Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Đoán Án Kỳ Quan Tập 1-8

Trang 8 trong tổng số 32

Chương 4 (C)
Từ khi Triệu Tương mắc oan, thấm thoát đã nửa năm. Tuy mấy lần thẩm vấn, song Phùng thị vẫn biệt vô âm tín, trở thành nghi án. Một hôm từ huyện đường về phòng giam Triệu Tương gặp Chu Thanh Hà. Chu Thanh Hà là người từng phụ trách kho lương thục của huyện, chỉ do một sơ xuất nhỏ đã phải vào ngục. Là người nghĩa hiệp, vốn coi khinh tiền bạc, quý mến bạn bè, ở nhà ngục mấy ngày Chu Thanh Hà chuyện trò với Triệu Tương rất tâm đầu ý hợp. Một hôm Triệu Tương mời Chu Thanh Hà uống rượu, Thanh Hà hỏi cặn kẽ vì sao anh phải chịu tội. Triệu Tương kể hết mọi chuyện, Thanh Hà ngậm ngùi nói:
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

- Anh bị oan mà không sao tự gỡ tội cho mình, khiến tôi nghe mà nát ruột nát gan.
Nói xong Thanh Hà cúi đầu trầm ngâm hồi lâu, rồi lại hỏi:
- Có phải vợ anh họ Phùng, tên thường gọi là cô Bảy, cổ tay trái có một nốt ruồi không?
Triệu Tương nước mắt rơi lã chã nói:
- Vợ tôi đúng là con thứ bảy, tay trái có nốt ruồi, sao anh lại biết?
Chu Thanh Hà vội cầm lấy chai rượu, rót một chén đầy đưa cho Triệu Tương, rồi nói:
- Thế thì đúng rồi. Vợ anh còn sống, anh nhất định sẽ được tha. Tôi mừng cho anh.
Triệu Tương mừng vui khôn xiết, nói:
- Anh biết vợ tôi còn sống, xin anh chỉ giúp, đến chết tôi cũng không dám quên ơn.
- Tôi có người bạn thân, tên là Thẩm Cầu Trọng, - Chu Thanh Hà nói, - sống ở huyện Thượng Hải, cách thành mười dặm, nơi ấy gọi là Trang Viên nhà họ Lý. Nửa tháng trước tôi tới đó được bạn khoản đãi, ở mãi tới khuya. Bạn tôi bảo: "Ở đây có một mỹ nhân, anh có muốn gặp không?”. Tôi hỏi người ấy đẹp thế nào. Bạn tôi bảo: "Người này không phải là hạng gái lầu xanh, mà là gái nhà lành. Họ Phùng, tên Nhị Nương. Chồng bị tạm giam, nay gửi thân ở trang viên Lý Tịnh Ngô. Nàng đang độ thanh xuân, sắc đẹp khuynh thành, cô ta đòi giá rất cao, nếu không phải là bạn tương tri thì khó mà gặp được". Mới nghe nói thế, tôi đã thấy xiêu lòng. Tối ấy chúng tôi tới đó thế rồi bạn tôi về, chỉ mình tôi ngủ lại. Đêm đến tôi thấy cô ấy khóc rồi nói rằng: "Thiếp họ Phùng, tên thường gọi là cô Bảy. Chồng là Triệu Tương. Lấy nhau vừa được một năm thì gặp tai họa, bị Tưởng Vân lừa đến đây, bức thiếp đi vào con đường này. Nếu chàng có thể báo tin được cho gia đình, thiếp không bao giờ dám quên ơn". Tôi thương cô gặp chuyện không hay, phải dấn thân vào vũng bùn. Tôi đã hứa là sẽ giúp cô. Không ngờ, sau khi về nhà, việc vận chuyển lương thực bận rộn, chưa dò hỏi ra, nay gặp anh trò chuyện, thấy sự việc khớp nhau. Quả thực cô ấy đúng là vợ anh, không còn nghi ngờ gì nữa.
- Vợ tôi ở đấy, thì ta tính kế sao đây. - Triệu Tương hỏi.
- Tôi sẽ viết đơn bẩm lên huyện cho anh. - Chu Thanh Hà nói. Sau nhờ thằng nhỏ Chu Hiếu làm chứng dẫn bắt, chỉ thiếu người đưa lá đơn này trình lên quan huyện thôi.
Đang bàn soạn, thì Triệu Vân Sơn đến thăm. Triệu Tương nói hết chuyện cho bạn nghe. Triệu Vân Sơn vui mừng nói:
- Người đệ trình đơn không khó, có thể giao cho Triệu Nguyên cháu tôi.
Chu Thanh Hà lập tức viết đơn đưa cho Vân Sơn. Lại viết một bức thư dặn Kính Thừa ngay ngày hôm đó đem lệnh tới Thượng Hải.
Lính hầu đi hai ngày, chỉ dẫn người quản trang viên Lý Thái trở về Tri huyện vặn hỏi tỉ mỉ. Lý Thái nói:
- Ở trang viên của con không có Phùng thị, mấy tháng trước, gia chủ Lý Xuân Nguyên chỉ có một kỹ nữ Tô Châu tên là Mã Nhị Nương, cô ta ở được nửa tháng, rồi đi. Con cũng không biết cô ta hiện ở đâu, thì có lệnh của ngài gọi. Gia chủ con có gửi một bức thư dâng lên ngài, mời ngày tới chơi. Tri huyện tha Lý Thái về. Triệu Tương bị đánh hai mươi gậy, người làm Chu Hiếu cũng bị đánh mười gậy. Trở về nhà giam, Triệu Tương vô cùng đau khổ, khóc rống lên. Chu Thanh Hà cũng cảm thấy buồn, chẳng nói năng gì.
Hơn một tháng sau, Chu Thanh Hà được tha. Khi từ biệt Triệu Tương, Thanh Hà nói:
- Chỉ trong vòng năm ngày tôi quyết tìm ra sự thực, sẽ báo cho anh. Đúng như đã nói, tối ngày thứ sáu Thanh Hà tới nhà ngục, mặt mày rạng rỡ, nói với Triệu Tương rằng:
- Vừa ra tù, tôi đến đó ngay, dò hỏi biết cô ấy đã thay chỗ ở, và cũng đã tìm thấy. Tôi vừa gặp Triệu Vân Sơn, hẹn anh ấy sáng mai cùng đi tố cáo. Tôi đến báo tin cho anh biết. Nay chỉ chờ vợ anh tới, sẽ đối chất minh oan.
Triệu Tương nghe xong, hai hàng nước mắt chảy ướt đẫm gò má, nói:
- Rất cám ơn anh đã nhiệt tình cứu giúp, tôi đâu dám quên ơn. Chỉ có điều kiếp tôi là kiếp chó, phải dấn thân nơi tù tội chẳng may vẫn không tìm đưa được vợ tôi tới đây, tôi không bao giờ dám phụ lòng tốt của anh. Nhung tôi sẽ bị đánh đến xương tan thịt nát.
Chu Thanh Hà mặt tái đi nói:
- Lần này tôi sẽ tự làm chứng dẫn đi bắt, nhất quyết không sai. Hơn nữa, tôi rất ái ngại cho vợ chồng anh, một người bị giam cầm, còn một người phải làm gái lầu xanh. Tôi đã không ngần ngại, bỏ cả công việc đi khắp nơi tìm ra sự thực, mà anh lại không tin tưởng ư?
Triệu Tương vội quỳ xuống nói:
- Được anh nhiệt tình giúp đỡ như thế, tôi thề sẽ làm chó ngựa để báo đền anh.

Chu Thanh Hà ra khỏi nhà giam thì gặp Triệu Vân Sơn. Họ cùng mời Đổng Cận Tuyền tới chùa Phổ Chiếu bàn bạc, viết đơn cáo trạng. Các bị cáo gồm có ba người chủ mưu là Tưởng Vân, Lý Thái, Chu Thuận chủ nhà chứa chấp Phùng thị và ba người liên đới là Phùng Bá Nguyên, Phùng thị, Đổng Cận Tuyền là người láng giềng làm chứng. Triệu Nguyên vẫn là người đệ đơn như cũ; Chu Thanh Hà là người làm chứng dẫn đi bắt. Tất cả đã chuẩn bị xong, chỉ chờ bắt được Phùng thị, sau đó sẽ xét xử các phạm nhân.
Chưa tới mười ngày đã bắt được Phùng thị. Ngay chiều hôm ấy tri huyện mở cửa công đường, giải tất cả phạm nhân tới. Trước hết quan huyện gọi Phùng thị đập bàn giận dữ quát:
- Mày là kẻ dâm phụ, bỏ chồng trốn đi, cam lòng làm kỹ nữ, làm Triệu Tương phải vào tù. Khai ra sự thực, sẽ tránh được hình phạt.
- Bẩm quan lớn! - Phùng thị nói. - Quả thực oan cho con. Đêm ấy con bị chồng đánh đập tàn nhẫn, cùng quẫn, muốn nhảy xuống giếng cho chết đi. Nào ngờ, vừa mở cửa sau đã thấy Tưởng Vân đứng bên tường nghe trộm. Thấy con ra, hắn bèn lôi con về nhà, nói rằng: "Có việc gì ghê gớm thế, đừng có nghĩ quẩn. Hãy theo tôi, tôi sẽ đưa đến một nhà người thân thích, ở tạm mấy hôm, chờ tôi khuyên can chồng cô nguôi giận rồi hãy về". Đang lúc cùng đường, con buộc phải nghe theo. Ngay đêm ấy, hắn gọi chủ thuyền là Phương Minh cùng vợ là Dương thị đưa con đến huyện Thượng Hải, sau rời khỏi thành xuống nông thôn, tới tá túc tại trang viên nhà họ Lý. Hôm sau Tưởng Vân đến trang viên, con muốn về nhưng hắn nói: "Chồng cô bị tố cáo vì tội ngỗ ngược bất hiếu đang bị giam trong nhà tù chờ ổn thỏa mới về được”. Sau đó gần nửa tháng, hắn cùng một người tên Tiền Tuyển tới, nói với con rằng: "Chồng cô bị trọng tội giam trong ngực, không có tiền đút lót, nếu được năm mươi lạng biếu quan thì có thể được tha. Tú tài họ Tiền là nhà giàu có nếu chịu nghe lời tôi mà kết giao thì chồng cô sẽ được tha, và cô cũng có thể được về". Lúc ấy con biết hắn lòng dạ xấu xa, kêu khóc van xin nhưng hắn không nghe. hắn lại mưu mô với Lý Thái, dùng gậy đánh con hết sức tàn nhẫn, bức con phải chịu ô nhục. Đến nay đã mấy tháng, chúng thực hiện mưu kế độc ác mà không cho con đồng nào. Quả đúng như thế, cúi xin quan lớn đèn trời soi xét.
- Vợ chồng lục đục là việc thường của con người. - Quan huyện hỏi. - Vì sao phải tìm đến cái chết? Hơn nữa Tưởng Vân không liên quan gì, sao lại đứng sát tường nghe trộm. Mày hãy khai thực ra.
Phùng thị lại khai rằng, từ khi Triệu Tương đi buôn xa. Tưởng Vân đã gian dâm với Vương thị, rồi lại bức mình hành dâm. Phùng thị khai rũ từ đầu tới cuối. Tri huyện bèn gọi Tưởng Vân, cười khẩy nói:
- Mày là thằng xỏ lá. Đã gian dâm với mẹ con họ, lại thừa cơ dụ dỗ họ đi trốn, bức bách Phùng thị làm gái điếm. Mày là kẻ vô cùng độc ác, mày đáng tội chết.
Nói xong tri huyện lại cho gọi Phùng Bá Nguyên hỏi:
- Ngươi chưa rõ thật giả, sao lại tố cáo bừa về tính mạng con người. Ngươi có biết, vu cáo là tội nặng không? Theo luật đáng phải ngồi tù.
- Xin quan đèn trời soi xét. - Phùng Bá Nguyên cúi lạy nói. - Cha con con không có điều tiếng gì. Tất cả đều do Tưởng Vân báo tin, xúi giục con đi kiện.

Quan huyện gọi Triệu Tương lại nói:
- Từ trước đến nay người đã bị đánh bao nhiêu gậy?
- Con bị ông lớn ra ơn trừng phạt, bị đánh tất cả là một trăm linh năm gậy.

Đã thế thì ta cũng không đánh thằng xỏ lá độc ác này nhiều hơn. Chỉ đánh một trăm linh năm gậy, bằng Triệu Tương. Lúc ấy Tưởng Vân tự biết mình mắc trọng tội, chẳng còn lời nào để tự thanh minh cho mình. Tuy là dũng mãnh hơn người, nhưng vừa đánh được bảy mươi gậy đã lăn ra chết. Tri huyện lại gọi Triệu Tương hỏi:
- Vợ ngươi vốn thân đã ô nhục, danh đã nhuốc nhơ, anh muốn đoạn tuyệt hay đoàn tụ?
- Nhà con đã khánh kiệt, mẹ con đã qua đời. - Triệu Tương nói. - Trước mắt không ai thân thích, xin quan cho được đoàn tụ.
Tri huyện sai đánh Lý Thái, Chu Thuận, Phùng Bá Nguyên mỗi người mười gậy, định tội từng người. Rồi gọi Phùng thị nói:
- Ngươi là đồ dâm phụ, lẽ ra phải đánh hai mươi gậy, nhưng nể tình chồng ngươi mà ta tha cho.
Triệu Tương dẫn Phùng thị về, hàng xóm ai cũng tới an ủi. Khi nhắc tới Tưởng Vân, ai ai cũng nghiến răng nguyền rủa. Về sau Triệu Vân Sơn cho Triệu Tương vay hai mươi lạng bạc, mở cửa hàng bán bánh mì. Phùng thị hối hận lầm lỗi trước đây, chịu thương chịu khó giúp chồng buôn bán. Chưa đầy ba năm đã gom góp được mấy trăm lạng bạc làm vốn. Từng có thơ . rằng:
Kết nghĩa ai ngờ thành nghiệp chướng,
Phòng the lã chã lệ tuôn rơi.
Nếu trời không diệt phường gian ác,
Ngọc châu sao mất lại trở về.

Vào một ngày mùa xuân, Triệu Tương đến Tô Châu mua hàng. Triệu Tương mời Chu Thanh Hà tới Hổ Khâu du ngoạn. Chu Thanh Hà tuổi đã gần bốn mươi, song vẫn quen đi lại nơi ngõ liễu đường hoa, tiêu tiền như rác, ngao du khắp nơi. Lần này đến Hổ Khâu, Thanh Hà mời Triệu Tương đến một nhà chứa. Chủ lầu xanh tên là Chư Tú, trong tay mụ chỉ có hai chị em: một người gọi là Lai Hương, một người gọi là Vân Sảnh. Tối ấy hai người đã bỏ ra một lạng bạc để làm chủ. Bốn người cùng ngồi, uống rượu tới gần sáng mới tan. Chu Thanh Hà đòi Vân Sảnh, Triệu Tương dắt Lai Hương về phòng riêng mây mưa, thỏa nỗi hận lâu nay.
Triệu Tương và Lai Hương ở với nhau trong ba ngày. Triệu Tương mua hàng, chuẩn bị xong, nghĩ sáng hôm sau sẽ thoát khỏi cảnh này. Đêm ấy càng về khuya, sau khi mây mưa, Lai Hương khóc lóc nói với Triệu Tương rằng:
- Chàng quê ở Tùng Giang, thiếp cũng là con gái nhà lành vùng đó. Thiếp rơi vào vũng bùn này đã hai năm, lúc nào cũng muốn hoàn lương, nhưng khổ một nỗi, không ai nương tựa. Nay, may được chăn gối với chàng, được chàng ân ái, nếu như chàng cứu ra khỏi vũng bùn nhơ này, thiếp xin nguyện suốt đời nâng khăn sửa túi cho chàng.
- Nàng thuộc con gái nhà lành, song vì sao lại đến nông nỗi này? - Triệu Tương hỏi. - Nếu như muốn chuộc nàng thì phải mất bao nhiêu?
- Thiếp họ Dương, tên là Xảo Cô. - Lai Hương đáp. - Chồng thiếp là Tưởng Vân, phạm trọng tội, bị quan huyện đánh chết ngay tại huyện đường. Cha mẹ thiếp đều đã qua đời, tai họa ập đến, tên độc ác ấy tham lợi đã bán thiếp cho Chư Tú. Một thương nhân ở An Huy muốn chuộc thiếp, nhưng Chư Tú đòi một trăm lạng, bởi thế mà không ra được. Nay thiếp đã góp được một nửa, nếu chàng có năm mươi lạng thì có thể đưa thiếp đi cùng.
- Lần này tuy tôi có một trăm lạng thật, - Triệu Tương nói, - nhưng đã mua hàng hết rồi. Nàng hãy đợi chừng hơn tháng nữa, tôi sẽ tới bàn với nàng.

Lúc chia tay, Lai Hương dặn đi dặn lại Triệu Tương, mong rằng chàng tới cứu nàng, rồi nước mắt giàn giụa, khóc nức nở, thật đáng thương tâm. Triệu Tương nghĩ thầm, quả là trời báo ứng, quyết không sai hẹn. Về tới nhà, anh nói ngay chuyện ấy với Phùng thị. Phùng thị cứ năn nỉ khuyên Triệu Tương chuộc nàng về làm thiếp. Sau đó Triệu Tương bàn với Chu Thanh Hà, Triệu Vân Sơn, họ vui mừng khuyên Triệu Tương nên chuộc nàng về. Hơn một tháng sau, Triệu Tương tới Tô Châu, bỏ ra hơn sáu mươi lạng bạc chuộc lại Xảo Cô.
Từ đó Triệu Tương cùng Phùng thị và Xảo Cô sống với nhau rất hòa thuận. Mỗi khi nhắc đến Tưởng Vân, Xảo Cô vẫn còn oán hận. Về sau Phùng thị sinh được hai con trai, Xảo Cô sinh được một con gái. Tới nay vợ chồng họ sống vẫn bình yên.

Chương 5 (A)

Trương Xương Bá Thương Người Nên Thoát Nạn
Thơ rằng:
Tài mệnh gắn liền nhau,
Người xưa thường dạy thế.
Tử sinh, biết bao người liên lụy,
Mới tin rằng tiền tài như phân, đất mà thôi.
Nước uống cơm ăn tùy phận,
Nhà ở ba gian, giường tre một chiếc.
Việc chi phải lụy đến ngàn vàng.
Đáng buông tay, xin hãy buông tay,
Đừng cố bám mà thành oan nghiệt.

Bốn chữ tiền, tài, phân, đất trong bài từ thật là có ý nghĩa. Vì sao ngày nay người ta cứ chê câu nói ấy mà chỉ nói tới những hành vi của bọn phá gia chi tử? Hoàn toàn không biết câu nói này có thể làm người ta nên người. Vì sao vậy? Phải biết rằng cái nuôi người thứ nhất trong thiên hạ, chẳng gì bằng đất; cái nuôi vật thứ nhất trong thiên hạ chẳng gì bằng phân. Vậy thì phân và đất là gốc rễ của sinh sôi nẩy nở, là nguồn gốc của mạng sống, nó quả là cái đáng quý trong trời đất. Nó được giải thích, cũng giống như cách giải thích của chữ tài là "nguồn gốc của sự nuôi dưỡng sinh mệnh". Song một đằng là, công năng của nó cực lớn, dùng nó phải thật phù hợp. Chẳng hạn, thời tiết trồng mạch thì không trồng được lúa, nếu trồng lúa, không những không có lợi cho lúa mà lại còn có hại cho lúa mạch. Thời tiết trồng lúa thì không được trồng đậu, nếu trồng đậu, không những không có ích cho đậu, mà lại còn có hại cho lúa. Bởi vậy phải theo thời tiết mà cày cấy, thì tự nhiên thu lợi cả đôi đàng. Phân là cái rất có ích, nhưng có cái phù hợp với nước mà không phù hợp với phân, phù hợp với phân mà lại không phù hợp với nước. Nên ta phải xem thời tiết mà định liệu, không thể cứ khăng khăng theo ý riêng mình. Bởi thế cũng là dùng tiền tài, nhung dùng nó để đánh bạc chơi gái phè phỡn, dùng tiền của không đúng chỗ thì nhất định sẽ dẫn đến du đãng, hư hỏng, làm nhục tổ tông. Còn dùng tiền tài để cứu người, làm lợi cho vật thì đó là cái đáng dùng, như thế không những sẽ được tiếng là đạo đức, mà còn đem lại nhiều lợi ích khác, vừa được hưởng cuộc sống an nhàn, của cải lại sinh sôi nẩy nở. Những kẻ không biết cày cấy, mà dốc hết tiền của phung phí vào việc chơi bời, ta chẳng nói đến làm gì, song ngay cả nhũng kẻ keo kiệt không dám nhổ một chiếc lông chân để cứu người, thì cuối cùng cũng chẳng nên người. Vì sao vậy? Phàm là tiền của phải lưu thông trên đời, một người không thể vơ vét hết được. Nếu như nghĩ ra trăm phương ngàn kế, được một lại muốn mười, được mười lại muốn trăm, nhất định sẽ bị người đời oán hận, và sẽ có ngày thân bại danh liệt, tan cửa nát nhà. Thế mới biết câu tiền tài như phân đất nhằm dạy người ta phải biết chi tiêu, chẳng khác nào như phân đất sinh sôi phát triển vô cùng tận, đó chính là bí quyết xây dựng gia đình. Bởi thế không nói tiền tài như gạch đá, mà chỉ so sánh nó với phân đất. Người ngày nay không hiểu được ý nghĩa ấy, mà lại coi mấy chữ phá gia chi tử để chỉ kẻ hoang phí tài sản, đồng thời lại dùng ẩn ngữ ôm nỗi oan thiên cổ mà không sao rửa được để đả kích, thì quả thật đó là điều đáng tiếc. Câu chuyện dưới đây rất sát với câu châm ngôn, qua đây chúng ta phần nào chặn đứng được những việc xấu xa, tiêu diệt căn bệnh keo kiệt đến mức không muốn mất một chiếc lông chân để làm lợi cho thiên hạ. Câu chuyện rất có ích cho mỗi chúng ta.

Thời Vạn Lịch triều Minh, ở huyện Trường Châu, phủ Tô Châu, có một vị quan tên là Trương Quốc Thụy, tự là Xương Bá, vợ là Dư thị. Vốn là một gia đình Nho gia, song từ khi bỏ việc học hành, mở cửa hàng vải, cha Xương Bá trở thành phú ông, nổi tiếng giàu có. Đến đời Xương Bá, nối chí cha, Xương Bá còn giàu có gấp mấy cha, và vẫn giữ được danh hiệu phú ông.
Một hôm đang ngồi trong cửa hàng, Xương Bá thấy một người đi qua, rồi lại quay lại đứng trước cửa nhìn vơ vấn. Xương Bá đang định hỏi anh ta, thì thấy có người tới mua vải. Vì bận việc, nên ông không để ý tới nữa. Tối đến ông đóng cửa hàng, nghỉ ăn cơm, sau đó lại tính toán sổ sách, xong việc thì đã tới canh hai. Vừa cởi áo lên giường, còn đang nằm chưa ngủ, thì thấy ngoài cửa có tiếng động. Xương Bá định dậy xem sao, song nghĩ, người nhà đã ngủ, nếu dậy sẽ làm mọi người thức giấc, thật bất tiện. Hơn nữa cửa đã đóng cẩn thận, chắc chẳng việc gì, bởi thế ông cũng không để ý tới nữa. Song, tiếng động ngoài cửa vẫn cứ vọng vào. Xương Bá đành phải lặng lẽ ngồi dậy, rón rén nấp sau cánh cửa. Thấy trong bóng đêm, một người đi tới Xương Bá nhanh tay lôi lại, gọi người nhà dậy, châm đèn soi. Rất mừng thấy không mất gì, bên ngoài cũng không có ai. Người này đúng là người sáng nay đứng vơ vẩn trước cửa hàng. Lúc ấy người nhà định đánh song Xương Bá quát, ngăn lại nói:
- Đừng đánh, anh ta có lấy gì đâu!
Thấy thế, người ấy cho rằng ông chủ này là một người rất dễ dãi, bèn vội quỳ xuống nói:
- Con không còn gì để nuôi mẹ già, nên bất đắc dĩ phải làm việc này. Hơn nữa, đây là lần đầu, mong ông tha cho, lần sau con không dám đến quấy rầy ông nữa.
- Anh ạ, tôi cũng không muốn vất vả, - Xương Bá cười nói, - anh đã đến nhà tôi, sao lại về không. Không lấy được gì, thì tôi đãi anh một chén rượu cho ấm bụng.

Rồi ông gọi người nhà hâm một bình luôn mang ra, bày thêm hai đĩa thức nhắm, bảo anh ngồi xuống. Thấy chủ nhà đối xử như thế, anh không những xấu hổ, mà còn cuống lên nghĩ: "Thế này là thế nào? Nếu như thả mình ra thì ông quả là người rất tốt. Tại sao ông ấy lại cho mình uống rượu? Hay thấy mình không chịu được đòn, cho mình ăn rồi mới đánh". Anh cứ lưỡng lự mãi mà không dám ăn. Xương Bá biết được anh nghĩ gì, bèn nói:
- Anh cứ yên tâm ăn thoải mái, tôi không phải là người ngấm ngầm thanh toán anh đâu. Nếu định làm như thế thì tại sao tôi không gây khó dễ cho anh, lại còn tốn rượu mời anh?
Người ấy thấy ông là người tốt thực nên không dám phụ lòng, tự rót rượu uống.
Thấy anh ta ăn uống thoải mái, Xương Bá vui vẻ hỏi:
- Anh tên gì? Ở đâu? Trông anh không phải là người xấu, sao không kiếm việc gì làm, mà lại đi làm cái trò phạm pháp này.
- Con tên là Chu Ân. - Anh ta vừa ăn vừa đáp. - Nhà nghèo túng, mẹ lại ốm đau không có tiền chạy chữa thuốc thang, nên con phải làm liều. Mong ông tha tội.
Thấy hoàn cảnh anh ta nghèo khó, Xương Bá rất thương, cho anh ba lạng bạc về làm vốn buôn bán kiếm lời nuôi mẹ.
Chu Ân chần chừ không dám nhận, nhưng Xương Bá cứ nhét tiền vào tay. Chu Ân không dám phụ lòng tốt của ông, cầm lấy tiền rồi cảm ơn rối rít. Về tới nhà anh ghé sát vào tai mẹ kể hết mọi chuyện, anh định lấy trộm rồi được Xương Bá cho uống rượu và cho tiền như thế nào. Bà mẹ nói:
- Rất may, anh đã gặp được người tốt, nên không bị giải lên quan. Ở công đường sẽ bị đánh đập, chửi mắng, và người ta lại còn đòi hỏi cái này cái khác thì anh biết dựa vào ai. Chẳng may xảy ra việc gì thì tôi cũng chết chứ chẳng phải anh. Lần sau đừng làm liều như thế.
Chu Ân nói:
- Đúng là con không còn cách nào khác nên mới làm thế, chứ đâu phải con thích làm loại người lưu manh. Từ nay về sau con nghe lời mẹ.
Được Xương Bá giúp đỡ, hai mẹ con đều rất vui. Họ chờ đến sáng, sắp xếp quang gánh, sắm lễ vật cúng thần tài. Khi cơm nước xong, không còn việc gì phải bận tâm, Chu Ân ra cửa đứng nhìn vơ vẩn. Bỗng trời tối sầm lại, rồi đổ mưa. Đúng lúc định đóng cửa vào thì thấy có người đến trước cửa nhà anh trú mưa. Thấy người ấy quần áo ướt đẫm, Chu Ân động lòng thương, trong tay đang sẵn có ít tiền vốn, anh nảy ra ý định cứu giúp người. Thế là anh mời người ấy vào nhà, nhóm lửa cho người ấy hong quần áo, rồi hỏi:
- Ông người ở đậu? Định đi đâu mà lại gặp mưa thế này?
- Tôi là học sinh, họ Lạc tên là Công Tế, ở phố Tư Môn. Sáng nay đang trên đường về thăm nhà, không ngờ lại gặp mưa, làm phiền ông quá.
Sau đó anh hỏi tên Chu Ân. Chu Ân nói họ tên mình và kể lại chuyện trước đây anh mở cửa hàng, vì bị kiện tụng mà trở thành nghèo túng. Rồi lại nói:
- Tôi đến Tư Môn xem bói, chọn ngày làm ăn. Thế thì ông ở đấy có biết xem bói không?
- Tôi là học trò, - Công Tế nói. - Chẳng giấu gì anh, trước đây tôi là người thường viết đơn kiện cho người ta. Những người trong nha môn đều quen biết. Nay tuổi đã cao, thấy rằng một tờ giấy mà đã làm cho nhiều người tan cửa nát nhà, hại biết bao nhân mạng, đó không phải là trò tích đức. Đơn từ tôi viết khác hẳn với người khác, dựa vào việc của họ, tôi chỉ cần viết ba bốn dòng là đảm bảo thắng kiện. Nay mặc dù tôi đã đổi nghề, song vẫn nhiều người tìm đến. Tôi không thể từ chối, đành phải viết cho họ. Nửa năm sau tôi chọn được nghề xem ngày để sinh sống, rồi thề sẽ không làm nghề viết đơn kiện nữa.
Chu Ân nghe xong, thấy đây là một người hào kiệt trong làng bút mực, không dám coi thường. Dần dần thấy quý mến ông, muốn kết bạn với ông, để có chỗ dựa vững chắc sau này.

Lúc ấy trời vẫn còn mưa, Chu Ân nghĩ: "Đã định làm bạn với nhau, sẵn lộc cúng thần, sao không mời ông ta một chén cho ấm dạ, thế mới là tình người". Rồi gọi Phù thị dọn rượu mời Công Tế. Thấy Chu Ân đối đãi với mình như tế, Công Tế hơi ngượng, nhưng vì đang đói, nên không từ chối. Hai người, một chủ một khách ngồi ăn, trời đã muộn, mưa đã ngớt, Công Tế đứng dậy xin cáo từ, nhưng lại nghĩ, trời vừa mưa, đường trơn rất khó đi, nên vẫn còn nấn ná. Chu Ân biết ý, nói:
- Đường trơn thế này đi sao được. Tôi cho ông mượn đôi guốc gỗ đi cho đỡ trơn.
- Cám ơn lòng tốt của anh, - Công Tế nói, - song đâu dám phiền anh đến thế.
- Sao lại nói thế. - Chu Ân nói. - Sau này chúng ta còn đi lại với nhau nhiều, chỉ mong ông đừng chê tôi nghèo là được rồi.
Công Tế nói nhún nhường mấy câu, rồi bảo Chu Ân rằng:
- Thôi thì phiền ông vậy.
Nhà không có guốc, Chu Ân sang hàng xóm mượn, rồi đưa cho Công Tế. Còn Chu Ân tìm một đôi đã hỏng để đi. Chu Ân vào nói với mẹ một câu, quay ra dặn dò Phù thị dọn dẹp bát đĩa, rồi ra tiễn chân Công Tế. Công Tế nói:
- Trời sắp tối rồi, anh không phải tiễn chân tôi.
- Nhân thể tôi đến chỗ anh để biết nhà, - Chu Ân nói, - đợi đến mai lại phải nói thêm nhũng lời khách sáo; hai là đôi guốc ấy tôi đi mượn, sợ rằng người ta cũng dùng, nên đến mang về trả họ.
- Thế thì phiền ông quá, - Công Tế nói, - biết lấy gì để tạ ơn ông đây?
- Thôi thì tùy ông, - Chu Ân nói, - tôi có "kiện" đâu.
Cả hai cùng cười, suốt dọc đường họ vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ. Chẳng mất chốc đã tới nhà. Hai người đều lễ phép mời nhau ngồi. Lúc ấy trời vẫn còn sáng, Chu Ân thấy trong nhà bày biện rất sang trọng. Chỉ thấy:
Cửa sổ sơn son,
Tường vôi trắng xóa.
Trên tường,
treo bức tranh danh tiếng, chẳng mới chẳng cũ,
dán mấy bài thơ danh sĩ, nửa thực nửa hư.
Trên bàn,
mấy thiên rách nát, xem hết luật lệ triều Minh.
Vài cuốn sổ tàng, sao cả thông thư thất chính,
Bút lông thỏ nhọn, sắc bén tựa dao,
Màu mực mới nguyên, như sơn đặc sánh.

Chu Ân ngồi một lúc, uống xong chén trà, cầm guốc đứng dậy cáo từ. Vừa bước ra khỏi cửa, thấy tấm biển, bèn dừng lại nói:
- Tôi quên khuấy đi mất, không nhờ ông một việc.
- Quên việc gì, - Công Tế nói, - bây giờ nói cũng không muộn.
- Không giấu gì ông, - Chu Ân nói, - cuộc sống của tôi hiện nay thật khó khăn. Tôi định ngày mai đi buôn chút hàng lặt vặt không biết có tốt không, bởi thế muốn phiền ông xem giúp.
- Thế thì mời ông nán lại đây, - Công Tế nói, - tôi dở cuốn Thông thư ra xem là biết ngay.
Công Tế lấy cuốn lịch ra xem, rồi nói:
- Ngày mai không phải là ngày thượng cát, chờ hai, ba hôm nữa hãy đi. Ngày mười bảy là ngày rất tốt, đi đâu cũng có lợi.
Chu Ân được chỉ bảo, cảm ơn ra về.
Hai ngày trôi qua, chẳng có gì đáng nói. Ngày tốt đã đến, hôm đó, Chu Ân dậy sớm đun nước uống, sửa soạn quang gánh đi mua hàng. Khi đi, Chu Ân không quên dặn Phù thị đóng cửa. Lúc Chu Ân tất tưởi bước ra khỏi nhà thì trên trời trăng vẫn sáng. Vừa đi tới cửa nhà Xương Bá, ngẩng lên chợt nhìn thấy một người đang đứng dựa sát vào cửa nhà ông, Chu Ân chợt nghĩ: "Chắc đây là tên ăn trộm, trời vẫn chưa sáng, nên hắn vẫn còn lởn vởn ở đây". Chu Ân lên tiếng quát hỏi, vẫn không thấy động tĩnh gì, anh đánh liều chạy tới tóm lấy người ấy bỗng người anh run lên, mồm cứng ra không nói được. Nguyên là:
Đầu lâu chạm sao, sờ vào như kéo ngói,
Gót chân, trên đống gạch duỗi ra vẫn chửa tới bùn.
Kinh hãi như bay khỏi đất bằng,
Chẳng khác nào đang đi tới mây xanh.
Vốn không là đạo sĩ sao biết vén mây cưỡi gió,
Chẳng phải là giai nhân sao biết chơi đu.
Đáng kinh, đáng sợ, muốn biết việc này sao lại thế?
Là quỷ, là người, sẽ rõ tại đoạn sau.

Khi Chu Ân lôi thì thấy người ấy xoay tròn, nhìn kỹ thì ra một người thắt cổ tự tử. Chu Ân sờ vào thấy người lạnh toát không biết chết từ bao giờ. Anh vô cùng kinh sợ, nghĩ: "Xương Bá là người tốt như thế, không biết có nỗi oan ức gì mà người ta lại đến tận nhà để hại ông". Định báo cho Xương Bá biết, nhưng sợ gõ cửa làm kinh động xóm làng, muốn bỏ đi để tránh chuyện liên quan, song lại không nỡ. Chu Ân nghĩ: "Ông ấy đã cứu giúp mình, sao mình lại không cứu giúp ông ấy" Rồi lại nghĩ: "Chỉ có kéo xác chết này đi chỗ khác, thì ông mới tránh khỏi điều tiếng". Nghĩ xong anh bèn đứng lên đống gạch, cởi xác chết ra, cũng chẳng cần biết anh ta thế nào, rồi cõng xác chết đi. Đi chừng nửa dặm tới một chiếc cầu, anh đặt chiếc xác xuống, cởi chiếc thừng trên cổ ra, buộc hòn đá vào xác chết, rồi nhẹ nhàng thả xuống nước. Sau đó quay trở lại bỏ gạch đá vào quang gánh đi. Có bài thơ làm chứng:
Mang nặng công ơn cứu đói nghèo,
Trộm tuy bắt được vẫn cho thêm.
Cứu người chẳng khác mình tự cứu,
Việc thiện trên đời thật khó thay.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét