Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tùy Đường 1 - 34-4

Trang 4 trong tổng số 11

Chương 10

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Người sốt ruột, ta cứ bình chân như vại
Con trai thứ hai của Tùy Văn Đế là Dương Quảng cuối cùng cũng ngồi được vào ngôi vị thái tử nhờ sự trợ giúp tận tình của Dương Tố. Thế là anh ta bắt đầu mưu đồ sớm lên làm hoàng đế đồng thời ngày đêm tưởng nhớ hai tuyệt sắc giai nhân bên cạnh Tùy Văn Đế là Dung Hoa phu nhân và Tuyên Hoa phu nhân. Nhưng Dương Tố lại có dự định của riêng mình. Ông ta giúp Dương Quảng giành ngôi vị thái tử mục đích là đợi sau khi Dương Quảng kế thừa ngai vàng, mình sẽ được hưởng càng nhiều vinh hoa phú quý. Song hiện tại Dương Quảng đã làm thái tử, ngoài việc mưu cầu kế sách, quả thực thái tử chưa từng nghĩ phải báo đáp ông ta như thế nào. Tuy mọi người đều công nhận Dương Tố là đại công thần của Dương Quảng, nhưng nếu đến khi Dương Quảng làm hoàng đế trở mặt không nhận người thì Dương Tố cũng không biết phải làm thế nào. Dương Tố không thể trực tiếp nói với Dương Quảng sự hoài nghi lo lắng này, song cho dù thế nào ông ta vẫn muốn Dương Quảng thề thốt hứa hẹn trước khi lên làm hoàng đế, trong lúc còn phải dựa vào sự trợ giúp của ông ta, như thế mới yên tâm phần nào. Có thể thấy Dương Quảng càng tiến gần đến ngai vàng thì trong lòng Dương Tố trái lại càng lo lắng, nghĩ trăm phương ngàn kế, tìm cơ hội và sách lược để Dương Quảng chủ động cam kết.
Đối với bất kỳ một người nào, cơ hội nói chung luôn luôn có, chủ yếu là xem người nào có năng lực nắm cơ hội chính xác, quyết đoán hay không. Dương Tố bằng sự tinh nhanh của mình đã tìm ra cơ hội rất nhanh.

Hóa ra, hoàng hậu Độc Cô, một người tràn đầy sự ghen tuông, quản thúc chồng như một khách làng chơi vừa qua đời. Tùy Văn Đế vừa thoát ra khỏi nhà tù "vợ quản lý", bắt đầu phóng túng, tận hưởng nét dịu dàng hiền thục của các giai nhân ở hậu cung. Tùy Văn Đế đặc biết sủng ái em gái của Trần Thúc Bảo là Tuyên Hoa phu nhân, một quốc sắc thiên tư và Dung Hoa phu nhân với sắc đẹp như tiên giáng trần, đứng đầu lục cung. Với hai mỹ nhân này, ông ta một bước cũng không rời. Thử nghĩ xem, Tùy Văn Đế ban ngày phải giải quyết muôn ngàn việc hệ trọng, ban đêm đi lại giữa hai người đẹp một người già 60 tuổi làm sao có thể ăn quá no mà không bội thực? Càng ráng sức càng đổ bệnh nhanh chóng. Không lâu sau, Tùy Văn Đế chỉ còn da bọc xương, trong người mắc hàng trăm thứ bệnh, cuối cùng vì bị cảm phong hàn mà bức bách trong ngoài, nằm ốm liệt giường, có lẽ ông ta sắp gần đất xa trời.
Tùy Văn Đế tự biết mình lành ít dữ nhiều, nên hạ lệnh cho Dương Quảng vào điện Đại Bảo ở gần giường bệnh để thường xuyên phụng dưỡng và nghe lời dặn dò. Như vậy, Dương Quảng thấy Tùy Văn Đế ngày ngày hơi thở thoi thóp, càng vội vàng muốn làm hoàng đế, ngày ngày thấy Tuyên Hoa, Dung Hoa phu nhân như hoa như ngọc nũng nịu ỏn ẻn trước mặt Tùy Văn Đế càng ước ao có được ngay hai mỹ nhân.
Dương Tố gian tà xảo quyệt, cơ hội mà ông ta tìm thấy chính là tâm trạng hấp tấp, hành động cấp bách nóng vội của Dương Quảng. Để không lọt lưới Dương Quảng, ông ta bắt đầu mượn cơ hội dùng kế.
Dương Quảng nôn nóng lên ngôi cũng chính là nôn nóng các công việc chuẩn bị đăng cơ cần bàn bạc với Dương Tố. Dương Tố cố ý ít nói chuyện trực tiếp với Dương Quảng. Thái tử chỉ còn cách viết thư liên tục cho ông ta. Dương Tố cũng phúc đáp kịp thời. Có một hôm kế sách của Dương Tố đã thành công bước đầu. Thái tử có việc nên tạm thời dời điện Đại Bảo, nội thị đưa thư liền chuyển mật hàm cho Dương Tố viết cho thái tử đến tay Tùy Văn Đế. Tùy Văn Đế đương nhiên giận đến gai cả đầu óc, hổn hển thổ ra máu, suýt nữa hôn mê. Dương Tố biết rằng Dương Quảng lúc này nhất định nôn nóng đến nỗi muốn gọi mình là cha là mẹ nên ở phủ đợi thái tử đến.
Sự việc quả nhiên đúng như Dương Tố dự liệu nhưng bên trong còn có một chuyện xen vào khiến kế sách "làm địch nóng nảy" của ông ta tự nhiên mà thành.
Lúc đó, thái tử về đến điện, nghe tin Dương Tố từng gửi thư đến nhưng bị nội thị chuyển đến tay Tùy Văn Đế, bất giác cuống quýt vô cùng, vội vàng chạy đến buồng bệnh thăm dò tin tức, không ngờ gặp ngay Tuyên Hoa phu nhân đi ra thay quần áo. Tuyên Hoa phu nhân nói với thái tử, Tùy Văn Đế sau khi đọc thư vô cùng tức giận, bây giờ đã ngủ rồi. Dương Quảng nghe thấy Tùy Văn Đế đã ngủ, trong lòng lập tức thoải mái trở lại. Song thái tử từ lâu đã tưởng nhớ đến Tuyên Hoa, Dung Hoa, thấy Tuyên Hoa phu nhân đứng trước mặt, yểu điệu thướt tha, ánh mắt long lanh như nước hồ thu, giọng nói nũng nịu, dáng đi mềm mại, trong lòng lại nổi lên sự ham muốn. Đầu tiên là những lời lẽ trêu chọc, sau đó tự nhiên chọc ghẹo, muốn làm chuyện cường bạo. Tuyên Hoa phu nhân vội vàng vùng ra, chạy vút về buồng bệnh.

Dương Quảng vẫn đứng ngơ ngơ ngác ngác ở đó, sững sờ như mất thứ gì, bỗng nghe thấy Tuyên Hoa phu nhân nói nghẹn ngào "Thái tử vô lễ", sau đó Tùy Văn Đế vỗ giường hét lên: "Súc sinh làm sao có thể gánh vác đại sự? Độc Cô (tức hoàng hậu quá cố), Độc Cô làm hỏng việc lớn của ta rồi!... Nếu không nhân lúc trẫm còn chút hơi thở phế bỏ tên súc sinh này, lập lại con trưởng Dương Dũng làm thái tử, hậu sự há có thể lường được chăng?"... Tiếp theo hạ lệnh cho nội thị đi triệu Lại bộ thượng thư kiêm Binh bộ thượng thư Liễu Thuật với Hoàng môn thị lang Nguyên Nham lập tức vào cung. Dương Quảng lúc này mới cảm thấy trời cao sắp sập, mình như trứng để đầu đẳng, sợ hãi lo lắng như ruồi không đầu, vội vàng tìm Dương Tố bàn bạc.
Thái tử nói: "Sự việc có biến, sắp sinh họa bất trắc rồi!"
Dương Tố bình tĩnh như thường: "Mọi việc đều đã ổn thỏa rồi, sao lại có biến? Chỉ đợi Thánh thượng quy tiên là điện hạ lên ngôi..."
Thái tử thấy Dương Tố không có sự chuẩn bị gì, càng khẩn trương: "Bức mật thư ngài gửi cho tôi bị nội thị giao nhầm cho phụ hoàng rồi!"
Dương Tố ngoài mặt tỏ vẻ khẩn trương nhưng trong lòng không hề nôn nóng: "Như thế thì hỏng rồi! Hỏng rồi! Làm sao cứu đây!”
Thái tử thấy Dương Tố dường như đã bấn loạn, càng lo lắng hỏi: "Chuyện này vẫn chưa phải là nghiêm trọng, còn có một việc xấu nữa đã làm ầm ĩ cả lên rồi..."
Dương Tố sợ đùa với lửa sẽ mang họa, dùng kế không thành trái lại bị nó làm hại vội vã thúc giục: "Còn chuyện gì nữa?”
Thái tử đỏ mặt trả lời: "Cũng vì ta nhất thời không kiềm chế, không nên dùng lời lẽ trêu ghẹo Tuyên Hoa phu nhân, nay phụ hoàng đã biết. Hiện tại phụ hoàng đang trực tiếp căn dặn Liễu Thuật, Nguyên Nham phải phế ta lập Dương Dũng!" “Đại sự hỏng rồi!". Dương Tố cũng không ngờ sự việc sẽ tiến triển như vậy, lập tức tìm cách giải quyết. "Vậy thì cần nhanh chóng..."
Dương Tố đang định nói ra mưu kế, nhưng sau lại không buột miệng nói ra nữa. Ông ta tự nhủ, thái tử nôn nóng nhưng ông ta thì không được phép nôn nóng. Lúc này mà nóng vội thì âm mưu của ông ta khác nào xôi hỏng bỏng không.
Thái tử sốt ruột đến nỗi cứ đi đi lại lại trong phòng, Dương Tố chỉ thở dài, im lặng hồi lâu, không lắc đầu mà chỉ dậm dậm chân. Dương Quảng thấy Dương Tố như vậy thì tâm thần bất an, vô cùng lo lắng.

Dương Tố thấy Dương Quảng chưa hiểu dụng ý của mình, lại lo sợ tình hình đang thật sự nguy cấp, liền nhanh chóng hành động. Ông ta cố ý như bật ra một câu: "Cách thì có một cách đấy". Dương Quảng vui mừng quá đỗi, nóng ruột đến không thể chờ thêm được nữa. Bỗng Dương Tố lại lắc đầu nói: “Không dùng được, không dùng được. Phải nghĩ cách khác thôi , Dương Quảng thấy Dương Tố ấp a ấp úng, sốt ruột không chịu được nữa: "Rốt cuộc thì là cách gì, bất luận dùng được hay không dùng được, cứ thử nói ta nghe trước đã, còn tiện bàn bạc". Dương Tố cố ý nhíu lông mày, thong thả nói một cách nhát gừng: "Sự việc đã đến nước này, càng phải thận trọng nghĩ ra biện pháp tốt hơn, chỉ e không làm được mà thôi! Ngoài cách này ra, thần không có cách thứ hai nữa rồi... Chỉ có điều, thần làm sao có thể nói ra đây?"
Dương Quảng thấy Dương Tố nói vòng vo, vẫn chưa nói ra nguyên cớ. Đang vô cùng rối trí, nào có suy nghĩ được nhiều, vội vàng sụp xuống rồi quỳ trước mặt Dương Tố: "Ông mà nghĩ ra kế giúp ta ngay bây giờ thì dù cho có thế nào, sau này quyết không phụ công, dám thề với trời sẽ không bao giờ quên!"
Dương Tố thấy mưu kế đã thành, đỡ Dương Quảng dậy, lập tức thực hiện diệu kế "không dùng được kia: một mặt sai kẻ hầu Trương Hoành Tốc tới bên giường bệnh để chăm sóc cho cái mạng già của Tùy Văn Đế về tới Tây Thiên; mặt khác sai hộ vệ Vũ Văn Thuật dẫn đội thị vệ Đông Cung mang thánh chỉ giả: "Liễu Thuật, Nguyên Nham có ý đồ làm phản, mưu hại Đông cung, lệnh cho hộ vệ Vũ Văn Thuật tới bắt giải vào nhà lao..." Rồi bắt được Liễu Thuật và Nguyên Nham khi đó đang soạn chiếu thư phế lập, đồng thời ra lệnh chuẩn bị tốt cho mọi mặt về quân sự.
Không lâu sau, tất cả mọi sự đều nằm trong sự thâu tóm của Dương Tố và thái tử đã được thực hiện một cách nhanh chóng gọn lẹ. Dương Quảng đăng cơ một cách thuận lợi, lại ve vãn được thê thiếp của cha. Dương Tố nắm được quyền hạn lớn trong triều, cuối cùng đã thỏa ý nguyện.
Việc giao dịch buôn bán đôi khi cũng có điểm tương đồng so với sự đấu đá chốn quan trường, nếu có thể làm cho đối phương rơi vào tình thế cấp bách, lo lắng tột độ, ta chỉ cần lặng im chờ đợi tất sẽ giành thắng lợi.
Một người nọ muốn bán nhà, đăng quảng cáo với giá đưa ra là 5000 đồng. Không ít người đã đến hỏi han, nhưng chỉ có một người mua đồng ý với giá trên và còn trả trước 50 đồng tiền đặt cọc. Bên bán vô cùng hài lòng, còn dán cả thông báo rằng nhà đã bán để từ chối những người khác, chỉ chờ nhận nốt 4950 đồng còn lại để đi mua cá giống. Ai ngờ mùa mua cá giống đã sắp bị lỡ mất mà người mua đã trả trước 50 đồng kia vẫn ì ra chưa chịu giải quyết nốt cho xong, người bán sốt ruột đứng ngồi không yên. Phái khó khăn lắm người mua kia mới chịu đến, lại một mực nói xin lỗi, lúc đó anh ta chưa nắm rõ tình hình đã vội trả tiền cọc, nay có người bạn mách mối, anh ta chỉ cần trả 4500 đồng là có thể mua được một căn nhà tốt hơn, 50 đồng tiền cọc bên này cũng không còn mặt mũi nào đến xin lại nữa. Bên bán vừa nghe thấy thế thì kêu lớn rằng bị mắc lừa. Nhưng việc đã tới nước đó, phải gấp rút tìm cách tập trung tiền mua cá giếng, đành ngậm đắng nuốt cay mời khách mua cho với giá 4200 đồng. Bên mua tỏ vẻ vô cùng thông cảm, vui vẻ hứa hôm sau đến trả tiền đúng hẹn. Hôm sau bên mua đã y hẹn mà đến, nhưng vừa bước tới cửa đã lại lớn tiếng xin lỗi: anh ta là một kẻ sợ vợ, vợ anh ta nhất định không chịu để anh ta dùng số tiền đó để mua căn nhà này, anh ta đã phải dùng hết mọi cách mới lấy được 3500 đồng từ túi của vợ. Nếu chủ nhà bằng lòng, anh ta sẽ cắn răng góp thêm cả số tiền riêng chỉ có 98 đồng để thanh toán vụ mua bán này với giá 3598 đồng. Chủ nhà không còn cách nào khác, chép miệng, nhà đã bán xong. Kẻ mua lại thoải mái tiết kiệm được gần 1500 đồng một cách dễ dàng.

Dương Tố trong đầu có kế nhưng miệng không nói ra, năm lần bảy lượt làm cho Dương Quảng nôn nóng. Người mua nhà lại dùng biện pháp vờ trả giá tiền được đưa ra lúc đầu, cắt cầu đối với những người muốn mua nhà khác, sau đó lại cố ý kéo dài thời gian, khiến bên bán đã sốt ruột càng thêm sốt ruột.
Hai cách làm cho người khác nôn nóng của hai người này là khác nhau, nhưng trong ưu điểm của kế "Người vội ta không vội” thì lại như cùng một khuôn đúc mà ra, không hề có sự khác biệt.

Chương 11

Gióng trống dọa địch, tung tin giả giải vây
Mùa thu năm Đại Nghiệp thứ 11 đời Tùy Dạng Đế (năm 615 sau Công nguyên), Tùy Dạng Đế Dương Quảng từ Phần Dương đi thưởng ngoạn về phía bắc Trường Thành, tiện đường đi tuần về phương Bắc. Vừa ra khỏi Trường Thành, bỗng có một sứ giả bí mật người tộc Đột Quyết tới đưa thư, người này do công chúa Nghĩa Thành là cháu gái đã được gả cho một người Đột Quyết cử đến. Tùy Dạng Đế mở thư ra xem, liếc mắt qua từng dòng rồi giật mình sợ hãi: "Nguy rồi! Nguy rồi! Thủy Tất Khả hãn sắp tấn công ta rồi!" Đoạn, giữ sứ giả ở lại rồi lệnh cho tùy tùng lập tức quay ngựa chạy vào Nhạn Môn Quan.
Vốn sau khi Khả hãn Khả Dân chết đi, triều đình nhà Tùy căn cứ vào biểu chương của người Đột Quyết đã đồng ý cho con trưởng của Khả hãn Khả Dân là Đốt Cát Thế thừa kế hãn vị, lại ban cho hiệu là Thủy Tất Khả hãn, theo phong tục mà đưa công chúa Nghĩa Thành (vốn được triều Tùy gả cho Khả hãn Khởi Dân làm vợ) lên làm Khả đôn (hoàng hậu). Quan hệ giữa Tùy và Đột Quyết càng trở nên mật thiết. Nhưng vì Khả hãn Thủy Tất ham muốn xâm lược, lại có trọng thần Sử Thục Hồ túc trí đa mưu giúp Thủy Tất sắp xếp mọi chuyện, chiêu binh mãi mã, bộ lạc ngày càng trở nên cường thịnh. Tùy Hoàng môn thị lang Bùi Cử lo ngại bộ lạc Đột Quyết quá mạnh sẽ trở thành hậu họa nên được sự đồng ý của Dạng Đế đã phong em trai của Khá hãn Thủy Tất là Đốt Cát Thiết lên làm Khả hãn ở phía nam, nhằm chia giảm thế lực của Đột Quyết. Đốt Cát Thiết bản tính nhu nhược, không dám thụ phong, âm mưu của nhà Tùy bị thất bại, nhưng Khả hãn Thủy Tất đã biết được nhà Tùy giở trò thị phi nên trong bụng lấy làm bất mãn. Không ngờ rằng Bùi Cử sau khi thấy mưu kế đầu tiên bị thất bại lại có thể hèn hạ giết luôn mưu thần yêu quý Sử Thục Hồ của Khá hãn Thủy Tất, khiến Khả hãn Thủy Tất quyết tâm báo thù.

Trong khi nhà Tùy không hề mảy may nghi ngờ thì Thủy Tất tìm kiếm cơ hội để ra tay tàn ác. ông ta không ngừng phái do thám bí mật xâm nhập biên giới và quan sát động tĩnh. Tùy Dạng Đế khinh suất quyết định đi tuần Bắc, tức thì do thám báo tin cho Khả hãn Thủy Tất, thế là người Đột Quyết dốc tâm hành động, thề sẽ vây giết Dạng Đế cùng mấy người tùy tùng ở phía Bắc Trường Thành.
May thay Nghĩa Thành công chúa lại là cháu gái của vua Tùy, khi đó đã sai sứ giả ngày đêm gấp rút tới báo tin cho Tùy Dạng Đế. Nhưng vì đã chậm mất một bước, Tùy Dạng Đế vội vàng quay ngựa, hướng về Trường Thành, bế thủ Nhạn Môn Quan, chỉ nghe tiếng phát hiệu, tiếng người và ngựa lẫn trong tiếng còi hú, đại quân Đột Quyết đang rầm rập kéo tới.
Dạng Đế dẫn đầu một tốp người trèo lên Trường Thành quan sát phía bắc, thấy từ xa một dải màu đen kịt, đầy khắp núi đồi toàn quân Hồ, khí thế vô cùng. Đi trên cùng là đội cung thủ với những bộ cung tên lớn, lúc gần tới cổng thành, với bản năng ngang ngược vốn có, kẻ nào kẻ nấy đều giương cung nạp tên bắn như mưa lên phía trên cổng thành. Bỗng một mũi tên lao thẳng về phía Dạng Đế, chỉ lệch cao hơn một chút và đâm xuyên qua vương miện. Dạng Đế sợ mất hồn mất vía không dám đứng trên cổng thành lâu hơn.
Lúc này có vị tướng sĩ tới chờ chỉ, báo rằng binh mã của Thủy Tất có khoảng 10 vạn tốp, nếu mở cổng thành quyết chiến thì một là ít sẽ không địch nổi nhiều, hai là nhuệ khí quân Hồ đang hăng, nhất định sẽ thất bại, không bằng cứ trấn giữ quan ải thì hơn, bình tĩnh chờ đợi kẻ cần vương tới giải cứu. Dạng Đế buộc phải nhắm mắt nghe theo. Quân Thủy Tất thế mạnh người đông như thế, lại sẵn sàng liều chết xông lên, Nhạn Môn Quan quả là vô cùng nguy khốn. Dạng Đế truyền dụ rằng: "Thủy Tất là kẻ phụ ơn, vô cớ tấn công, người nào có thể giải nguy được, trẫm nhất định trọng thưởng. Nếu người đó đang làm quan thì nhân cơ hội này sẽ được thăng chức, người chưa được làm quan thì sau khi tai qua nạn khỏi sẽ phong cho chức quan lục phẩm!". Ai nấy nghe xong đều rất vui vẻ sĩ khí đột nhiên được khuấy động, tinh thần hưng phấn hẳn lên, sẵn sàng dốc sức chiến đấu giữ cổng thành.
Nhưng Dạng Đế thừa biết trận đấu này thắng bại thế nào cần dựa vào thực lực, mà hiện giờ lực lượng quân trong thành với ngoài thành quá ư chênh lệnh, tình hình vô cùng bất lợi cho mình. Vì thế ông ta lập tức xuống chiếu chiêu binh toàn quốc gấp rút ra phò vua.

Lúc này, Lý Thế Dân - chính là Đường Thái Tông sau này - đang ở chỗ Đồn Vệ tướng quân Vân Định Hưng đã ra ứng mộ tòng quân, người này tuổi mới 16 nhưng trí dũng hơn người. Cậu ta hiến kế cho Vân Định Hưng rằng: "Thủy Tất bỗng nhiên cử đại quân bao vây Thiên tử là vì ông ta suy đoán rằng quân chi viện nhà Tùy không thể nào lập tức tham trận ứng chiến được trong tình hình gấp rút này. Mà hiện tại thì binh sĩ trong thành quân số ít, lại chưa qua huấn luyện nên đều không có cách nào ra chiến đấu được. Căn cứ tình hình như vậy chúng ta chỉ có thể sử dụng biện pháp khuếch trương thanh thế để đối phó. Thứ nhất, lúc ban ngày thì sai người phất cờ ở khắp mọi nơi sao cho từ khoảng một chục dặm trở lại đây đều nhìn thấy cờ bay phấp phới. Ban đêm đánh trống trận thật lớn, phải cố gắng hết sức sao cho tiếng trống từ bốn phương truyền về đây rồi lại từ đây truyền ra xung quanh. Nếu làm như vậy Thủy Tất ắt sẽ nghi ngờ rằng cứu binh của chúng ta đang cuồn cuộn kéo tới, khi đó cho dù chúng không cắm đầu bỏ chạy thì cũng sẽ quyết không dám hung hăng tiến công như bây giờ nữa, ít nhất thì chúng ta cũng tranh thủ được khoảng thời gian dài để chờ quân chi viện. Thứ hai, lập tức cho sứ giả bí mật đi gặp Nghĩa Thành công chúa, mượn danh nghĩa công chúa để vờ báo tin cho Thủy Tất rằng ở nha trướng gặp nguy cấp. Cứ như vậy thì thế nào Thủy Tất cũng sẽ phải lui binh".
Tùy Dạng Đế chấp nhận lời thỉnh tấu của Vân Định Hưng và lệnh cứ y kế sách của Lý Thế Dân mà làm. Khả hãn Thủy Tất ban ngày thấy cờ Dạng giương lên khắp chốn, nhìn xa hàng chục dặm chưa hết, ban đêm thì nghe tiếng trống trận dồn dập từ bốn phía, quả nhiên rất đỗi nghi ngờ không dám đánh Nhạn Môn Quan nữa mà trái lại còn nghĩ cách làm thế nào để lui binh. Chẳng lâu sau, Thủy Tất lại nhận được thư khẩn của công chúa Nghĩa thành báo tin phía bắc có chuyện, e rằng sẽ mất nha trướng liền tức tốc cho quân quay về. Thủy Tất không có cách nào để tiến quân, hậu phương lại gặp nguy cấp, đành chán nản quay về. Dạng Đế bèn cho quân truy đuổi, bắt được hàng ngàn lính Đột Quyết.
Như vậy, Lý Thế Dân bằng cách gióng tiếng trống trận khiến kẻ địch đang mạnh phải lui quân, biết lợi dụng tin giả, trong nháy mắt đã giải cứu được Nhạn Môn Quan. ờ đây Lý Thế Dân đã dùng kế "lừa dọa hổ", thông qua việc khuếch trương lực lượng để làm mạnh quân mình và làm giảm ý chí chiến đấu của địch, từ đó có thể biến nguy thành an. Thực lực vô cùng yếu nhưng bên ngoài lại tỏ ra rất mạnh để làm cho quân thù sợ hãi, đây chính là biện pháp lấy yếu chống mạnh - một cách tốt nhất để giải cứu trong tình huống nguy cấp được ứng dụng rất nhiều trong chiến đấu quân sự. Trong cạnh tranh thương mại, đặc biệt là trong đàm phán, lấy yếu chống mạnh cũng là tình thế thường gặp. Vì thế, biện pháp khuếch trương thanh thế “gióng trống dọa địch, tung tin giả giải vây" cũng thường được những người hiểu biết áp dụng trên thương trường.
Tại một tỉnh nọ của nước Trung Quốc, một doanh nghiệp nhỏ đã tiến hành đàm phán mua bán với một đối tác của mình về việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Bên đối tác đã sử dụng thế mạnh rằng doanh nghiệp này sẽ không thể hoạt động sản xuất nếu không có nguyên liệu của họ để định ăn chặn một khoản tiền lớn, may mà họ vẫn chưa biết rằng số nguyên liệu dự trữ của doanh nghiệp này chỉ đủ để duy trì hoạt động sản xuất trong vòng nửa tháng, thực tế là sắp phải ngừng sản xuất đến nơi. Ở vào hoàn cảnh như vậy, người đại diện tham gia đàm phán của doanh nghiệp này đã luôn giữ thái độ chân thành hợp tác và đồng ý ký kết với mức giá cao hơn. Nhưng hai bên vừa mới gặp mặt thì bên đối phương đã tỏ thái độ rất ngạo mạn, lời nói và hành động đều tỏ ra họ đang là kẻ ngồi trên cao nhìn xuống, họ đã gây nhiều khó dễ, thậm chí đôi khi còn gây mất tình cảm đối với doanh nghiệp này.

Đứng trước tình thế khó khăn với thái độ đàm phán vô cùng thiếu thiện chí ấy, vị đại diện của doanh nghiệp đã phải rất nhẫn nhịn vì lo cho tình trạng khó khăn của doanh nghiệp mình. Trái lại, đối phương thấy vậy lại cho rằng chắc chắn họ sẽ thắng nên càng đắc ý, được đằng chân lân đằng đầu. Người đại diện này không thể chịu đựng được hơn đã đành phải dùng kế "Gióng trống dọa địch" để chuyển không thành có.
Trong lần đàm phán tiếp theo, người đại diện đó đột nhiên thay đổi thái độ mà chỉ trích đối phương một cách gay gắt: “Các ông nếu như đã không có thành ý thì chúng ta giải tán ở đây luôn! Về cơ bản thì mặt hàng của các ông cũng không có nhiều mối để tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Lượng dự trữ của nhà máy chúng tôi còn đủ để duy trì sản xuất bình thường trong hơn một năm nữa, mà chúng tôi cũng đã quyết định năm sau sẽ chuyển hướng sản xuất, không bao giờ quan hệ với phía các ông nữa! Các ông hãy nghĩ kỹ đi!". Thái độ cực kỳ gay gắt của người đại diện này là vô cùng ít thấy trong giao lưu kinh tế đối phương đã bị bất ngờ đến bủn rủn cả chân tay, mặt mày tái mét.
Vì lợi ích đại cục, đối phương sau khi bị rơi vào tình huống bị đe dọa thất bại đã phải trở lại với thái độ hòa nhã. Cuộc đàm phán cuối cùng đã tiến triển theo quỹ đạo thông thường với tinh thần hợp tác hữu nghị. Hai bên cùng thẳng thắn trao đổi ý kiến khiến cuộc đàm phán đã kết thúc thành công. Doanh nghiệp nọ đã vượt qua được tình huống gay go nhất mà vẫn chỉ phải ký kết với mức giá như thường lệ.


Phần II - Chương 12
Cười Cợt Mà Khói Lửa Mù Trời
Nắm rõ tình hình chờ cơ hội khởi binh

Những năm cuối của sự nghiệp nhà Tùy, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và cuộc đảo chính của quan lại nổi lên như vũ bão, trên toàn quốc có hơn một trăm đạo quân vũ trang muốn tiêu diệt nhà Tùy. Năm 617, tháng 7, cha con Lý Uyên và Lý Thế Dân chớp thời cơ khởi binh ở Thái Nguyên. Tháng 8, đánh bại Tùy tướng là Tống Lão Sinh ở Hoắc Ấp, tháng 9, vượt sông Hoàng Hà và giành được Đồng Quan; tháng 10, tấn công vào kinh đô nhà Tùy. Lúc đó, để che mắt thiên hạ, cha con họ Lý lập người nhà Tùy là Đại vương Dương Hưu lên làm vua. Tháng 3 năm 618, Tùy Dạng Đế đi tuần ở Giang Đô không về kịp kinh đô và bị giết trong cuộc binh biến, đến tháng 5, thì Lý Uyên ép Dương Hưu nhường ngôi vị và chính thức giương cờ hiệu của Đại Đường.
Tháng 11 năm 618, dẹp yên Tiết Nhân Cảo, bình định Long Hữu; năm 620, đánh bại Tống Kim Cương, Lưu Vũ Chu, bình định Sơn Tây và đánh bại Thiểm Tiên, bình định Giang Nam, năm 621, đánh bại Vương Thế Sung, Đậu Kiến Đức, bình định Hà Nam Hồ Bắc; năm 624, đánh bại Từ Viên Lang... rồi thống nhất toàn đất nước, xã hội bắt đầu đi vào một trật tự ổn định.
Bị kẹp giữa vô số khối tập đoàn vũ trang nhưng cha con Lý Uyên dễ dàng như người đầu bếp giỏi thái thịt đã kiến lập nhà Đường trong khoảng thời gian tính theo tháng, chỉ trong vài năm đã dẹp yên toàn quốc thật đáng gọi là cha con Lý Uyên dùng kế quả rất diệu kỳ

* * *

Vào giai đoạn cuối của thời kỳ nắm quyền, Tùy Dạng Đế Dương Quảng luôn luôn nghi ngờ có người muốn mưu phản để đoạt mất ngôi vị của mình. Chỉ vì tin vào những điều thấy trong giấc mơ và lời sấm mà ông ta luôn nghi ngờ đề phòng đối với những người họ Lý, đặc biệt là những người họ Lý mà tên khi viết ra lại có ba dấu chấm thủy, thậm chí còn "giết nhầm hơn bỏ sót", đã giết sạch cả nhà quan đại thần Lý Hồn vì một lý do không rõ ràng. Khi đó, Lý Uyên - một vị quan trong triều biết mình đã phạm vào điều kiêng kỵ của Dương Quảng nên một mặt dùng tiền mua chuộc người khác nói tốt về mình trước mặt vua, mặt khác giả bộ khờ khạo, tỏ vẻ mình là một kẻ ngu trung.
Năm Đại Nghiệp thứ 12 (năm 616), Dạng Đế ban chiếu lệnh cho Lý Uyên đi trấn giữ vùng Thái Nguyên, đồng thời sai võ sĩ Vương Uy và Cao Quân Nhã đi cùng để giúp việc nhưng thực chất là để theo dõi đề phòng Lý Uyên làm phản.
Thái Nguyên bấy giờ là cả một trọng trách quân sự của toàn bộ quốc gia vì nơi đây cất giữ một số lượng lớn vải vóc và lương thực có thể đủ dùng trong 10 năm. Lý Uyên sớm có dã tâm cướp ngôi nên rất đỗi vui mừng khi được giao trọng trách đối với Thái Nguyên. Lúc này, con trai thứ của Lý Uyên là Lý Thế Dân cùng với các mưu thần của ông ta đều khuyên rằng phải nhanh chóng hành động để khỏi lỡ mất cơ hội tốt. Lý Uyên vẫn trấn tĩnh không hề manh động, thậm chí còn lớn tiếng dọa sẽ bắt Lý Thế Dân đi báo quan vì tội nói năng "phản động”.
Lý Uyên là một chính trị gia lão luyện, mặc dù ông ta vẫn tỏ ra bình tĩnh như không nhưng thực chất trong lòng đã suy đi tính lại từ lâu. Ông ta hiểu rằng nếu khởi binh khi thời cơ chưa chín muồi thì chỉ có thể tìm tới con đường chết. Cách đây không lâu, cuộc khởi binh phản Tùy với qui mô lớn của các nhà quý tộc do Dương Huyền Cảm đứng đầu mặc dù gây tiếng vang lớn và có mười mấy vạn người tham gia nhưng cũng chẳng được mấy ngày đã bị đàn áp một cách thảm khốc. Các cuộc khởi nghĩa của quan lại, cường hào ở địa phương diễn ra không ít, nhưng do lực lượng không tập trung thống nhất nên cũng không đem lại kết quả gì. Quân khởi nghĩa là nông dân cũng nhiều nhưng hầu như chỉ mang tính "vào nhà cướp của", chiếm núi xưng vương chứ chưa đoàn kết lại với nhau.
Lý Uyên nhận thấy rằng lực lượng phản đối vương triều nhà Tùy vẫn chưa đủ lớn mạnh. Vậy còn sức trấn áp của triều đình thì thế nào? Nhà Tùy vừa mới trải qua hai cuộc đông chinh lớn, tổn thất vô cùng nặng nề, lực lượng bị suy giảm, lòng dân phẫn nộ. Tuy nhiên cơ chế thống trị của triều đình vẫn chưa hoàn toàn bị suy yếu, nhất là lực lượng vũ trang lớn mạnh về cơ bản vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Lực lượng quân đội của Tùy Dạng Đế thật sự vô cùng lớn, trong cuộc đông chinh lần thứ nhất có thể điều động hơn 113 vạn quân thì lần này ông ta muốn huy động đội quân khoảng 70-80 vạn người đâu có khó gì. Vậy thì tại sao nhà vua vẫn có thể ung dung trong khi có vô số quân phán loạn như thế? Lý Uyên trong lòng đã từng nghi hoặc như vậy, nhưng rồi ông ta cũng tìm ra ngay lý do: Xung quanh Tùy Dạng Đế là một đám nịnh hần lúc nào cũng báo chuyện tốt đẹp mà không bẩm tấu chuyện không hay. Mà bản thân Dương Quảng cũng là một hôn quân ưa nịnh không thích nghe tin xấu.

Nếu vậy thì liệu bây giờ khởi binh thì lẽ nào nhà vua cũng sẽ không hề hay biết? Không thể có chuyện đó. Lý Uyên thừa biết, các cuộc khởi nghĩa của quý tộc, cường hào địa phương lúc bấy giờ hầu hết là do những người có địa vị không cao lãnh đạo nên ảnh hưởng không lớn. Chuyện Lý Uyên khởi quân thì lại khác, gia thế nhà ông ta lớn, tiếng tăm lẫy lừng, trong tay nắm giữ đại quân, lại giữ trọng trách đối với Thái Nguyên thì làm gì có tên nịnh thần nào dám giấu giếm cuộc binh biến động trời này? Tùy Dạng Đế làm sao có thể để quân đội nhàn rỗi mà không truy dẹp đến cùng? Lý Uyên không dám đi lại vết xe đổ của Dương Huyền Cảm.
Mọi tình hình đều cho thấy nếu khởi binh quá sớm thì khả năng thành công cực kỳ nhỏ , đồng thời khả năng lặp lại thất bại của Dương Huyền Cảm cực kỳ lớn. Lý Uyên đời nào dám mạo hiểm như vậy! Vì vậy, mặc dù bên trong đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ lâu nhưng vẻ ngoài Lý Uyên vẫn giả bộ như một kẻ trung thần.
Thế nhưng đến tháng 5 năm Đại Nghiệp thứ 13 (năm 617), bỗng nhiên Lý Uyên đã đồng ý theo yêu cầu của Lý Thế Dân mà ngấm ngầm sát hại mật thám của Tùy Dạng Đế là Vương Uy và Cao Quân Nhã, ngay lập tức quảng chiêu binh mã, dốc sức chinh chiến đánh dẹp và đã liên tiếp hạ được Tây Hà, Hoắc ấp, Lâm Phần, Giáng Quận, Long Môn..., khi đó mới là đầu tháng 11. Rồi Trường An chẳng mấy chốc cũng bị hạ, chỉ trong vài năm toàn đất nước đã được dẹp yên, cơ nghiệp trăm năm của nhà Đường đã được đặt định.
Lý do gì khiến Lý Uyên lựa chọn thời điểm này để hành động? Trước đây ông ta đã suy nghĩ rằng nếu khởi binh sớm sẽ không được, nhưng đồng thời ông ta cũng hiểu rằng: khởi binh muộn cũng sẽ không thành công. Tháng 7 năm 616, Tùy Dạng Đế tự cảm thấy thiên hạ đang thái bình nên lại muốn đi tuần ở Giang Đô, toàn bộ đoàn tùy tùng gồm văn võ bá quan và quân lính có đến 20-30 vạn người. Như vậy số lượng quân Tùy ở những nơi chủ chốt như Quan Trung, Trung Nguyên, Hồ Bắc... đã bị giảm đi rất nhiều. Đây là một cơ hội vô cùng thuận lợi cho quân khởi nghĩa ở khắp mọi nơi. Mấy trăm người tham gia khởi nghĩa dần dần hội tụ lại và phân thành ba cánh quân hùng mạnh: Quân Ngõa Cương do Địch Nhượng và Lý Mật lãnh đạo, nghĩa quân Hà Bắc do Đậu Kiến Đức đứng đầu và nghĩa quân Giang Hoài của Phụ Công Hựu. Thế là quân Tùy bị cô lập thành ba nơi riêng biệt, không thể liên lạc với bên ngoài và cũng không thể tự bảo vệ được. Do lực lượng quân khởi nghĩa quá mạnh nên Tùy Dạng Đế không muốn và cũng không thể quay trở về Trường An. Thế có nghĩa là bộ máy thống trị của vương triều nhà Tùy trên thực tế đã hoàn toàn sụp đổ. Trước sức mạnh của ba cánh quân khởi nghĩa với hàng chục vạn nghĩa binh, lại thêm một số các nghĩa quân vừa và nhỏ khác, quân của triều đình đành bó tay bất lực, vương triều Tùy bị diệt vong chỉ còn là vấn đề thời gian.
Nếu như chưa khởi binh thì rõ ràng bị muộn, Lý Uyên thầm nghĩ, mấy cánh quân tất sẽ mạnh dần lên theo thời gian, nếu không tranh thủ thời cơ tốt này mà phát triển lực lượng quân mình thì tương lai sẽ không đủ tư cách thống trị thiên hạ, hoặc dù cho có thể xưng bá một phương thì cục diện thay đổi không nhiều. Chưa kể ngoài thành Phổ Dương đâu đâu cũng là chiến trường, các nghĩa quân ở khắp nơi đều nhằm mục tiêu vào các quan lại của triều đình trước, nếu đến giờ mà vẫn chưa khởi binh thì đường đường một viên quan trấn giữ tinh Thái Nguyên rồi cũng sẽ chỉ là vật hi sinh vô nghĩa của triều đình nhà Tùy mà thôi.
Phải thật bình tĩnh chờ cơ hội chín muồi, đã hành động thì phải thật nhanh chóng. Nếu không nhanh sẽ vuột mất thời cơ. Lý Uyên biết im lặng khi cần phải im lặng, khi ra tay cần dốc toàn lực, thật là một người biết tranh thủ thời cơ, biết nắm bắt cơ hội. Nắm rõ tình hình chờ cơ hội khởi binh là một biện pháp linh hoạt nhất trong quân sự. Kinh doanh thương mại trên thực tế cũng vậy, hành động sớm hay muộn thì đều có thể dẫn đến nguy cơ thua lỗ sập tiệm, vì thế cũng cần phải nắm rõ tình hình chờ thời cơ đến mới được hành động.

Khi chiến tranh Nam Bắc ở nước Mỹ sắp kết thúc thì giá thịt lợn cũng lên cao đến cực điểm. Ông Philip Amore người sáng lập của công ty Amore biết rằng có một cơ hội kiếm lời lớn sắp đến, một khi chiến tranh đã kết thúc thì giá thịt lợn sẽ lập tức trượt dốc từ đỉnh điểm cao nhất xuống thấp nhất mà giá cả có biến động lớn thì đương nhiên sẽ là cơ hội tốt cho các thương nhân kiếm tiền. Nhưng khi nào sẽ ra tay? Quá sớm hay quá muộn thì chẳng những mất công toi mà có thể mất mạng sống như không.
Ông ta không động tĩnh gì, chỉ chăm chú theo dõi diễn biến cuộc chiến sự, chờ đợi thời cơ đến.
“Cục diện Nam quân thất bại đã định", Amore đã phán đoán chắc chắn như vậy sau khi đọc các bản tin mới nhất trên báo chí. Nhưng ông ta không biết cụ thể cánh quân phía Nam sẽ cầm cự được bao lâu nữa. Amore càng chú ý đọc báo hơn. Một hôm ông ta bị thu hút bởi mẩu tin vắn: Một cha cố gặp mấy đứa trẻ tại doanh trại Nam quân, chúng mang rất nhiều tiền và hỏi thăm chỗ nào bán bánh mì và sôcôla. Chúng kể rằng cha của chúng đều là lính dưới quyền tướng quân Luke, và rằng đã mấy ngày nay không được ăn bánh mì, phải ăn thịt ngựa chán lắm rồi. Amore quăng vội tờ báo, trong bụng vui như mở cờ và lập tức ký một hợp đồng mua bán với chợ miền Đông: ông ta sẽ bán ra một lô thịt lợn với giá thấp hơn hẳn so với thị trường với điều kiện sẽ giao hàng chậm vài hôm.
Ông ta tính rằng: Việc Nam quân thiếu hàng viện trợ thì ai ai cũng biết, nhưng đại bản doanh của tướng Luke đã đến mức phải giết ngựa để ăn thì chứng tỏ chiến tranh sẽ kết thúc chỉ trong nay mai.
Amore đã đoán đúng thời gian, và nắm bắt được cơ hội tốt nhất. Trong khi bên mua vẫn còn đang vui mừng khôn xiết vì mua được lô hàng với giá hời thì cục diện chiến tranh và thị trường đều có những thay đổi căn bản. Mấy hôm sau giá thịt lợn đã hạ xuống tới mức bình thường nhất, Amore mua vào rồi bán ra ngay luôn như lúc còn chiến tranh theo đúng hợp đồng đã ký và đã hốt bạc triệu một cách dễ dàng.
Điều này không có gì là khó hiểu hết, Amore mà hành động chậm một tí là không được mà sớm một chút cũng không xong.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét