Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tần Hán 1 - 30-4

Trang 4 trong tổng số 9

Chương 10

Nhiều Người Góp Sức, Ngọn Lửa Bùng Cao

Nếu như nói Trần Thắng dấy binh khởi nghĩa là dựa vào đội quân chiến đấu đơn độc nên gặp phải một số lớn khó khăn, thế thì Lưu Bang dấy binh quả thực là không tốn một tí sức lực nào. Bởi vì ông ta được "các anh em" đưa lên làm thủ lĩnh.
Lưu Bang tuy nói là xuất thân từ tầng lớp nông gia nhưng hồi ở nhà ông ta hình như chưa từng phải làm ruộng ngày nào. Sau khi ông ta làm đình trưởng thì suốt ngày ở ngoài, kết giao với rất nhiều bằng hữu, hào hiệp bốn phương.
Sau khi Trần Thắng khởi nghĩa, huyện lệnh huyện Bái muốn bỏ vũ khí đi theo Trần Thắng. Bạn thân của Lưu Bang là Túc Hà, Tào Tham đang làm đầy tớ ở nha huyện bày mưu cho huyện lệnh: "Chi bằng ta lôi kéo một đội quân, vừa có thể bổ sung lực lượng của mình vừa có thể giữ được thành, huyện Bái quân đông, không phải là Lưu Bang chỉ huy thì không thể trấn áp". Huyện lệnh không biết đó là mưu kế liền nghe theo.
Túc Hà, Tào Tham, Phàn Khoái sau khi đi gặp Lưu Bang liền thay đổi chủ ý. Họ dựa vào danh nghĩa của Lưu Bang, dùng cung tên bắn vào trong thành một tờ lệnh động viên, trong tờ lệnh động viên dân chúng trong thành từ huyện lệnh giơ cao ngọn cờ phản Tần.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Quả nhiên, kế sách này rất linh. Lưu Bang mượn tay các phụ lão trong thành giết chết huyện lệnh huyện Bái. Tiếp theo mở rộng cổng thành, dân chúng ra đón Lưu Bang vào thành và như thế, ông ta đã lên làm thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Tần.
Tuy nói Lưu Bang không tốn một chút sức lực nào vào thời điểm quan trọng nhưng nếu không có nền móng do các bằng hữu, hào hiệp kết giao xưa nay xây dựng lên thì ông ta có thể ngồi vào chiếc ghế thủ lĩnh thuận lợi như vậy không? Một hàng rào ba cái cọc, một hảo hán ba trợ thủ. Lưu Bang dựa vào sức mạnh của dân chúng, dựa vào danh vọng của mình trong dân chúng mới tự nhiên ngồi vào vị trí lãnh đạo. Điều này quyết định số mệnh ngày sau của ông ta tốt hơn rất nhiều so với Trần Thắng, Hạng Vũ.
Nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản vì đãi ngộ nhân viên nên mọi người góp sức, đoàn kết phấn đấu. Chính vì như vậy, một khi gặp phải bất kỳ khó khăn trở ngại nào, khả nàng chống chọi với tai họa của doanh nghiệp đặc biệt lớn.

Tháng 10 năm 1929, "ngày chủ nhật đen tối" nổi tiếng đã đến. Cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu đang cuốn lấy quần đảo Nhật Bản bằng khả năng đánh đổ dễ dàng. Hàng loạt nhà máy phải đóng cửa, hàng ngàn công nhân bị mất việc.
Cuộc khủng hoảng đã lan đến cả nhà máy chế tạo điện tử của tập đoàn National. Sản phẩm lúc đầu bán rất chạy nay trở thành hàng bán chậm, trong kho còn hàng lô sản phẩm tồn đọng. Đứng trước tình hình khó khăn này, người sáng lập ra công ty National là Tùng Hạ Hạnh Chi Trợ hạ quyết tâm bất luận như thế nào cũng phải vượt qua cuộc khủng hoảng đang tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế. Ông cho rằng từ khởi sắc đến khó khăn rồi lại khởi sắc, đó là quá trình khách quan của sự phát triển kinh tế. Là một nhà doanh nghiệp chỉ có coi khó khăn là một giai đoạn phát triển, có thể chiến thắng mình trên phương diện tâm lý, tìm cách tồn tại trong lúc khó khăn, chuyển họa thành phúc mới có thể mở ra con đường kinh doanh mới cho công ty. Nhân tài là niềm hy vọng của doanh nghiệp. Sớm muộn có một ngày, cơn bão khủng hoảng sẽ qua đi đến lúc đó mới tìm kiếm nhân tài thì không kịp nữa rồi. Chỉ có trong hoàn cảnh khó khăn, nhân viên của công ty National mới có thể trưởng thành lên. Nếu mọi việc đều thuận lợi, vạn sự như ý thì tuyệt đối không thể đào tạo ra những nhân tài ưu tú. Tùng Hạ Hạnh Chi Trợ quyết định giảm sản lượng xuống còn một nửa nhưng quyết không sa thải một người nào, cũng không giảm tiền lương của nhân viên và quyết định nhân viên của công ty sẽ làm việc nửa ngày, nửa ngày còn lại dốc toàn lực đi tiếp thị sản phẩm. Những biện pháp này đã kích thích tinh thần của toàn bộ nhân viên. Mọi người không quản vất vả, chạy đông chạy tây và không đến hai tháng đã bán hết một nửa số hàng tồn đọng.
Tập đoàn ô tô Toyota cũng rất coi trọng việc phát huy hết tính tích cực của nhân viên. Họ xem các khẩu hiệu "yêu Toyota", "trung thành với Toyota", "xây dựng tinh thần Toyota", "nỗ lực, thành thực, khiêm tốn" là ý thức mà mỗi nhân viên phải thường xuyên nêu cao. Vì thế, họ bỏ rất nhiều công sức vào việc sử dụng lợi ích vật chất để tăng cường sức hút bên trong của công ty. Tập đoàn Toyota đã xây dựng một trung tâm thể dục, thể thao đầy đủ trang thiết bị, trong số đó có bể bơi, phòng tập thể dục, sân bóng đá, sân điền kinh và một nơi vui chơi giải trí đa dạng. Ngoài giờ làm việc, nhân viên Toyota tập trung đến đây để luyện tập, giải trí. Ban lãnh đạo và nhân viên của công ty cùng có những giờ phút sinh hoạt ngoài giờ vui vẻ. Ngoài ra, công ty còn lợi dụng ưu thế của ngành chế tạo ô tô thường xuyên bán cho nhân viên những chiếc xe tồn kho với giá rẻ, thậm chí cho vay vốn mua xe không tính lãi.

Song song với việc tăng cường sức hút bên trong của công ty, ban lãnh đạo công ty kêu gọi rộng rãi nhân viên đưa ra những kiến nghị hợp lý, không ngừng nâng cao sự quản lý bằng trí tuệ tập thể do mọi người cùng đóng góp. Mỗi năm tổng cộng có hơn 400 ngàn bản kiến nghị do nhân viên công ty Toyota đưa ra, trung bình mỗi nhân viên có hơn 11 bản, hơn 9% trong số đó được tiếp nhận. Để khuyến khích nhân viên tích cực đưa ra những kiến nghị hợp lý, công ty qui định những người có nhiều kiến nghị được tiếp thu, sẽ được thưởng 100 ngàn yên, tiền thưởng những kiến nghị được tiếp thu khác nhau cũng khác nhau. Năm 1976, công ty nhận được hơn 386 ngàn bản kiến nghị, tỉ lệ được chấp nhận là 83%. Năm đó, số tiền thưởng phải trả lên tới 415 triệu yên. Tuy số tiền phải trả không nhỏ nhưng lợi ích mà công ty thu được lại khó mà có thể tính toán.
Coi trọng vai trò của nhân viên, biết phát huy trí tuệ và sức sáng tạo của nhân viên, phát huy đầy đủ tính tích cực của họ là cách làm có tính phổ biến của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản. Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế của giới doanh nghiệp Nhật Bản nếu so với âu Mỹ thì cao hơn rất nhiều. Kinh nghiệm này khiến cho giới doanh nghiệp âu Mỹ cùng chú ý và mô phỏng theo trong thực tiễn.

Chương 11

Có Trí Còn Cần Có Dũng

Có lúc muốn làm nên đại sự, chỉ có trí mưu vẫn không đủ, còn cần phải có khí phách và lòng dũng cảm nhất định. Trí kết hợp với dũng mới có thể thành công.
Hạng Vũ từ nhỏ đã là một kẻ ngang bướng hữu dũng ít mưu. Có một lần, chú của anh ta là Thúc Lương dẫn anh ta đến chỗ đám đông xem cảnh tượng náo nhiệt khi hoàng đế đi tuần ở phía đông. Lúc Hạng Vũ nhìn thấy tư thế oai hùng không ai sánh được của Tần Thủy Hoàng liền buột miệng nói rằng: "Tuy nói ông ta là hoàng đế nhưng ta cũng có thể cướp ngôi của ông ta". Hạng Lương giật mình vội vàng bịt miệng anh ta lại.
Dũng khí này lại được thể hiện khi Hạng Vũ khởi nghĩa phản Tần.
Một hôm, quân thủ Cối Kê là Ân Thông tìm đến Hạng Lương mật bàn một việc. Ông ta nói: "Trần Thắng dấy binh, cả nước đều làm phản, xem ra ý trời muốn diệt Tần. Ông có thể giúp tôi khởi nghĩa không? Ông ta biết Hạng Lương là con cháu của Hạng Yên - tướng nước Sở - có khả năng hiệu triệu rất lớn, cho nên đã đi nước cờ này.
Những lời này trúng với ý của Hạng Lương. Nhưng Hạng Lương một người đa mưu túc trí lại không hề thay đổi thần sắc: "Cháu của tôi là Hạng Vũ có thể làm việc này. Có anh ta trợ giúp việc lớn ắt thành." Ân Thông rất vui mừng, hẹn ngày mai mời chú cháu họ Hạng đến cùng bàn tính.
Sáng hôm sau, Hạng Lương nói rõ mưu kế của mình như thế cho Hạng Vũ, lại để Hạng Vũ ngầm giấu một thanh kiếm nhọn trong người rồi cùng nhau đi đến phủ của Ân Thông. Khi nhìn thấy thân hình cao lớn của Hạng Vũ đứng trước mặt mình, ân Thông vui mừng thốt lên: "Một tráng sĩ tốt". Đúng lúc này Hạng Lương ra hiệu "Có thể động thủ rồi!" một cách từ từ. Loáng một cái, chỉ thấy Hạng Vũ rút kiếm ra tiến lên một bước, người Ân Thông đã đổ gục xuống đất. Tiếng kêu làm kinh động đến các vệ sĩ ở ngoài nhưng Hạng Vũ đã không để cho họ kịp trở tay, bằng sức mạnh vạn người không địch nổi trên đường đi giết hết các tướng.

Trước tình hình như vậy, dân trong thành Cối Kê ai dám nói một chữ "không" ? Hạng Lương thấy thời cơ đã chín muồi,vội vàng tranh thủ kêu gọi mọi người đứng lên phản Tần. Và như thế lại một cuộc khởi nghĩa vũ trang phản Tần nữa nổ ra.
So sánh việc ra sức đánh nhau với một mưu trí nhất định, có lúc vai trò của sự dũng cảm vẫn quan trọng hơn. "Bất cứ việc gì sắp đặt trước thì thành công, không dự tính ắt thất bại". Chỉ có thuận theo trào lưu, chuyên tâm trù hoạch, dốc hết sức lực, liều chết tranh đấu mới có thể thực hiện được mưu kế đặc biệt, giành được cơ hội sinh tồn trên thương trường. Cuộc chiến tranh giành bản quyền phát minh đèn điện trong lịch sử là ví dụ điển hình của sự thành công nếu trí dũng kết hợp.
Năm 1879, Edison sau một thời gian khổ tâm nghiên cứu đã thắp sáng lên ngọn đèn điện đầu tiên trên thế giới và giành được bản quyền phát minh sáng chế đèn điện. Năm 1882, ông ta lại xây dựng nhà máy điện có quy mô lớn đầu tiên trên thế giới. Thế thì việc sử dụng các bóng đèn điện, nhà máy điện trên thế giới sau này có phải đều phải mua bản quyền từ ông ta? Nếu quả thực như vậy thì việc theo đuổi sự cạnh tranh nghề nghiệp trên lĩnh vực này sẽ ở vào tình thế vô cùng bất lợi.
Người đầu tiên ra mặt tranh giành bản quyền phát minh với Edison là nhà khoa học westhass. Ông ta cùng với Edison đã ra tòa 7 năm vì chuyện này nhưng cuối cùng cũng thất bại. Song ông ta đã phát minh ra dòng điện xoay chiều, điều này lại được cả thế giới công nhận. Không có điện làm sao có đèn điện? Trong dòng điện do nhà máy điện phát ra, dòng điện xoay chiều là trào lưu phát triển có tính ưu việt hơn dòng điện một chiều. Xét về ý nghĩa này thì việc tố tụng tranh giành bản quyền của westhass vẫn có giá trị bởi vì cuối cùng nổ đã phá vỡ sự thống nhất trên toàn thế giới về bản quyền sáng chế do Edison độc bá.
Các nhà khoa học nước Nga cũng không chịu thua kém trên lĩnh vực này. Chính phủ Nga thông tin rằng: Từ năm 1874, các nhà khoa học Nga Aniludegin đã phát minh ra đèn sáng trắng, thậm chí năm 1873 ông ta đã dùng đèn sáng trắng làm thí nghiệm thắp sáng đèn đường trên phố Pêtécbua.
Sau đó họ lại rêu rao: Nhà khoa học Nga Brao đã chế tạo ra đèn điện huỳnh quang phát sáng. Thời gian phát minh là năm 1845, sớm hơn 30 năm so với Edison.

Các nhà khoa học Anh cũng không im lặng về vấn đề này. Chính phủ Anh tung tin nhà khoa học nước Anh Swatt đã từng giới thiệu bóng đèn sợi Cacbon trong hội nghị hóa học ở Newkaser vào tháng 12 năm 1878. Hai năm sau đó đã được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Xem ra, đây là sự tranh giành bản quyền sáng chế đèn điện nhưng trên thực tế ai cũng biết đằng sau bản quyền phát minh là lợi ích kinh tế hiện thực. Bốn nhà khoa học đều có chứng cứ nói rằng mình phát minh ra đèn điện sớm hơn Edison nhưng thông lệ vẫn cho rằng đèn điện là do Edison phát minh ra đến nỗi phải đi tranh giành bản quyền sáng chế với ông ta. Từ đây có thể thấy, việc ra tay trước là quan trọng như thế nào, đăng ký bản quyền cũng lại là việc rất quan trọng. Đương nhiên dám tranh giành bản quyền với ông ta còn có hy vọng thành công nhưng tất cả đều đã muộn.

Chương 12

Hiệu Quả Của Lời Nói Đùa

Khi hai vị hoàng đế nhà Tần còn tại vị, có địa vị của một người, bao giờ cũng rất vững chắc, ông ta tên là Ưu Chiên, là một người vui vẻ giỏi pha trò trong triều đình. Sự hóm hỉnh khôi hài của ông ta là một phép báu, thậm chí là một vũ khí quan trọng.

Hồ Hợi - vị hoàng đế đời thứ hai của nhà Tần được đưa lên ngôi từ sau khi Triệu Cao làm cuộc chính biến ở Sa Khâu - vô đức vô tài chỉ biết kiêu căng xa xỉ, hoang dâm vô độ. Có một lần, để tỏ rõ uy lực hoàng đế của mình, ông ta liền nảy ra một biện pháp kỳ quặc. Hạ lệnh sơn mới toàn bộ tường của thành Hàm Dương. Chính lệnh hoang đường như vậy ai cũng rất căm giận nhưng lại không dám phản đối. Làm thế nào đây? Mọi người kể lại việc này cho Ưu Chiên, hy vọng ông ta đi khuyên hoàng đế một lần nhờ vào biện pháp độc đáo của mình, giúp dân chúng giải quyết việc này.

Ưu Chiên vẫn vui tươi hớn hở, dáng vẻ vô tư lự. Ông ta vào triều, sau khi bái kiến Hồ Hợi liền tâu rằng: "Nghe nói bệ hạ ra lệnh phải sơn lại tường thành?". Hồ Hợi trả lời: "Quả thực có chuyện này, ta nghĩ làm như vậy thành Hàm Dương sẽ rất đẹp không gì sánh nổi".

Ưu Chiên liền hát lên một bài ca tán thưởng. Ông ta nói: "Đây đúng là một cách hay. Nếu bệ hạ không ra thánh chỉ này thần cũng sẽ kiến nghị với bệ hạ". Sau đó chuyển đề tài tâu rằng: "Tuy nói là làm như vậy sẽ tăng thêm không ít gánh nặng cho muôn dân nhưng cái đẹp vẫn là quan trọng nhất. Chỉ có điều thần vì chuyện này cảm thấy có chút lo lắng. Sơn này làm như thế nào?".

Hồ Hợi nhìn ông ta một cách khó hiểu: "Làm như thế nào. Sơn thì là sơn chứ sao?"

Ưu Chiên trả lời: "Sơn vừa không thể phơi nắng vừa không thể để mưa ướt, tốt nhất phải có một phòng lớn, để nó hong khô ở trong đó. Bây giờ đi tìm ở đâu phòng lớn như vậy?". Hồ Hợi từ bé đã sống ở trong cung, về sinh hoạt, sản xuất thực tế biết rất ít, nghe Ưu Chiên đề xuất vấn đề cũng cảm thấy gặp khó khăn.

Ưu Chiên thấy thời điểm quyết định đã đến liền kiến nghị một biện pháp không phải là biện pháp. Ông ta nói: "Như thế này vậy! Bệ hạ, hay là cho xây phòng lớn thành Hàm Dương trước, lúc đó mới làm sơn, bệ hạ thấy thế nào?".
Hồ Hợi lúc này dường như đã hiểu ra chút ít ý tứ trong lời nói của Ưu Chiên, nhưng ông ta lại không đưa ra được biện pháp hay hơn. Thế là đành phải thu hồi mệnh lệnh: "Thế thì không sơn tường thành nữa".
Ưu Chiên lúc đầu thuận theo Hồ Hợi nói tốt sau đó lợi dụng yếu điểm của ông ta, đẩy sự hoang đường lên đến tột cùng khiến cho tự Hồ Hợi cũng cảm thấy hoang đường. Đây vẫn có thể xem là một biện pháp vô cùng hữu hiệu dưới thời Tần khi mà chủ nghĩa chuyên chế phát triển một cách cực đoan và vì thế đã đạt được thành công.
Alin là nhân viên bán hàng của một công ty điện tử ở Mỹ. Hôm đó, anh ta đến một nhà máy mới vừa khai trương không lâu dự định bán cho họ những loại máy đời mới. Tiếc rằng chưa kịp nói câu nào đã gặp phải sự chất vấn nghiêm khắc của tổng công trình sư nhà máy này. Ông ta nói "Alin anh vẫn hy vọng chúng tôi lại mua máy của các anh sao?".
Có chuyện gì vậy? Alin vô cùng kinh ngạc. Anh ta biết rõ chất lượng của máy do mình bán rất tốt, nếu nói là có khuyết điểm thì chắc là máy phát nhiệt hơi cao hơn bình thường nhưng cũng không phải là do máy tự gây ra. Anh ta vừa muốn nổi cáu, trả đũa đối phương mấy câu nhưng lý trí đã kìm anh ta lại.
Alin hùa theo lời của tổng công trình sư: "Ông vô cùng giỏi. Ý của tôi hoàn toàn giống với ý của ông. Những máy đó phát nhiệt hơi cao hơn mức bình thường, cho nên tôi quả thực không muốn bán hàng cho ông nữa. Chỉ có điều, lúc đầu chẳng phải là ông mua loại máy này sao? ông không muốn đến trả lại hàng vì nhược điểm này sao?"
Tổng công trình sư rất vui mừng. Alin nói tiếp: "Đồ điện mà, đương nhiên là phải phát nhiệt, ông thấy đúng không? Song, nó cũng có tiêu chuẩn, chúng ta đều đặt ra tiêu chuẩn dựa vào tiêu chuẩn do hiệp hội điện công qui định, ông nói có phải vậy không?".
Tổng công trình sư gật đầu tỏ ý khen ngợi. Alin thấy thời điểm đã đến liền chuyển đầu đề: "Theo tiêu chuẩn quốc gia, nhiệt độ của đồ điện có thể cao hơn nhiệt độ trong phòng 72 độ F, đúng không?".
Tổng công trình sư nói: "Đúng là như vậy. Tuy nhiên sản phẩm đồ điện của quý công ty lại vượt quá tiêu chuẩn này rất nhiều khiến cho tay người cũng không thể đặt lên trên. Điều này làm sao có thể khiến mọi người yên tâm sử dụng?".
Alin nhẹ nhàng tiến đánh từ chỗ hiểm: "Nhiệt độ trong phân xưởng của nhà máy này là bao nhiêu?
“Khoảng 75 độ F?".
Alin vô cùng vui mừng, liền tiếp lời của tổng công trình sư: "Thế thì đúng rồi. Nhiệt độ trong phân xưởng đã đạt đến 75 độ F, hơn nữa nhiệt độ cao nhất mà tiêu chuẩn quy định là 72 độ F, cho nên nhiệt độ bình thường phải là 147 độ F. ông thử nghĩ xem, ai có thể chịu được nhiệt độ như vậy, đặt tay ở nhiệt độ cao đến 147 độ F".
Tổng công trình sư bị lời của Alin làm cho mụ mẫm. Ông ta nói cũng không được, không nói cũng không được, cứ đứng ngây ra ở đó .
Alin không hy vọng ông ta tiếp tục khó xử liền nói đùa: "Sau này ông đừng để tay lên máy điện là được rồi. Xin yên tâm? Nhiệt độ như vậy hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn, thuộc phạm vi bình thường”.

Hai bên cùng cười. Tiếng cười đã tạo lối thoát cho tổng công trình sư, không khí trở nên thân mật, Alin nhân cơ hội giới thiệu không ít ưu điểm của loại máy này. Tổng công trình sư không những không phản đối mà còn cùng Alin thỏa thuận được một hợp đồng mua bán mới.

Xem ra, hóm hỉnh khôi hài có lúc cũng là một loại mưu trí. Sử dụng nó thích hợp có thể làm cho không khí căng thẳng trở nên thân mật. Một khi không khí đã vui vẻ rồi, vấn đề cũng sẽ không khó giải quyết.

Chương 13

Dựa Vào Thế “Chỉ Hươu Nói Ngựa”
Hồ Hợi vinh dự được ngồi lên ngai vàng hoàng đế đời thứ hai, người đắc ý nhất đương nhiên là Triệu Cao. Với sự xúi bẩy của ông ta, nhiều lão thần, lão tướng của triều đình từ xưa đều trở thành hồn ma dưới đao của Triệu Cao, các con trai, con gái khác của Tần Thủy Hoàng cũng bị sát hại. Thừa tướng Lý Tư, một kẻ tiểu nhân chỉ đồ lợi ích cá nhân, tha thứ sẽ sinh hư cuối cùng không thể may mắn tránh được vận đen bị chém đầu ở Mãn Môn. Lý Tư vừa chết, Triệu Cao kiêm nhiệm luôn chức Trung Thừa tướng, trở thành vị trọng thần mãi mãi dưới một người mà trên vạn người. Mục tiêu tiếp theo của ông ta chính là Hồ Hợi - vị hoàng đế đời thứ hai. Triệu Cao muốn tạo lên một uy thế khiến cả triều đình phải phục tùng ý của ông ta.

Nhìn từ bên ngoài, Triệu Cao lúc này vẫn tận trung với Hồ Hợi. Mọi người nghĩ xem, ông ta nói rằng muốn dâng cho hoàng thượng một con ngựa tốt. Hồ Hợi không biết bị lừa vội nói: "Thừa tướng đã tặng nhất định phải là ngựa tốt". Nhưng khi được dẫn vào thì xuất hiện trước mắt không phải là ngựa mà là một con hươu.
"Thừa tướng nói nhầm rồi! Đây đâu có phải là ngựa. Rõ ràng là hươu mà!" Hồ Hợi vừa cười vừa nói:
"Không! Bệ hạ nhìn kỹ lại xem, đây làm sao có thể là hươu được? Bệ hạ ngay cả con ngựa cũng không nhận ra được sao?" Triệu Cao tỏ vẻ nghiêm túc.
Hồ Hợi bị làm cho mơ hồ rối cả lên. Nhìn quanh hai bên, những vị đại thần trên triều, các quan thái giám trong nội cung ai nấy đều đưa mắt nhìn nhau. Khiếp sợ trước uy thế của Triệu Cao, người nào dám nói đây là hươu. Mọi người đều nói là ngựa một cách "biết điều”.
Triệu Cao đã đạt được mục đích. Từ đó, Hồ Hợi hoàn toàn nghe theo sự chi phối của ông ta. Những lời ông ta nói, Hồ Hợi rất tin tưởng, không nghi ngờ, nói một là một không thể là hai. Song, những ngày cuối cùng của Triệu Cao cũng sắp đến. Lưu Bang lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phản Tần đã áp sát Hàm Cốc Quan, Triệu Cao quả thực không thể giấu tình hình thật nữa, đành phải báo cáo hết với Hồ Hợi. Hồ Hợi thất kinh, vội vàng hạ lệnh điều quân đi chống cự.

Triệu Cao là một cao thủ lại có khí phách, giở trò mưu mô rất lợi hại, nếu muốn điều quân đi chống cự quả thực phải có lệnh của ông ta. Trong lúc hoảng loạn, ông ta nghĩ ra một độc kế: giá họa cho hoàng đế đời thứ hai, giảng hòa với Lưu Bang. Ý đã quyết, ông ta liền tìm đến tâm phúc của mình là con rể Diêm Nhạc.

Diêm Nhạc chỉ huy binh lính bất ngờ tập kích quét sạch quân bảo vệ cung đình với thế nhanh như chớp, tuân theo ý chỉ của Triệu Cao buộc Hồ Hợi phải tự vẫn. Hồ Hợi đến lúc này, mới biết thế lớn đã mất đành phải tự kết liễu.

Triệu Cao làm việc này một mặt là muốn tranh công với Lưu Bang, mặt khác là để khôi phục lại chế độ phân phong trước khi Tần thống nhất. Nhưng, làm nhiều việc bất nghĩa ắt phải rước họa vào thân. ông ta tự cho mình là người thông minh, đắc kế, không ngờ lại bị Tử Anh - Tần Vương mới lên ngôi - dùng mưu giết chết.

Triệu Cao chính là dùng uy thế của mình để thi hành kế gian nên mới có thể đạo diễn ra vở kịch bi hài "chỉ hươu nói ngựa". Thương trường hiện nay giống như chiến tranh quân sự và đấu tranh chính trị cũng rất coi trọng "thế" này. Chỉ có hình thành lên một khí thế hùng mạnh, một tình thế áp đảo tất cả mới có thể mở ra cục diện, đưa sản phẩm của mình ra thị trường một cách thành công.

Trong suy nghĩ của người Trung Quốc, nho khô là thứ quà vặt cho trẻ con, người lớn nói chung rất ít khi ăn. Một người buôn bán nho khô ở California, Mỹ để có thể xâm nhập vào thị trường Đài Loan đã áp dụng chiến lược tạo "thế” rất hiệu quả một cách kiên trì. Họ không vội vàng làm quảng cáo mà trước tiên là thay đổi thói quen cũ từ xưa để lại trong suy nghĩ của người dân Đài loan. Chỉ đến lúc đó, nho khô mới có thể bán chạy.

Cửa hàng Good cho in nhiều tờ rơi giới thiệu cách làm nho khô đẹp để tặng cho người tiêu dùng. Thực đơn bao gồm hai mươi món, đều là do các chuyên gia nấu ăn nổi tiếng được mời riêng chế biến ra trong đó tập trung giới thiệu các món như cá sốt nước hoa quả, gà hầm nho, bò tái lăn, cá hấp rượu trắng... đều là những món ăn và điểm tâm đặc sắc mà người Đài Loan thường ngày yêu thích, đồng thời thể hiện được hương vị đặc biệt của nho khô ở trong đó. Mỗi món ăn, mỗi món điểm tâm đều có tờ giới thiệu cách chế biến chi tiết.

Những việc làm này rất có hiệu quả. Sau một thời gian trù hoạch rộng rãi, người dân Đài Loan đã có sự hiểu biết tương đối đầy đủ về nho khô Gacho. Như thế người đến cửa hàng bánh kẹo, cửa hàng thực phẩm chủ động mua nho khô Gacho dần dần nhiều lên.

Có lúc sau khi hình thành được một tình thế, nhất định nhờ vào lực lượng của người khác rồi cứ theo đó mà làm cũng có thể xem là một kế sách hay.

Từ thập kỷ 60 đến thập kỷ 70 của thế kỷ này, ở Mỹ có một số công ty máy tính nhỏ rất tinh nhanh. Họ không chú trọng khai thác thị trường máy tính mà tập trung tinh lực phát triển linh kiện phần mềm, và thiết kế ra các linh kiện cứng mới. Từ trước đến nay, rời bỏ thị trường để phát triển sản phẩm là một điều cấm kỵ trên thương trường bởi vì làm như vậy rất dễ dẫn đến sự khai phá mù quáng. Nhưng ngành máy tính lại không giống vậy vì chi phí cho việc khai thác thị trường trước khi bán sản phẩm là tương đối lớn. Ví dụ, muốn đào tạo nhân viên thao tác cho các gia đình sử dụng, lắp đặt chạy thử cho khách hàng, tổ chức các lớp học huấn luyện, tuyên truyền quảng cáo số lượng lớn cần phải trả một chi phí khổng lồ. Nói chung các công ty nhỏ đều không đủ lực chịu khoản tiền này, nhưng các công ty lớn như IBM để làm ăn phát đạt lại không thể làm những công việc này, chấp nhận khoản chi phí khổng lồ. Việc khai thác thị trường của các công ty lớn trên thực tế cũng là gạt bỏ chướng ngại vật cho các công ty nhỏ.

Kết quả, sau khi thị trường được mở ra, các công ty lớn vì phải trả chi phí quá cao cho việc tìm thị trường nên luôn phải tăng giá thành sản phẩm, trái lại còn không đủ khả năng cạnh tranh với các công ty nhỏ về mặt giá cả. Rất nhiều công ty nhỏ vì tiết kiệm được những khoản chi phí này, giá thành sản phẩm thấp nên sức cạnh tranh về giá cả rất mạnh.

Đây là một biện pháp hay, biết đứng trên vai người khổng lồ, lợi dụng tình thế do công ty lớn tạo ra "đáp xe thu lời". Sử dụng biện pháp này, kẻ yếu vẫn có thể thắng kẻ mạnh, đứng ngang hàng với họ trong sự cạnh tranh thị trường khốc liệt, thậm chí vượt qua kẻ mạnh giành lấy ưu thế.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét