Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tùy Đường 1 - 34-5

Trang 5 trong tổng số 11

Chương 13

Ký sinh trên thân cây lớn
Tháng 5 năm 617, Lý Uyên - quan trấn thủ tỉnh Thái Nguyên của triều Tùy, vẫn đang giấu tài chợt thấy thời cơ đã chín liền khởi binh phản Tùy không chút do dự.
Khi đó ở Đông, Tây bộ lạc Đột Quyết đều đang rất mạnh, Thái Nguyên lại là nơi quân Đột Quyết thường xuyên qua lại. Để giải quyết mối lo này, Lý Uyên đã đích thân viết một lá thư cho bộ lạc Đột Quyết để cầu hòa với một giọng điệu vô cùng khúm núm, đồng thời mang tặng lễ vật hậu hĩnh với hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ. Khả hãn của bộ lạc Đột Quyết là Thủy Tất trả lời rằng: Lý Uyên phải tự mình lập ngôi Thiên tử thì người Đột Quyết mới cho binh mã tới viện trợ.
Biết một bộ lạc hùng mạnh như Đột Quyết cũng mong muốn Lý Uyên trở thành Thiên tử, tất cả các thuộc hạ tướng sĩ kể các văn thần mưu sĩ đều hoan hô nhiệt liệt, ai nấy đều khuyên Lý Uyên cần nhanh chóng lên ngôi hoàng đế. Lý Uyên lúc đó cũng đang mơ đến ngôi vị hoàng đế nhưng ông ta lại im lặng một cách khó hiểu và suy nghĩ một cách đăm chiêu.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Phong trào khởi nghĩa nông dân lan tràn khắp cả nước hầu hết bọn họ đều nêu cao ngọn cờ chính trị nhằm lật đổ triều Tùy khiến cho bách tính nghèo khổ của hôn quân Tùy Dạng Đế nô nức tình nguyện tham gia, thanh thế của quân khởi nghĩa ngày càng mạnh. Lý Uyên đương nhiên cũng muốn lật đổ ngay nhà Tùy, nhưng ông ta nghĩ, ông ta vẫn chưa phải là người của quân khởi nghĩa nông dân, bởi vì thế lực mà ông ta đang dựa dẫm là tầng lớp quý tộc, quan lại hào cường mới nổi danh. Hai thế lực này hoàn toàn khác nhau. Tầng lớp quý tộc có một ý thức "trung quân" sâu sắc, họ chỉ phản đối một ông vua và chỉ mong muốn thay "bạo quân hôn quân" bằng một "minh chủ hiền quân” chứ tuyệt đối không hề muốn lật đổ cả một chế độ chính trị. Hiện giờ triều đình nhà Tùy vẫn chưa sụp hẳn, quyền lực trung ương hữu danh vô thực, mà các quý tộc quan lại ở địa phương vốn có tinh thần nhà binh, thực lực của họ rất mạnh. Quân vũ trang mà họ nắm giữ để bảo vệ địa vị cát cứ của mình không hề thua kém đội quân chính quy của triều đình, bất luận là so sánh về binh khí được trang bị hay sức chiến đấu. Trong khi đó, quân khởi nghĩa nông dân trong tay chỉ có cuốc, thuổng, lực lượng lại phân tán nên không thể hòa nhập với lực lượng quý tộc kia được.
Hơn nữa, từ sau cuộc trấn áp phong trào Dương Huyền Cảm diễn ra một cách nhanh chóng, quyết đoán và tàn nhẫn, Dương Quảng còn căm hận sự phản loạn của tầng lớp quý tộc. Nhà Tùy tuy rằng sắp sụp đổ nhưng suy cho cùng đây vẫn là sự tồn vong của một chế đổ chính quyền quốc gia cho nên nếu Tùy Dạng Đế tập trung lực lượng tiêu diệt Lý Uyên thì e rằng tới lúc đó có thêm mười Lý Uyên cũng khó tìm được con đường sống.

Sau nhiều lần suy đi tính lại, Lý Uyên đã bác bỏ lời đề nghị của những kẻ thuộc hạ mà không những không tự mình xưng đế trái lại còn giương cao lá cờ "Tuân Tùy", tôn Tùy Dạng Đế làm Thái Thượng hoàng, lập Đại vương Dương Hưu - cháu của Dương Quảng và cũng là một quan trấn giữ - lên làm tân hoàng đế, đồng thời thay đổi chính sách cai trị, thay đổi cờ hiệu. Như vậy, đối với quân Đột Quyết mà nói, thanh thế của Lý Uyên càng lớn, dám tự lập theo ý mình, quân Đột Quyết sẽ chấp nhận lời cầu hòa của Lý Uyên mà không tùy tiện đem quân sang quấy nhiễu nữa, đồng thời còn ủng hộ một cách có điều kiện. Mặt khác đối với chính quyền nhà Tùy mà nói, mặc dù cũng nghi ngờ Lý Uyên có ý mưu phản, song lại thấy giương cờ hiệu tuân Tùy, vả lại hiện giờ quân khởi nghĩa nông dân phản tùy đang ngày càng đông tới mức không thể đối phó được thì nhà Tùy còn hơi sức đâu mà lo cản đánh Lý Uyên? Chính vì thế Lý Uyên đã bố trí được một lớp phòng ngự mỏng, đồng thời còn tranh thủ cơ hội phát triển từng bước và có kế hoạch một đội quân vây quét mà tương lai ông ta có thể chủ động chỉ huy bất kỳ lúc nào.
Điều quan trọng hơn đó là lá cờ hiệu tuân Tùy của Lý Uyên đã thu hút được số đông đám quan lại và quý tộc vốn mang đậm tư tưởng "trung quân". Hơn nữa đối với đám người này mà nói, việc Lý Uyên lập Đại vương Dương Hưu lên làm vua sẽ dẫn tới sự thay đổi lớn về trật tự quan lại trong triều, đây chính là một cơ hội thăng quan phát tài hiếm có của họ, kẻ nào đứng về phe Lý Uyên thì kẻ đó càng có nhiều cơ hội tiến thân. Thế là bao nhiêu kẻ thi nhau ủng hộ cho Lý Uyên khiến cho vây cánh và thực lực của ông ta mạnh lên rất nhiều.
Tất nhiên, Lý Uyên tuân Tùy chỉ là kế quyền lực thích nghi, ông ta coi nhà Tùy như một cây đại thụ đang trong quá trình mục nát nhanh chóng, bỗng dưng lại có một cái mầm đang trồi lên khỏi mặt đất rồi khéo léo đâm rễ cầm vào thân cây ấy mà hút no nước và chất dinh dưỡng trong thân cây (được ví với bọn quan lại, quý tộc trong triều). Cái mầm non ấy lại nương nhờ cây lớn che chắn gió mưa, thậm chí còn làm cho cái cây to tưởng rằng nó là một bộ phận của thân thể mình và cứ ra sức bảo vệ (ví với việc trong khi quân của họ Lý đang giao chiến với quân khởi nghĩa khác thì triều đình chỉ lo đánh dẹp quân khởi nghĩa mà tin lầm vào đội quân của Lý Uyên). Từ đó mà Lý Uyên càng có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển lực lượng của mình. Đợi đến khi vật đổi sao dời, Lý Uyên chỉ việc dùng chân đá khúc gỗ mục là triều Tùy kia đi mà dựng nên vương triều nhà Đường và lại càng được lòng dân ủng hộ.

Mượn thân cây lớn để sống ký gửi, quân Đường nhờ cách đó mà phát triển mạnh lên, Lý Uyên dùng kế mới tuyệt làm sao! Trong kinh doanh thương mại, đối với những doanh nghiệp nhỏ bé, những loại mặt hàng còn chưa có tiếng trên thị trường tất cả còn đang bị yếu thế, nếu muốn phát triển một cách nhanh chóng há chẳng phải cũng nên dùng kế "sống ký gửi trên thân cây lớn" hay sao?
Cuối những năm 50, thị trường mỹ phẩm dành cho người da đen của Hoa Kỳ bị công ty mỹ phẩm Fohley chiếm lĩnh toàn bộ, một nhân viên tiêu thụ sản phẩm của công ty này tên là George Johnson đã tách ra khỏi công ty để kinh doanh một mình và sáng lập ra công ty mỹ phẩm dành cho người da đen, Johnson với số vốn chỉ vỏn vẹn có 500 đô la và ba nhân công.
Johnson thừa biết công ty mỹ phẩm Fohley kia quá lớn, sản phẩm của họ rất có danh tiếng và sẽ không thể đủ sức cạnh tranh được. Sau khi suy tính kỹ càng, Johnson quyết định áp dụng biện pháp "sống ký sinh" để phát triển công ty của mình, và loại mỹ phẩm của công ty Fohley chính là cái thân cây mà ông ta muốn mượn.
Johnson tập trung lực lượng để sản xuất ra một loại kem trang điểm rồi làm quảng cáo tuyên truyền rằng: "Sau khi bạn dùng sản phẩm của công ty Fohley hãy bôi thêm một lớp kem trang điểm Johnson bạn sẽ thấy hiệu quả thật bất ngờ".
Công ty Fohley thấy bên kia làm "nghĩa vụ tuyên truyền" thì lấy làm mừng thầm, không hề phản đối hay can thiệp gì cả. Một số đồng nghiệp của Johnson thì tỏ ra rất bất bình và chỉ trích ông ta đã thổi phồng cho công ty Fohley. Ông ta chỉ cười mà nói: "Vì họ có danh tiếng lớn, tôi chỉ có cách là phải làm như vậy. Cũng như bây giờ có rất ít người biết tên tôi là Johnson nhưng nếu tôi được đứng bên cạnh tổng thống Mỹ thì tự nhiên mọi nhà, mọi người điều biết đến tôi. Tôi tuyên truyền như vậy thứ nhất là để cho sản phẩm của chúng ta có thể xuất hiện cùng với loại mỹ phẩm đã có uy tín từ lâu, rõ ràng là tâng bốc cho công ty Fohley nhưng thực chất là lại mượn danh của họ để tồn tại, uy tín sản phẩm của công ty chúng ta sắp có thể sánh với sản phẩm của Fohley rồi. Thứ hai, và cũng quan trọng hơn nữa, đó là chúng ta có thể lấy thị phần của họ làm thị phần của mình. Trong quảng cáo rõ ràng có mách bảo ngầm rằng các khách hàng sử dụng mỹ phẩm của Fohley đều phải đồng thời dùng sản phẩm của Johnson thì mới thể có được hiệu quả thần kỳ. Vì thế quảng cáo như vậy thực chất là đem cơ thể yếu ớt của chúng ta đến sống ký sinh trên cây to vững chắc và giàu chất dinh dưỡng của Fohley. Đây chính là một kế sách tốt để chúng ta có được cơ hội phát triển nhanh chóng".
Quả nhiên người tiêu dùng đã tiếp nhận sản phẩm của Johnson một cách rất tự nhiên, thị phần của công ty ngày một lớn. Thậm chí chỉ sau mấy năm đã loại bỏ được phần lớn sản phẩm của công ty Fohley ra khỏi thị trường mỹ phẩm. Về sau Johnson đã có thể đường hoàng độc chiếm thị trường mỹ phẩm dành cho người da đen của Mỹ.
Thủ thuật của Johnson dường như chính là bản sao thủ thuật của Lý Uyên vậy, không khác một chút nào!

Chương 14

Tạm thời nhượng bộ để được giúp đỡ
Năm Đại Nghiệp thứ 11 đời Tùy Dạng Đế, Lý Uyên nhậm chức quan đại sử yên dân ở vùng Sơn Tây, Hà Đông và phụng mệnh dẹp yên đạo tặc. Đối với bọn đạo khấu tầm thường như Vô Đoan Nhi hay Kính Bàn Đà... thì chỉ cần một cái phẩy tay mà không hề tổn hao công sức, nhưng đối với quân Đột Quyết ở phía bắc, vì chúng có kỵ binh tinh nhuệ giỏi cưỡi ngựa bắn cung thì lại khiến Lý Uyên rất đau đầu, đã nhiều lần giao chiến mà thắng thì ít, thua thì nhiều. Quân Đột Quyết rất ngang ngược, không biết sợ là gì nên Lý Uyên luôn coi chúng là kẻ thù không đội trời chung.
Năm 616, Lý Uyên được sắc phong làm quan trấn thủ ở Thái Nguyên, quân Đột Quyết lại đang dùng hàng vạn binh mã tấn công vào thành trì Thái Nguyên, Lý Uyên đã phải sai bộ tướng Vương Khang Đạt dẫn hơn ngàn quân ra nghênh chiến mà vẫn thất bại thảm hại. Về sau phải khéo léo dùng kế nghi binh mới đuổi lui được quân Đột Quyết. Đáng ghét hơn là bọn đạo khấu Lưu Vũ Chu bất thình lình tiến đánh cung Phần Dương do Lý Uyên quản (là một trong những cung Tùy Dạng Đế hay di giá tới), bọn chúng còn bắt phụ nữ trong cung để dâng tiến cho Đột Quyết. Người Đột Quyết liền phong cho Lưu Vũ Chu làm Định Dương Khả hãn. Ngoài ra còn có bọn Quách Tử Hòa, Tiết Cử được sự ủng hộ và bao che của Đột Quyết nên thi nhau khởi binh gây chuyện, Lý Uyên phòng ngự một cách yếu ớt và lúc nào cũng có thể bị Tùy Dạng Đế mượn cớ không hoàn thành nhiệm vụ để lấy đầu.
Ai cũng nghĩ Lý Uyên ôm mối thù khắc cốt ghi xương sẽ quyết một trận sống còn với Đột Quyết. Không thể ngờ rằng Lý Uyên lại cho mưu sĩ là Lưu Văn Tịnh làm sứ giả sang bên Đột Quyết để xin làm bề tôi, còn hứa đem gái đẹp và ngọc ngà châu báu sang để tặng cho Khả hãn Thủy Tất.
Đến con trai của Lý Uyên cũng cảm thấy bị sỉ nhục trước hành vi nhượng bộ khúm núm của ông ta. Lý Thế Dân sau khi đã được kế vị ngôi vua vẫn chưa thể nào quên nỗi nhục đó: “Quân Đột Quyết ngang ngược, Thái Thượng hoàng (chính là Lý Uyên)... xưng thần với chúng, trẫm chưa có lúc nào thôi đau lòng!".
Lý Uyên thì "mọi người đều say, riêng một mình ta tỉnh", ông ta có kế hoạch riêng của mình, khúm núm nhượng bộ tuy bộ dạng hơi khó coi một chút nhưng có thể nhẫn nhịn, có thể tồn tại mới trở thành đại trượng phu.

Thì ra Lý Uyên đã căn cứ tình hình chung mà dứt khoát quyết định khởi binh phản Tùy. Thái Nguyên là một trọng điểm quân sự nhưng vẫn chưa phải là nơi lý tưởng để xây dựng cơ đồ vì thế muốn khởi binh thành một phong trào lớn bắt buộc phải tiến về phía tây vào Quan Trung. Đã vào đến Quan Trung thì Thái Nguyên lại là căn cứ địa không thể mất của đạo quân Lý Đường. Vậy phải làm thế nào mới có thể vừa giữ được Thái Nguyên vừa tiến công về phía tây một cách thuận lợi?
Lúc bấy giờ binh tướng trong tay Lý Uyên không quá 3-4 vạn người, cho dù có dốc toàn bộ lực lượng để giữ Thái Nguyên, ứng phó sự gây chiến bất kỳ lúc nào của Đột Quyết, đồng thời lại phải truy dẹp bọn đạo khấu vốn được sự nâng đỡ của Đột Quyết thì cũng đã sức tàn lực kiệt. Chưa kể nếu tiến đánh Quan Trung thì hiển nhiên không thể giữ quân ở lại để trấn thủ Thái Nguyên. Vì vậy biện pháp duy nhất là phải áp dụng chính sách cầu hòa, để cho Đột Quyết "ngồi mát ăn bát vàng” . Cho nên Lý Uyên đã không đắn đo nhượng bộ tự xưng làm ngoại thần, đích thân viết bức thư tay rằng: "Muốn đại cử nghĩa binh nghênh tiếp chúa thượng, lại muốn xin hòa với quý quốc như thời Văn Đế vậy. Đại hãn mà chịu đem quân tới tiếp ứng giúp ta hành sự ở phía nam thì thật may cho bách tính thoát khỏi nạn binh đao. Nếu chấp nhận hòa thì có thể ngồi không mà hưởng châu báu, đó chính là số mệnh của đại hãn”. Lý Uyên thỏa thuận với Đột Quyết cùng định kinh sư, đất đai thuộc về Đường công còn gái đẹp và lụa là châu báu thì dâng cho Khả hãn.
Lùi một bước thấy biển rộng trời cao. Khả hãn Thủy Tất hám lợi quả nhiên đã hòa hảo với Lý Uyên. Trong khoảng thời gian khó khăn nhất của Lý Uyên là lúc từ Thái Nguyên tiến vào Trường An, ông ta chỉ để Lý Nguyên Cát - con trai thứ ba của mình với một số ít binh mã ở lại chốt giữ Thái Nguyên, lại từ chỗ đang bị Đột Quyết xâm chiếm nay bọn Lưu Vũ Chu (trước vốn ỷ thế Đột Quyết làm càn) cũng đã bớt gây chuyện đi nhiễu. Lý Nguyên Cát vì thế mà đã có thể liên tục chuyển người và lương thảo từ Thái Nguyên ra tiền tuyến. Cho đến năm 619, khi Lưu Vũ Chu đánh Phổ Dương thì Lý Uyên đã kịp thiết lập nên vương triều nhà Đường tại Quan Trung. Lúc này vua Đường không những đã có thể đứng vững ở Quan Trung với một căn cứ địa là một vùng lãnh thổ rộng lớn, mà lúc này Lưu Vũ Chu không còn là đối thủ của Lý Uyên nữa, con trai Lý Uyên là Lý Thế Dân vừa xuất mã, chẳng tốn nhiều công sức đã thu phục được Quan Trung.
Ngoài ra, vì Lý Uyên cam lòng nhượng bộ nên đã nhận được sự giúp đỡ không nhỏ của Đột Quyết. Thủy Tất Khả hãn tặng cho Lý Uyên không ít ngựa và quân lính, Lý Uyên cũng nhân cơ hội này mà mua được rất nhiều ngựa chiến. Điều này không chỉ đặt nền móng cho việc củng cố sức chiến đấu của các kỵ binh mà còn tự nhiên làm tăng thêm thế lực cho Lý Uyên rất nhiều do hàng ngũ quân lính của Lý Uyên có thêm nhiều kỵ binh Đột Quyết vốn rất dũng cảm và thiện chiến.
Hành vi khúm núm nhượng bộ của Lý Uyên đã khiến mọi người không ai buồn đếm xỉa đến. Nhưng đối với tình hình bấy giờ thì đó lại là một kế sách hữu hiệu giúp cho đội quân nhỏ bé của họ Lý có thể bảo vệ bình an cho căn cứ địa hậu phương đồng thời lại có thể tiến về phía tây đánh chiếm Quan Trung một cách thuận lợi. Nếu nhìn xa hơn một chút, Đột Quyết sau này lại chả phải cầu hòa xưng bề tôi với vua Đường, Thủy Tất Khả hãn có khi còn phải nhảy múa phục tùng theo sự sai bảo của Lý Uyên!

Từ đó cho thấy, tạm thời nhượng bộ để có thể nhận được sự trợ giúp của đối thủ rồi không ngừng phát triển sau đó lật ngược tình thế khiến đối thủ phải khúm núm nhượng bộ với mình, là một mưu kế rất hữu dụng. Trong cạnh tranh buôn bán, hiện tượng này không phải là hiếm.
Năm 1983, giám đốc điều hành kiêm giám đốc công ty ôtô General của Mỹ là Smith đã đưa ra một quyết sách quan trọng sau khi đã suy nghĩ kỹ càng: Tách một xưởng sản xuất ôtô của công ty tại thành phố Fimebu thuộc bang California ra để sát nhập với công ty Toyota của Nhật để sản xuất Ô tô con hiệu Toyota. Khi đó xe Toyota của Nhật với chất lượng cao giá rẻ đã có mặt tại châu Mỹ. Được sản xuất ôtô ngay trên nước Mỹ là điều mà công ty Toyota hằng mong muốn, vì thế phía Mỹ vừa đề nghị thì phía Nhật đã đưa vội công nhân và thiết bị sang Mỹ để thiết lập nhà máy rồi.
Người Mỹ từ lâu đã rất ghét hãng xe của Nhật sang xâm chiếm thị trường và tước mất vị trí độc quyền trong cả nước về ôtô của họ, thế mà Smith lại công nhiên mời công ty của Nhật sang để sản xuất ôtô, đây chẳng phải sự hạ mình khiến "nước nhục vì mất quyền" thì cũng là bước nhượng bộ "cõng rắn cắn gà nhà". Vì thế khắp nước Mỹ, nhất là giới ôtô ai ai cũng tỏ ý phản đối và khiển trách Smith.
Rốt cuộc thì đây là cõng rắn cắn gà nhà, sự nhượng bộ đơn thuần hay là sự nhẫn nhục có dụng ý? Smith có dự định và cách nghĩ riêng của ông ta. ông ta hiểu rõ rằng sở dĩ giới ôtô Mỹ bó tay bất lực trước sự tấn công của ôtô Nhật, một lý do rất quan trọng đó là Mỹ trước đây quá khinh địch. Khi ôtô Nhật mới bắt đầu xuất hiện tại châu Mỹ thì dường như tất cả các hãng ôtô Mỹ đều cho rằng ôtô Nhật chẳng qua chỉ là thứ đồ chơi của những kẻ mới vào nghề, là thứ hàng hóa rẻ tiền mà thôi. Họ chưa có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với những đặc điểm như giá rẻ, tính năng tốt và ít hao nhiên liệu của xe Nhật. Đến khi xe Nhật ngày càng bán chạy ở thị trường Mỹ thì nước Mỹ cũng chỉ biết ngồi nhìn mà không tìm ra được biện pháp nào. Đến nay, xe Nhật về mọi phương diện đều chiếm ưu thế, không thừa nhận điều đó thì quá ư tự cao tự đại. Tranh thủ sự giúp đỡ về kỹ thuật của Nhật để tăng cường thực lực cạnh tranh của hãng xe mình mới là con đường đúng đắn duy nhất để lấy lại thể diện và lấy lại lợi nhuận.

Vì vậy việc Smith cho sát nhập với công ty Toyota của Nhật, bề ngoài như có vẻ cõng rắn cắn gà nhà nhưng thực tế lại là một bước tiến "mời thầy giáo đến nhà", có vẻ như là hạ mình khúm núm trước hãng xe Nhật nhưng thực chất là tìm hiểu kỹ thầy, học tập thầy để rồi sau đó trò sẽ giỏi hơn thầy mà qua mặt thầy một cách dễ dàng.
Đến nay thì bất kỳ nhà sản xuất nào cũng đều biết, muốn cạnh tranh với xe Nhật thì buộc phải hạ giá thành và nâng cao chất lượng xe như ôtô của Nhật vậy, chỉ có cách đồng thời thực hiện hai nguyên tắc đó mới có thể giành được sức cạnh tranh trên thị trường. Và đến đầu những năm 80, công ty xe ôtô General của Mỹ đã khéo léo đi theo con đường này và có thể cạnh tranh được với xe Nhật, cuối cùng đã đứng vững được trên thị trường ôtô nước Mỹ và dần dần loại bỏ được xe ôtô Nhật.

Chương 15

Lấy lòng đối phương biến thù thành bạn
Sau khi Lý Uyên khởi binh ở Thái Nguyên thì chọn Quan Trung làm nơi phát triển lâu dài. Vì thế Lý Uyên dẫn đội quân lấy tên "Tiến thẳng Trường An lập đại vương" tiến về phía tây.
Lý Uyên tiến về Quan Trung ở phía tây sẽ phải đối mặt với ba điều khó khăn nguy hiểm. Thứ nhất là đại vương Trường An là Dương Hựu vẫn không tin Lý Uyên thật lòng “tuân Tùy" nên đã phái các tinh binh chặn đánh. Thứ hai, đội quân mạnh nhất Ngõa Cương sẽ truy sát giữa đường bất kỳ lúc nào. Thứ ba, quân Ngõa Cương vẫn có một bộ phận chủ lực dồn về Phổ Dương và luôn đe dọa tới căn cứ địa hậu phương của Lý Uyên.
Trong ba mối nguy hiểm trên, việc chặn đánh của quân Tùy đã trở thành hiện thực nhưng số lượng quân đội có hạn, căn cứ vào mọi dấu vết mà phán đoán thì nhà Tùy vẫn chưa có dấu hiệu tăng cường lực lượng để nghênh chiến. Nhưng hai mối nguy hiểm sau lại vô cùng đáng ngại, số binh lính Ngõa Cương gấp hơn mười lần của Lý Uyên, chỉ cần một trong hai mối đe dọa sau xảy ra sẽ khiến cuộc tiến quân vào Quan Trung của Lý Uyên bị thất bại nửa chừng, thậm chí có thể thất bại thảm hại đến không gượng dậy được nữa.
Lý Uyên vội vàng viết thư cho thủ lĩnh đội quân Ngõa Cương là Lý Mật để thông báo một cách tỉ mỉ về tình hình khởi binh đồng thời bày tỏ nguyện vọng tha thiết được tồn tại hữu hảo với quân Ngõa Cương.
Không lâu sau sứ giả mang thư trả lời về tới doanh trại nhà Đường. Lý Uyên sau khi xem thư thì lẩm bẩm rằng "thật ngông cuồng", trong lòng thì lại cảm thấy rất yên ổn.

Trong thư Lý Mật viết rằng: "Mặc dù không cùng một phe phái với huynh nhưng động cơ mục đích của chúng ta là giống nhau. Bắt đầu tay trắng cùng lập nên minh chủ cho các anh hùng tứ hải. Mong rằng hai bên cùng hợp lực đồng tâm, bắt Tử Anh ở Hàm Dương, giết Thương Hạnh ở Mục Dã, thế chẳng phải tốt hay sao? Nếu huynh không chê xin hãy đích thân dẫn vài ngàn quân tiến tới gần bờ sông gặp mặt để cùng giao kết hiệp ước, cùng nhau bàn chuyện, thật vinh hạnh biết bao!". Thì ra Lý Mật tự phụ có quân mạnh nên đã có dã tâm lớn làm minh chủ của mọi nghĩa quân phản Tùy. Thật ra trong thư ông ta đang thuyết phục Lý Uyên nhận lời đồng ý và mong Lý Uyên sớm trả lời.
Lý Mật đang có trong tay một quan ải hiểm yếu, gần đó lại có một kho giấu đầy vải vóc và lương thực nên có thể khống chế toàn bộ vùng Hà Nam. Phía đông thì có thể chặn đánh hoặc tiến công chớp nhoáng Tùy Dạng Đế ở Giang Tô, phía tây thì có thể đánh chiếm một cách dễ dàng nơi mà Lý Uyên vẫn coi là điểm xây dựng cơ đồ - đó là Quan Trung. Vì vậy Lý Uyên thừa biết Lý Mật đang quá ngông cuồng nhưng ông ta cũng có lý do để ngông cuồng.
Để hóa giải hai mối nguy hiểm sau cùng trên con đường tiến về phía tây, đồng thời biến kẻ thù thành bạn và mượn đại quân của Lý Mật để thanh toán ngay tại Hà Nam đội tinh binh chủ lực của Tùy Dạng Đế phái đi hòng cướp lại Trường An. Lý Uyên cười mỉm và nói với con trai thứ Lý Thế Dân: "Lý Mật tự cho là mình đã quá mạnh, hắn quyết không thể chỉ bằng một lá thư mà thuyết phục được ta. Hiện ta đang cần hòa với hắn, nhún nhường ca ngợi hắn tài giỏi, ngoài miệng giục hắn sớm xưng vương và tỏ ra là người đồng hành với hắn, như vậy hắn tất sẽ trở thành lính gác cho ta mạnh dạn tiến về phía tây. Đợi đến khi chúng ta vào được Quan Trung và củng cố lực lượng rồi, trong lúc hắn và Tùy Dạng Đế - hai hổ giao đấu một con chết một con bị thương, chúng ta chỉ việc đi thu chiến lợi phẩm mà thôi". Thế là Lý Uyên viết thư trả lời rằng: “Trời sinh ra thiên hạ tất phải có người cai trị, người cai trị hôm nay không phải là người anh em thì có thể là ai đây? Lão phu nay tuổi đã cao không gánh vác nổi việc đó. Xin nhận người anh em làm đại đệ, nguyện phò tá cho đệ đạt được tâm nguyện làm chủ thiên hạ"... Đại ý rằng hiện nay người có thể xưng đế chỉ có thể là Lý Mật huynh, Lý Uyên này đã ngoài 50 tuổi nên không có tâm nguyện đó, chỉ mong sao đến lúc lại được phong làm Đường công là mãn nguyện lắm rồi, hy vọng huynh có thể sớm đăng vị. Bởi vì những vùng xung quanh vẫn chưa bình định nên tạm thời chưa thể đến đó để cùng liên kết.

Lý Thế Dân xem thư rồi nói: "Thư này gửi đi xong thì Lý Mật tất sẽ dồn hết tâm trí phản Tùy, ta không còn phải lo lắng gì ở phía đông nữa rồi". Quả nhiên Lý Mật sau khi nhận được thư đã rất đỗi vui mừng nói với thuộc hạ rằng: "Đường công này mà chịu lui bước thì thiên hạ loạn mất".
Lý Uyên lấy lòng Lý Mật, nhún nhường khen ngợi hắn, không những tránh được nguy cơ bị Lý Mật tranh giành Quan Trung mà còn ngăn chặn được khả năng tăng viện cho Trường An của quân Tùy từ thành Lạc Dương, giúp Lý Uyên thuận lợi tiến về phía tây, từ đó đã đạt được mục đích "tay không chiếm Quan Trung”. Lý Mật trúng kế của Lý Uyên, hàng ngày trao đổi tin tức cho Lý Uyên mà không hề có ý định tiến công, chỉ chuyên tâm quyết đấu với triều đình nhà Tùy. Trong vài năm sau đó, Lý Mật đã tiêu diệt hết đội quân chủ lực tinh nhuệ nhất của triều đình Tùy, đồng thời bản thân cũng bị đánh chỉ còn lại 2 vạn binh mã. Còn Lý Uyên tranh thủ thời cơ thuận lợi đã phát triển thành người có thực lực nhất.
Mọi người ai cũng có sở thích riêng, cũng có nhu cầu được tôn trọng và được khen ngợi. Lý Uyên nhún mình khen Lý Mật rồi hết sức lấy lòng ông ta nên đã đạt được lợi ích lớn trong ngoại giao quân sự chính trị, đó là biến thù thành bạn và tiến quân thuận lợi vào Quan Trung. Ngài Fiderbec nhân viên của công ty điện lực cũng đã dùng biện pháp lấy lòng người khiến cho một bà lão ở một nơi cách xa ông hàng ngàn dặm rất vui vẻ ký kết với ông một vụ làm ăn lớn, giúp ông hoàn thành nhiệm vụ tiêu thụ điện sinh hoạt một cách thuận lợi.
Hôm đó, Fiderbec đến gõ cửa một nông trang trông có vẻ rất giàu có và gọn gàng. Lúc đó, bà chủ hộ Brown chỉ mở he hé một khe cửa. Khi biết được đó là nhân viên của công ty điện lực đến tiếp thị, bà ta liền đóng sập cửa lại. Fiderbec lại gõ cửa lần nữa, phải gõ rất lâu cánh cửa mới miễn cưỡng hé ra một khe hở, nhưng chưa kịp mở miệng thì bà lão đã mắng ầm lên một trận.
Sau một lượt điều tra, Fiderbec lại đến gõ cửa, cánh cửa vừa hé ra, ông ta đã vội vàng thanh minh: "Thưa bà Brown rất xin lỗi đã làm phiền bà, sự có mặt của tôi hôm nay không phải vì công ty điện lực mà chỉ là vì tôi muốn mua của bà một số trứng gà". Thái độ của bà lão đã khá hơn nhiều, cánh cửa cũng mở rộng hơn. Fiderbec nói tiếp: "Gà nhà bà trông thật đẹp, bộ lông của chúng mới đẹp làm sao. Chắc đó là giống gà X phải không? Bà có thể bán một số trứng không?". Cánh cửa càng mở to hơn, có tiếng hỏi lại rằng: "Làm sao ông biết được đó là giống gà X?". Fiderbec biết kế lấy lòng người đã thành công bước đầu bèn thành khẩn và cung kính trả lời: "Nhà tôi cũng nuôi giống gà này nhưng chưa bao giờ trông thấy chúng đẹp như những con gà do bà nuôi. Mà gà nhà tôi chỉ biết đẻ trứng. Những người xung quanh đây đều nói chỉ có trứng gà nhà bà là ngon nhất. Phu nhân, bà biết đấy, làm bánh gatô thì cần phải dùng trứng thật ngon. Hôm nay bà xã tôi làm bánh gatô, tôi chỉ biết chạy đến hỏi bà...". Bà lão bỗng mặt mày rạng rỡ vui vẻ hẳn lên và chạy từ trong phòng ra bên ngoài hành lang.
Fiderbec tranh thủ thời gian quan sát chung quanh, phát hiện nơi đây có cả một bộ nông cụ, đoán rằng của một người đàn ông nuôi bò sữa nên liền nói tiếp: "Phu nhân, tôi dám đánh cược rằng tiền kiếm được do bà nuôi gà chắc chắn sẽ nhiều hơn số tiền kiếm được do ông nhà nuôi bò sữa". Bà lão sung sướng quên hết nỗi bực dọc, vui tới mức suýt muốn nhảy cả lên, bởi vì chồng bà xưa nay cứ không chịu thừa nhận điều đó mà bà suốt ngày phải mang "chân tướng" sự việc đi kể cho mọi người nhưng lại chẳng có ai hứng thú.

Bà Brown lập tức coi Fiderbec là tri kỷ, không ngần ngại dẫn ông ta đi thăm quan trại gà. Fiderbec biết kế lấy lòng người đã hoàn toàn thuận lợi. Nhưng trong khi thăm quan trại gà, ông ta cũng không quên tìm ra những lời khen ngợi có giá trị.
Trong lúc tán tụng, ông ta được bà lão không hề giấu giếm mà truyền cho hết kinh nghiệm nuôi gà, ông ta tỏ ra là một học sinh ham học hỏi. Hai người họ trở nên rất thân thiện dường như có thể nói với nhau mọi chuyện trên trời dưới biển. Trong những lời ca ngợi, bà lão cũng hỏi Fiderbec nhiều về lợi ích của việc sử dụng điện. Fiderbec cũng nói tập trung vào việc nuôi gà, bà lão cũng nghe một cách chăm chú.
Hai tuần sau, tại công ty ông đã nhận được đơn đăng ký sử dụng điện của bà lão. Chẳng bao lâu, đơn đăng ký sử dụng điện của những hộ gia đình nơi bà lão sống đã liên tiếp được gửi tới Bà lão đã trở thành một người trợ giúp đắc lực cho Fiderbec.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét