió xuân mới có mưa mùa hạ. Ý là anh đối xử tốt với người ta thì người ta sẽ báo đáp lại anh. Trung Quốc rất coi trọng việc đáp lễ có đi có lại. Nếu Viên Anh lúc đầu không đối xử tốt với thuộc hạ như vậy, thì vị tư mã sau này làm sao lại có thể cứu mạng ông trong lúc nguy kịch. Trên thương trường hiện nay cũng vậy. Đối xử với cấp dưới, khách hàng tốt ra sao chính là điều quan trọng để xí nghiệp của mình đi được đến thành công.
Cửa hàng Baban của Nhật có hơn 50 năm lịch sử, tổng số vốn hiện nay là hơn 8 tỉ yên. Cơ sở gồm có 82 cửa hàng nhỏ trong nước, 12 thị trường nước ngoài. Bí quyết thành công của Baban là lấy sự chân thành phục vụ khách. Tháng 9 năm 1959 bờ biển phía đông của Nhật bị bão tàn phá. Khi bão sắp kéo đến, nhiều cửa hàng đều đóng cửa. Nhưng ông chủ của Baban vẫn cùng một nhân viên đội mưa gió lái xe đến nông trường thu mua rau xanh. Có lẽ các cửa hàng đều đóng cửa nên rau xanh của dân bị ế, nhìn thấy ông chủ của Baban lặn lội mưa gió đến mua rau thì rất cảm động, bán rau cho ông với giá rẻ nhất.

Trong gió bão lái xe rất nguy hiểm, ông chủ và người nhân viên dò dẫm men theo bờ biển, gặp không biết bao nhiêu là khó khăn trên đường. Họ về đến nhà vào lúc 12 giờ hơn. Ngày hôm sau, mưa ngớt, trời hửng nắng. Các cửa hàng đóng cửa trước đó một ngày không có rau bán, thị trường hàng họ khan hiếm. Mưa bão làm hỏng hoa màu ngoài ruộng, đường sá bị tàn phá, trong ba, bốn ngày liền, rau vẫn còn hiếm.
Baban trải qua nguy hiểm mới có được nguồn hàng, có thể lợi dụng cơ hội này kiếm lời. Nhưng ông chủ vẫn cho bán rau với giá bình thường như mọi ngày, thái độ phục vụ ân cần, thành thật làm khách hàng cảm động. Tin tức nhanh chóng được truyền đi, chưa đầy vài tiếng toàn bộ thành phố đều biết.
Vài ngày sau, hết bão, nhưng rất nhiều chị em vẫn thích đến cửa hàng này mua rau, thậm chí có người còn đi đường xa đến. Sau này cửa hàng có thêm một lượng lớn khách thường nhật. Đây quả là tác dụng lớn do uy tín và lòng thành thật mang lại.
Ông trùm của tàu thuyền Hồng Kông tên là Bao Ngọc Cương, năm 1976 trên bục giảng trường đại học Havard ở Mỹ phát biểu "Kiên trì phương châm cho thuê tàu với giá thấp nhưng thời gian ký hợp đồng dài. Cố gắng giảm những rủi ro, tránh tính đầu cơ nghiệp vụ”.
Năm 1955, Bao Ngọc Cương mới bắt đầu nghề vận tải bằng thuyền, thành lập "công ty Hoàn Cầu”, đến Anh mua chiếc tàu chở hàng trọng tải hơn 8000 tấn, đã dùng 28 năm với giá 77 vạn đô la. Ông cho một công ty đường biển của Nhật thuê lại để vận chuyển than từ ấn Độ tới Nhật. Nhiều người chế giễu ông là không hiểu gì về ngành vận tải. Ông vẫn kiên trì phương châm cho thuê giá rẽ. Kết quả là năm thứ hai vì chiến tranh vận tải đường bộ Suyshi đóng cửa, tạo ra sự thịnh vượng của nghề cho thuê tàu. Vận tải gia tăng, ông kiếm được khoản tiền lớn. Ông thà cho thuê giá thấp, dài hạn còn hơn là giá cao, ngắn hạn, như thế ông lấy được lòng tin đối với khách làm ăn lâu dài. Có thời gian vận tải đường biển gặp khó khăn, cho thuê thuyền rất khó kiếm lời, thế nhưng với chính sách "thuê lâu dài", "giá thuê thấp" ông không chỉ vượt qua cửa ải đó mà còn thu về lợi nhuận. Dựa vào số lợi nhuận đó mua thêm 7 thuyền nữa.
Có thời kỳ xăng dầu trở thành mặt hàng bán chạy, những người vận chuyển xăng dầu nâng giá vận chuyển lên cao, nhưng Bao Ngọc Cương vẫn áp dụng chính sách cũ để vận chuyển cho một công ty dầu khí ở Mỹ. Năm 1973, ngành xăng dầu không hưng thịnh như trước, trong khi người khác phá sản thì ông vẫn giữ được ổn định mà lại có phần phát triển nữa.

Con mắt nhìn xa trông rộng, không ham cái lợi trước mắt đã gây cho ông nhiều tiếng thơm trong bạn hàng. Đối xử tốt với khách hàng họ sẽ đáp lại bạn nhiều hơn. Một tờ báo ở Anh viết: Bao Ngọc Cương là một người có bản lĩnh thần kỳ, thông minh và có đầu óc nhìn xa trông rộng. Bí quyết của ông là lấy "phương pháp kiếm lợi lâu dài hoàng đế trên biển". Lãi suất ngân hàng rất thấp nhưng đảm bảo uy tín lâu dài, cái uy tín này sẽ thu hút vô số khách hàng và tất nhiên tiền của sẽ cuồn cuộn như nước đổ về.

Chương 51

Dắt Bò Phải Biết Xỏ Mũi
Hán Cảnh Đế nghe lời Viên Anh giết Triều Thác, cho rằng như vậy thì Ngô, Sở Vương sẽ lui binh, nào ngờ Viên Anh nhận lệnh triều đình đến nước Ngô hạ lệnh, Ngô Vương không những không lui binh mà còn bao vây chỗ ở của Viên Anh. May mà có viên tư mã chịu ơn ông trước đây đến cứu mạng nên mới thoát được. Lúc đó Cảnh Đế mới vỡ lẽ, vội hạ lệnh cho thái úy Chu Á Phu dẫn quân đi dẹp loạn. Lúc ấy Chu Á Phu đang đóng quân ở Tế Thượng, nhận lệnh vua vội chuẩn bị khởi binh tiến về Huỳnh Dương. Trong lúc quân đội sắp xuất phát có một người hình dáng giống sĩ đại phu chặn đường xin cầu kiến. Người này thấy Chu Á Phu liền nói: "Tướng quân đi phạt Ngô, Sở, nếu thắng trận thì là phúc lớn cho tông miếu, xã tắc ngược lại, thiên hạ sẽ rơi vào họa nội chiến. Việc này trọng đại vô cùng, có thể nghe tôi nói một lời không?" Chu Á Phu thấy nhân sĩ hiến kế, trong bụng mừng lắm, xuống ngựa hành lễ đáp: "Tiên sinh mời ngài, tôi vui lòng nghe cao kiến". Người nhân sĩ này tên Triệu Thiệp, ông ta nói "Ngô Vương cầm quân đã nhiều năm có tài lực mạnh làm hậu thuẫn, từ lâu nuôi dưỡng một đội cảm tử quân. Lần này tướng quân viễn chinh, hắn nhất định cho cảm tử quân mai phục ở Hào, Mãnh, tướng quân không thể không đề phòng. Việc quân quý ở chỗ thần tốc. Tại sao tướng quân không đi vòng con đường bên phải, từ Lam Điền, Vũ Quan tiến đến Lạc Dương bất ngờ đánh làm cho địch không kịp trở tay, tưởng quân đội ngài từ trên trời rơi xuống. Như vậy không đánh mà cũng thắng”.

Chu á Phu thấy kế sách hay bèn mời Triệu Thiệp ở lại, ban đêm Triệu Thiệp chỉ đường cho quân khởi hành, đến Lạc Dương rất thuận lợi. Ông còn cho người đi do thám vùng Hào, Mãnh quả là có quân mai phục. Ông cho đánh đuổi một nửa, bắt một nửa, sau đó lập tức chiếm cứ Huỳnh Dương, chuẩn bị quyết chiến. Dụng ý chiếm cứ Huỳnh Dương của Chu Á Phu là vì vùng đất này rất trọng yếu, phía trái có kho lương thực, phía phải có kho vũ khí, quân cơ. Khi Sở, Hán giao tranh, Lưu, Hạng cũng vì lý do ấy mà cố thủ vùng này. Chu Á Phu chiếm Huỳnh Dương thì cắt đứt đường vận chuyển lương thực của phản quân, coi như ngồi ở thế thắng rồi.
Kỳ thực, trước khi Chu Á Phu chiếm cứ Huỳnh Dương, rất nhiều mưu sĩ đã hiến kế chiếm Huỳnh Dương cho Ngô Vương, một số thủ hạ lại hiến những kế khác làm Ngô Vương do dự, không biết làm sao. Thái độ chủ vương không rõ ràng, thủ hạ đương nhiên không muốn mạo hiểm tiến lên, đành để mấy chục vạn quân đóng ở biên giới nước Lương, đánh nhau với vua nước Lương là Lưu Vũ. Lưu Vũ bị đánh cho thảm hại. Một ngày cử mấy sứ thần cầu cứu Chu á Phu. Chu Á Phu vẫn ngồi yên trên thuyền câu cá, không nhúc nhích, chẳng sợ Lưu Vũ bẩm lên hoàng thượng. Nước Lương chỉ còn cách phái đại phu Hàn An Quốc dẫn binh liều chết giữ thành.
Đúng lúc đó Ngô Vương nhận tin báo Chu Á Phu đã chiếm được Huỳnh Dương, đường lương thực của đạo quân Ngô, Sở bị cắt đứt vô cùng hoang mang, cho chuyển mũi tấn công vào bản doanh của Chu Á phu. Nhưng Chu Á Phu cố thủ không xuất binh mặc cho địch khiêu chiến. Ngô Vương không làm được gì hai ngày sau bèn hạ lệnh tấn công. Chu Á Phu đã chuẩn bị trước, biết đây là mưu dương đông kích tây, lệnh cho thủ hạ cố thủ, còn mình dẫn tinh binh đón ở phía tây bắc. Quả nhiên tinh binh Ngô, Sở tiến đến, Chu á Phu hô hào binh sĩ, cửa thành mở rộng tên liên tiếp bắn ra như mưa, quân Ngô, Sở đại bại.

Mấy ngày sau quân Ngô, Sở cạn lương thực, vài ngàn quân Hán ra khiêu chiến. Kết quả là hiệu úy quân Huệ Mạnh tử trận. Con là Huệ Phu thề báo thù cho cha, đêm đến liền lẻn đến doanh trại quân Ngô, Sở phanh thây đám phản quân. Chỉ mười mấy quân Hán đã giết gọn toán quân sĩ của Ngô Vương, nếu toàn đội quân mà tiến đến làm sao chống lại nổi, lại thêm lương thực đã hết, trên, dưới không đồng lòng. Thấy thế cuộc đã thay đổi. Ngô Vương liền dẫn một số ít binh lính rút chạy, hơn 20 vạn quân còn lại như rắn mất đầu, đói khát đánh lẫn nhau.
Thời cơ đã đến, Chu Á Phu hạ lệnh tấn công. Cha con Ngô Vương chạy về Đông Việt, Đông Việt Vương đã nhận được thư lệnh của Chu Á Phu, lấy danh nghĩa lao úy, giết chết Ngô Vương. Tổng cộng trong vòng ba tháng Chu á Phu đại thắng.
Chu Á Phu luôn ở trong thế chủ động, lúc quan trọng nhất quyết định chiếm Huỳnh Dương, cắt đứt lương thực địch. Cuối cùng có thể nói không đánh mà thắng, thế như chẻ tre, khiến cho đối phương hỗn loạn. Việc quân trăm ngàn đầu mối, nhưng luôn có điểm quan trọng, chủ chốt. Nắm được nó như là dắt bò mà dắt được thừng sỏ mũi bò. Cái gọi là thế chủ động trong sách lược chính là điều này. Trên thương trường hiện nay, sự việc luôn đan xen phức tạp, chồng chồng lớp lớp như rừng. Nếu nắm được đầu mối chính, thì có thể đầu tư ít, thu được lợi nhanh, trong thời gian ngắn có thể làm được nhiều việc lớn.
Nhà phát minh Kim Gillet là người sáng lập ra công ty Gillet ở Mỹ. Năm 1985, khi đó ông 40 tuổi và là nhân viên bán hàng. Ông rất không vừa lòng với loại dao cạo râu lúc bấy giờ. Công việc đòi hỏi ông phải chăm sóc tốt diện mạo bên ngoài, nhưng con dao cạo này luôn làm ông khó sử dụng. Chợt mắt ông sáng lên, nghĩ trong lòng: "Mình cảm thấy phiền toái, đàn ông trên toàn thế giới này cũng thấy phiền toái, sao không phát minh ra một loại dao cạo mới nhỉ?" ông quyết tâm đầu tư cho ý tưởng này để giải quyết cho giới đàn ông nỗi phiền toái và đương nhiên cũng là để phát tài cho mình. Đây là việc rất khả thi. Và quả nhiên loại dao cạo râu mới được phát minh và tất yếu ông cũng phải mất rất nhiều công sức.
Năm 1903, ông thành lập công ty dao cạo Gillet. Lúc đầu sản xuất lưỡi và bàn dao cạo râu do ông phát minh. Trong 8 năm dao cạo râu Gillet đã đứng vững trên thị trường. Đúng lúc ấy chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, nó mang lại cơ hội trời cho, có một không hai cho sản phẩm của ông. Với giá gốc ông xuất buôn sản phẩm cho chính phủ. Sau đó chính phủ phát cho mỗi binh lính một chiếc dao cạo râu Gillet. Xem qua tưởng như chẳng lãi là bao, nhưng nó lại là cách quảng cáo hiệu quả nhất. Binh lính Mỹ mang con dao này đi khắp châu âu. Năm 1917, chỉ riêng lưỡi dao đã tiêu thụ hết 0,13 tỉ chiếc, gấp 80 lần lượng tiêu thụ ban đầu.

Tiền bối trồng cây, hậu thế hưởng bóng mát. Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Gillet đã mất, nhưng phương pháp kinh doanh trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất của ông được công ty kế thừa. Quân đội Mỹ mang theo loại dao cạo Gillet đi khắp thế giới, ở đâu cũng thấy mặt loại dao này. Sau chiến tranh công ty còn cho ra đời nhiều loại sản phẩm mới, đặc biệt là loại lưỡi dao cạo cao cấp màu xanh lam năm 1952 ra đời khiến lượng hàng tiêu thụ tăng vùn vụt, doanh thu năm 1962 là 0,276 tỉ đô la, lợi nhuận là 45 triệu đô la.
Đương nhiên núi cao còn có núi cao hơn. Nếu bạn đặt mục tiêu vào bộ râu và ria mép của đàn ông thì người khác cũng làm vậy. Một công ty của Ý phát minh ra loại lưỡi dao cạo không rỉ. Đây là một mối uy hiếp cho công ty Gillet. Nhưng đó cũng chính là động lực thúc đẩy. Với một năm rưỡi Gillet đã biết cách sản xuất ra loại lưỡi dao không rỉ. Sau đó công ty của Ý này lại sản xuất loại dao dùng điện. Gillet cố gắng phát huy sở trường, tránh sở đoản, tập trung ưu thế vào mặt an toàn, tiện lợi, bền, giá rẻ... để đối chọi lại loại dao mới này. Từ hành trình của công ty Gillet có thể thấy rằng, lúc đầu người sáng lập công ty xuất phát từ việc đánh giá đúng nhu cầu, lấy lưỡi dao cạo làm chiến lược phát triển. Đó là đã nhằm chuẩn phương hướng, hay gọi là đã dắt mũi bò, bước từng bước. Và đó cũng là sự gợi ý cho mọi người của công ty Gillet.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét