Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tần Hán 31 - 60-4

Trang 4 trong tổng số 7

Chương 43

Quan Sát Sự Việc, Liệu Sự Như Thần
Sau khi họ Lữ bị dẹp, Chu Bột tiếng nổi như cồn, trở thành nhân vật quan trọng, bởi chính Chu Bột là người đích thân dẫn quân đi dẹp họ Lữ. Là người tham mưu nên vai trò của Trần Bình khá mờ nhạt. Văn Đế mới được lập, thiên tử và triều thần mới. Trần Bình biết mình làm lão thần cũng không vì để cho tân hoàng đế biết, huống hồ không là công thần chính, còn ngồi mãi ở cái ghế tướng quốc làm gì. Thế là Trần Bình cáo bệnh không lên triều, mục đích để ngôi vị tướng quốc nhường cho Chu Bột.
Văn Đế tuy mới lên ngôi nhưng không phải không hiểu tí gì về Trần Bình, đối với việc ông cáo bệnh lấy làm khó hiểu bèn gọi Trần Bình đến, làm rõ. Trần Bình thẳng thắn nói: "Trước đây ở triều Cao hoàng đế công của Chu Bột không bằng được thần. Hiện nay trong việc dẹp loạn họ Lữ công lao của hạ thần không bằng Chu Bột. Cho nên hạ thần nguyện đem chức tướng quốc giao lại cho Chu Bột." Văn Đế thấy lời nói có lý thế là để Chu Bột làm hữu thừa tướng. Đối với Trần Bình vua vẫn muốn dùng bèn phong làm tả thừa tướng. Văn Đế cho rằng làm như vậy là có thể xóa bỏ mâu thuẫn, vừa nâng cao ngôi vị của Chu Bột lại vừa liên tục dùng người tài được. Để biểu hiện lòng tôn trọng Trần Bình vua còn ban tặng cho ông 5.000 lượng vàng, phong thêm ấp 3.000 hộ.
Hôm đó, Văn Đế muốn bàn chuyện quốc gia đại sự, gọi hữu thừa tướng Chu Bột lại hỏi: "Thiên hạ một năm nên xét bao nhiêu vụ án?” Mặt Chu Bột lộ rõ vẻ bối rối vội nói: "Không biết". Văn Đế lại hỏi: "Thiên hạ một năm nên thu, chi bao nhiêu tiền, lương thực?" Chu Bột phát hoảng, toát mồ hôi lưng và mặt nhưng không trả lời được. Vua quay sang hỏi Trần Bình. Ông đáp "Việc này đã có quan chuyên trách quản lý". Vua hỏi lại "Quan chuyên trách là ai?" Trần Bình đáp: "Nếu bệ hạ muốn hỏi về việc xét án nên đi tìm giám mục, muốn hỏi về tiền và lương thực nên đi hỏi quan nội sử." Văn Đế không vui: "Nếu phải đi hỏi người quản lý thì cần thừa tướng làm gì?"

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Trần Bình coi việc vua vặn hỏi là bình thường. Ông đáp: "Thừa tướng ư? Quản các quan trong triều. Nếu như Thừa tướng biết quản lý, hạ thần như thế nào, bệ hạ hãy hỏi tội họ. Chức vụ của thừa tướng đối với bề trên thì phụ tá thiên tử, quản lý toàn cục, với bề dưới quản lý vạn sự, vạn vật, thông tỏ mọi lẽ, đối ngoại trấn áp lân bang, đối nội thông hiểu tâm tư trăm họ, quản lý quan lại các cấp các ngành". Văn Đế thấy lời nói có lý, không ngớt lời khen.
Sau khi cả hai rời cung, Chu Bột nói với Trần Bình "Tại sao tiên sinh không dạy tôi?". Trần Bình cười: "Lão huynh ở ngôi vị cao mà còn không biết phải làm gì sao? Nếu bệ hạ hỏi rằng Trường An có bao nhiêu kẻ trộm thì huynh cũng phải trả lời ư?".
Từ đó, Chu Bột biết mình không bằng Trần Bình, không phải chỉ là sự kém cỏi thông thường mà khoảng cách tri thức của hai người rất lớn. Thế là ông chủ động từ chức tướng quốc để Trần Bình lên thay. Không làm như vậy e mọi người không phục, hoàng đế thì xem mình là vô dụng, tham quyền. Để cho Chu Bột yên vị chức hữu Thừa tướng, Văn Đế sẽ tự nhận ra không ổn, cuối cùng chức tướng quốc sẽ lại rơi vào tay Trần Bình. Xem ra Trần Bình trong chuyện này "đông nhược quan hỏa", dự liệu sẽ xuất hiện kết quả như vậy mới giăng sẵn một bẫy để Chu Bột chui vào. Nếu không như vậy, Chu Bột không biết chức Thừa tướng không đơn giản, Văn Đế cũng không nhận ra Chu Bột không thích hợp với chức vụ đó. Chức thừa tướng ngoài Trần Bình ra thì còn ai nữa?

Trong thương trường hiện nay, lợi hại ở dự liệu. Có năng lực phán đoán là điều quan trọng. Trên thực tế, luôn có những lúc khó khăn, trong những lúc đó, có khả năng bước trước người khác, dự kiến trước mới là điểm then chốt quyết định thành bại.

Chuyên gia phân tích cổ phiếu của công ty tư vấn Xiosu nước Mỹ, nữ sĩ Ilai Gabian là người có tài tiên đoán xu thế của tương lai. Bà mới hơn 40 tuổi, nhưng được phong là: "Nữ kiệt tiên tri Phố Wall" và là một trong những nhà tiên tri nổi tiếng trên thị trường cổ phiếu ở Mỹ hiện nay. Thành công lớn nhất của bà là một lần tiên tri. Đó là ngày 19 tháng 10 năm 1987, trước "ngày thứ hai đen tối" bà mạnh dạn đoán rằng cổ phiếu trong ngày sẽ giảm 600-700 điểm. Quả nhiên đúng như vậy, ngày hôm đó trong vòng ba tiếng đồng hồ cổ phiếu giảm 508,32 điểm, về cơ bản chứng minh lời bà dự đoán.

Ilai Gabian thành công trong dự đoán, có nguyên nhân từ 20 năm chịu khổ nghiên cứu. Trong khi học về số lượng kinh tế, trải qua thời gian dài không tiếc sức nghiên cứu, cuối cùng bà tìm ra cách dùng mô hình con số để dự tính sự biến động của cổ phiếu. Mỗi ngày qua tivi, bà biết được hướng phát triển của cổ phiếu trong nước, quốc tế, lại đem những tình hình đó tổng hợp, lượng hóa, dùng mô hình con số của mình dự tính ra xu thế của thị trường cổ phiếu. Sau đó gọi điện đàm luận với nhiều bạn bè.

Mỗi tháng bà đều viết một báo cáo kết quả nghiên cứu gửi cho các nơi tư vấn trên thế giới, giúp họ nắm được tình hình dự đoán để tránh những nguy cơ bất lợi, có sự chuẩn bị có lợi khi đầu tư. Công ty của bà nhờ có bà mà làm ăn phát đạt.

Đối với thành công của mình bà rất khiêm tốn. Bà thường nói: "Nhất định rồi có một ngày tôi sẽ dự tính sai. Thị trường cổ phiếu có quy luật riêng của nó. Bình thường, một giờ trước khi tôi đưa ra dự kiến của mình, đã có nhiều chuyên gia khác có dự đoán liên quan đến xu hướng của cổ phiếu rồi. Tôi chỉ là người phán đoán toàn diện, sâu sát hơn mà thôi."

Có một phút tỏa sáng thì cần hàng năm bỏ công sức. Bà Catherin một mặt được giúp sức bởi kiến thức, kỹ thuật, nhưng quan trọng hơn là bà có sự chuẩn bị trước đối với quy luật của cổ phiếu. Khi thị trường có vẻ tốt đẹp bà vẫn nhìn ra nguy cơ tiềm ẩn, thị trường lâm cảnh bi quan bà vẫn nhìn thấy tia hy vọng. Thị trường cổ phiếu thay đổi như nắng mưa của thời tiết qua việc phân tích các báo cáo kinh tế, có thể nhận ra quy luật sự biến đổi đó. Vì bà nắm rõ phương pháp luận chứng, mới có được những dự kiến chuẩn xác.

Chương 44

Đi Con Đường Chưa Ai Đặt Chân
Tuyên Điển có một đại phú hào, bí quyết phát tài của ông ta là tích trữ lương thực. Ông họ Nhậm, còn tên thì hậu thế sau này không nhớ. Cho nên khi đại sử gia Tư Mã Thiên viết liệt truyện về ông gọi tên là: Tuyên Nhậm Thị.
Nhậm Thị vốn là một quan nhỏ coi sóc kho lương, từ công việc này ông thấy sự quan trọng của lúa gạo, vì lẽ lương thực thực tế xuất xuất nhập nhập qua tay ông quá nhiều. Trần Thắng, Ngô Quảng khởi binh, thiên hạ đại loạn, tránh nạn loạn lạc một số nhà hào tộc tranh nhau mua vàng ngọc cất giữ, vì cho rằng dựa vào sự thông dụng của nó để qua lúc loạn lạc sẽ không bị mất. Thế nhưng Nhậm Thị lại tích trữ lương thực ông sửa sang lại kho hàng của mình, mua rất nhiều thóc lúa. Từ Trần Thắng, Ngô Quảng đến Lưu Bang, Hạng Vũ xuân qua đông lại, năm qua năm, chiến tranh triền miên không dứt. Sau khi nhà Tần bị lật đổ, Lưu Bang và Hạng Vũ đánh nhau bốn năm, trong suốt những năm đó, nhân dân không thể yên tâm cày cấy, thiếu hụt lương thực trầm trọng. Mỗi thạch lúa bán một vạn tiền chưa chắc đã mua được.
Lúc đó lượng lớn lương thực của Nhậm Thị phát huy tác dụng. Không chỉ gia đình ông không bị đói, mà ông còn nhân cơ hội ấy bán thóc đi. Năm đó số vàng bạc mà các hào tộc tích lũy đều rơi vào tay Nhậm Thị. Ông giàu lên từ đó, trở thành đại phú hào nổi tiếng gần xa.

Những kẻ giàu có thường hay xa xỉ, nhưng lương thực của Nhậm Thị từ một thăng, một thạch mà tích lũy nên. Ông hiểu có được lương thực không dễ, nhìn thấy thảm cảnh thiếu đói trong chiến tranh. Dùng lương thực kiếm tiền, đối với ông là vô cùng quý giá. Ông thề tiết kiệm một đời, cho dù gia tài có lớn đến đâu vẫn phải trồng lúa.

Chiến tranh qua đi, hòa bình trở lại, các thương gia đua nhau buôn bán, làm lái buôn. Nhậm Thị vẫn giữ cách làm của mình, bất luận hàng hóa gì ông đều kinh doanh miễn là đồ tốt bán được. Mấy đời nhà ông đều giữ phương châm đó. Cho nên sự phú quý của gia tộc nhà ông kéo dài mấy đời, ít nhất là từ Tần đến Tây Hán Vũ Đế. Gia đạo nhà ông bền vững mãi. Nhà đã giàu có, nhưng không quên nguồn gốc. ông cho lập ra gia phong nghiêm ngặt. Không phải những thứ trồng trong ruộng, không ăn, không hoàn thành công việc không uống rượu, ăn thịt, gia phong luôn đề cao tiết kiệm, ông được phụ lão trong vùng ca ngợi, làm tấm gương cho khắp vùng rộng lớn. Tuy thương nhân đầu Hán địa vị chính trị không cao, nhưng gia tộc nhà ông được hoàng thượng coi trọng.

Lương thực là ngọc trong ngọc. Trong tay có lương thực, lòng không phải lo. Trong xã hội nông nghiệp, ảnh hưởng của tư tưởng này rất sâu sắc. Dưới tác động của đặc tính xã hội, nhất là khi thiên tai hoạn nạn, lương thực được coi là hàng hóa trao đổi thông dụng, vàng bạc châu báu không đáng tiền, lương thực lại có giá nhất. Bí mật phát tài của Nhậm Thị cho ta thấy, con đường mà người khác không đi, có thể chính là con đường phát tài. Những con đường thênh thang trăm quân vạn ngựa chen chúc "cầu độc mộc" quyết không thể mang lại nhiều tiền. Trong thương trường hiện nay, con đường tư duy phát tài độc đáo rất đáng được học tập.

Người sáng lập ra công ty máy bay (Boeing) là Alex Boeing. Ông này vốn kinh doanh đồ gỗ, không hiểu gì về máy bay. Khi gặp một cơ hội ngẫu nhiên và với tính cách dũng cảm, ông đi theo con đường chế tạo ô tô mà vốn không ai dám đi. Tháng 7 năm 1914, tổ chức lễ khánh thành long trọng. Trong đó có một tiết mục độc đáo đó là biểu diễn trò máy bay. Vị phi công này trước hết biểu diễn một vòng trên không trung, sau đó lộn nhào xuống đất, và hỏi có vị khách nào dám làm bạn đồng hành? Boeing là người ưa mạo hiểm, cùng với lòng hiếu kỳ mạnh mẽ đã cùng phi công bay vài vòng. Ông nảy sinh niềm ham thích với máy bay, quyết tâm giao cho người khác quản lý đồ gỗ bản thân đi học chế tạo máy bay, ông thề sẽ chế tạo ra loại phi cơ mới. Ông mời một người vốn là tướng trong hải quân hợp tác, quyết định bắt đầu bằng nghiên cứu máy bay trên nước. Tháng 6 năm 1916 mệnh danh là phi cơ trên nước thử nghiệm thành công. Tuy rằng loại phi cơ này không bán được nhưng ông vẫn rất vui. Đang trong lúc khó khăn thì chiến tranh thế giới lần thứ nhất mang lại cho ông cơ may. Tháng 7 năm 1916 ông đầu tư 100.000 đô la chính thức thành lập "công ty chế tạo sản phẩm hàng không Thái Bình Dương”. Năm thứ hai đối tên là công ty phi cơ Boeing. Từ khi thành lập, một lượng lớn đơn đặt hàng quân sự gửi tới. Quân đội Mỹ mỗi lần đặt khoảng 50 chiếc. Điều này đối với khó khăn của công ty Boeing quả là sự may mắn. Không lâu sau, chiến tranh kết thúc, công ty lại rơi vào tình cảnh khó khăn, nhưng Boeing không hối hận về con đường đã chọn. Ông chuyển trọng điểm sang nghiên cứu máy bay dân dụng. Năm 1933 chiếc máy bay chở khách động cơ hai thì làm bằng hợp kim mang tên Boeing 247 chế tạo thành công chở được 10 người khách. Dùng loại máy bay này từ bờ biển phía tây đến phía đông của Mỹ chỉ hết 20 phút. Đó là điều rất tiến bộ lúc đó. Máy bay dân dụng Boeing được hàng không các nước đón chào.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, đem lại cho Boeing một cơ hội phát triển tốt. Những đơn đặt hàng quân dụng mang lại cho ông lợi nhuận kếch xù. Năm 1942 ông chế tạo máy bay B-29 khiến cho mức độ sản xuất máy bay quân dụng của công ty tăng thêm một bậc.

Việc này cho Boeing một bài học kinh nghiệm. Khi chiến tranh lần thứ nhất kết thúc coi trọng sản xuất máy bay dân dụng. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc ông chuyển sang nghiên cứu loại máy bay vừa xuất hiện lúc đó là phản lực. Lúc đó đây là loại tiên tiến nhất. Công ty cho ra đời loại máy bay này với cỡ lớn mang tên: B-47, B-52, lại tăng thêm nghiên cứu nó trên lĩnh vực chở khách. Tháng 7 năm 1954 chế tạo thành công chiếc đầu tiên mang tên "Boeing - 707". Sau này hàng chục năm lại cho ra đời các loại mới như 727, 737, 747, 757, 767 tạo thành một gia tộc hùng hậu hệ thống máy bay phản lực Boeing. Từ một chiếc phi cơ trên nước đầu tiên đến ước chừng 4 vạn chiếc ngày nay, là quá trình hơn 80 năm phát triển của công ty Boeing. Nếu ngày đó Boeing vẫn theo nghề đồ gỗ không đi con đường chế tạo phi cơ đầy mạo hiểm, thế giới chắc là không có sự huy hoàng của gia tộc máy bay Boeing.

Chương 45

Không Suy Tính Dài Lâu, Không Thu Được Lợi Lớn

Trác Thị đất Thục không chỉ là cự phú nổi tiếng một vùng mà còn có danh tiếng khắp nước. Tên tuổi của ông giống như Nhậm Thị vậy. Đến thời Tư Mã Thiên không có ai còn nhớ được Mọi người chỉ biết tổ tiên thời chiến quốc của ông là người nước Triệu. Trong vùng thì nhà ông nổi tiếng về rèn đúc đồ sắt.
Sau khi Tần diệt Triệu, tập hợp các phú gia khắp nơi về Lạc Dương để dễ bề khống chế, phòng họ làm phản. Rất nhiều phú gia nước Triệu cũng bị dời đi như vậy. Nơi họ đến giao thông khó khăn. Vợ của Trác Thị không ngại khó, cùng chồng đánh xe đến nơi đất Thục hiểm yếu.
Đất Thục đất cằn, người thưa, chủ yếu là dân di cư. Di dân đều thích ở vùng gần cửa khẩu nội địa nên không tiếc tiền mua chuộc quan địa phương. Nhưng Trác Thị nghĩ: "ở xa đến, nên chọn chỗ có thể phát huy sở trường” thế là ông tình nguyện đến vùng hẻo lánh. Ông nói "Nơi cửa ải đất bạc màu, còn dưới chân núi đất màu mỡ, không lo chết đói, dân cư ở đó làm nghề dệt, có thể buôn bán được". Ông vốn có dự tính trước. Nơi đất phì nhiêu mới có nhiều người mua đồ rèn đúc. Nơi thương phẩm phong phú, dễ buôn bán. Thế là ông đến vùng Lâm Cùng định cư, tìm được mỏ sắt lớn, bèn lập lại nghề cũ, sắp đồ xây lò. Công việc phát đạt. Vùng này còn chưa phổ biến dùng đồ sắt rèn, đúc như trong nội địa, Thục là vùng đất của cải thiên nhiên giàu có, nhưng đồ sắt cho dân, đặc biệt ở vùng Tây Nam nơi tập trung các dân tộc thiểu số thì lại thiếu. Trác Thị đã tìm được thị trường lớn. Việc sản xuất đồ sắt và buôn bán ngày một phát đạt. Quy mô sản xuất không nhỏ, có 800 gia nô. Bình thường dựa vào nghề rèn đúc kiếm đủ tiền. Khi vui vẻ thời tiết đẹp vào rừng săn bắn, cuộc sống như vậy vương hầu cũng không bằng. Cổ nhân nói: "Thiên thời không bằng địa lợi". Trác Thị là tay lão luyện về rèn, kinh doanh đồ sắt lại biết phát huy sở trường, tránh sở đoản, do đó tìm nơi đất rộng rãi, không ở nơi người đông chen chúc. Ông hiểu muốn mở ra thị trường có lúc phải đi xa hàng ngàn, vạn dặm. Cổ nhân Trác Thị đã có con mắt và đầu óc nhìn xa trông rộng, thế còn các thương nhân ngày nay. Nếu làm như vậy cũng nhiều thuận lợi. Ngày nay phương tiện giao thông hiện đại hóa, làm trái đất như nhỏ lại. Do đó mở một thị trường ở vùng đất xa nào đó cũng là chuyện nhỏ.

Trung Quốc từ cổ đại nổi tiếng về tơ lụa khắp thế giới. Sản phẩm dệt và trang phục chiếm tỉ lệ lớn trong xuất khẩu. Bắt đầu từ 1974, tổng công ty xuất nhập khẩu dệt chọn quần áo Arập làm trọng tâm xuất khẩu.
Quần áo loại này, thông thường bao gồm áo choàng ngoài của người Arập đi kèm với quần cộc, quần dài, comple. Nó không chỉ phổ biến trong đời sống thường nhật của Arập mà cũng là trang phục lễ hội của họ. Vì các nước Arập thường xuất khẩu dầu, cùng với sự gia tăng giá dầu, gần 60 năm lại đây các nước xuất khẩu dầu ven biển đã có thu nhập quốc dân cao. Loại quần áo Arập cao cấp đã trở thành biểu tượng cho người giàu, và là vật biểu hiện cho thân phận cao, thấp.
Muốn thâm nhập một thị trường xa lạ không dễ, quan trọng phải tìm được đại lý tốt. Lúc đầu tổng công ty dệt xuất nhập khẩu Trung Quốc ủy thác công ty xuất nhập khẩu quần áo Thượng Hải ký hợp đồng đại lý tiêu thụ sản phẩm với công ty Trazhu của Kowait. Quần áo do Trung Quốc sản xuất hoa văn tinh tế, chất liệu tốt, phù hợp với thẩm mỹ quan của người Arập, hàng vừa tung ra thị trường lập tức bán rất chạy. Công ty đại lý lại có vốn lớn, có uy tín, tiêu thụ sản phẩm mạnh, có quan hệ tốt với phía Trung Quốc. Sau khi hợp tác cả hai bên cùng thu lợi về kinh tế, xã hội.
Sau lần hợp tác đầu tiên, Trung Quốc tiếp tục chọn công ty này làm đại lý. Dựa vào thực lực mạnh của công ty đại lý đánh bại các đối thủ cạnh tranh, tăng nhanh lượng hàng xuất khẩu. Trong vòng 10 năm, lượng tiêu thụ tăng 130 lần, chiếm lĩnh vị trí vững chắc trên thị trường.
Muốn làm ăn buôn bán lớn phái mở rộng thị trường ra nhiều nơi, đi tìm những mánh đất mới còn chưa được khai phá thì mới trở thành người đứng đầu. Còn nếu chỉ chăm chú vào vị trí địa bàn nhỏ hẹp thì khó lòng phát tài.


Chương 46

Tướng Tại Ngoại, Quyền Lực Hơn Thiên Tử
Thời Văn Đế, quân Hung Nô đông tới hơn 6 vạn xâm lấn vùng biên, Văn Đế lệnh cho ba đạo binh mã xuất phát chặn giặc, lệnh cho hà nội đại thủ Chu Á Phu đóng quân ở Tế Liễu, lệnh cho Lưu Lễ, Đồ Lịch đóng quân ở Bá Thượng.
Sau vài ngày, Văn Đế không yên tâm bèn đích thân đến các doanh trại kiểm tra. Đầu tiên là đến Bá Môn, sau đến Thượng Môn, Văn Đế đi thẳng vào doanh trại, không cho báo trước. Lưu và Đồ tướng quân, mãi tới lúc biết hoàng thượng đến mới vội vã hốt hoảng nghênh tiếp. Văn Đế không trách cứ, chỉ dặn dò mấy câu rồi đi.
Sau đó xa giá của Văn Đế tiến về doanh trại Tế Liễu của Chu Á Phu. Từ xa nhìn lại, cổng doanh trại có giáp binh xếp hàng chỉnh tề, cầm đao, cầm khiên, giương cung như chuẩn bị đánh nhau. Thấy vậy Văn Đế trong bụng đã vui. Đến cổng doanh trại cho người tiên phong đưa tin xa giá hoàng thượng đến. Vệ binh canh cổng không nhúc nhích, không cho bước vào lại còn mắng rằng: "Ở đây chỉ nghe lệnh tướng quân không nghe lệnh thiên tử".
Tiên phong báo lại, Văn Đế tự mình chỉ huy quân đến cổng, doanh trại, lại bị vệ binh chặn lại. Văn Đế không biết làm gì bèn lôi phù tiết ra, đưa cho tùy tùng để chúng vào thông báo.
Sau khi tiếp sứ giả, Chu Á Phu cho mở cổng. Vệ binh tuân lệnh vừa mở cổng vừa dặn: Tướng quân có lệnh, xa giá trong doanh trại không được đi nhanh. Văn Đế nghe vậy đành cho xe chạy chậm lại. Đến trước cổng doanh, thấy Chu Á Phu ung dung ra tiếp. Ông ta mặc áo giáp, tay cắp gươm, vừa thi lễ vừa nói: "Mặc áo giáp không quỳ được, làm chậm xa giá, mong bệ hạ thứ tội”. Văn Đế cảm động trước sự nghiêm túc và hết lòng trong trị binh của ông bèn quay người, tay vịn vào thành xe đáp lễ, cho người truyền lệnh: "Hoàng đế kính lão tướng quân", Chu Á Phu dẫn toàn bộ binh lính, sắp hàng hai bên khom lưng cảm tạ.
Văn Đế lại dặn dò đôi câu rồi trở về. Chu Á Phu không tiễn. Sau khi xe đi xa, cổng doanh trại đóng lại, như chưa có chuyện gì xảy ra.
Trên đường đi Văn Đế nghĩ "Đây mới đúng là tướng quân, Tướng ở Bá Môn, Thượng Môn thật không sao bì được. Nếu như địch tấn công, chẳng phải dễ dàng bị bắt sao? Nghiêm khắc, cẩn trọng như Chu Á Phu mới gọi là không có lỗ hổng”.

Khi tướng quân đã nhận lệnh chỉ huy, toàn bộ phải tuân theo quy định của quân đội. Doanh trại của Lưu Lễ và Đồ Lịch ra vào tùy tiện, như thế là không tuân theo quy định. Bất kể là ai khi muốn vào cũng phải cẩn trọng như Chu Á Phu vậy. Khi tướng tại ngoại, quân vương có lệnh cũng không nghe, tất cả chỉ nghe tướng quân. Chỉ có như vậy khi lâm trận người chỉ huy mới có hiệu lực, có quyền lực và mới tùy cơ ứng biến, đánh thắng được. Trên thương trường ngày nay, nếu có trường hợp tương tự, nên mạnh dạn tin vào người phụ trách ở nơi xa, để cho họ có quyền xử lý các trường hợp cần kíp, như thế mới đảm báo thành công trong những thời điểm quyết định.
Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty thực nghiệp Quang Đại Trung Quốc tên Vương Quang Anh nổi tiếng là một nhà yêu nước. Có lần trong đống tài liệu ông phát hiện ra có kế hoạch chuyển nhượng một số xe ô tô, nhưng cỡ và số lượng, giá cả nơi sản xuất thì không ghi rõ. Ông nghĩ rằng phải nhanh chóng nắm lấy cơ hội này. Ông lập tức cử người đi điều tra nguồn tin. Đây là hàng của một công ty khai quặng sắp phá sản. Chủ nhân vừa mua một lượng lớn các xe hiệu "Đạo Kỳ, Bôn Trì" của Mỹ, Đức... tổng cộng 1500 chiếc. Để lấy tiền bù vào công nợ, chủ nhân quyết định đem chúng bán đấu giá. Lúc đó các thương gia của Hương Cảng, Trí Lợi và một số nước khác cũng biết tin này. Lúc đó Vương Quang Anh tổ chức một bộ phận nhân sự đi mua xe. Ông nhanh chóng tìm ra một số nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ, cho họ toàn quyền quyết định trước khi đấu giá, khích lệ họ: "Tướng ở ngoài, không cần nghe lệnh vua, tin tưởng vào họ nhất định vì công ty, vì tổ quốc sẽ thắng trong vụ này”.
Đó quả là thời điểm gấp gáp, sau khi nhận nhiệm vụ bộ phận này hỏa tốc lên đường, họ tạo mối quan hệ với chủ doanh nghiệp trước. Sau đó họ đến hiện trường, xem kỹ từng chiếc xe, sau khi xác định chất lượng xe rất tốt họ tổ chức một cuộc đàm phán gấp với chủ doanh nghiệp. Trong đàm phán họ vừa khôn khéo, kiên quyết, sau cùng thỏa thuận: 1500 chiếc xe tải trọng lượng từ 7 - 30 tấn bán lại toàn bộ cho công ty thực nghiệp Trung Quốc - Quan Đại với giá bằng 38% giá ban đầu. Thành công này mang lại cho công ty 2500 vạn đô la. Nếu Vương Quang Anh không nhạy bén, đặt niềm tin ở nhân viên, không giao quyền để họ tự tìm cách và quyết định mọi việc thì chắc không có thành công này. Có thể thấy lòng tin vào người của mình dù họ đang công tác ở xa và sự nghi ngờ vào nhân viên của mình bao giờ cũng cho những kết quả đối lập, thú vị.

Chương 47

Nghiêm Khắc Khi Hành Sự, Giữ Chữ Tín
Trương Thích thời Hán Văn Đế giữ chức quan. Việc ông công tâm thi hành pháp luật làm cho nhiều người thời ấy có ấn tượng tốt khó quên.
Một lần đội quân Văn Đế vượt qua cầu Trung Vị, có một người từ dưới cầu nhảy lên, tóm lấy ngựa kéo xe của vua làm cho ngựa phát hoảng. Văn Đế cho vệ sĩ đem bắt giam người này, chờ trị tội. Trương Thích thẩm tra vụ án này, làm rõ ngọn ngành của nó. Thì ra người này không cố ý. Anh ta nghe tiếng lính la hét dẹp đường thì sợ quá nấp dưới chân cầu, khi thấy im ắng liền nhảy ra, không ngờ đúng lúc xe ngựa của hoàng đế đi tới. Trương Thích bắt người này nộp phạt rồi tha.
Sau đó Trương Thích bẩm lại hoàng thượng. Nhà vua tức giận quát: "Hắn làm cho ngựa của ta chứ không phải của ai khác phát hoảng. Nếu ngựa của ta không thuần thì làm đổ xe rồi". Trương Thích cũng không thay đổi quyết định mà từ tốn nói: "Pháp luật thì vua và trăm dân đều phải tuân thủ, theo quy định thì chỉ phạt như vậy thôi, nếu xử nặng dân sẽ mất tín. Bệ hạ giao việc này cho thần thì thần đem sự công bằng ra xét xử, nếu thần không chấp pháp thì trăm họ sẽ nghĩ sao? Xin bệ hạ minh xét". Vua ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói: "Lời khanh có lý".
Lại có một lần có một tên ăn trộm lấy cắp chiếc vòng ngọc trước miếu Cao Đế Tông. Văn Đế rất phẫn nộ, giao tên trộm cho Trương Thích xét xử. Căn cứ theo luật pháp, ông kết hắn vào án phơi thây ngoài chợ. Nhà vua thấy chưa thỏa đáng muốn dùng hình phạt tru di. Trương Thích hạ mũ, xin bãi quan, ông nói với hoàng đế: "Theo pháp luật xử như vậy là đủ rồi. Ăn trộm một cái vòng ngọc ở miếu Cao Tổ mà tru di, thử hỏi nếu có kẻ đào một vốc đất ở mộ Cao Tổ thì xử tội gì?" Vua là người biết phải trái, nghe vậy khen Trương Thích công tâm hành pháp và Trương vì vậy được thiên hạ ca ngợi.
Định tội, thi hành pháp có công bằng hay không điều này có liên quan đến sự nghiêm khắc của bán thân pháp luật. Từ đó thấy rằng lượng hình, thi hành pháp có chuẩn hay không là sinh mạng của luật pháp. Sinh mệnh của thương trường ngày nay là gì? Có thể nói chất lượng sản phẩm, danh tiếng công ty là sinh mệnh đó. Nếu chất lượng hàng có vấn đề, danh tiếng công ty bị giảm sút, công ty đó khó mà đứng vững được.

Hầm để rượu của công ty Pomoteru hàng năm chứa 1500 vạn chai rượu vang, nhưng mỗi năm chỉ xuất 600 vạn chai. Tại sao lại làm vậy? Giám đốc tiếp thị của công ty nói "Rượu phải để trong hầm 5 năm, chúng tôi có ý giữ tình trạng cầu vượt cung, chỉ có như vậy rượu vang mới trở nên quý hiếm, bán với giá cao. Rượu của chúng tôi thường được chính phủ Pháp fax đến đặt hàng". Để bảo vệ sự nổi tiếng của nhãn hiệu, nhất định phải lấy phương châm: "quý vì hiếm, ít" làm tôn chỉ trong tiêu thụ. Nếu không, có ngày nhãn hiệu tràn ngập, hàng sẽ bị giảm giá.
Loại rượu nổi tiếng này có tiêu chuẩn chất lượng rất cao. Công ty chỉ chọn 4 loại nho của vùng vang làm nhiên liệu. Mỗi loại nho từ trồng đến thu hoạch đều có yêu cầu nghiêm khắc. Vì yêu cầu chọn lựa rất cao nên chỉ có vài chục nông trại trồng nho là nguồn cung cấp nguyên liệu. Nho ở mỗi trang trại không giống nhau cho nên hương vị rượu rất phong phú. Thế nhưng cùng một loại rượu vang thì mùi vị phải y như nhau. Làm thế nào? Họ đem rượu đóng chai, bịt kín lại theo cách cổ truyền, sau đó đặt nghiêng cho hơi chúc xuống. Mỗi ngày quay một phần tư vòng, tổng cộng quay hơn chục vòng, đến khi nào chất cặn trong rượu tập trung ở miệng chai mới mở nắp bỏ đi. Sau đó thêm CO2 vào từng chai theo đúng quy định kỹ thuật. Khi đổ chất cặn trên miệng chai phải nhanh, thao tác thuần thục. Bằng biện pháp ấy rượu đã rất ngon, sau đó lại để trong hầm từ 3 đến 5 năm mới đem bán. Do đó loại rượu vang của Pháp mới nổi tiếng khắp thế giới.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét