Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tùy Đường 1 - 34-10

Trang 10 trong tổng số 11

Phần III - Chương 28

Trèo Lên Tận Đỉnh, Thấy Núi Cỏn Con
Ra tay trước khống chế đối thủ

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

NĂM 626, Lý Thế Dân cho người phát động phong trào “sự biến Huyền Vũ Môn” , đã sát hại anh trưởng để cướp ngôi Đường thái tử. Ít lâu sau lại được Đường Cao Tổ nhường ngôi báu nên nắm luôn việc triều chính. Năm sau đổi niên hiệu thành "Trinh Quán” , từ đó mở ra thời kỳ hoàng kim của xã hội phong kiến Trung Quốc. - từ “Trinh Quân chi trị" tới "Khai Nguyên thịnh thế”.
Đường Thái Tông Lý Thế Dân sở dĩ trở thành bậc đế vương anh minh hiếm có của Trung Quốc, một mặt là do trước đây ông đã lập được những chiến công lừng lẫy chưa từng có, mặt khác là do lúc đó ông đủ khả năng kịp thời "nhảy qua lưng ngựa” , dứt võ tu văn, nhanh chóng thiết lập nền chính trị Trinh Quán ngay trên đống đổ nát của cuộc chiến bằng những sách lược vô cùng thông thái khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc.
Vị hoàng đế nổi tiếng tiếp theo chính là nữ hoàng đại phong lưu Võ Tắc Thiên. Làm thân nữ nhi phải chịu sức nặng của "tam tòng tứ đức” , Võ Tắc Thiên đã dựa vào trí tuệ phi phàm của mình không những đã làm một cuộc cách mạng kinh thiên động địa trên lĩnh vực triều chính để bước lên đỉnh cao nhất của quyền lực, đồng thời đã duy trì được bước phát triển ổn định của cả một xã hội, thiết lập nên một nhịp cầu chuyển tiếp bình ổn từ năm Trinh Quán sang thời kỳ cực thịnh của nhà Đường.
Trong những năm Khai Nguyên lúc Đường Thái Tông đang chấp chính, vương triều nhà Đường đã bước vào thời kỳ cực thịnh, đây chính là thời kỳ cường thịnh nhất của lịch sử Trung Quốc. Bất luận là về quân sự, kinh tế hay tinh thần, tâm lý dân chúng hay về văn hoá, trí tuệ, thì Trung Quốc đều đã đạt được đỉnh cao của thế giới.

* * *

Đường Cao Tổ Lý Uyên có ba người con trai là: Thái tử Lý Kiến Thành, Tấn Vương Lý Thế Dân và Tề Vương Lý Nguyên Cát. Trong đó, Lý Thế Dân trong sự nghiệp quân chính tạo lập triều Đường và thống nhất đất nước đã đóng góp công lao to lớn không ai sánh nổi, đồng thời trong cuộc nam chinh bắc phạt trường kỳ, ông cũng chiêu mộ được rất nhiều văn thần võ tướng võ nghệ cao cường. Lý Kiến Thành cảm thấy ngôi vị thái tử của mình đang bị đe dọa trước công trạng và thực lực của Lý Thế Dân, bèn ngấm ngầm câu kết với người em thứ ba là Lý Nguyên Cát và Bàng Cơ, đại thần của Lý Uyên, định trừ khử Lý Thế Dân càng sớm càng tốt.
Lý Thế Dân biết rõ dụng tâm của Thái tử và Tề Vương, đồng thời lại có các văn võ canh phòng cẩn mật nên kế hoạch của Lý Kiến Thành trước sau vẫn không có cách nào thành công. Lý Kiến Thành quyết định trước tiên đối với văn thần võ tướng trong phủ Tấn Vương hoặc là đẩy họ vào chỗ chết hoặc là điều đi xa để cô lập Lý Thế Dân. Quả nhiên danh tướng Trình Trí Tiết bị điều ra ngoài làm Thích Sử, Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối bị điều ra khỏi phủ Tấn Vương, còn Uất Trì Kính Đức suýt nữa bị Lý Uyên xử tội chết. Lúc đó trong phủ Tấn Vương, mọi người đều tự cảm nhận được sự nguy hiểm, dồn dập khuyên Lý Thế Dân nên có sự chuẩn bị sớm để tránh bị hại. Lý Thế Dân trong lòng đã có dự định, ngầm quan sát sự việc tiến triển nhưng ngoài mặt không hề có biểu hiện gì.
Đúng lúc đó, quân Đột Quyết đến xâm phạm biên giới nhà Đường. Lý Kiến Thành nhanh chóng tiến cử Lý Nguyên Cát đem quân đi bắc phạt. Lý Uyên liền giao binh quyền cho Tề Vương. Tề Vương thừa cơ xin phái Uất Trì Kính Đức, người luôn luôn ở cạnh Lý Thế Dân như hình với bóng trong phủ Tấn và cũng là chiến tướng dũng mãnh nhất làm tiên phong quân thảo phạt đồng thời điều động gần hết tinh binh trong phủ Tấn Vương bổ sung vào đoàn quân do mình chỉ huy.
Uất Trì Kính Đức và cậu vợ của Lý Thế Dân là Trưởng Tôn Vô Kỵ khuyên Tấn Vương "Đại vương nếu không giải quyết sớm, họa ở trước mắt rồi". Nhưng Lý Thế Dân giả vờ nói: “Việc liên quan đến tình cảm huynh đệ, làm sao có thể nhẫn tâm ra tay?". Kính Đức lại nói: "Con người không ai là không sợ chết, mọi người nguyện dùng cái chết để phụng sự đại vương, đại vương sao có thể vì kẻ tiểu nhân làm hại đại cuộc?". Chưa nói hết câu thì Suất cánh thừa (chức quan) Vương Chí hối hả chạy vào, dường như có việc cấp báo. Vì thấy Trưởng Tôn, Kính Đức ở đó nên không nói gì. Lý Thế Dân liền dẫn Vương Chí vào trong nói chuyện. Một lúc sau, Vương Chí vội vã cáo lui. Lý Thế Dân nói với bọn người Trưởng Tôn Vô Kỵ: "Vừa nãy Vương Chí báo cáo, nói rằng Thái tử và Tề Vương đã vạch kế hoạch, muốn để ta và Thái tử cùng đi tiễn Tề Vương xuất chinh. Đến lúc đó, dũng sĩ ngầm phục trong bữa tiệc tiễn đưa sẽ thừa cơ ám sát ta, sau đó Thái tử đưa quân vào trong yêu cầu nội thiện và phong Tề Vương là Thái đệ".
Trưởng Tôn Vô Kỵ không đợi Lý Thế Dân nói hết liền xen vào: "Hành động trước khống chế được người, hành động sau sẽ bị người khống chế . Lý Thế Dân than thở: "Cốt nhục tương tàn là điều đại ác từ xưa đến nay, ta biết rõ tai họa sẽ đến trong một sớm một chiều nhưng muốn đợi Thái tử ra tay trước, sau đó vì nghĩa ra quân thảo phạt, mới là danh chính ngôn thuận". Kính Đức tâu rằng: "Đại vương nếu vẫn không nghe lời khuyên, Kính Đức không thể ở lại bên cạnh đại vương để trói tay chịu chết, xin phép được cáo từ". Vô Kỵ cũng nói: "Vô Kỵ xin cùng đi!".

Lý Thế Dân triệu tập các quan trong phủ cùng thương nghị. Mọi người đều cho rằng phải nhanh chóng ra tay. Lý Thế Dân nói phải bói một quẻ trước, xem có thể hành động hay không. Bỗng có người hùng hổ xông vào, cướp lấy quẻ bói bằng mai rùa vứt xuống đất, nói rằng: “Có nghi vấn mới bói, nay tên đã ở trên cung, không thể không bắn, ai bắn trước người đó sẽ có đường sống, vậy còn nghi ngờ gì nữa?". Lý Thế Dân nhìn lên, hóa ra là Mộ Liêu Trương Công Cẩn. Thế là Tấn Vương ra lệnh cho Trưởng Tôn Vô Kỵ ký mật triệu Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối đến thương nghị.
Không ngờ, hai họ Phòng, Đỗ trước đó không lâu còn ra sức khuyên Lý Thế Dân động thủ, nay lại đồng thanh nói: “Cao Tổ chiếu lệnh cho tôi không được theo hầu Tấn Vương, bây giờ nếu như tự ý đến thăm há chẳng phải tội chết sao?". Lý Thế Dân thấy hai người không muốn đến, bèn đưa con dao đeo bên mình cho Uất Trì và bảo rằng: "Hai người ấy sao dám phản ta? Ngài cầm con dao này đi xem xem nếu họ thật sự không muốn đến thì lập tức giết chết đem thủ cấp về cho ta". Kính Đức và Vô Kỵ cùng đi gặp Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối. "Đại vương đã quyết kế hành sự, hai ông mau đi thương nghị". Phòng Huyền Linh nói: "Bốn người cùng đi quá lộ liễu chúng ta mỗi người đi một đường khác nhau”, Kính Đức và Vô Kỵ đi trước, hai người họ Phòng, Đỗ thay quần áo rồi cũng lặng lẽ đến phủ Tấn Vương. Mọi người cùng nhau thương lượng kế sách.
Tối hôm đó, Lý Thế Dân vào triều yết kiến Lý Uyên. Lý Uyên đưa bản mật tấu của Thái Sử lệnh cho Lý Thế Dân xem, trong đó nói rằng theo thiên văn Tấn Vương xứng đáng được thiên hạ. Lý Thế Dân yêu cầu cho các quan tả hữu lui ra, sau đó tâu với Lý Uyên: Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát tư thông với hoàng phi, dâm loạn hậu cung. Lý Uyên vừa kinh ngạc vừa tức giận. Lý Thế Dân nói tiếp: "Thần nhi không hề muốn phụ lòng huynh đệ, không ngờ hai người họ lại muốn hãm hại thần nhi, còn nói phải trả thù cho Vương Thế Sung, Đậu Kiến Đức. Thần nhi nếu bị chết oan uổng thì mãi mãi phải xa phụ thân, hơn nữa khi hồn trở về dương gian cũng bị bọn người Vương Thế Sung từng bại dưới tay thần nhi chê cười, xin phụ hoàng cứu mạng!". Tấn Vương nói xong liền khóc nức nở. Cao Tổ càng kinh ngạc, nói rằng: “Ngày mai phải thẩm vấn hai đứa nó. Ngươi quả thực cũng nên đến sớm tham tấu” .
Lý Thế Dân lập tức lui ra, trong đêm điều binh khiển tướng, lệnh cho bọn người Trưởng Tôn Vô Kỵ dẫn đầu mai phục ở ngoài cửa Huyền Vũ.
Ngày hôm sau, Lý Kiến Thành, Lý Nguyên Cát lên triều, đi qua Huyền Vũ Môn cảm thấy tình hình không tốt, vội vàng quay đầu muốn chạy nhưng bị Lý Thế Dân và Uất Trì Kính Đức chặn lại. Lý Kiến Thành bị Tấn Vương bắn chết, Lý Nguyên Cát bị Uất Trì chém chết. Lúc này, Phùng Dực, Phùng Lập là thuộc hạ của Thái tử và các tướng lĩnh trong phủ Tề Vương như Tiết Vạn Triệt đem hàng ngàn binh mã đi đánh phủ Tấn Vương song bị quân mai phục trước Huyền Vũ Môn chặn lại. Sau thấy Thái tử, Tề Vương đều đã chết, đám binh mã này cũng rầm rập bỏ chạy.
Lý Uyên thấy sự việc đã đến nước này, trách mắng Lý Thế Dân cũng chẳng được ích gì thậm chí còn gây nguy hiểm cho bản thân vì thế dứt khoát phong Tấn Vương Lý Thế Dân làm Thái tử, nghe lời Tấn Vương trừ cỏ tận gốc đối với Kiến Thành, Nguyên Cát, bắt và giết cả nhà họ. Không lâu sau Cao Tổ biết lượng sức mình, dũng cảm rút lui nhường lại ngôi vị hoàng đế cho Lý Thế Dân.

Vì Lý Uyên ngồi ở trên cao, không hiểu rõ tình hình, địa vị giữa Thái tử, Tề Vương và Tấn Vương là ngang nhau nhưng thực lực mỗi bên yếu mạnh khác nhau. Vì thế trên thực tế ai ra tay trước giết chết đối thủ, người đó đương nhiên sẽ nắm được quyền uy. Về điểm này, Lý Thế Dân và các mưu thần võ sĩ của ông ta hiểu rất rõ. Chính Thái tử, Tề Vương cũng muốn hành động trước khống chế đối thủ để dành lấy quyền chủ động. Nhưng Lý Thế Dân quả thực sáng suốt hơn họ rất nhiều. Chỉ có ông ta mới thực sự áp dụng thành công kế "ra tay trước khống chế đối thủ” . Điểm dựa của kế này là "trước" nhưng "trước" thường thường bắt nguồn từ "bí mật" và "nhanh". Lý Thế Dân giả vờ "không nhẫn tâm", ngoài mặt không có biểu hiện gì thực tế một mặt là để danh chính ngôn thuận bảo toàn danh dự, mặt khác là vì tính "bí mật" của hành động. Vua không biết ông ta đưa dao cho Uất Trì Kính Đức để giết Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối diệt khẩu nếu bọn họ làm phản. Nhà vua không biết ông ta nửa đêm điều binh để đề phòng có người biết, vua không biết ông ta giết cả những người vô tội trong nhà Thái tử, Tề Vương nhưng đủ để biết ông ta dùng trăm phương ngàn kế chỉ là đóng giả quân tử, đủ để biết lòng dạ ông ta sâu sắc, hành động bí mật mà nhanh gọn. Trái lại, Thái tử, Tề Vương mồm nói muốn "ra tay trước để khống chế đối thủ" ngày đêm ra sức "hành động trước khống chế người" (như điều các dũng tướng, tinh binh trong phủ Tấn Vương đi...) nhưng chuyện cơ mật bị tiết lộ ra ngoài, hành động trì hoãn, đâu có cái lý không bị Tấn Vương khống chế! Trong cạnh tranh thương trường cũng thường phải dùng kế này, song muốn sử dụng thành công kế sách cũng cần nắm chắc hai điểm mấu chốt "bí mật" và "nhanh".
Một ngày năm 1965, quốc hội Canada thông qua quyết nghị, lấy "biểu tượng lá cây phong làm quốc kỳ. Ba hôm sau, trên các loại đồ chơi ở trên thuyền buôn của các thương gia Nhật Bản, Đài Loan vượt đại dương đến Canada đều có ước hiệu cờ lá phong, ngoài ra còn có một loạt lá cờ nhỏ hình lá phong thuần túy. Hiển nhiên, trước khi nghị quyết được thông qua, những thương gia này đã dò biết được nội tình, chớp thời cơ vội vàng sản xuất ra. Trẻ em ở Canada vui mừng nháy cẫng lên vì kịp thời có được những lá cờ nhỏ và đồ chơi mang hình quốc kỳ. Còn các bậc phụ huynh ở Canada vì niềm vui của con trẻ cũng không tiếc tiền mua với giá cao. Song các thương gia ở nước này không những chỉ cảm thấy tiếc nuối vì bị người khác cướp mất cơ hội kiếm tiền mà còn cảm thấy rất khâm phục sự bí mật và nhanh gọn trong hành động của các thương gia Nhật Bản, Đài Loan và sự cao minh tuyệt vời của kế "ra tay trước" khống chế đối thủ.

Chương 29

Kịp thời chuyển hướng bỏ võ sửa văn.
Tháng 6 năm 626 sau Công nguyên, Tấn Vương Lý Thế Dân phát động "cuộc chính biến ở Huyền Vũ Môn", ra tay trước khống chế đối thủ, giết chết Thái tử Lý Kiến Thành và Tề Vương Lý Nguyên Cát. Tháng 8 tiếp nhận chiếu thư thiện vị (nhường ngôi) của Lý Uyên, lên ngôi hoàng đế.
Vào dịp tết Nguyên Đán năm thứ hai sau khi lên ngôi, Lý Thế Dân mở một bữa tiệc thịnh soạn chiêu đãi quần thần. Trong bữa tiệc có vở "Tấn Vương phá Trần Nhạc" hùng tráng. Lý Thế Dân nói với quần thần: "Nhiệm vụ trước đây của trẫm là chuyên lo việc Nam chinh Bắc chiến, cho nên trong dân gian có khúc nhạc này. Tuy khúc nhạc không nói hết được văn đức của Đế vương nhưng vì thiên hạ ngày nay mà ta có là do sự chinh chiến lúc đó, vì vậy cũng không thể quên nó nên mới sai người tấu khúc nhạc này lên trong bữa tiệc!".
Phong Đức Di lập tức đứng dậy tâu rằng: "Uy võ thần công bình định tứ hải của bệ hạ, "văn đức" đâu thể sánh bằng?"
Phong Đức Di đã là mệnh quan triều đình từ thời Tùy Văn Đế dựa vào sự nịnh hót bợ đỡ Lý Uyên nên vẫn giữ được mũ ô sa. Lời tấu của ông ta là nhằm tâng bốc, lấy lòng Lý Thế Dân. Không ngờ Lý Thế Dân không những không vui mà còn nổi giận: "Dẹp loạn cần dùng đến vũ lực nhưng giữ thiên hạ thì chi có thể dựa vào văn đức. Việc dùng văn hay võ phải tùy từng lúc. Khanh nói là văn đức không bằng vũ lực, e rằng có phần không đúng! Lẽ nào lập tức được thiên hạ rồi thì có thể lập tức trị thiên hạ?".
Phong Đức Di nghe xong mặt đỏ ửng lên, biết mình nịnh hót không đúng chỗ không còn gì để nói đành phải miễn cưỡng ngồi xuống uống rượu.
Lý Thế Dân lại hỏi các đại thần về kế sách giữ thiên hạ và trị nước. Phong Đức Di muốn cứu vãn danh dự đã mất nên vội vàng trả lời: "Từ thời Hạ, Thương, Chu đến nay, lòng người càng ngày càng quá quắt xảo trá, cho nên triều Tần chuyên dùng hình phạt, triều Hán dùng cả bá đạo. Nay đối mặt với đám dân tà ác, không thể không dùng hình để tra tấn uy hiếp, và vũ lực để trấn áp giáo hóa".

Phong Đức Di còn chưa nói hết thì Nguy Trưng liền đứng dậy phản bác: "Nếu như nói từ thời Hạ, Thương, Chu đến nay, lòng người càng ngày càng xấu đi, thế thì đến bây giờ mọi người đều biến thành những con quỷ hung dữ, cần gì nói đến giáo hóa, cứ đem giết hết là được rồi. Kế sách thích hợp với thời thế bây giờ chỉ có thể là chuyển võ thành văn. "Dứt võ sửa văn" đất nước sẽ tự nhiên yên định, di địch bốn phương sẽ tự quy thuận. Trị quốc cần phải an dân trước, dân không yên thì nước không ổn. Nếu trăm họ muốn yên ổn làm ăn nhưng quan phủ lại không ngừng hách dịch. Như vậy trăm họ khốn khổ đất nước suy yếu cũng là điều tự nhiên mà thôi”.
Lý Thế Dân rất tán thưởng quan điểm của Nguy Trưng, Phong Đức Di cảm thấy mình không được ủng hộ, đành cúi đầu buồn bã uống rượu.
Lý Thế Dân dựa vào ý kiến của bọn Ngụy Trưng lập tức thay đổi phương châm Nam chinh Bắc chiến trước đây, đề ra một loạt sách lược trị nước bằng "Văn đức", "Dứt võ sửa văn", ví dụ: "coi trọng nông nghiệp an định lòng dân", "trọng dụng người hiền vào việc chính trị", "đại hưng lễ nhạc ... Mặt khác, Lý Thế Dân còn áp dụng hoàn toàn kế hoạch chuyển đổi từ võ sang văn trong hành động thực tế, khiến các chính sách đều được thực hiện.
Bản thân Lý Thế Dân sinh ra và lớn lên trong thời loạn, vì bí mật mưu đồ nghĩa cử lật đổ nhà Tùy mà "chú trọng uy võ, không giỏi học hành", đến bây giờ thiên hạ đã dần dần yên định, ông cố gắng học tập Kinh dịch, mở trường văn học để chiêu mộ tài tử bốn phương. Lúc đó có 8 người gồm Đỗ Như Hối... thường xuyên cùng ông ta thảo luận về nghĩa lý kinh học, nghiên cứu đạo thịnh suy của các triều đại. Vì thế không lâu sau, Lý Thế Dân từ một chiến tướng tung hoành trên chiến trường cũng hoàn toàn trở thành một minh quân tinh thông học thuật thái bình trị quốc.
Khi Lý Thế Dân lên ngôi, chiến tranh qui mô lớn trong cả nước vừa mới kết thúc, sự thống trị của triều đình đối với các vùng vẫn chưa ổn định, thêm vào đó nạn mất mùa liên tiếp xảy ra, số hộ trong cả nước giảm từ hơn 900 hộ thời kỳ Tùy Dạng Đế chấp chính xuống còn hơn 200 hộ. Những người may mắn sống sót vẫn chưa thoát khỏi cơn ác mộng chiến tranh đầy máu và lửa. Năm thứ hai sau khi Lý Thế Dân lên ngôi, lấy niên hiệu là Trinh Quán năm thứ nhất. Ông vừa mới lên nắm quyền liền lập tức thay đổi phương hướng kịp thời. Vì chính sách dùng đức để trị quốc "bỏ võ sửa văn" phù hợp với nhu cầu xây dựng mới mọi mặt, yên định lòng người lúc đó nên trong 23 năm tại vị, Lý Thế Dân đã đạt những thành tựu nổi bật về mặt chính trị. Cục diện chính trị của đất nước ngày càng yên định, nền kinh tế xã hội cũng được hồi phục và phát triển nhanh chóng, diện mạo tinh thần của dân chúng có sự biến đổi to lớn. Tuy rằng thời kỳ này vẫn chưa đạt đến sự giàu có như của triều Tùy nhưng chính sách trị quốc của Lý Thế Dân lại rất được lòng người. Lịch sử gọi 23 năm này là "nền chính trị Trinh Quán".

“Bỏ võ sửa văn" là mưu kế đặc biệt sáng lập ra "nền chính trị Trinh Quán" mà "kịp thời chuyển hướng" lại là mưu kế thông dụng phù hợp với nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế ... Lý Thế Dân sau khi lên ngôi lập tức áp dụng kế sách “bỏ võ sửa văn", cũng có thể nói là người tài trí biết "kịp thời chuyển hướng". Thế giới biến động hàng ngày, phương châm, phương pháp, phương hướng tự nhiên cũng phải biến đổi theo, nếu không thì bị thời thế đào thải. Cách duy nhất có thể "dĩ bất biến, ứng vạn biến" đó chính là phái ghi nhớ và áp dụng thiết thực kế "kịp thời chuyển hướng", đặc biệt là trong cạnh tranh thương trường đầy phức tạp và nhiều biến động.
Thương nhân sản xuất kẹo cao su của Nhật Bản, ông Xiceha vào đầu những năm 50 để ý thấy những bộ phim miền Tây nước Mỹ bắt đầu thịnh hành ở Nhật Bản nên ông nhanh chóng tung ra thị trường "kẹo cao su con bò" vỏ mới, lãnh đạo "trào lưu mới" của thanh niên thời thượng.
Tiếp theo Xiceha lợi dụng vụ chấn động do sự kiện giới y học của nước Mỹ phát minh dùng chất diệp lục chữa trị ngoại thương, kịp thời tung ra thị trường kẹo cao su có chất diệp lục. Qua tuyên truyền quảng cáo, mọi người dường như cảm thấy ăn một chiếc kẹo cao su có chất diệp lục tuy không thể làm giảm bệnh tật nhưng sẽ có cảm giác an toàn hơn. Sự thay đổi bao bì, cách tuyên truyền lại một lần nữa phù hợp với tâm lý người tiêu dùng.
Tháng 11 năm 1955, Nhật Bản lần đầu tiên phát sóng vô tuyến truyền hình, Xiceha không bỏ lỡ thời cơ lại dấy lên cơn sốt "bình chọn các cô gái Nhạc Thiên" (Nhạc Thiên - tên của loại kẹo cao su) trên truyền hình. Thời gian này, tin "kẹo cao su Nhạc Thiên tìm mỹ nữ" trở thành chuyện nhà nhà đều biết, khiến cho danh tiếng của Xiceha một lần nữa lại nổi như cồn, lượng tiêu thụ kẹo cao su liên tiếp phá kỷ lục.
Năm 1956, đội khảo sát Nam Cực số một của Nhật Bản đến Nam Cực khảo sát, Xiceha lập tức quyết định tặng miễn phí cho đoàn thám hiểm loại kẹo cao su đặc biệt. Sự kiện này trở thành tin nóng trong giới truyền thông. Khi đoàn thám hiểm trở về đã mang theo bằng chứng khách quan chứng minh kẹo cao su "ở -500C vẫn không hỏng . Thế là sự tuyên truyền về bao bì của Xiceha lại chuyển hướng vào người có khả năng “nói khoác" mà các hãng kẹo khác không có cách nào sánh ngang. Kẹo cao su do ông ta sản xuất lại áp đảo tất cả.

Đến thập kỷ 60, kỹ thuật kích thích tiêu thụ của công ty đã đạt đến trình độ cao như ngọn lửa xanh trong bếp. Nhưng ông ta vẫn áp dụng kế "kịp thời đổi hướng” không ngừng thay đổi phương hướng và trọng tâm quảng cáo, luôn luôn gắn kết kẹo cao su do mình sản xuất với các chủ đề hoặc sự kiện nóng hổi nhất, từ đó khiến cho lượng tiêu thụ của công ty chỉ có tăng mà không có giảm.

Chương 30

Tính kế lâu dài, ao đầy bắt cá
“Nền chính trị Trinh Quán" thái bình thịnh trị nổi tiếng thế giới, nội dung cốt yếu đầu tiên của nó phải là chính sách ổn định đời sống, phát triển sản xuất, coi trọng nông nghiệp, nuôi dưỡng dân. Khi Lý Thế Dân cùng các quần thần thương nghị biện pháp "yên định lòng dân, ổn định đất nước" vào năm Vũ Đức thứ 9 (năm 626 sau Công nguyên), chính sách thống trị sáng suốt có hiệu quả này đã được trình bày cụ thể. Một là "giám sự xa xỉ, tiết kiệm chi tiêu , hai là "giám nhẹ phu dịch", ba là "sử dụng quan thanh liêm", bốn là "làm cho dân chúng có cơm ngon áo đẹp".
Lý Thế Dân nói như thế và cũng cố gắng làm như thế.
Năm Trinh Quán thứ 1, Lý Thế Dân muốn xây dựng một cung điện, nguyên liệu đã chuẩn bị xong, nhưng vừa nhớ đến phải "giảm sự xa xỉ, tiết kiệm chi tiêu” , ông quyết định không xây nữa. Tháng 8 năm Trinh Quán thứ 2, quần thần ba lần kiến nghị xây lầu gác ở trên cao để cải thiện "ẩm thấp trong cung điện” nhưng Lý Thế Dân kiên quyết không đồng ý. Năm Trinh Quán thứ 4 ông nói với các đại thần: "Việc trang hoàng lộng lẫy cung điện, tham luyến cảnh đẹp, vui chơi trong lầu gác đình đài, tuy là nguyện vọng của mỗi vị vua nhưng sự xa xỉ hoang phí là mối họa cho dân chúng, vì vậy không thể tùy tiện xây dựng". Việc vua và quan phủ giảm bớt sự xa xỉ, dân chúng thì tăng thời gian lao động của mình trên đồng ruộng khiến sức sản xuất tự nhiên phát triển. Lý Thế Dân còn vận dụng "Đường luật" để ước thúc các vị quan làm trái lệnh từ hình pháp, từ đó ngăn chặn lạm dụng nhân lực, đề xướng phong trào tiết kiệm, nên nhiệt tình sản xuất của dân chúng rất cao.

Giữa năm Trinh Quán, việc phu dịch chấp hành tương đối nghiêm khắc biện pháp "Tô dung điều” . Vì đất nước lúc đó quốc khố trống rỗng, mâu thuẫn giai cấp đã bớt căng thẳng nên thuế phu thu trên thực tế đã vượt xa triều Tùy. Nội dung của nền kinh tế chính trị Trinh Quán không chỉ ở chỗ miễn giảm tô phu mà còn ở chỗ ngăn chặn lạm dụng sức dân, đặc biệt là sự phản đối kiên quyết lao dịch không đúng thời vụ. Lý Thế Dân nói: "Mọi việc đều phải coi trọng gốc, nước lấy dân làm gốc, phàm là mưu cầu cơm áo, lấy chuyện không mất mùa làm gốc". Năm Trinh Quán thứ 5, sử quan bộ lễ dựa vào ngày tốt do thầy âm dương chọn, muốn cử hành lễ đội mũ cho hoàng thái tử vào tháng 2. Đây là một sự kiện trọng đại của đất nước. Nhưng Lý Thế Dân nghĩ rằng tháng 2 đúng vào vụ xuân canh bận rộn, nên bất chấp lời thuyết giáo của thầy âm dương, thà làm trái lễ mà quý trọng thời vụ, thay đổi thời gian để cử hành lễ đội mũ vào tháng 10 sau mùa thu là lúc nông nhàn. Đường Thái Tông thích hoạt động săn bắn để chứng tỏ mình không quên phòng bị. Nhưng để không làm trái thời vụ, bảy lần đi săn trong năm Trinh Quán ông đều sắp xếp vào những tháng nông nhàn tức tháng 10, 11 , 12 của năm đó. Dân chúng thu hoạch được mùa, thêm vào đó mưa thuận gió hòa lòng người an định, Tuy phải nộp thuế phu nhiều hơn triều Tùy nhưng dân chúng vẫn có cảm giác là "lao dịch giảm nhẹ".
Lý Thế Dân nhờ vào việc thực sự chấp hành chính sách ổn định lòng dân, xây dựng đất nước coi trọng nông nghiệp, nuôi dưỡng dân chúng đã sáng lập ra nền chính trị Trinh Quán nổi tiếng.
Mọi người đều rất rõ Lý Thế Dân cũng là một con người bằng xương bằng thịt, hơn nữa ông lại mang đậm bản chất giai cấp, đặc điểm thời đại, vì vậy không nên cho rằng việc ông nói muốn "dưỡng dân" chứng tỏ ông đại công vô tư, việc giảm bớt sự xa xỉ tiết kiệm chi tiêu chứng tỏ ông là một vị thần tiên có tấm lòng trong sạch, không ham muốn. Lý Thế Dân là một người đại trí, ông thực thi chính sách "Khắc kỉ dưỡng dân" (tự kiềm chế mình, nuôi dưỡng dân) trên thực tế . là đang áp dụng kế sách "tính kế lâu dài, ao đầy bắt cá".
Người không có học thức, không có mưu trí, tầm nhìn nông cạn, luôn tính toán sự được mất trước mắt, người có học thức, có mưu trí thì suy tính lâu dài, nghĩ về tương lai. Người có tầm nhìn hạn hẹp trong ngày hôm nay có thể kiếm được một hạt vừng nhưng người suy tính lâu dài thì biết thu hoạch cả một ruộng dưa hấu trong tương lai. Tùy Dạng Đế sau khi giành được ngôi vị hoàng đế vội vàng gấp gáp ăn chơi xa xi vô độ, kết quả biến Đại Tùy từ một đế quốc giàu có bậc nhất thành một vương triều đoản mệnh. Bản thân cũng trở thành một tội nhân thiên cổ. Đây chính là cách "đầm cạn bắt cá" tức là tháo hết nước ở trong hồ để bắt hết cá cho vào nồi. Lý Thế Dân không làm giống như vậy, ông muốn "ao đầy bắt cá".

Có một việc có thể chứng minh Lý Thế Dân đang dùng kế này. Lý Thế Dân từng quy định những người trong độ tuổi từ 18 đến 21 đều phải đi lính. Năm đầu tiên khi mới lên ngôi, sau khi nghe kiến nghị của một vị đại thần, ông hạ chiếu trưng dụng binh lính, quy định con trai không đủ 18 tuổi mà thân thể cường tráng cũng có thể bị trưng dụng. Chiếu thư bị Ngụy Trưng giữ lại, Lý Thế Dân thúc giục mấy lần Ngụy Trưng cũng đều bất chấp. Lý Thế Dân tức giận triệu Nguy Trưng đến trước mặt trách mắng ông ta sao dám to gan kháng chỉ. Ngụy Trưng điềm tĩnh trả lời: "Vi thần từng nghe nói có cách làm tát cạn ao bắt cá. Tát cạn ao bắt cá không phải là không bắt được cá, xong trước mắt tuy có thể bắt được không ít cá nhưng về sau thì không có cá để bắt nữa. Bệ hạ trưng dụng cả những thanh niên chưa đủ 18 tuổi mà thân thể cường tráng đi lính, hỏi sau này vi thần đi đâu để tuyển binh? Hơn nữa, thuế phu mà bệ hạ thu là do ai chịu trách nhiệm đóng?"... Lý Thế Dân nghe xong lập tức nói theo: "Ao đầy bắt cá", sau đó hủy bỏ chiếu thư, đề bạt Ngụy Trưng làm Thái sư của thái tử.
Tháng chạp năm 626 sau Công nguyên, Lý Thế Dân từng nhấn mạnh rằng: "Vua dựa vào nước, nước dựa vào dân, lấy của dân để cung phụng vua cũng như cắt thịt để lấp đầy bụng, bụng đầy mà thân không còn, vua giàu mà nước mất". Ý là có đất nước thì mới có vua, có dân chúng mới có đất nước, bóc lột dân chúng để cung phụng vua khác nào cắt thịt mình ăn đỡ đói, bụng no rồi thì mạng cũng không còn, vua giàu lên thì nước cũng tiêu vong. Nếu như chúng ta vận dụng kế sách: "Tính kế tính lâu dài, ao đầy bắt cá" vào trong kinh doanh buôn bán, như vậy thì: Doanh nghiệp dựa vào khách hàng, bóc lột khách hàng để kiếm tiền, thế thì tiền đã kiếm được nhưng khách hàng không còn nữa, doanh nghiệp cũng không thể tiếp tục tồn tại. Vì vậy, chỉ cần nhìn xa một chút, biết tự kiềm chế mình, chăm sóc khách hàng mới có thể lúc nào cũng có "cá".
Biện pháp "ao đầy bắt cá" trong thương trường có rất nhiều, ví dụ đúng hẹn để giữ chữ tín, nhường lợi nhuận, cho ưu đãi, quảng cáo tạo dư luận v.v... dưới đây lả một cách "nuôi cá" độc đáo.
Ở Mỹ có một công ty chuyên kinh doanh dầu hỏa và bếp dầu. Lúc mới thành lập, "ao không có cá", một khách hàng cũng không có. Thế là công ty cho đăng hàng loạt quảng cáo, ra sức tuyên truyền các ưu điểm của bếp dầu, song lợi nhuận vẫn như cũ thậm chí còn giảm đi. Sản phẩm vẫn không có người hỏi, hàng hóa tồn đọng nhiều, công ty vẫn chưa thoát ra khỏi sự bế tắc thì đã có dấu hiệu ngột ngạt.

Một hôm, ông chủ bỗng nhiên tuyên bố ông muốn: "bồi dưỡng khách hàng", giơ tay triệu tập tất cả nhân viên dưới quyền lại, bảo họ đến từng nhà một tặng miễn phí cho chủ nhà một bếp dầu, các nhân viên nghi ngờ không hiểu, cho rằng ông chủ vì buồn quá mà sinh bệnh. Nhưng lệnh đã ban ra, họ đành phải chia nhau làm việc.
Các chủ nhà được tặng bếp dầu không phải trả tiền, tự nhiên cảm thấy rất vui mừng. Trong ngõ ngoài phố, đâu đâu cũng đều là "tuyên truyền viên" miễn phí của công ty này. Công ty đã có danh tiếng nên người gọi điện đến công ty hỏi bếp dầu không ngừng tăng lên. Không lâu sau, tất cả bếp dầu tồn đọng đã được đem tặng hết.
Dụng cụ bếp lúc đó vẫn chưa hiện đại hóa. Bếp gas, nồi cơm điện, lò vi ba đều chưa xuất hiện trong bộ óc của các nhà phát minh. So với bếp củi và bếp than thời đó, bếp dầu như con chim hạc đứng giữa đàn gà. Tính ưu việt của nó khiến các bà nội trợ trong gia đình mừng đến nỗi tưởng như một bước lên tiên. Họ quả thực cả ngày không rời nó. Trong "ao" của ông chủ "cá" đã thành đàn.
Các bà nội trợ nhanh chóng phát hiện ra dầu trong bếp được tặng đã hết, thế là vội vàng "đem cá đến tận cửa", chạy đến công ty mua. Giá dầu không thấp nhưng vì đun bếp dầu thuận lợi nên mọi người vẫn vui vẻ bỏ tiền mua. Sau một thời gian, bếp dầu cũng trở nên cũ, thế là các bà nội trợ lại cam tâm tình nguyện trở thành "cá tươi" của công ty, mua bếp dầu mới.
Từ đó, dầu hỏa và bếp dầu của công ty này đều bán rất chạy.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét