Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tiết Đinh San Chinh Tây 1 - 25-1

Trang 1 trong tổng số 7

Trung Hoa

Tiết Đinh San chinh Tây

Đại Lãn biên soạn
Hồi thứ nhất
Lý Đạo Tông mưu hại anh hùng
Tiết Nhơn Quý ngay tình vâng chiếu


Để đền ơn Tiết Nhơn Quý đã xả thân giúp việc chinh Đông đại thắng, Đường Thái Tông sai Trình Giảo Kim đến huyện Long Môn, phủ Giáng Châu đốc thúc việc xây dựng vương phủ cho xứng đáng với tước Bình Liêu vương. Khi mọi việc đã xong, Trình Giảo Kim vào triều phụng mệnh cho Thái Tông rồi về phủ, hớn hở nói với vợ là Bùi phu nhân:
- Chuyến này tính ra lời được ba muôn bạc trắng. Phải chi có hoài như vậy thì đỡ biết mấy.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Trình Thiết Ngưu nghe tin phụ thân về thì liền ra lạy mừng, dẫn cả đứa con mới lên mười ba tuổi là Trình Tống ra chào ông. Hôm sau nữa đến lượt Tần Hoài Ngọc, La Thông, Đoàn Lâm đồng thời đến hỏi thăm. Riêng Từ Mậu Công bận đi phát chẩn cho dân ở Hán Dương, còn Uất Trì Cung thì theo lệnh đến Chân Định lên đồng cầu Phật, vì thế không đến được.
Mấy ngày sau, Chu Thanh cùng bảy anh em kết nghĩa với Tiết Nhơn Quý đến chúc mừng, nhân tiện hỏi thăm về gia thất của đại ca. Tiết Nhơn Quý đã cùng người xưa sum họp vui vẻ. Chu Thanh liền xin Trình Giảo Kim tâu giúp cho các anh em đồng được đến Sơn Tây trấn thủ, hằng ngày gần gũi nghĩa huynh cho thỏa tình. Trình Giảo Kim bằng lòng ngay, hôm sau vào triều tâu với Thái Tông.

Nhà vua vốn biết mấy anh em của Nhơn Quý tình sâu nghĩa nặng nên chuẩn tấu, hạ chỉ cho tám tổng binh cùng đến Sơn Tây trấn nhậm, dưới quyền điều động của Bình Liêu vương Tiết Nhơn Quý. Kể từ đó không những phủ Giáng Châu mà cả một vùng Sơn Tây đều được thái bình, dân chúng an lạc, trộm cướp gần như biến hẳn.
Trong khi ấy vợ của Lý Đạo Tông là con gái của Trương Sĩ Quý, sắc đẹp tuyệt trần nên được Lý Đạo Tông hết sức yêu chiều, gọi bằng Trương mỹ nhân. Vốn oán hận Tiết Nhơn Quý về việc tố cáo tội lỗi làm cả nhà bị hành hình, nay lại thấy Thái Tông ân sủng phong chức tước cao trọng, ban thưởng trọng hậu, Trương mỹ nhân càng tức tối ra sức xúi bẩy chồng tìm cách báo thù cho mình.
Lý Đạo Tông chiều vợ đẹp, cố ý truy tìm sơ hở nhưng thấy Tiết Nhơn Quý được triều thần mến mộ, lại chẳng có lỗi gì nên không sao thi hành được. Bị Trương mỹ nhân hối thúc quá, Lý Đạo Tông bất đắc dĩ phải bàn với vợ:
- Ta đã hết sức mà không sao tìm được lỗi lầm gì của Nhơn Quý, vì thế bây giờ chỉ còn mỗi cách là dùng “Mỹ nhân kế” mà thôi. Hiện nay Lý Loan Phụng mười bảy tuổi, hoa nhường nguyệt thẹn thì có thể đưa ra làm mồi nhử Nhơn Quý vào tròng.

Vì Lý Loan Phụng là con riêng của Lý Đạo Tông nên Trương mỹ nhân bằng lòng ngay, gọi một tên gia nhân tâm phúc là Trương Nhân đến bàn bạc. Trương Nhân vốn có họ với Trương mỹ nhân, là con người hiểm độc xưa nay, tâm tính giảo hoạt, chuyên bày mưu kế hãm hại người khác nên rất được vợ chồng Lý Đạo Tông tin dùng.
Nghe Trương mỹ nhân muốn đưa tiểu thư Lý Loan Phụng ra làm “Mỹ nhân kế”, Trương Nhân suy nghĩ một hồi rồi ghé tai chủ nhân thưa rõ nên hãm hại như thế nào cho chắc chắn. Trương mỹ nhân nghe Trương Nhân nói xong thì mừng ra mặt, khen là diệu kế, ngay đem hôm ấy nhân tiệc rượu thì cho Trương Nhân ra mắt Lý Đạo Tông thưa cặn kẽ những điều vừa bàn với mình lúc sáng. Trương Nhân liền bàn:
- Nhơn Quý đã có Liễu vương phi và Phàn vương phi đẹp như tiên nữ, lại có nghĩa tào khang từ khi còn khổ cực thì khó có thể dùng sắc đẹp mà lay động được hắn. Chi bằng đại vương giả chiếu của thiên tử gạt Nhơn Quý đến Trường An rồi nửa đường đón vào vương phủ phục rượu. Khi nào Nhơn Qúy quá say, đại vương ép phải từ bỏ vợ con, lấy tiểu thư làm vương phi. Nhơn Quý thuận lòng thì đó là bước đầu để hắn mang tiếng với thiên hạ. Nếu nghịch ý thì bắt trói nghiến lại rồi tâu với thiên tử là Nhơn Quý ỷ công lao, vào vương phủ làm loạn. Chẳng lẽ thánh thượng không nể mặt đại vương mà lại đi bênh vực cho Nhơn Quý hay sao.

Lý Đạo Tông nghe xong gật đầu khen phải:
- Kế ấy được lắm, thuận cũng chết, mà nghịch cũng chết.
Nói xong, đêm hôm ấy Lý Đạo Tông viết giả một tờ chiếu thư, sai Trương Nhân đóng vai sứ giả triều đình đem đến Giáng Châu.
Nhơn Quý trị nhậm ở Sơn Tây rất nhàn nhã, nghe có thánh chỉ đến liền lập bàn hương án nghênh tiếp. Thấy chiếu chỉ cho biết Thái Tông đang bất an, muốn triệu về triều gấp để bàn việc cơ mật, Nhơn Quý vội vàng thu xếp theo Trương Nhân đi ngay.
Nhơn Quý rất tận tâm với việc nước nên cắm cúi đi rất mau, mấy ngày sau đã đến địa phận Trường An. Trương Nhân dẫn Nhơn Quý theo con đường ngang qua phủ Quang Thiên của Thành Thanh vương Lý Đạo Tông, khi ấy đã có bọn gia tướng chờ sẵn, mời vào trà nước rồi hãy vào triều. Nhơn Quý ngay tình, lại nể Lý Đạo Tông là thúc phụ của Thái Tông nên vội xuống ngựa vào ra mắt. Lý Đạo Tông giả vờ thân thiết, cười nói:
- Bình Liêu vương từ trước tới nay lập công lao cho nhà Đường rất nhiều nên không những thế tử nhớ nhung mà triều thần cũng mong đợi. Tôi cũng chẳng khác, nên hôm nay có chút tiệc mặn, xin Bình Liêu vương ăn uống một chút rồi hãy vào chầu.
Nhơn Quý nhất quyết từ chối, cho rằng trước khi triều kiến mà ăn uống say sưa thì không phải phép, nhưng Lý Đạo Tông rồi Trương Nhân thay phiên nhau thuyết phục kéo dài thời gian. Trương Nhân thấy trời sụp tối liền nói:
- Thành Thanh vương có tình với ngài thì từ chối mãi sao được. Vả lại bây giờ trời tối rồi, nếu vào chầu thì e có điều dị nghị, xin Bình Liêu vương ở lại một đêm cho phỉ tình rồi ngày mai vào chầu cũng không muộn.

Nghe vậy bất đắc dĩ Nhơn Quý phải nhận lời. Lý Đạo Tông cả mừng, mời Nhơn Quý và Trương Nhân ngồi vào bàn tiệc, truyền kỹ nữ ca múa, rót rượu dâng lên liên miên. Nhơn Quý vì nể mặt Lý Đạo Tông và sứ giả triều đình nên cứ uống tràn. Thật ra Nhơn Quý tự biết tửu lượng của mình nên chẳng nghĩ đến say nhưng không ngờ Trương mỹ nhân nóng ruột muốn trả thù nên ngầm bỏ luôn việc ép gả con, lén bỏ thuốc mê vào rượu. Tiết Nhơn Quý uống đến canh hai thì mê man, say vùi như người chết rồi. Lý Đạo Tông thấy vậy định sai quân trói Nhơn Quý lại để ngày mai vào triều vu cáo, Trương mỹ nhân liền ngăn lại, nói:
- Vương gia làm như vậy tất lòi đuôi ra. Trước mặt thánh thượng, lỡ Nhơn Quý khai là theo chiếu chỉ thì tội giả mạo chẳng nhỏ, trong triều lại có Lỗ quốc công hết lòng che chở cho hắn thì vu cáo không dễ dàng đâu.
Trương Nhân nghe vậy cũng kinh hồ bởi vì mình ngu dại đóng giả làm thiên sứ triều đình, vội ghé tai Lý Đạo Tông bàn phải làm như vậy như vậy... Thật ra đó không phải là kế sách vẹn toàn nhưng Lý Đạo Tông túng đường đành phải nghe theo, truyền quân sĩ khiêng Tiết Nhơn Quý bỏ vào phòng tiểu thư. Lý Loan Phụng vừa thẹn vừa tức, rơi nước mắt than rằng:
- Phụ thân ta nghe lời tên khốn họ Trương làm nhơ danh phận gái, có sống cũng chẳng còn mặt mũi nào nhìn ai nữa.

Nói xong, Lý Loan Phụng khóc ngất một hồi, đập đầu vào tường mà chết. Khi nghe a hoàn báo tin dữ, Lý Đạo Tông chết cứng cả người, còn Trương mỹ nhân thì mừng thầm bởi vì Lý Loan Phụng chẳng phải là con ruột của mình, có chết thì càng dễ vu oan giá hoạ cho Tiết Nhơn Quý, không ai còn làm chứng được nữa.
Một lúc sau Lý Đạo Tông hoàn hồn, nghiến răng sai giải Tiết Nhơn Quý đến đình uý, truyền lệnh tra khảo tàn khốc, một mặt viết biểu để ngày mai dâng Thái Tông. Đình uý vâng lệnh Thành Thanh vương, mặc cho Tiết Nhơn Quý đang mê man bất tỉnh vẫn cứ dùng mọi thứ hình cụ tra khảo, đến đổ cả nước sôi vào mũi mà Tiết Nhơn Quý vẫn chưa lai tỉnh.
Tần Hoài Ngọc biết tin ấy thất kinh hồn vía, than lớn:
- Thành Thanh vương là bậc thân vương mà sao làm loạn triều cương như vậy? Dù bất cứ ai có tội gì đi nữa cũng phải đưa ra trước triều đình phân xử, lẽ nào được quyền tra khảo?
Than xong, Tần Hoài Ngọc lập lức cho thị vệ đến đình uý ra lệnh cho việc ngừng tra tấn Bình Liêu vương. Đình uý sợ oai Thành Thanh vương nhưng cũng nể mặt phò mã cho nên nghe lời nghe, sai quân y lệnh, nhờ vậy Tiết Nhơn Quý không đến nỗi táng mạng. Sáng hôm sau, Thái Tông thiết triều, hoàng thúc Lý Đạo Tông đã cầm sẵn sớ tâu dâng lên nhà vua kiện tụng việc Nhơn Quý uống rượu quá chén, xông lên lầu Tuý Vân ép uổng con gái mình, không được thỏa mãn thì liền lấy nghiên mực đập đầu cho đến chết, tử thi chưa quàn để còn làm chứng. Thái Tông đọc sớ tấu không sao nhịn được tức giận quát lớn:
- Tiết Lễ cậy công làm điều càn rỡ, đánh chết ngự muội thì không thể tha thứ được. Chiếu theo luật Tiêu Hà để lại, phải chém đầu răn chúng.

Nói xong, Thái Tông lập tức xuống lệnh mang Nhơn Quý ra pháp trường. Tần Hoài Ngọc. La Thông và Uất Trì Bảo Khánh thấy nhà vua nổi cơn lôi đình thì chỉ biết nhìn nhau, không dám bước ra bảo tấu. Trình Giảo Kim vội đuổi theo quan chỉ huy ngăn lại rồi vào điện quỳ xuống tâu hỏi:
- Vì tội gì bệ hạ định chém đầu Bình Liêu vương?
Thái Tông liền lấy sớ tấu ra cho bá quan cùng xem, sau đó cười gằn, hỏi Trình Giảo Kim:
- Như vậy có đáng chém đầu hay chưa? Các vương công đại thần chưa cho là xứng đáng thì cứ ra hỏi xem Tiết Lễ vì cớ gì đánh chết lệnh muội của trẫm?
Nghe vậy, Tần Hoài Ngọc và các tiểu vương cả mừng vội kéo nhau ra ngoài kêu gọi. Ngờ đâu Nhơn Quý bị thuốc mê quá mạnh nên vẫn gục đầu như chết rồi, chẳng nghe hay trả lời gì được. Trình Giảo Kim thấy vậy nghĩ thầm:
- “Hiện giờ người bị tra tấn quá sức nên chẳng còn nói được. Chi bằng ta tìm kế tâu thánh thượng giam vào ngục, sau đó sẽ tính toán việc cứu sau.”
Nghĩ vậy nên Trình Giảo Kim vào triều tâu xin Thái Tông:
- Khi chinh Đông, Nhơn Quý cứu giá nơi Việt Hổ, ba tháng mười ngày lại về Trường An giúp thái tử thì công lao ấy chẳng thể quên được. Xin bệ hạ dung thứ một trăm ngày để trả nghĩa, sau đó chém đầu sau cũng chưa muộn.

Thái Tông qua cơn giận dữ cũng bớt nóng, phán:
- Nhơn Quý có công rất lớn, nhưng trẫm đã trả ân bằng sắc phong Bình Liêu vương, như vậy đã là công bằng rồi. Nay Nhơn Quý giết ngự muội thì không thể tha chết được, tuy nhiên nể lời Trình vương huynh, trẫm sẽ giam lại ba tháng mười ngày, không ai nói gì thêm nữa.
Phán xong, Thái Tông lập tức bãi triều, phất tay áo đi vào trong. Khi nghe chồng kể lại mọi việc, Trương mỹ nhân lo lắng nói:
- Thiếp tưởng là thù nhà đã trả, dè đâu tướng quân chẳng làm gì nên chuyện. Trong một trăm ngày ấy thế nào bọn chúng không tìm cách cứu Nhơn Quý thoát tội?
Lý Đạo Tông đang bận lo việc mai táng cho Lý Loan Phụng nên không cãi lời vợ, toan tính trong vài ngày nữa sẽ nhắc lại việc này cho Thái Tông quyết định.

Hồi thứ hai
Tướng quân bị khốn nơi ngục thất
Tiểu nhi lập kế đả gian thần

Hơn nửa ngày sau, Nhơn Quý mới giã thuốc mê, thấy người đau nhức vô cùng, thì biết đã trúng kế của Lý Đạo Tông, trong lòng hết sức ân hận. Trong khi đó, các tiểu vương cùng các quan có tình với Nhơn Quý tụ họp tại phủ của Trình Giảo Kim để bàn kế cứu giúp nhưng rốt cục đều bó tay. Trình Giảo Kim cũng không biết phải tâu xin thế nào nên thở dài nói với mọi người vào thăm Nhơn Quý hỏi han trước xem sự tình ra sao rồi mới quyết định.
Tần Hoài Ngọc và Uất Trì Bảo Khánh nghe vậy liền rủ nhau tới thiên lao thăm viếng. Hai người thấy Tiết Nhơn Quý phải đeo gông xiềng xích, mình mẩy đầy những vết sẹo tra khảo thì đau lòng rơi nước mắt. Nhơn Quý cũng không cầm được giọt lệ, nghẹn ngào thuật lại từ khi nhận chiếu chỉ gọi cho đến say rượu chẳng còn biết gì. Khi ấy Tần Hoài Ngọc mới biết rõ, thất kinh nói:
- Đại ca đã trúng kế của họ Lý rồi, bởi vì vợ kế của lão chính là con gái của Trương Sĩ Quý. Trước nay thánh thượng không hề đau ốm gì, sao lại phải cho sứ giả đi triệu đại ca về? Chắc chắn họ Lý ép cho gái tự vận để lấy cớ hại trung thần báo thù dùm cho vợ. Tuy nhiên chúng tôi không biết cách nào minh oan, may sao nhờ Lỗ quốc công nên mới tạm hoãn được một trăm ngày, xin đại ca cố đợi vậy.


Nói xong, hai người từ biệt chia tay. Nhơn Quý lưu luyến chẳng muốn dời chân. Ngờ đâu Trương Nhân đã cho tay chân rình mò mọi động tĩnh, nghe báo hai vị tiểu vương vào thăm Nhơn Quý thì liền chạy đi mách với Lý Đạo Tông. Tên gian thần này cũng sợ cơ mưu bị lộ nên lập tức xuống lệnh cho ngục quan, cấm tuyệt bất cứ người nào vào thăm, thân sơ hay quyền chức gì cũng vậy.
Truyền lệnh xong, Lý Đạo Tông vẫn chưa yên tâm, vội vã vào cung xin Thái Tông ban lệnh cho mọi người tuân theo. Thái Tông nể mặt thúc phụ nên bằng lòng ngay, triệu quan chỉ huy và ngục quan đến phán:
- Nhơn Quý là khâm phạm, vì thế bất cứ ai cũng không được giáp mặt trò chuyện, trái lệnh thì sẽ ghép vào tội đồng mưu.
Khi ấy Tần Hoài Ngọc và Uất Trì Bảo Khánh đang cùng Nhơn Quý trò chuyện, chợt có ngục quan vào cúi đầu thưa việc Thái Tông vừa ban chỉ không cho ai vào thăm. Bất đắc dĩ hai người phải lui ra, trong lòng hết sức lo lắng cho tính mạng của Nhơn Quý. La Thông đến sau nên không được vào thăm đành phải lén lút sai gia nhân mang cơm nước cho Nhơn Quý.
Trong ý Lý Đạo Tông muốn dùng lệnh cấm này mà cho Nhơn Quý chết đói, nghe biết việc La Thông thì liền hỏi Trương Nhân:
- Bọn chúng cứ lén lút mang cơm nước vào cho Nhơn Quý thì biết đến bao giờ hắn mới chết được? Theo ngươi thì phải làm sao?
Trương Nhân thưa:
- Bằng hữu của Nhơn Quý rất đông mà toàn là vương công đại thần, vì thế ngục quan cũng khó mà làm việc. Bây giờ chỉ còn mỗi cách đại vương chịu khó đứng ra canh giữ, vất vả chừng năm ngày là xong.


Lý Đạo Tông lưỡng lự vì sợ mất danh tiếng của mình, nhưng Trương mỹ nhân nóng lòng sốt ruột nên hết sức thúc hối, bất đắc dĩ phải nghe theo, ngày hôm sau bắt đầu ngồi trước thiên lao, đến giờ cơm nước thì có gia đinh mang đến. Thật thương cho Nhơn Quý, con người vốn dĩ sức ăn bằng mười người khác, nay vừa bị đòn tra tấn vừa chịu đói thì đứng ngồi không nổi, nằm dài mà than thở.
Các tiểu vương thấy vậy hội ở nhà Tần Hoài Ngọc bàn tán xôn xao nhưng rốt cuộc cũng không tìm ra phương kế nào qua mặt Thành Thanh vương được. Một người đang nhíu mày suy nghĩ, chợt có một tiểu nhì chừng tám chín tuổi, diện mạo rạng rỡ tựa trăng rằm, mặc áo hoa từ nhà sau đi lên cười nói:
- Ai cũng cao lớn, sức khỏe muôn người mà chịu để Tiết thúc chịu đói ư? Nếu muốn thì tôi xin ra sức giúp một phen.
Tần Hoài Ngọc nhìn lại, thấy đó là Tần Mộng, con thứ của mình thì quát lớn, đuổi ra nhà sau. Nguyên Tần Hoài Ngọc có hai đứa trai, một là Tần Hán, khi lên ba tuổi đi chơi hoa viên thì bị một cơn gió lạ cuốn đi mất, sau đó công chúa sinh hạ được Tần Mộng yêu quý như trứng mỏng.
Tần Mộng bị phụ thân mắng thì cười, bỏ ra nhà sau, sai gia tướng gọi tiểu anh hùng cùng trang lứa mình là La Chương, Uất Trì Thanh Sơn, Đoàn Nhân, Trình Tông đến bàn chuyện. Tất cả đều khoảng tám, chín tuổi, chỉ trừ Trình Tông lớn hơn, mười ba tuổi, vì thế hàng ngày thường đùa giỡn với nhau ở sân sau, không ai để ý.
Tần Mộng thấy anh em đã đến đủ mặt thì liền cho biết việc Thành Thanh vương định hãm hại Nhơn Quý. Sau khi bàn xong, năm tiểu anh hùng liền kéo nhau thẳng đến thiên lao. Lý Đạo Tông chưa kịp quát gọi quân đĩ đuổi đi thì đã bị Tần Mộng nhảy tới thộp cổ áo đấm cho mấy cái. Mấy anh em kia người thì đánh bọn quân sĩ nhào lăn, kẻ xúm lại phụ Tần Mộng một tay nhổ gần hết nửa hàm râu của Lý Đạo Tông.
Lý Đạo Tông kêu gào khan cả tiếng mà chẳng tên quân nào dám xông vào can thiệp, vì đều biết các tiểu anh hùng là con nhà danh gia thế phiệt, đành phải gượng bò ra kiệu, sai gia đinh khiêng chạy về vương phủ.
Tần Mộng hớn hở chia tay anh em rồi ra vườn sau đập đầu vào đá, lấy tay tự đấm vào mũi khiến mặt mày bê bết những máu rồi chạy thẳng vào phòng công chúa, lăn nhào xuống đất mà khóc. Công chúa cả kinh, gạn hỏi thì Tần Mộng mếu máo thưa:
- Con vô tình đi ngang qua thiên lao, bị Lý hoàng thúc xông ra đánh tơi bời. Chẳng biết vì sao nữa!


Công chúa nghe xong lửa giận phừng phừng, lập tức truyền xe kiệu, đưa Tần Mộng thẳng điện Bao Thân, trình với hoàng hậu. Vừa lúc ấy Thái Tông về tới, hoàng hậu và công chúa liền ra đón tiếp. Thái Tông còn đang ngạc nhiên vì sự có mặt bất ngờ thì công chúa đã quỳ sụp xuống kêu xin về việc Tần Mộng bị người ta đánh.
Thái Tông sầm mặt hỏi:
- Ai dám cả gan đánh ngự tôn của trẫm?
Công chúa bèn gọi Tần Mộng ra. Khi ấy Tần Mộng vẫn để nguyên các vết màu, thấy Thái Tông thì bật khóc rống rồi sụt sùi thưa:
- Tiểu tôn nghe đồn Thành Thanh vương cấm không được đem cơm nước vào ngục cho Bình Liêu vương, tất cả đều đổ bỏ nên tiểu tôn hiếu kì đến xem. Chẳng ngờ Thành Thanh vương nổi giận sai quân đánh tiểu tôn đến suýt chết, may nhờ mau chân mới thoái nổi.
Thái Tông nghe vậy liền xem các vết thương của Tần Mộng, thấy quả là do bị đánh chứ không giả dối thì liền khuyên nhủ:
- Chắc có lẽ cháu gây chuyện gì đó mới bị đánh, chẳng lẽ Thành Thanh vương dám ỷ thế như vậy ư?
Công chúa vội tâu:
- Xin phụ vương xét lại. Tần Mộng mới có tám tuổi, lẽ nào dám chọc ghẹo hay gây sự với hoàng thúc.
Hoàng hậu cũng nói vào khiến Thái Tông hết sức bối rối, truyền bày tiệc đãi đằng công chúa và sai ngự y lấy thuốc chữa trị cho Tần Mộng. Sáng hôm sau, chờ Thái Tông lâm triều, Lý Đạo Tông viết sẵn một tờ biểu, dâng lên thưa kiện. Thái Tông nhìn thấy Thành Thanh vương mất nửa hàm râu, một mắt bầm tím, áo bào rách mấy chỗ thì nghi ngờ tự nghĩ:
- “Không lẽ một đứa trẻ như Tần Mộng mà đánh được người lớn đến nông nỗi này, chắc là hoàng thúc đánh người rồi tự vặt râu xé áo để chạy tội chẳng sai.”
Nghĩ xong, Thái Tông chợt hỏi:
- Tần Mộng dám tới dinh hoàng thúc gây sự hay sao?
Lý Đạo Tông giật mình, bị hỏi bất ngờ thì lúng túng đáp bừa:
- Tôi tình cờ đi ngang qua thiên lao, Tần Mộng đứng chờ ở đó từ bao giờ, nhảy ra đánh luôn, chắc là đã có âm mưu từ trước.
Thái Tông nghe vậy nhíu mày phán:
- Nhơn Quý trong trăm ngày sẽ bị chém là vương pháp của triều đình, tại sao hoàng thúc lấy lòng riêng mà đến ngăn cản người đưa cơm nước? Trẫm không trách tội hoàng thúc nhưng từ giờ trở đi đừng đặt điều tâu xin làm rối loạn nữa.


Phán xong, Thái Tông vất trả tờ biểu, truyền bãi triều, khiến Lý Đạo Tông vừa nhục vừa tức, về nhà sinh thành bệnh, phải gần tháng mới khỏi. Bọn Tần Hoài Ngọc nhân dịp ấy tha hồ sai gia đinh tiếp tế cơm rượu cho Nhơn Quý. Thấy Tần Hoài Ngọc trách con dám đụng tới hoàng thúc, La Thông liền cản lại, cười nói:
- Tần Mộng tuy tuổi còn nhỏ nhưng trí xảo chẳng ai bằng, nhờ nó mà chúng ta cứu được tính mạng của Tiết đại ca, không cảm ơn thì thôi, sao còn trách mắng làm chi?
Tần Mộng xá một cái, cười nói:
- La thúc luận rất đúng, – rồi chạy mất, khiến ai nấy đều kinh ngạc.
Khi ấy Vương Mậu Sinh ở Long Môn cũng đã nghe tin, nói với Phàn viên ngoại và hai vị phu nhân:
- Tôi chưa biết phải làm thế nào nhưng phen này quyết xuống Trường An sống chết với giặc già Lý Đạo Tông một phen.
Nói xong, Mậu Sinh vào sau thay áo quần rồi rơi nước mắt từ giã mọi người trong vương phủ ra đi. Vương Mậu Sinh lặn lội mấy ngày thì tới Trường An, đứng ngoài Ngọ Môn chờ đợi. Quả nhiên Trình Giảo Kim bãi chầu trở về thì nhìn thấy, gọi về phủ của mình ở tạm. Mậu Sinh quỳ xuống, lắc đầu thưa:
- Thành Thanh vương vì nghe lời Trương mỹ nhân mà toan hại chết Bình Liêu vương là việc động trời, không thể để yên được. Vì thế tôi quyết ở đây dâng sớ minh oan, bao giờ thánh thượng chấp nhận thì thôi, bằng không cũng sẽ liều mạng với gian thần một chuyến.
Trình Giảo Kim liền khuyên:
- Cả triều toàn là vương công đại thần còn không xin được tội cho Bình Liêu vương được huống gì là nhà ngươi. Bây giờ ngươi nên vào ngục thăm hỏi Nhơn Quý, ta và các đại thần sẽ lo liệu kế sách cứu Bình Liêu vương sau.
Vương Mậu Sinh nghe theo, vào ngục thăm Nhơn Quý. thấy Mậu Sinh không phải vương công đại thần, ngục quan hạch sách rất khó khăn, rút cuộc nhờ tiền bạc mang theo khá nhiều nên Mậu Sinh mới được toại nguyện. Mậu Sinh cùng Nhơn Quý than thở mãi cho tới chiều tối thi mới bịn rịn chia tay, về phủ Trình Giảo Kim nghỉ ngơi.
Riêng Trình Giảo Kim hứa hẹn với Mậu Sinh như vậy nhưng thật ra không biết tìm ra cách nào mà giải cứu cho Nhơn Quý được, túng thế phải viết thư cho người hỏa tốc đi Hán Dương nhờ cậy Từ Mậu Công. Mấy ngày sau thư hồi đáp của Từ Mậu Công gửi về nhưng chỉ vỏn vẹn mấy hàng: “Đủ mặt bá quan văn võ mà không xong thì tôi cũng thành ra vô dụng, đừng trông đợi làm gì.” Trình Giảo Kim đọc xong tức quá trợn mắt quát lớn:
- Tên lỗ mũi trâu biết hiền thần bị hại mà vẫn thảnh thơi được thì thật là ăn hại triều đình, còn nhờ cậy gì được nữa?
Khi ấy Tần Hoài Ngọc có mặt, vội khuyên:
- Xin thúc thúc đừng nóng nảy mà sinh ra nhiều việc lôi thôi, Hắc quốc công sắp về tới nơi, may ra sẽ có biến chuyển.
Trình Giảo Kim nghe vậy mới nguôi giận, nhưng chờ thêm mấy ngày nữa, thời hạn trăm ngày gần đến mà chưa thấy Uất Trì Cung về, thế lại bắt đầu lo lắng, ngồi đứng chẳng yên.

Hồi thứ ba
Uất Trì Cung ngăn vua chết uổng
Tiết Nhơn Quý phục chức điểm binh

Nguyên Uất Trì Cung vâng lệnh Thái Tông qua phủ Chân Định lên cốt Phật đồng để cầu xin quốc thái dân an, nhận được thư của Trình Giảo Kim thì giận lắm, tiếc vì đường xa cách trở nên chậm trễ hết mấy ngày. Khi về tới phủ, Uất Trì Cung nghe Uất Trì Bảo Lâm thuật rõ đầu đuôi thì càng nổi giận xung thiên mắng lớn:
- Ngày mai ta mang Đả vương tiên vào chầu, nhất định bắt thánh thượng phải thả Nhơn Quý ra, trừng trị Lý Đạo Tông. Nếu không sẽ dùng tới roi vàng của tiên vương ngay.


Uất Trì Cung vốn tính nóng như lửa nên đêm ấy chẳng chợp mắt chút nào, chưa đến canh tư đã vào triều đứng chờ. Bá quan lục tục kéo đến, thấy Uất Trì Cung thì mừng rỡ, cho là phen này Nhơn Quý sẽ được giải nỗi oan. Uất Trì Cung cũng vui vẻ đáp lại:
- Tôi cũng vì việc này mà bôn ba về đây, xin các vị cùng tâu một lượt thì việc ắt thành.
Vừa lúc đó Lý Đạo Tông đi tới, nghe vậy chỉ mặt Uất Trì Cung mắng luôn:
- Tên mặt đen kia! Tiết Lễ phạm tội giết người mà ngươi còn hòng che chở cho hắn sao?
Uất Trì Cung thấy mặt Lý Đạo Tông thì lửa giận phừng phừng nổi dậy, chỉ mặt mắng lại khiến Lý Đạo Tông hổ thẹn cùng với bá quan, hậm hực hăm dọa:
- Ngươi dám mắng cả thân vương thì là tội không thể dung thứ, chút nữa ta quyết tâu với thánh thượng phân thây ngươi ra.
Nghe vậy Uất Trì Cung không còn dằn được nữa, hét rầm trời:
- Trước khi ta bị phân thây thì hãy móc đôi mắt của nhà ngươi trước.


Lý Đạo Tông thấy Uất Trì Cung xông tới thì hết sức kinh hoàng, vội vàng đưa tay lên che đôi mắt. Vì thế hai ngón tay của Uất Trì Cung chỉ móc trúng miệng Lý Đạo Tông, làm gãy hai cái răng cửa, máu phún ướt cả râu.
Thật ra Uất Trì Cung quá nóng giận mà làm bừa, thấy vậy cũng giật mình nhưng việc đã lỡ rồi chẳng làm sao cứu vãn được nữa. Chợt Trình Giảo Kim bước lại nói với Lý Đạo Tông:
- Tên mặt đen dữ quá, dám đánh thân vương gãy răng. Ngài đưa đây cho tôi cầm, chút nữa sẽ làm vật chứng.
Lý Đạo Tông đang đau đớn, nghe vậy chẳng suy nghĩ, đưa hai cái răng gãy ra. Trình Giảo Kim cười ngất, vất hai cái răng ra ngoài vườn mất tăm. Lý Đạo Tông cả kinh, khi ấy mới biết Trình Giảo Kim về một phe với Uất Trì Cung, hậm hực hăm dọa sẽ tâu Thái Tông giết hết cả. Trình Giảo Kim vẫn cười:
- Đại vương bị ngã ngựa gãy hai cái răng, sao lại đổ cho tôi?
Nói xong, Trình Giảo Kim quay lại phân bua, xin bá quan làm chứng là Lý Đạo Tông bị ngã ngựa. Bá quan chẳng biết bênh ai, ậm ừ cho qua chuyện. Lý Đạo Tông thấy vậy đành ngậm tức, chờ Thái Tông lâm triều bước ra tâu ngay:
- Uất Trì Cung vô phép tự ý về kinh đô, lại đánh tôi gãy hai cái răng, xin bệ hạ minh xét.
Thái Tông nhận ra Uất Trì Cung cầm sớ tấu, thì biết ngay định tâu xin cho Nhơn Quý, vua toan hỏi thì Uất Trì Cung bước ra cãi lại:
- Thành Thanh vương đến trước Ngọ Môn thì bị ngã ngựa gãy mất hai cái răng, bá quan đều trông thấy rõ ràng, xin bệ hạ đừng nghe lời vu cáo.
Thái Tông không biết tin ai, đành phải hỏi bá quan. Trước mặt Thái Tông, bá quan không sợ bị Lý Đạo Tông hiếp đáp nữa nên đều làm chứng lời Uất Trì Cung đúng sự thật. Thái Tông nghe xong lạnh nhạt nói Lý Đạo Tông về nghỉ ngơi đi, không xét xử. Lý Đạo Tông vừa tức vừa thẹn, lui về phủ mà lòng đầy căm hận. Khi ấy Thái Tông mới nói với Uất Trì Cung:
- Tiết Nhơn Quý gian dâm không được nên ra tay giết chết ngự muội, tội ấy chết trăm lần cũng chưa xứng. Trẫm đã hạ lệnh ai xin tội cho Nhơn Quý thì ghép vào đồng mưu nhưng nghĩ tình của vương huynh nên chẳng chấp, cứ chém đầu Nhơn Quý là hết mọi phiền phức.


Phán xong, Thái Tông lập tức xuống lệnh sai chi huy quan dẫn Nhơn Quý ra pháp trường.
Mậu Sinh đứng ở ngoài thấy vậy thất vọng vô cùng, vừa khóc mếu máo vừa sửa soạn lễ vật đi theo cúng kiến tiễn hồn. Uất Trì Cung xin tội không xong, còn khiến cho Nhơn Quý bị chém đầu ngay thì không còn nhịn nữa, sai quân mang Đả vương tiên vào cho mình.
Thái Tông vội vàng truyền lệnh lui chầu, tất tả đi vào hậu cung. Tuy Uất Trì Cung cầm roi vàng theo kịp nhưng không lẽ xuống tay đánh chết nên đành đứng ngoài cửa kêu lớn:
- Tiết Nhơn Quý có công lao chinh đông vất vả mười hai năm, lại mấy lần cứu giá. Nếu bệ hạ xuống tay quá nặng e rằng chấn động đến quân tướng triều đình. Xin bệ hạ xét lại!
Uất Trì Cung chờ một lát, chợt có nội thị mang chiếu của Thái Tông đưa ra, nhất quyết không tha chết cho Nhơn Quý. Uất Trì Cung giận đến tím mặt, quát lớn:
- Trên Đả vương tiên có đề mấy chữ: “Thượng đả hôn quân, hạ đả gian thần”. Nếu ta không ra tay thi hành thì mai sau xã tắc còn nhiều nghiêng ngả.
Quát xong, Uất Trì Cung lấy roi vàng đả mạnh một cái, định phá cửa mà vào. Chẳng ngờ cửa cung cấm xây dựng rất chắc chắn nên roi vàng gãy luôn thành mười tám khúc, văng tứ tung trước sân. Uất Trì Cung thất kinh hồn vía tự nghĩ thầm:
- “Trước kia tiên vương có di chúc “Tiên tại nhân đả tại, tiên đoạn nhân diệt vong”. Ta ỷ có roi vàng mới dám xông vào cung cấm, nay roi vàng đã bị gãy thì tất mạng chẳng còn, chi bằng tính trước thì hay hơn.”


Uất Trì Cung liền quỳ trước cửa lạy hai mươi bốn cái làm lễ vĩnh biệt rồi đập đầu vào tường mà chết. Thái Tông nghe nội thị tâu báo thì thất kinh, vội chạy ra nhìn xác Uất Trì Cung khóc ngất, truyền gọi Trình Giảo Kim và ba người con của Uất Trì Cung vào lo liệu việc tẩm liệm, lệnh cho các bá quan cùng để tang. Trình Giảo Kim hết sức đau lòng nhưng cố nhịn tức giận, nhân dịp ấy quỳ xuống tâu xin:
- Uất Trì Cung vì xin tội cho Tiết Nhơn Quý mà tự vẫn. Xin bệ hạ nghĩ công lao của hai người ấy mà gia hạn thi hành án tử, đến mùa thu năm sau mãn tang rồi hãy gia hình.
Thái Tông nghe tâu phải lý thì nghe theo, truyền giam Nhơn Quý một năm nữa. Nhơn Quý nghe tin Uất Trì nghĩa phụ vì mình mà chết thì khóc ngất một hồi, chảy cả máu mắt ra. Riêng Mậu Sinh mừng thầm trong bụng, hết lời khuyên giải rồi hợp cùng bọn đao phủ đưa Nhơn Quý về ngục thất.
Khi tang lễ đã xong, Thái Tông phong cho Uất Trì Bảo Lâm làm Hắc quốc công thế tập chức của phụ thân, Uất Trì Bảo Khánh làm Trần Lưu công, Uất Trì Bảo Hoài làm Bình Dương tổng binh. Ngày tháng đưa thoi, Thái Tông đã được Lý Đạo Tông nhắc nhở trước nên một hôm lâm triều liền phán truyền việc hành hình Tiết Nhơn Quý.
Lần này Trình Giảo Kim cùng bá quan đều cứng lưỡi, không ai dám tâu một câu. May sao khi ấy Từ Mậu Công đã đoán quẻ biết được mọi chuyện, cấp tốc từ Hán Dương trở về. Từ Mậu Công sợ hỏng việc nên đứng ở pháp trường chờ sẵn, truyền cho tả đao khoan thi hành lệnh rồi mới vào triều yết kiến Thái Tông, tâu:
- Hạ thần theo lệnh bệ hạ đến Hán Dương phát chẩn. Nay việc đã xong, dân chúng no đủ nên mới về triều phục mệnh. Vừa rồi hạ thần đi qua pháp trường, thấy Bình Liêu vương sắp bị chém đầu, chẳng biết tội gì vậy?
Thái Tông nghi ngờ Từ Mậu Công cũng muốn xin tha cho Nhơn Quý nên vội thuật hết mọi việc, lấy nghiêm lệnh không ai được can gián ra để bịt miệng Từ Mậu Công. Chẳng ngờ Từ Mậu Công vẫn ung dung như thường, tâu:
- Bệ hạ có nghiêm lệnh thì tôi cũng có chiếu chi của triều đình tha cho Bình Liêu vương.
Thái Tông bật cười cho rằng mình hạ chiếu bao giờ đâu mà Từ Mậu Công dùng nó để tha chết cho Nhơn Quý. Từ Mậu Công liền tâu:
- Trước đây ba năm, khi còn ở Việt Hồ thành, bệ hạ mong mỏi được thấy mặt hiền thần, nhưng tôi tâu rằng phải ba năm sau mới được, nếu gặp ngay thì hiền thần sẽ bị tù tội ba năm. Bệ hạ nghe xong liền hạ chỉ, dù cho hiền thần có phạm tội giết người đi nữa thì cũng tha thứ. Có lẽ bệ hạ đã quên mất lời mình nên giam Bình Liêu vương vào ngục hơn năm nay. Tôi lấy chiếu chí ấy ra mà tha cho Nhơn Quý, chẳng lẽ không đúng hay sao?
Thái Tông nghe vậy sững sờ, phân vân không muốn tha chết cho Nhơn Quý. Từ Mậu Công nhìn được ý này, tâu xin:
- Tạm thời bệ hạ hãy giam Nhơn Quý thêm một năm nữa rồi quyết định sau cũng được.
Thái Tông thấy như vậy vẹn toàn, không sai lời hứa của mình mà cũng không mất lòng hoàng thúc nên chuấn tấu ngay. Trình Giảo Kim thấy Từ Mậu Công tâu một lời làm cho tình hình biến chuyển, nhà vua sắp tha chết cho Nhơn Quý, Từ Mậu Công lại tâu xin giam lại thì sửng sốt vô cùng, bước tới hỏi:
- Quân sư thật bất nhân, sao không tiện dịp xin tha cho Nhơn Quý?
Từ Mậu Công ghé nhỏ nói:
- Thời vận của Nhơn Quý chưa đến, nếu tha ngay bây giờ thì mất hết chức tước. Chi bằng chờ thêm một năm nữa cho hết vận hạn, tôi cam đoan Nhơn Quý chẳng những được tha mà còn phục chức hơn xưa nữa. Như vậy chẳng hơn hay sao?


Trình Giảo Kim nghe vậy hết sức vui mừng, lén báo cho mọi người biết rồi chia tay. Quả nhiên đến năm sau có sớ tâu từ biên cương gởi về cho biết nước Hấp Mê ở Tây Liêu vừa mới phong cho Tô Bảo Đồng là chức Tảo Đường Diệt Khẩu đại nguyên soái. Nội mấy chữ ấy cũng rõ ý nghĩa rồi, vậy mà vua Hấp Mê còn ngang ngược phái sứ thần đến triều đình nhà Đường dâng một bài thơ đầy lời lẽ khiêu khích:
Gia thù quyết trả một lần,
Tiến thẳng Trung Nguyên thỏa tấm lòng.
Mấy lời nhắn nhủ Đường vương Lý,
Tây Liêu danh tướng rạng non sông.
Hết còn cậy mạnh như tảo bắc,
Chẳng thể khoe tài lúc chinh đông.
Nếu không biết phận đầu hàng trước,
Trường An đất ấy nhuộm máu hồng.

Thái Tông đọc bài thơ này nổi trận lôi đình, truyền đem sứ thần ra chém đầu ngay lập tức. Thấy triều thần ngơ ngác chưa hiểu tại sao, Thái Tông liền đưa bài thơ cho Từ Mậu Công xem. Từ Mậu Công thong thả tâu:
- Bệ hạ chém sứ thần thì việc chinh chiến càng đến mau hơn, lần này e rằng còn dữ hơn cả khi chinh đông, tảo bắc.
Thái Tông giật mình, hỏi nguyên do thì Từ Mậu Công cho biết:
- Tô Bảo Đồng vốn là cháu nội Định Phương, con trai Tô Phụng. Trước kia Tô Phụng bị La Thông đánh bốn chục roi nên uất ức qua đầu Tây Liêu, đưa con gái là Tô Miên Liên dâng cho vua Tây Liêu nên Tô Bảo Đồng được phong làm phò mã. Tô Bảo Đồng võ nghệ cao cường, sức mạnh muôn người khó địch, lại có chín lưỡi phi đao giết người ngoài ngàn dặm, biết tà thuật vãi đậu thành binh, sai yêu ma chém tướng dễ như trở bàn tay nên được phong làm nguyên soái. Nếu Tô Bảo Đồng nghe tin sứ thần bị chém thì sẽ xuất quân tấn công ngay, vì thế hạ thần xin bệ hạ chủ động ngự giá tây chinh mới khỏi tổn hại đến biên cương.


Thái Tông nghe tâu gật đầu bằng lòng ngay, nhưng hỏi bá quan thì chẳng ai dám đứng ra nhận ấn tín nguyên soái. Từ Mậu Công nhân đó tâu xin:
- Bệ hạ ứng mộng được hiền thần giữ yên bờ cõi, ngoài Tiết Nhơn Quý ra thì còn ai đủ sứ địch với Tô Bảo Đồng?
Bt đắc dĩ Thái Tông đành phải xuống chiếu tha cho Nhơn Quý, phục chức Bình Liêu vương như trước. Chẳng ngờ Nhơn Quý nhận chiếu xong liền khóc lớn, nói với sứ thần:
- Nhơn Quý này tù tội đã ba năm, nay còn mặt mãi nào đứng chỉ huy ba quân nữa. Xin sứ thần về tâu với thánh thượng ban cho cái chết thì đỡ nhục nhã hơn.
Sứ thần về tâu lại khiến Thái Tông hết sức bối rối, đành phải hỏi kế quân sư. Từ Mậu Công tâu bày:
- Tiết Nhơn Quý bị hàm oan đã ba năm nay, đâu có tội gì mà đoái công chuộc tội? Vì thế bệ hạ nên sai sứ thần mang Thượng Phương bảo kiếm đến ban cho, như thế mới có danh dự mà điều khiển ba quân.
Túng thế Thái Tông phải nghe theo. Nhơn Quý bằng lòng nhận kiếm báu nhưng lại đòi Thành Thanh vương cùng mình đến trước mặt long nhan giải tỏ nỗi oan ức của mình thì mới bằng lòng. Đã lỡ trót thì trét, Thái Tông liền ban chỉ đòi Lý Đạo Tông đến triều khai sự thật trước mặt bá quan, giải hàm oan cho Nhơn Quý.
Lý Đạo Tông nghe lệnh, run bắn cả người, vội vào triều quỳ xuống tâu:
- Bệ hạ bắt tội thế nào hạ thần cũng xin chịu, đừng bắt phải đến thiên lao mời Nhơn Quý. Hiện giờ Nhơn Quý có Thượng Phương bảo kiếm trong tay, chỉ cần lên lên một cái là mạng già này đâu còn nữa?
Thái Tông nghe vậy hết sức khó xử, phân vân nhìn quần thần. Trình Giảo Kim liền bước ra xin phụ trách việc mời Nhơn Quý đến triều. Thái Tông cả mừng, lập tức viết chiếu giao cho Trình Giảo Kim đi ngay. Tuy rất nể mặt Trình Giảo Kim nhưng Nhơn Quý vẫn một mực muốn chém Lý Đạo Tông để tế cờ mới chịu. Túng thế Trình Giảo Kim đành phải hứa bừa:
- Được rồi! Bình Liêu vương yên lòng về triều nhận ấn soái đi, việc chém đầu Lý Đạo Tông tế cờ thì lão tính hộ cho.


Tiết Nhơn Quý nghe vậy mới chịu thay đổi y phục, vào triều bái kiến Thái Tông. Nhà vua hơi hổ thẹn vì đến nước không còn ai mới nghĩ đến sự oan ức của hiền thần, an ủi vài lời rồi ban cho Nhơn Quý một bộ bạch giáp, một ngân khôi và ba chung ngự tửu.
Nhơn Quý lạy tạ nhà vua xong, cùng các đồng liêu và anh em kết nghĩa kéo về soái phủ mở tiệc ăn uống, vui mời hỉ hả. Sáng hôm sau, Thái Tông triệu Nhơn Quý vao triều truyền lệnh kiểm điểm binh mã, chỉnh đốn lại đội ngũ để mau mau thành thuộc, càng xuất binh sớm chừng nào có lợi chừng đó.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét