Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mưu Trí Thời Tần Hán 61 - Hết 1

Trang 1 trong tổng số 8

Chương 61

Người Đui Cưỡi Ngựa Mù, Nửa Đêm Đến Ao Sâu


Thời Hán Vũ Đế có người tên là Tang Hoành Dương, xuất thân trong một gia đình buôn bán ở Lạc Dương, giỏi về tính toán nên được Hán Đế mến mộ cho vào cung. Năm 13 tuổi đã làm Thị trung. Chức Thị trung thuộc về nội triều, quan hệ gần gũi với hoàng đế, lại được tham gia vào nghị luận quốc gia đại sự. Có lẽ do sự ảnh hưởng từ gia đình hoặc là môi trường xung quanh mà Tang Hoành Dương có được một tài năng hiếm có về quản lý tiền bạc, kinh tế, thương nghiệp. Năm 39 tuổi ông được Hán Đế bổ nhiệm làm Đại nông thừa. Đây là chức quan phụ trách quản lý tài chính lớn và quan trọng trong triều. Tang Hoành Dương giữ chức này 5 năm, những công việc quan trọng của quốc gia như "toán mân", "cáo mân" thống nhất tiền tệ... đều được ông hoàn thành trong nhiệm kỳ của mình. Sau này, Hán Đế lại phong cho ông làm Trị túc đô úy và Đại lý đại tư nông, và đó cũng là thời kỳ ông cho thực hiện quản lý, điều chỉnh việc kinh doanh muối và sắt trong cả nước.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Tang Hoành Dương có tài trác việt về quản lý tiền bạc, chính điều này đã giúp cho quân đội có được một khoản chi phí lớn trong các cuộc chiến tranh. Và ông đã cống hiến cho triều đình nhiều công lao. Chính vì lẽ đó mà trước khi băng hà Hán Vũ Đế mặc dù phản đối chính sách mở rộng đồn điền do ông đưa ra nhưng vẫn phong ông cùng với Kim Nhật Đan Điền Thiên Thu, Thượng Quan Kiệt, Hoắc Quang làm ngự sử đại phu phò tá Chiêu Đế còn nhỏ dại.
Tuy nhiên, cái tư duy bảo thủ hình như là khó có thể thay đổi được nhất là đối với những người tuổi đã cao. Lúc này Tang Hoành Dương đã luống tuổi, nhưng ông vẫn tự cho mình là công thần, trong đầu ông có tư tưởng thâm căn cố đế "quan tôn giả lộc hậu”, "phu tôn giả tử quý", nên thường xuyên đưa ra những đòi hỏi với triều đình. Khi mà tham vọng của ông không được đáp ứng thì ông căm tức đại tư mã, đại tướng quân Hoắc Quang người nắm đại quyến triều chính lúc bấy giờ. Cuối cùng ông đã gia nhập bọn âm mưu phản loạn.
Khởi sự của việc này là anh trai của Hán Chiêu Đế tên là Yên Vương Lưu Đán. Khi Hán Đế còn sống Lưu Đán đã muốn được kế vị ngai vàng, và điều này từng làm cho Hán Đế nổi trận lôi đình. Sau khi Hán Đế băng hà, Lưu Đán công khai cấu kết với bọn tôn thất Lưu Thích, Lưu Trương, lập kế hoạch làm phản, Lưu Thích bị xử trám, Lưu Đán bị phạt. Tuy vậy Lưu Đán vẫn tiếp tục câu kết với cha con Thượng Quan Kiệt âm mưu trừ khử Hoắc Quang, phế ngôi thiên tử. Thượng Quan Kiệt lúc đầu lấy danh nghĩa của Lưu Đán tâu với Chiêu Đế rằng Hoắc Quang có mưu đồ làm phản, Chiêu Đế lúc ấy đã 14 tuổi không dễ bị lừa, liền nghiêm sắc mặt quát "đại tướng quân là trung thần, tiên đế ủy thác ông ta phò tá triều chính, ai còn nói xằng bậy sẽ trị tội". Mưu đầu tiên không thành Thượng Quan Kiệt nghĩ ra mưu khác. Ông ta để cho chị của Chiêu Đế là công chúa Cái Trường tổ chức yến tiệc mời Hoắc Quang tới dự, sau đó sẽ giết hại Hoắc Quang và phế ngôi vua, lập vua mới là Lưu Đán. Không ngờ âm mưu bại lộ, cha con Thượng Quan Kiệt và những ai có liên quan đều bị chém đầu. Trong suốt quá trình bày mưu tính kế này Tang Hoành Dương đều tham dự từ đầu đến cuối nên kết cục bản thân bị xử chết, gia tộc bị tru di, thật là "nhất thất túc thành thiên cổ hận".
Sau khi kết thúc chiến tranh Vũ Đế đã chuyển trọng tâm sang đối nội triều chính, vì thế từ một trung thần, chức vụ của Tang Hoành Dương cứ hạ xuống dần, thậm chí còn xếp sau Hoắc Quang. Đáng lẽ ông phải sớm nhận ra sự thay đổi này mà tìm cách rút lui bảo vệ bản thân thanh sạch, cứu lấy tuổi già của mình. Đáng tiếc là ông không nhận ra điều này cứ muốn cố giữ ngôi vị độc tôn trước đây, rồi thì vô thức đi vào con đường làm phản để sau cùng nhận lấy kết cục bi thương.

Theo thời mà biến, đó không phải chỉ là mưu lược dùng trong quan trường, mà trên thương trường ngày nay, nó cũng có ý nghĩa và tác dụng sâu sắc. Nếu ai không chú ý đến điều này, không chú ý hành động cho hợp với trào lưu của thời đại thì nhất định sẽ gặp phải trở ngại trên thương trường.
Những năm 50, thành viên hội đồng công ty Ford đều có đầy đủ lý lẽ hợp lý để cho sản xuất loại xe mang nhãn Aderson. Loại xe này có công suất lớn, hầu như vượt xa công suất của các xe thời bấy giờ và cũng là xe có mã lực lớn nhất. Ngoài ra nó còn rất nhẹ và tiện sử dụng, đặc biệt bộ phận hộp số có tính ưu việt lớn hơn gấp nhiều lần so với loại truyền thống. Vì vậy, công ty Ford quyết tâm đầu tư một khoản tiền lớn vào vụ sản xuất này. Năm 1954 tiến hành thiết kế toàn diện loại xe này. Sau khi hoàn thành khâu thiết kế công ty lại đầu tư 50 triệu đô la cho khâu quảng cáo, tiếp thị. Số tiền 50 triệu đô la lúc bấy giờ được coi là con số khổng lồ, đó là chưa kể tới số tiền công ty phải bỏ ra để xây dựng các điểm bán hàng trên 60 thành phố trong toàn quốc. Vậy mà kết quả thì sao? Năm 1958 loại xe Aderson này chỉ bán được có 34.481 chiếc, không đạt được 20% kế hoạch. Lần tiêu thụ thứ hai vào tháng 11 cùng năm, tuy có khả quan hơn một chút nhưng cũng không mang lại kết quả như mong muốn. Lần thứ ba vào năm 1959, thị trường phản ứng hết sức lạnh nhạt, đến đợt tiêu thụ lần thứ tư vào cuối năm thì đã chứng thực loại xe này không có đất dụng võ. Tổng cộng công ty Ford đã phải chi 0,2 tỉ đô la cho vụ làm ăn này mà kết quả thì như đá ném xuống biển.
Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân chính là bởi quyết sách mù quáng. Chưa nắm chắc được nhu cầu của thị trường và trào lưu của người tiêu dùng đã vội vàng lên kế hoạch sản xuất. Trên thực tế, lúc đó thu nhập phổ biến của người tiêu dùng chưa cao. Họ muốn có một loại xe nhỏ, đẹp, vừa túi tiền để sử dụng, còn loại xe công suất lớn họ không quan tâm đến.
Còn có một trường hợp sai lầm như thế xảy ra ở công ty xe hơi Claire vào năm 1979. Khủng hoảng dầu lửa những năm 1973 làm cho hầu hết các công ty xe hơi bị thiệt hại. Các công ty General, Ford đều tìm giải pháp ứng biến như thiết kế các loại xe nhỏ tiêu hao xăng dầu ít. Thế nhưng công ty Claire thì vẫn sản xuất các loại xe to, tiêu hao năng lượng lớn như trước đây. Đến năm 1978 khủng hoảng dầu lửa lại tiếp tục phát sinh, các loại xe cỡ lớn không tiêu thụ được, nằm bẹp trong kho, mỗi ngày thiệt hại 200 vạn đô la. Năm 1979 công ty bị lỗ 0,7 tỉ đô la, năm 1980 cắt giảm 20% sản xuất mà vẫn bị nợ tới 1 tỉ đô la. Lần thua lỗ nặng nề này đẩy công ty đến bờ vực phá sản, chủ tịch hội đồng quản trị phải từ chức.
Năm 1962, loại máy bay Xeha do Anh và Pháp hợp tác nghiên cứu sản xuất cũng suýt nữa lâm vào cảnh tương tự. Đặc tính của loại máy bay này là tốc độ nhanh, hào hoa, sang trọng. Phải mất 15 năm và số vốn hàng tỉ đồng thì mới có thể sản xuất xong. Thế nhưng vào thập kỷ 70 trong sự khủng hoảng năng lượng, mong muốn của hành khách đi máy bay là an toàn và kinh tế. Các hãng hàng không thích sử dụng loại máy bay tiết kiệm nhiên liệu, chở được nhiều, cho nên máy bay Xeha không tiêu thụ được.
"Người mù cưỡi ngựa mù, nửa đêm đến ao sâu”, đó chính là cách nói hình ảnh để chỉ những người hành động mù quáng, không biết ứng biến với thời cuộc. Dù là cổ đại, hay hiện đại, trong lĩnh vực chính trị, quân sự hay kinh tế thì những kẻ như thế tất sẽ nhận kết cục bi thương.

Chương 62

Tạo Điều Kiện Cho Mọi Người Phát Biểu, Cách Thu Phục Nhân Tâm

Trong giới kinh tế học thời kỳ Tây Hán, học thuyết "độc quyền" được xem như một loại học vấn lưu hành phổ biến và được nhiều người quan tâm, chú ý. Từ "độc quyền" bắt nguồn từ thời Xuân Thu, nhưng đến Tây Hán thì nó lại có thêm hàm ý mới, nó :dùng để chỉ sự ảnh hưởng và thao túng của quốc gia đối với thị trường thương phẩm. Thời Hán Vũ Đế, học thuyết "độc quyền" đã đi từ lý thuyết đến thực tế, thông qua chính sách kinh tế thời bình, thời chiến của Hán Vũ Đế, học thuyết này đã trở thành một bộ chính sách hoàn chỉnh, nó bao gồm nhiều mặt như việc quản lý kinh doanh muối, sắt, nhà nước lũng đoạn tiền tệ, thao túng thị trường, trưng thu các loại thuế v.v...
Năm 81 trước Công nguyên, sau khi Hán Đế băng hà, năm thứ sáu trị vì của Hán Tuyên Đế, triều đình mở một cuộc hội nghị bàn về cái được và mất của những chính sách thời Hán Vũ Đế hay gọi một cách thông thường đó là hội nghị muối, sắt. Thành phần tham gia bao gồm hơn 60 văn sĩ, các bậc tài đức của các quận và nước chư hầu (đa phần trong số họ là nho sĩ). Về phía triều đình có Thừa tướng Điền Thiên Thu, ngự sử đại phu Tang Hoành Dương...
Thời Hán Vũ Đế, người nắm thực quyền là Hoắc Quang - ông là một trong những trọng thần mà Hán Đế lúc lâm chung truyền lệnh phò tá chính triều và thái tử. Hoắc Quang vốn là đại tư mã, đại tướng quân. Sau khi phò tá Triệu Đế lên ngôi, ông cho thực thi chính sách giảm bớt chiến tranh, chú trọng sản xuất và cho nông dân nghỉ ngơi lấy sức. Hoắc Quang và Tang Hoành Dương lại là hai thế lực đối địch nhau kịch liệt và trên thực tế thì thế lực của Hoắc Quang đã nắm phần thắng. Chính ông là người tổ chức hội nghị muối, sắt lần này. Bản thân ông không tham dự nhưng lực lượng "văn sĩ", "bậc tài đức , là phía đại diện cho tư tưởng của ông.

Hội nghị xoay quanh ba vấn đề nóng bỏng, một là chiến tranh đối ngoại, hai là quan lại kinh doanh muối và sắt, ba là quốc gia khống chế, lũng đoạn thị trường. Khi thảo luận thì không được tập trung cho lắm, tuy lấy ba vấn đề trên làm chủ chốt nhưng lại liên hệ tới các mặt như chính trị, quân sự, học thuật v.v... Vấn đề trọng tâm là kinh tế thì lại bình luận nhiều ở cái phải trái, được mất của chính sách "độc quyền".
Trong hội nghị, phái "văn sĩ" và "bậc tài đức” đứng về phía quần chúng nhân dân, thương nhân. Họ đả kích kịch liệt chính sách "độc quyền", nhưng trong lý luận, thì lại không giấu được cách suy nghĩ tiêu cực, mơ ước và mục đích không thực tế, họ muốn quay trở lại chế độ chưa có tông pháp trước đây. Tang Hoành Dương thì đứng về phe ủng hộ chính sách "độc quyền", ông phản bác luận điểm của phái "văn sĩ". Đứng trên lập trường và lợi ích triều đình, quốc gia ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách này, và mọi chính sách khác phải cải biến theo xu hướng thích nghi với nó.
Lần hội nghị này, kết quả chẳng thu được điều gì cụ thể, nhưng từ đó có thể thấy đường lối tư tưởng Tây Hán đã phân chia thành hai nhánh đối lập nhau qua trục là chính sách "độc quyền". Tuy là hội nghị chỉ thông qua được một quyết định là loại bỏ việc kinh doanh buôn bán rượu chuyên nghiệp còn những cái khác vẫn giữ nguyên, nhưng nhìn từ tổng thể con đường phát triển tư tưởng kinh tế có thể thấy nó đi theo xu hướng bảo thủ. Do đó có thể nói rằng nhóm "văn sĩ", "bậc tài đức”, cũng có vai trò đóng góp không nhỏ.

Bất luận sự phát ngôn của các bậc này có tác dụng như thế nào đối với các chính sách kinh tế, chính trị Tây Hán, nhưng cách để cho mọi người được phát biểu ý kiến, khích lệ tiếng nói từ dân gian đến hội nghị triều đình là một phương pháp đáng đề cao. Dù là trong lĩnh vực nào, kinh tế hay chỉnh trị, biết lắng nghe ý kiến mọi người vừa là sự thể hiện tác phong của người lãnh đạo, quản lý, lại vừa là một mưu kế trong việc quản lý lãnh đạo quốc gia, khu vực hay công ty xí nghiệp.
Năm 1980, hãng xe hơi General, một trong những hãng xe lớn nhất thế giới lâm vào cảnh suy thoái cùng cực. Thế mà trước đây, ngoài sản phẩm xe hơi ra, công ty còn đứng hàng đầu thế giới về sản xuất các đồ dân dụng như điện khí, máy X quang, thiết bị trạm điện v.v.. Thậm chí trong các lĩnh vực đòi hỏi khoa học, kỹ thuật cao như sản xuất đầu đạn tên lửa, thiết bị hàng không... công ty cũng đạt được những thành tựu khiến nhiều người phải ao ước. Không ngờ thời gian, hoàn cảnh đã làm đảo lộn tất cả.
Trong lúc nguy nan ấy, John waki nhận chức chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng quản công ty. Lúc đó ông 44 tuổi. ông thực hiện những cải cách lớn đối với những mặt sai lầm, hạn chế của công ty. Trong số các biện pháp cải cách là biện pháp phát động công nhân tự giác nêu ý kiến, quan điểm của mình được xem trọng nhất. Ông muốn biến công ty trở thành "một công ty không có giới hạn". Cái gọi là "không có giới hạn" chính là "không ngần ngại phát biểu ý kiến". Lúc đầu những lời nói của công nhân có vẻ khó lọt tai, có công nhân còn nói thẳng vào mặt giám đốc "Tôi muốn biết ở chỗ này đến khi nào mới có cái gọi là quản lý thực sự đây?" Lời nói tuy khó nghe, nhưng Waki không hề phê bình, khiển trách, mà ông còn nghe theo lời người công nhân này tới tận hiện trường để tận mắt tìm hiểu cách quản lý ở đó, vài tuần sau ông cho giải tán đội ngũ quản lý ở đó .

Sau này, công ty có tới hàng chục ngàn người tham gia phong trào "mọi người đóng góp ý kiến". Mỗi lần họp có từ 50 đến 150 ý kiến của công nhân, thời gian phát biểu ngắn gọn về những nội dung mới. Mỗi năm vào tháng 1, tầng lớp quản lý mở một cuộc họp tương tự như vậy. Hơn 500 vị chủ quản cao cấp phải họp hai ngày rưỡi. Tháng 10 trong năm, 100 vị quản lý họp hai ngày rưỡi. Trên cơ sở đó, 30 vị tai to mặt lớn của công ty họp lại với nhau lần cuối cùng trong vòng hai ngày rưỡi để phân tích những phản ánh, ý kiến của các cấp, kịp thời đưa ra những chính sách đối phó. Waki thường chăm chú lắng nghe các ý kiến mà không bày tỏ quan điểm, thái độ gì. Phong trào "mọi người đóng góp ý kiến" mang lại cho công ty một luồng sinh khí mới. Nó vừa mang lại những hiệu quả rõ rệt về kinh tế, lại vừa khiến cho lực lượng công nhân thấy được tầm quan trọng của mình, dốc sức làm việc. Tất cả những điều đó đã làm thay đổi diện mạo công ty. Năm 1985, công ty giảm 110.000 nhân lực, lợi nhuận và hạn ngạch kinh doanh lại gặt hái được những kỳ tích. Năm 1988, công ty được liệt vào danh sách các công ty lớn nhất trên thế giới và 5 công ty lớn nhất nước Mỹ.


Chương 63

Biết Mình, Biết Người, Nhanh Chóng Quyết Sách
Thời Tây Hán Tuyên Đế, bọn người Di thường xuyên quấy nhiễu vì vậy Tuyên Đế liền phái Quang Lộc đại phu nghĩa cử An Quốc đi Tây. Thủ lĩnh bọn Di đòi di dân tới vùng bờ Bắc sông Hoàng Thủy. Chưa rõ được ý đồ của việc này Quang Lộc đại phu bèn truyền lại sự việc với triều đình. Lúc đó, tướng quân sử Triệu Song Quốc liền vạch ra ý đồ của bọn người Khương trong việc xin vượt sông là muốn cấu kết với Hung Nô, chống lại triều đình. Và sự thực diễn ra đúng như vậy thì vùng Tây Bắc sẽ dễ dàng lọt vào tay chúng. Quả nhiên sau đó ít lâu bọn Di này tự ý vượt sông Hoàng Thủy, các quan huyện, quận ở vùng này không kháng cự nổi.
Tuyên Đế vội hỏi Triệu Sung Quốc đối sách. Dựa vào sự hiểu biết của mình về bọn Di ông đưa ra ba đối sách. Thứ nhất, cho người tuần sát biên phòng, quân đóng ở vùng đó phải chuẩn bị tốt ứng biến, Thứ hai, theo dõi chặt chẽ mọi động thái của bọn người Khương. Thứ ba, nhân cơ hội giá thóc rẻ, mua 2 triệu đấu thóc để dùng cho lúc cần. Ba đối sách này được xây dựng trên cơ sở biết sức mình, sức địch, đảm bảo sẽ giành thắng lợi.
Hán Tuyên Đế lệnh cho lão tướng quân Triệu Sung Quốc đến Kim Thành tổ chức đội quân kỵ binh hơn 10.000 người, còn phái ba bộ phận nhỏ thừa lúc đêm tối vượt sông, sau đó cả đại quân đều lần lượt vượt sông Hoàng Thủy.

Khi đại quân vừa tới, mấy trăm tên giặc Di đã nhảy ra khiêu chiến. Bọn chúng liên hồi la hét, kích động tướng sĩ nhà Hán nghênh chiến. Triệu Sung Quốc bình thản lệnh cho quân sĩ "Ta từ xa tới, còn mệt mỏi, không thể lập tức tham chiến, bọn này đều là kỵ binh, không dễ đối phó, chúng có mưu đồ gì hay không, ta vẫn chưa làm rõ. Muốn đánh phải đánh tới cùng, triệt để, quyết không vì vài thằng giặc này mà lỡ việc quân". Thế là bọn Di có la hét thế nào thì quân Hán vẫn không động tĩnh.
Sau đó, Triệu Sung Quốc phái một tốp nhỏ đến núi gần đó trinh sát xem có phục binh hay không. Khi biết rằng không có ông lệnh cho quân trong đêm di chuyển vào hang núi. ông đã có sẵn dự định "Bọn Di không biết dùng binh, nếu bọn chúng cử người chặn ở cửa hang thì ta vẫn có cách thoát". Chính vì có sự tự tin và quyết tâm hình thành trên cơ sở hiểu rõ đối phương nên những kế hoạch, hành động của Triệu Sung Quốc rất chu đáo, thận trọng. Ông biết quân đội của chúng là tổ chức đồng minh của 200 bộ lạc kết hợp lại, không phải là khối thống nhất. Chỉ cần phía ta ổn định, bám trụ, bọn chúng sẽ tự phân loạn. Ngày nào ông cũng cho binh lính rượu thịt no say, kiên quyết không xuất binh. Còn bọn Khương thì sao . Lúc đó quả là trong nội bộ của chúng bắt đầu có rối loạn, đổ lỗi cho nhau: "Bảo đừng làm phản, các ngươi không nghe. Nếu triều đình phái lão tướng họ Triệu tới, ông ta hơn 80 tuổi rồi, mưu sâu, kế hiểm, dùng binh như thần, chúng ta mà đánh nhau với ông ấy thì khác gì trứng chọi đá".

Văn võ quan trong triều cho là Triệu Sung Quốc không dám xuất binh nên khuyên Hán Tuyên Đế hạ lệnh cho ông phải tấn công, Hán Đế liền làm theo. Triệu Sung Quốc vẫn không tấn công, ông nói đi nói lại với Hán Tuyên Đế các mối lợi hại, cuối cùng thuyết phục được Tuyên Đế thu lại lệnh.
Thấy quân lính của bọn Di đã có phần phân tán rời rạc, Triệu Sung Quốc cho chuẩn bị chu đáo. Đối phương hay tin quân Hán chuẩn bị tấn công thì hốt hoảng bỏ cả gươm, giáo tìm đường vượt sông chạy trốn. Ông cho binh sĩ truy kích một cách từ từ. Thủ hạ sốt ruột cho là như thế thì chậm quá. Triệu Sung Quốc bèn nói: "Bước đường cùng, không thể bức quá gấp, đuổi từ từ bọn chúng sẽ cuống lên mà nhảy xuống sông. Nếu truy sát ráo riết quá thì chó cùng dứt dậu”. Kết quả là quân Di kéo nhau lên một chiếc thuyền định vượt sông, đến giữa dòng thì thuyền bị đắm, quân Hán tiêu diệt hơn 500 tên còn lại, thu được 100.000 chiến mã, 4000 xe, thắng lợi giòn giã.
Triệu Sung Quốc thật không hổ danh là bậc chỉ huy quân sự kỳ tài. Ông biết bình tĩnh quan sát, chờ đợi thời cơ, biết mình, biết người, liệu việc như thần. Cái tuyệt diệu trong kế sách, mưu lược của ông chính là dựa theo thuyết "binh pháp Tôn Tử" với quan điểm nổi tiếng "biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng". Trên thương trường ngày nay làm thế nào để xây dựng quyết sách trên cơ sở đã nắm rõ được tình hình của mình và đối phương chính là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng trăn trở.
Năm 1968 là thời điểm cạnh tranh của ngành vận chuyển dầu lửa thế giới. Vậy mà chàng trai trẻ 32 tuổi người Na Uy tên là Wahase đem 3 chiếc tàu chở dầu mà cha anh ta vừa mua về bán đi. Mọi người thấy vậy đều cười anh là không biết kinh doanh, tận dụng cơ hội kiếm tiền, hoặc cho rằng anh nhát gan không dám tham gia vào cơn sốt cạnh tranh. Nhưng Wahase đã sớm có suy nghĩ riêng của mình. Cha anh mất trước đó một năm, để lại cho anh một công ty vận chuyển hàng hải nhỏ. Anh nhận thấy bỏ một số tiền lớn để mua ba chiếc tàu chở dầu đối với một công ty qui mô nhỏ như của anh là không hợp lý, mạo hiểm. Nếu ngành vận chuyển này gặp bất trắc gì thì số vốn tồn đọng của công ty tập trung trên 3 chiếc tàu đó sẽ trở thành con số không. Thế là anh quyết định bán chúng đi, chuyển sang mua mấy chiếc tàu nhỏ vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu, sắt, thép. Ngành kinh doanh này tuy lợi nhuận không cao nhưng ổn định, phù hợp với công ty anh. Và anh đã nhanh chóng ký được nhiều hợp đồng dài hạn trên lĩnh vực này.

Năm 1973, chiến tranh Trung Đông bùng nổ, để biểu thị sự phản đối với các nước âu Mỹ, các nước xuất khẩu dầu trong khu vực bèn nâng cao giá dầu, có nước còn ngừng xuất khẩu. Hệ quả của sự kiện này là ngành vận chuyển dầu lửa từ chỗ làm không hết việc lâm vào tình trạng ế ẩm.
Lúc đó mọi người mới cảm thấy thán phục Wahase. Anh đã sớm định liệu được tình hình. Vì vậy, không những tránh được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mà còn gặt hái được thành công trên lĩnh vực kinh doanh mới. Công ty của anh làm việc đều đặn, lợi nhuận tăng cao, đến năm 1990 trở thành một trong những công ty vận chuyển lớn nhất Na Uy với hơn 90 tàu thuyền, tổng trọng tải lên tới 1,2 triệu tấn, lại còn có các hạng mục đầu tư ở một số nơi trên thế giới.
Sự thành công của Wahase cũng là được xây dựng trên cơ sở biết mình, biết người, dũng cảm đưa ra quyết sách hành động.
Trước những năm 90, địa bàn mà hiện nay là khu thương nghiệp Tokyo, Nhật Bản còn là khu đất hoang sơ. Thế nhưng Zashumu, người sáng lập ra công ty Sanlang đã mua 7 vạn mét đất ở khu này với giá 1 triệu yên / m2. Nhiều người chê ông là ngốc nghếch. Vậy mà 30 năm sau đó, nơi này biến thành khu quy hoạch thương nghiệp sầm uất, giá đất tăng lên gấp 300 lần. Đến lúc đó mọi người mới giật mình trước con mắt nhìn xa trông rộng của ông.
Năm 1972, công ty lại mua một miếng đất với giá 15 triệu yên một m2 của hiệp hội truyền thống Tokyo, Nhật Bản, sự kiện này gây chấn động giới thương nghiệp. Thử nghĩ nếu không có dũng khí ban đầu bỏ một số tiền khổng lồ đi mua miếng đất hoang thì công ty làm sao có một số vốn khổng lồ để mua miếng đất sau này với giá cao như vậy.

Chương 64

Điều Tra, Nghiên Cứu Và Tin Tức
Triệu Quảng Hán là người thời Hán Tuyên Đế, ông giữ chức quan phụ mẫu của vùng kinh đô. Ông làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, thường cải trang thâm nhập sinh hoạt với quần chúng để điều tra, nghiên cứu làm tốt công việc được giao. Có lúc đàm luận công việc với cấp dưới, thậm chí với người dân thường đến thâu đêm suốt sáng.
Triệu Quảng Hán đi mua đồ ở chợ luôn sử dụng phương pháp "quân cự pháp". Ông dùng phương pháp này để biết được giá cá của một loại hàng hóa nào đó có hợp lý hay không. Ví dụ ông muốn tìm hiểu giá của ngựa thì đầu tiên ông đi hỏi giá của chó, sau đó giá của dê, của bò, sau đó mới hỏi đến giá của ngựa. Thông qua kiểm chứng các tầng lớp giá cá, tính toán chuẩn xác giá của mặt hàng cùng chủng loại xong thì sẽ biết được giá ngựa là cao hay thấp. Cách làm này thường là chuẩn. Mọi người rất thích phương pháp này và muốn ông bày cho. Ông thường tận tình chỉ bảo, nhưng chẳng có ai vận dụng được như ông.
Triệu Quảng Hán không chỉ vận dụng phương pháp này trên lĩnh vực thị trường mà còn áp dụng nó vào công việc chính trị. Nhờ nó mà ông có thể giải quyết một cách rõ ràng minh bạch các vụ trộm trong quân, các vụ lộn xộn trong huyện. Thậm chí ông không chỉ tìm ra được nguyên nhân sự việc mà còn có thể nói rõ được tại sao không trị tội người này và tại sao tịch thu thêm, phạt thêm người kia.

Hồi đó, trong thành Trường An có vài tên trộm nhỏ tuổi, một hôm bọn chúng đang tụ tập trong căn nhà hoang để bàn việc trộm cắp, bắt cóc tống tiền thì quan quân của phủ đã tới bắt gọn. Sau khi lấy cung, đưa ra các bằng chứng bọn chúng đều nhận tội.
Lại có một lần, quan lang trong triều đi qua vùng này liền bị hai tên cướp chặn đường uy hiếp, chúng muốn bày trò để vị quan này phải nộp tiền. Nhưng chẳng bao lâu sau đó Triệu Quảng Hán đã đem thêm nha dịch và quan huyện đến nhà hai tên cướp này. Vị quan huyện liền lớn tiếng: "Các ngươi có biết việc làm của các ngươi sẽ đem lại hậu họa gì không? Người mà các ngươi đang giữ là quan thị vệ trong triều, lại rất được hoàng đế tin yêu. Hơn nữa việc các ngươi làm Triệu đại phu đã có chứng cứ rõ ràng rồi. Các ngươi hãy mau thả người ra, nếu không tội của các ngươi sẽ nặng như núi Thái Sơn". Bọn này nghe vậy sợ quá vội xin chịu tội.
Biện pháp mà Triệu Quảng Hán sử dụng gọi là "quân cự pháp" thực chất là một phương pháp điều tra, nghiên cứu tỉ mỉ. Chính nhờ sự thăm dò diện rộng, suy xét chiều sâu mà ông luôn nắm được thực chất tình hình, chủ động giải quyết. Nhiều hành vi tội ác của bọn tội phạm đã bị ông bắt quả tang hoặc chỉ rõ ngọn ngành. Sở dĩ ông nắm được những tin tức, biết được những điều mà người khác không biết cũng chính là nhờ biện pháp này. Thời đại ngày nay là thời đại thông tin. Ai nắm được nhiều thông tin thì sẽ kiếm được tiền. Nhưng làm sao để có được thông tin? Có nhiều cách, nhưng trong đó có việc phải thông thạo về điều tra, nghiên cứu, thăm dò.
Nhật Bản thời Minh Trị có một bậc triệu phú tên là Hạ Thôn Thiện đại lang. Thời còn trẻ ông nghèo đến độ cơm không đủ ăn. Một hôm ông đem chiếc áo của vợ đi cầm đồ, đổi lấy ít tiền để kinh doanh bông. Chẳng biết là do may rủi hay duyên phận mà ông giàu lên một cách nhanh chóng. Đến 1875 ông đã trở thành bậc phú ông nổi tiếng trong vùng. Người ta ước tính số vàng của ông phải lên tới hàng vạn lạng.

Bí quyết thành công của ông là gì? Ông nói "Làm kinh doanh cái quan trọng nhất là tin tức. Tôi sử dụng "chân biết bay" mà phát tài. Lúc nào tôi cũng nắm được nhu cầu tiêu dùng, đi trước người khác thì làm sao không giàu được". Thì ra cái ông gọi là "chân biết bay" chính là bưu chính. Ngày xưa người ta thường thuê những người chân dài, đi nhanh làm nhiệm vụ đi liên lạc tin tức. Cho nên tin tức mà ông thu được chính là tin nhanh.
Sự chú trọng thông tin của người Nhật đã có lịch sử từ lâu. Trước những năm 40 của thế kỷ này, ngành chế tạo xe hơi của Nhật chủ yếu là sản xuất xe tải và xe khách cỡ lớn. Xe con sản xuất ít vì kỹ thuật công nghệ chưa cao. Nhưng thông qua điều tra thị trường, thu thập tin tức, phân tích nhu cầu, các nhà sản xuất nhận định rằng chẳng bao lâu nữa xe con sẽ trở thành mặt hàng trọng điểm. Thông qua kinh nghiệm 10 năm kinh doanh sản xuất, Nhật Bản đã tập trung phát triển cao độ ngành kỹ thuật này. Đến 1983, Nhật đã sản xuất tổng cộng 7,16 triệu chiếc xe con, giữ vị trí đầu bảng thế giới. Tiêu thụ nội địa 1,4 triệu chiếc, còn lại thì xuất khẩu. Do đó xe con đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của nước này.
Đầu những năm 60, tivi đen trắng ở Nhật giá rất rẻ, mà các ưu điểm khác thì chẳng thua kém gì máy của Mỹ. Do đó các nhà sản xuất của Mỹ bèn chuyển sang sản xuất tivi màu. Nhận được tin này các nhà sản xuất Nhật nhận định rằng chẳng bao xa tivi màu sẽ chiếm ngôi vị độc tôn trên thị trường thế giới và Nhật. Thế là họ lao vào nghiên cứu, sản xuất với một tốc độ chóng mặt. Kết quả là tivi màu Nhật sau khi ra đời không chỉ được thị trường Nhật mà cả thế giới hoan nghênh.

Đồ gốm sứ là sản phẩm mỹ nghệ truyền thống của Trung Quốc. Vậy mà tại Tây âu, chén sứ của Trung Quốc không cạnh tranh nổi với đồ của Nhật. Nguyên nhân xuất phát từ việc người Trung Quốc chưa làm tốt công tác điều tra, nghiên cứu. Chén của Trung Quốc miệng hẹp. Người Tây âu mũi cao, khi uống nước mũi thường chạm vào miệng chén, họ cho như vậy là không vệ sinh nên không thích dùng. Người Nhật nắm được điểm mấu chốt này, lập tức cho sản xuất loại chén có miệng rộng và hơi lệch một chút, như vậy rất phù hợp với thói quen vệ sinh của người Tây âu, hàng hóa bán đắt khách.
Người Nhật luôn coi trọng tầm quan trọng của tin tức. Chín Tổng công ty thương nghiệp xã hội tổng hợp cỡ lớn đều xây dựng các trung tâm tin tức. Bọn họ lập 690 văn phòng đại diện ở nước ngoài, phân bố trên 129 thành phố của các quốc gia trên thế giới, hình thành lên mạng lưới thông tin toàn cầu. Trong đó tám Sanlang công ty có 142 công ty con trên 128 quốc gia, lượng nhân viên là 3700 người. Bọn họ mỗi ngày gửi 4 vạn bản báo cáo, 3 vạn văn kiện bưu điện, gọi 6 vạn lần điện thoại về trung tâm thông tin của công ty. Tính ra số dây để gói các loại giấy tờ này trong mỗi ngày có thể quấn quanh trái đất 11 vòng. Con số này có thể thấy mức độ coi trọng tin tức của người Nhật cao đến cỡ nào.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét