Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tiết Đinh San Chinh Tây 26 - Hết 4

Trang 4 trong tổng số 5



Hồi thứ ba mươi bảy
Cướp pháp trường anh hùng gây họa lớn
Giữ tiếng trung họ Tiết chịu hành hình

Trương Bảo thấy Tiết Cương chạy đến thì rất tức giận, truyền quân sĩ bắt lấy. Tiết Cương cả cười, tay đấm chân đá khiến bọn quân sĩ nhào lăn rồi xông tới đánh túi bụi, chẳng mấy chốc Trương Bảo lăn ra chết, máu miệng máu mũi chảy ra từng vũng.Tiết Cương chẳng sợ hãi, ngồi vào bàn ăn uống tự nhiên, khi no say rồi lăn ra đệm gấm ngủ một giấc.
Trương Quân Tả nghe bọn quân sĩ báo tin con mình bị Tiết Cương đánh chết thì khóc ngất, vội vào triều đầu cáo. Lần này Cao tông không thể bệnh vực được nữa, lập tức sai bọn võ sĩ đến hoa viên. Khi ấy Tiết Cương còn ngủ sai như chết nên bọn võ sĩ chẳng dùng sức chút nào đã bắt trói được ngay. Đường Cao tông thấy sát nhân rõ ràng, bất đắc dĩ phải truyền lệnh giam Tiết Cương vào thiên lao, chờ chờ ngay mai sẽ xử trảm. Các tiểu anh hùng tuy chạy về phủ nhưng vẫn cho người thám thính, nghe tin này thì thất kinh hồn vía, vội chạy đi tìm Trình Giảo Kim cầu cứu.
Trình Giảo Kim càng nghe kể càng tức, chỉ mặt từng người mà mắng:
- Hiện giờ đồng liêu của ta người chết người đi xa. Trương Bảo lại là người Võ hậu yêu thương thì dù ta có tâu xin đến mấy thánh thượng cũng chẳng chịu nghe đâu. Các ngươi tự gây họa thì gánh lấy, đừng làm liên lụy tới ta.
Các tiểu anh hùng xúm vào mỗi người năn nỉ một câu nên cuối cùng Trình Giảo Kim xiêu lòng nói:
- Bây giờ chỉ còn một cách “tẩu vi thượng sách”. Vì thế ngay đêm nay các ngươi thu xếp hành trang đợi ở nam môn. Khi nào cướp tù xong thì trốn qua Tây Liêu mà sinh sống, ta sẽ dùng kế cản trở khiến bọn chúng không đuổi theo được.


anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Ngũ Hổ nghe vậy cả mừng, bái tạ xong lập tức về nhà sửa soạn theo kế thi hành. Ngày hôm sau, sau khi Cao tông thiết triều thì Trương Quân Tả quỳ xuống nhắc lại việc Tiết Cương đánh chết con mình ngay, bất đắc dĩ Cao tông phải phán:
- Tiết Cương đánh chết người thì phải xử tử đền mạng, tuy nhiên nghĩ công lao của các công thần trẫm không truy cứu các người khác.
Phán xong, Cao tông xuống lệnh cho tả đao đến giờ ngọ sẽ thi hành án tử. Ngũ Hổ biết tin thì giấu khí giới trong người, đến trước Ngọ môn tìm chỗ ẩn mặt. Khi bọn tả đao dẫn Tiết Cương đi ngang, Ngũ Hổ liền xông ra chém giết, đuổi quan quân chạy tán loạn, sau đó cởi trói cho Tiết Cương, cùng nhau chạy trốn.
Trương Quân Tả nghe báo thì thất kinh, lập tức điểm mấy trăm ngự lâm quân đuổi theo. Khi ấy các tiểu anh hùng đã vượt qua cửa thành, chạy được một đoạn thì thấy Trình Giảo Kim ngồi bên vệ đường, tay cầm đèn hương chẳng biết để làm gì. Trình Giảo Kim liền giục:
- Các ngươi thẳng đường mà qua Tây Liêu cho mau, đã có ta ở đây cản trở rồi.
Trong khi Trương Quân Tả dẫn quân đuổi theo thì Cao tông mới biết tin, kinh hãi hét lên một tiếng rồi nhào xuống đất băng hà ngay tức thì. Tính ra Đường Cao tông tại vị được hai mươi bốn năm và vì quá ham mê tửu sắc nên chết bất đắc kỳ tử.
Võ hậu chẳng để ý gì đến cái chết của nhà vua, vội vàng sai Võ Tam Tư dẫn ba ngàn quân đuổi theo bắt cho bằng được Tiết Cương. Võ Tam Tư vâng lệnh, dẫn quân qua khỏi cửa nam thì chợt thấy Trình Giảo Kim ngồi ở đó, vội xuống ngựa hỏi han:
- Lão thiên tuế đi đâu mà có một mình vậy?
Trình Giảo Kim thở dốc đáp:
- Lão phu nghĩ mình chẳng còn sống được bao lâu nữa nên cố đến Nam Hải dâng một lần có chết cũng thỏa lòng.


Võ Tam Tư nhân đấy hỏi xem có thấy Tiết Cương chạy về hướng này hay không. Trình Giảo Kim liền đáp:
- Lão ngồi đây nghỉ mệt đã hơn một giờ, nào có thấy ai đâu. Có lẽ bọn chúng chạy qua hướng tây cũng nên.
Nghe vậy Võ Tam Tư liền dẫn quân vòng qua cửa tây.Trình Giảo Kim chờ Võ Tam Tư đi xong, cười ngất rồi chạy theo các tiểu anh hùng, dặn dò mọi việc.
Võ Tam Tư không bắt được Tiết Cương thì liền dẫn quân trở về, cùng Võ hậu lo tẫn táng cho Cao tông, phò con của Lý Vương lên ngôi lấy hiệu là Đường Trung tông, Võ hậu tự xưng mình là Chiêu Nghi thái hậu. Chỉ năm tháng sau, Võ hậu phế bỏ Trung tông, giáng xuống là Lư Lăng vương và đày ra Hồ Quảng, chiếm lấy ngai vàng.
Võ hậu lên ngôi rồi đổi nhà Đường thành nhà Chu, xưng là đại Chu Tắc Thiên, phong cho Vương Hoài Nghĩa làm Ngự thiền sư, Trương Xương Tông làm phò mã, Trương Quân Tả và Trương Quân Hữu là Tả, Hữu thừa tướng. Tắc Thiên lên ngôi xong, nhớ lãi cái chết của Trương Bảo thì rất tức giận, bàn với Trương Quân Tả tìm cách báo thù. Họ Trương còn căm tức hơn, tâu:
- Bệ hạ nhân dịp mừng tân vương, truyền chỉ gọi Tiết Đinh San và gia quyến về triều. Khi đó tha hồ mà báo thù.
Tắc Thiên y tấu. Khi ấy Tiết Đinh San ở Sơn Tây cũng nghe biết triều đình dung dưỡng gian thần làm loạn, giặc giã vì thế nổi lên khắc nơi nhưng chẳng biết làm sao, đành ngồi mà than thở. Chợt có gia đinh vào báo:
- Chúng tôi vừa nghe tin kinh thành có đại biến. Đầu tiên do Tiết tam gia tự vào hoa viên đánh chết Trương Bảo nên bị xử trảm. Sau đó các tiểu anh hùng Ngũ Hổ cướp phạm nhân bỏ chạy khiến thiên tử kinh hãi mà chết. Nay Võ hậu đã lên ngôi, truyền chỉ cho đòi đại vương về triều chắc là lành ít dữ nhiều.


Tiết Đinh San nghe xong bay hồn mất vía, hét lên một tiếng rồi lăn xuống đất bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, Tiết Đinh San thấy ba vị vương phi vây quanh hỏi han thì ứa nước mắt nói ngay:
- Tên súc sinh Tiết Cương đã gây ra đại họa, làm loạn cả triều chính mất rồi.
Tiết Đinh San nghẹn ngào một lúc mới kể hết đầu đuôi. Phàn Lê Huê nghe xong bình tĩnh nói:
- Chắc chắn Võ hậu đòi tướng công về triều là để báo thù, chẳng nên tuân chỉ.
Kim Định thì nóng nảy hơn, đòi làm phản cho biết mặt nhưng Tiết Đinh San gạt đi, nói:
- Cha con ta một đời trung nghĩa thì không thể chống lại chiếu chỉ, huống gì việc ấy là do đứa ngỗ nghịch gây ra, có phải do mình xúi giục đâu mà trốn tránh.
Phàn Lê Huê đánh tay bói quẻ, biết Tiết Cương là Dương Phàm đầu thai trả thù cả dòng họ Tiết, thêm nữa Trương Quân Tả là cháu của Trương Sĩ Quý thì thù hận chưa nguôi nên chắc chắn sẽ tìm hết cách hãm hại. Tuy nhiên Phàn Lê Huê không dám tiết lộ cơ trời, để mặc cho chồng quyết định.
Bốn vợ chồng còn đang bàn bạc thì sứ giả triều đình đã đến nơi, Tiết Đinh San liền sai quân bày hương án tiếp chỉ, sau đó thu xếp cùng ba vương phi lên đường. Vừa đến Trường An Võ hậu lập tức xuống chỉ truyền Võ Tam Tư bắt giam bốn người, lại cho năm trăm quân ngự lâm đến Sơn Tây bắt cả gia quyến, không để sót người nào. Tuy vậy Trương Quân Tả vẫn chưa hết lo lắng , tâu với Võ hậu:
- Hiện giờ còn Tiết Dũng, Tiết Mãnh và Tiết Cường đều là những danh tướng, nếu bọn chúng làm phản thì nguy lắm. Xin bệ hạ xuống chiếu sai người đi bắt thì mới yên tâm được.


Võ hậu y lời, sai Đinh Điện dẫn quân qua Vân Nam bắt Tiết Mãnh, Trần Tiên dẫn quân qua Hồng La bắt Tiết Dũng và Khương Thông dẫn quân ra Nhạn Môn quan bắt Tiết Cường. Tiết Dũng không hề hay biết việc này nên Trần Tiên bắt được rất dễ dàng. giải về đến ải Lâm Đồng thì dừng binh lại cho nghỉ ngơi.
Từ Hiền là cháu của Từ Mạo Công, trước kia đã từng giữ chức thượng thư bộ hộ nhưng sau thấy triều chính điên đảo thì xin từ quan về ẩn ở Hồng La, nghe tin cả nhà Tiết dũng bị bắt thì bàn với vợ:
- Con của Tiết Dũng là Tiết Giao mới lên ba tuổi, nếu chết hết thì họ Tiết chẳng còn ai nối dõi vì thế tôi muốn đem đứa con riêng là Từ Thanh tráo đổi để họ Tiết khỏi bị tận tuyệt.



Vương thị nghe vậy hết sức phàn nàn nhưng Từ Hiền thuyết phục một hồi thì nghe theo bời vì vợ Tiết Dũng chính là em gái Từ Hiền. Vương thị bế Từ Thanh đến ải Lâm Đồng xin được vào thăm Tiết Dũng rồi thừa cơ tráo lấy Tiết Giao mang về. Trần Tiên không hề hay biết việc này, giải hết gia quyến Tiết Dũng giam chung với gia quyến Tiết Đinh San rồi vào triều phục mệnh. Toàn gia họ Tiết gặp nhau thì đều khóc ròng, kể lể nỗi niềm oan ức. Ngục quan là Dư Hoàn nghe vậy hết sức xúc động, về bàn với với vợ là Đỗ thị:
- Dư Vinh là con chúng ta vừa lên ba tuổi nhưng rất hay bệnh hoạn, chi bằng đem đổi lấy Tiết Giao là dòng dõi công thần, sau này có khi được nhờ cậy hơn.
Đỗ thị bằng lòng ngày, vì thế Dư Hoàn liền vào ngục bàn với Đinh San. Vốn đã biết đứa nhỏ ấy là Tư Thanh, Đinh San nghĩ thầm:
- “Như vậy là số mệnh của Từ Thanh không chết, ta đừng cãi lại số trời làm gì”.
Vì vậy Đinh San nói xuôi theo bằng lòng cho Dư Hoàn đổi Dư Vinh lấy Từ Thanh. Đỗ thị mừng rỡ, bế Từ Thanh dỗ dành, mang ra vườn hoa cho nó khỏi khóc. Chợt khi ấy Vương Ngao lão tổ đằng vân đi qua liền nổi trận gió mang Từ Thanh về núi nuôi dưỡng dạy dỗ. Đỗ thị và Dư Hoàn hết sức buồn bã nhưng việc dĩ lỡ rồi đành ngậm miệng, không dám nói ra việc đổi người.
Trong khi ấy Tiết Mãnh ở Vân Nam, một đêm nằm mơ thấy có điều chẳng lành thì giật mình kinh sợ, vội gọi vợ dậy kể cho nghe. Phu nhân cho đó là mộng mị hoang đường nên chẳng để ý tới. Mấy ngày sau có một tên quân tâm phúc chạy vào báo tin Tiết Cương đánh chết Trương Bảo gây thành họa lớn, triều đình đã phái quan quân đến bắt toàn gia về triều xử tội.
Tiết Mãnh nghe vậy bay hồn mất vía, chân tay bủn rủn, ngã lăn ra bất tỉnh. Phu nhân vội cứu tỉnh chồng dậy, hậm hực bàn việc dấy binh tạo phản nhưng Tiết Mãnh không nghe theo, nghẹn ngào nói:
- Họ Tiết ta đã ba đời nay nổi tiếng trung thần, nếu chỉ vì việc này mà làm phản thì danh tiết bấy lâu nay đều mất hết.
Phu nhân nghe vậy khóc ròng:
- Thiếp không cãi lại ý phu quân nhưng Tiết Đẩu còn nhỏ tuổi có tội gì đâu mà phải chết oan ức. Hay là giao nó cho Tiết Hưng mang đi trốn để giữ lại dòng họ Tiết.


Tiết Mãnh gật đầu nghe theo, giao Tiết Đẩu cho Tiết Hưng, gọi bằng nghĩa phụ. Khi Đinh Điện dẫn quân triều đình tới nơi, Tiết Mãnh không chịu nhục nên tự cứa cổ mà chết, phu nhân khóc than một hồi cũng đập đầu tử tiết chết theo. Đinh Điện đành phải cho quân chôn cất hai người tử tế rồi dẫn quân về triều báo mệnh. Võ hậu biết vậy thì bỏ qua, không nhắc tới nữa.
Về phần Khương Thông đến Nhạn Môn quan thì khi ấy Tiết Cường cùng gia binh đi dâng hương ở núi Thái Thành, nghe tin ấy bèn bỏ trốn luôn. Vì vậy Khương Thông không hoàn thành được mệnh vua, phải trở về chịu tội. Trương Quân Tả thấy việc bắt bớ đã đầy đủ, tâu với Võ hậu:
- Hành hình vào ban ngày thường dễ bị cướp pháp trường, xin bệ hạ xuống chỉ cho xử tử toàn gia họ Tiết vào ban đêm mới xong.
Võ hậu nghe theo, xuống chiếu truyền cho quân đến canh tư thì đem họ Tiết gần ba trăm người ra pháp trường xử trảm. Nghe tin ấy Tiết Dũng thưa với cha:
- Phụ thân cùng ba vị vương phi đề là người thần thông quảng đại, chẳng lẽ thấy chết mà chịu bó tay?
Tiết Đinh San thở dài đáp:
- Cái chết đều có ý nghĩa riêng của nó, nếu chết mà được tiếng trung thần hiếu tử thì còn chống đối làm gì?
Tiết Dũng nghe vậy không dám nói nữa. Đêm hôm ấy đất trời sầu thảm, oán khí ngất trời, ba trăm con người đều quỳ xuống đất một lượt chờ cái chết. Đến lúc đó Phàn Lê Huê mới trổ thần thông, niệm chú cởi dây trói rồi đằng vân bay lên mây, làm cho trời đất tối đen lại, giông bão nổi lên cuồng nộ khiến bao nhiêu đèn đuốc đều tắt hết.
Lê Sơn thánh mẫu ngồi trong động chợt thấy động tâm thì liền đánh tay bói một quẻ, khi Phàn Lê Huê dùng thần thông cãi số trời thì hết sức kinh hãi hóa hào quang bay thẳng đến trách mắng:
- Ngươi vì tình riêng mà dám nghịch mệnh, không sợ trời tru đất diệt hay sao?


Phàn Lê Huê nghe vậy rưng rưng nước mắt, thâu phép lại rồi theo sư phụ về núi. Khi ấy Khư Tỳ tổ sư ở động Liên Hoa núi Minh Phụng biết số Dư Vinh chưa chết nên hóa một trận gió đưa về động nuôi dưỡng dạy dỗ. Thấy gió yên mây tạnh, Trương Quân Tả liền truyền kiểm điểm lại, tuy thiếu mất Tiết Giao (Dư Vinh) và Phàn Lê Huê thì không dám tiết lộ, lập tức xuống lệnh chém đầu bằng hết.
Sau khi hành hình xong, Trương Quân Tả vẫn chưa hài lòng vào tâu với Võ hậu cho yết thị truy nà Tiết Cương và phá bỏ Oai Nhinh hầu phủ làm Thiết Ngưu phần cho cả nhà họ Tiết. Võ hậu y tấu, cho Trương Quân Tả tùy ý thi hành. Họ Trương liền sai quân đập phá san bằng phủ Oai Ninh hầu, bỏ ba trăm xác chết xuống đó, lấy sắt đè lên trên đừng cho ai lấy hài cót, đồng thời sai Đinh Điện và Võ Tam Tư ngày đêm mai phục hai bên, hễ Tiết Cương về cúng tế thì bắt giết luôn không cần trình báo.
Trong khi ấy Tiết Cường đang thẳng đường đến Nhạn Môn quan trốn tránh. Khi đi ngang qua ngọn núi Bác Quán thì gặp một toán lâu la chặn đường đòi tiền mãi lộ. Tiết Cường nổi giận, tả xung hữu đột khiến bọn lâu la chẳng sao chống cự nổi, chạy lên báo cho chủ trại là Châu Lâm biết. Châu Lâm vốn có người con gái tên là Kim Phiến công chúa, được tiên gia truyền thụ nhiều phép thần thông lợi hại. Trước khi xuống núi, sư phụ có cho biết sau này Kim Phiến công chúa sẽ có duyên phận với Tiết Cường nên hằng minh ngóng trong lòng .
Châu Lâm nghe lâu la báo tin, lập tức cầm tiêu đao, cưỡi ngựa phóng thẳng xuống núi đánh với Tiết Cường. Được mấy hiệp Châu Lâm đuối sức, vội vàng quất ngựa chạy về sơn trại. Kim phiến đứng trên nhìn xuống, thấy vậy vội giục ngựa chạy như bay, nói lớn:
- Gia gia đừng sợ, có tiểu nhi đến trợ lực đây.


Châu Lâm cả mừng, quay ngựa lại cùng con đánh với Tiết Cường. Thấy mãi không thắng được địch thủ, Kim Phiến nổi giận lấy một bảo bối gọi là Hồng cẩm sách quăng lên, trói nghiến Tiết Cường mang về sơn trại. Khi hạch hỏi Châu Lâm biết Tiết Cường là tổng binh Nhạn Môn quan thì thất kinh hồn vía, vội vàng bước xuống cởi trói xin tạ tội, mời ngồi ghế trên trà nước. Tiết Cường nhân dịp ấy bày tỏ việc nhà, toan tính qua Tây Liêu tìm cô là Tiết Kim Liên để chiêu mộ quân binh về báo thù.
Châu Lâm nghe xong cả mừng, kể luôn việc con gái mình được tiên gia dặn dò duyên phận, xin được gả Kim Phiến cho Tiết Cường để ngày sau thêm người báo cừu cho cha mẹ. Tiết Cường đang lúc cô thân độc mà vâng lời ngay, thành thân với Kim Phiến.
Trong khi ấy Tiết Cương ẩn mặt ở núi Thiên Hùng, ngày đêm vui chơi với Ngũ Hùng chẳng hề biết tin tức gì. Mãi đến khi Hùng Kỳ nghe tin, vội chạy sang Thiên Hùng thì Tiết Cương mới biết, đau lòng đến chết giấc hồi lâu. Khi tỉnh dậy Tiết Cương nằng nặc đòi đến Thiết Ngưu phần cúng tế tạ tội, mặc cho Ngũ Hùng và Hùng Kỳ khuyên can cũng không chịu nghe theo. Tiết Cương thấy đâu đâu cũng có dán giấy truy nã thì không dám ra mặt, ngày ngủ đêm đi. Khi vào chùa tướng quốc xin ngủ trọ, chợt có một sư ông nhận ra, khẽ nói:
- Tam gia thật to gan, nơi nào cũng có họa hình tam gia dám khắp nơi, không thể vào Trường An được đâu.
Tiết Cương nghe vậy rất sợ hãi, đành phải ẩn mặt trong chùa ít ngày. Khi ấy cựu thừa tướng là Ngụy Húc đến dâng hương, nhân lúc ngồi uống trà với sư ông thì rơi lệ thuật lãi việc toàn gia họ Tiết bị gian thần hãm hại. Sư ông liền cho biết Tiết Cương đang tạm lánh mặt trong chùa, dẫn ra cho Ngụy Húc gặp mặt. Khi nghe Tiết Cương quyết phải đến Thiết Ngưu phần cúng tế một lần tạ lỗi với gia quyến thì Ngụy Húc liền nói:
- Ngươi không thể một thân một mình vào Trường An được đâu, chưa thấy Thiết Ngưu phần là mất mạng rồi cũng nên. Tuy nhiên nếu muốn thì ngồi chung một kiệu với ta, đừng cho quân sĩ thấy mặt là được.


Tiết Cương cả mừng, lên kiệu ngồi quay lưng lại, thiết côn để giấu một vên. Ngụy Húc vẫn chưa yên tâm, dặn dò Tiết Cương cẩn thận:
- Khi lọt vào Trường An rồi ngươi đừng đi vội, sắm sửa lễ vật xong thì chờ đêm xuống, dùng thiết côn mà gánh đến Thiết Ngưu phần. Ngươi chẳng nên khóc lóc, cũng đừng ghé phủ của ta mà thêm liên lụy.

Hồi thứ ba mươi tám
Thanh Thành Hổ tế Thiết Ngưu phần
Tiết Ứng Cử mặt người dạ thú

Tuy Tiết Cương vâng dạ nghe theo lời Ngụy Húc nhưng vốn tính hung hăng nóng nảy nên đêm ấy xông vào đánh giết băng hết năm tên quân canh cửa rồi mới chịu vào Thiết Ngưu phần bày lễ vật ra cúng tế. Tiết Cương đau lòng quá nên cũng chẳng thèm giữ gìn, khóc rống một hồi. Khi ấy có mấy tên quân đi tuần nghe tiếng khóc thì vội chạy đến. Khi thấy Tiết Cương đang cúng tế, phía ngoài la liệt xác chết quân sĩ thì bay hồn mất vía, lẳng lặng chạy về báo cho Đinh Điện, Trần Tiên và Võ Tam Tư biết.
Trương Quân Tả cũng nghe tin, lập tức dẫn quân Ngự lâm đến, hợp lực với các tướng vây phủ Thiết Ngưu phần trùng trùng điệp điệp. Tiết Cương tưởng đâu phen này chết chắc nhưng may mắn khi ấy Tần Hán và Điêu Nguyệt Nga được Lý Tịnh cho biết nên đằng vân đứng trên mây làm phép bảo hộ, vì thế Tiết Cương đánh giết không biết bao nhiêu mà chẳng hề bị thương tích.


Khi thoát ra ngoài thành, Tiết Cương lại bị Võ An Quốc mang quân thiết kỵ đuổi theo. Chẳng ngờ khi vừa đến gần con ngựa của Võ An Quốc chợt vấp phải mô đá, hất chủ tướng chúi nhủi. Tiết Cương cả mừng, đập cho Võ An Quốc một chùy nát óc rồi xông tới đánh giết tơi bời. Thấy quân sĩ sau khi bỏ chạy tán loạn, Tiết Cương như người tỉnh hồn, vội chạy về chùa tướng quốc từ giã sư ông, chờ đến tối chạy về Thiên Hùng sơn.
Chẳng ngờ trời quá tối, Tiết Cương đi lạc đến ngọn núi khác, bị Quý Long đại vương chặn đường đòi mãi lộ. Khi biết Tiết Cương, Quý Long vội xuống ngựa tạ tội, mời về sơn trại đàm đạo. Quý Long có một người em gái tên là Quý Loan Anh, nhan sắc xinh tươi, tính tình trung hậu, thấy Tiết Cương là con nhà công thần nên ngỏ ý muốn gả cho, cùng nhau hợp lực chiêu binh mãi mã báo thù. Tiết Cương đang lúc thân cô thế độc nên bằng lòng ngay, từ đó ở núi Quý Long mà tụ tập quân binh.
Khi ấy Võ hậu tuổi đã cao mà lòng dâm dục không giảm, cho cả hai tên hoà thượng Trương Xương Tông và Vương Hoài Nghĩa vào cung hưởng lạc, chẳng để ý gì đến triều chính. Một hôm Võ hậu muốn tỏ uy quyền, hạ lệnh cho muôn loài hoa phải nở ba ngày cho mình thưởng ngoạn. Tất cả hoa thần đều tuân chỉ, chỉ riêng hoa mẫu đơn không nở khiến Võ hậu hết sức tức giận, truyền chặt hết các gốc mẫu đơn rồi cho bày tiệc trên lầu Ngũ Phụng. Võ hậu bắt bá quan đem theo phu nhân, ngồi thành từng cặp gọi là hội Uyên Ương.


Khi đã ngà ngà say, Võ hậu không giữ được lòng dâm, gọi các phu nhân lại hỏi rất tỉ mỉ về việc ái ân thường ngày. Ai nấy đều e thẹn, cho biết thoạt đầu không thấy hứng thúc nhưng dần dần đều vui vẻ khiến Võ hậu rất hài lòng. Võ hậu chợt thấy có một vị phu nhân mặt ủ mày chau, ngồi đứng ra vẻ rất mệt mỏi thì liền gọi tới hỏi như các phu nhân trước. Vị phu nhân này vừa thở vừa cho biết chồng mình là Tiết Phóng Tào làm chức Quyển Liêm đại sứ, vì thân hình to lớn sức lực mạnh bạo nên đêm nào cũng nài ép quá sức, chịu không nổi mới sinh ra bạc nhược như thế. Võ hậu nghe xong cả mừng, lập tức hạ chỉ gọi Tiết Phóng Tào vào cung thử sức với mình.
Qua một đêm, Võ hậu hết sức ưng ý phong cho Tiết Phóng Tào là Như Ý quân, ở luôn trong cung hầu hạ. Mấy năm sau Võ hậu hoài thai, tuy nhiên sinh ra một đứa bé có cái đầu giống đầu lừa nên rất hổ thẹn, sai cung nga vất sau vườn hoa. Tình cờ Tây Phiên Trương Tương tổ sư đằng vân bay qua liền đem về núi nuôi dưỡng, gọi là Lư Đầu thế tử.
Khi ấy Tiết Cương ở núi Quý Long chiêu mộ được rất nhiều lâu la, thanh thế lẫy lừng nên tin tức đến tai Trương Quân Tả, tên gian thần vội vào tâu với Võ hậu:
- Tiết Cương vốn là một đứa hung hăng, nếu để lâu ngày thế lực hùng mạnh thì thể nào cũng uy hiếp Trường An, xin bệ hạ xuống chỉ chi trừ diệt ngay mới được.
Võ hậu nghe theo, sai Võ Tam Tư làm nguyên soái, Khương Thông làm tiên phong, Võ Trạng Quách làm tập hậu, Trương Quân Hữu phụ trách vận lương, kéo đại binh đến vậy phủ núi Quý Long.


Ngay trận đầu Quý Long đánh bại quân triều khiến Võ Tam Tư hết sức lo sợ, vội điều toàn bộ quân tướng tới tiếp trợ. Vì thế ngày hôm sau Quý Long không sao địch lại nổi, luống cuống chân tay nên bị Khương Thông đâm trúng một giáo nhào xuống ngựa chết tốt. Vợ chồng Tiết Cương đóng cửa trại có thủ được ba ngày thì Võ Tam Tư dùng hỏa công phóng hỏa khắp bốn phía. Vợ chồng Tiết Cương biết ở lại không xong, cùng nhau lẻn theo đường nhỏ chạy trốn nhưng lạc mỗi người một hướng.
Khi ấy Loan Anh gần tới ngày sinh nở, cố lê bước chạy đến một gia trang thì chẳng còn đi nổi. Chủ nhân gia trang cũng họ Quý, hơn sáu mươi tuổi mà chưa có đứa con nào nên khi biết Loan Anh thì rất mừng nhận làm nghĩa nữ. Nhờ vậy Loan Anh mới có chỗ dung thân, sinh hạ được một đứa con trai mặt như thiên lôi, lông dài và vàng như vượn, đặt tên là Tiết Quỳ. Còn Tiết Cương lạc vợ thì chẳng biết đi đâu, chợt nhớ đến các tiểu anh hùng Ngũ Hổ khi trước thì tính qua Tây Liêu nhưng lại sợ mất thời thời gian, đành phải đến núi Thiên Hùng cho gần.
Chẳng ngờ khi ấy Ngũ Hùng bệnh gần chết còn Hùng Kỳ thì đi vắng nên Tiết Cương đành phải toan tính đến Đăng châu mượn quân của Tiết Ứng Cử. Gặp lại ân nhân, Tiết Ứng Cử thất kinh hồn vía, cố gượng nghênh tiếp nhưng lấy cớ binh mã Đăng Châu ít ỏi, xin Tiết Cương tạm ở ít ngày để mượn thêm binh mã của Thanh Châu và Lai Châu thì mới đủ.
Tiết Cương không nhìn ra ác tâm của Tiết Ứng Cử, vui vẻ ở lại chờ đợi. Đêm hôm đó, Tiết Ứng Cử vào bàn với Vương thị bắt Tiết Cương nộp cho triều đình lãnh thưởng. Vương thị kinh hãi nói ngay:
- Tướng công vong ân phụ nghĩa như thế chẳng sợ trời tru đất diệt hay sao? Nếu không có Tiết Cương giải cứu rồi nhường chức tổng binh cho thì tướng công đâu có phú quý như ngày hôm nay.


Tuy Vương thị hết lời khuyên can nhưng Tiết Ứng Cử nhất định không nghe, giận dữ bỏ ra ngoài sắp xếp việc phục binh để bắt Tiết Cương. Thấy chồng quá tàn nhẫn, Vương thị chán nản tự thắt cổ mà chết. Tiết Ứng Cử không thèm nhìn nhỏi gì tới, còn lớn tiếng mắng nhiếc vợ là người vô phúc không được hưởng giàu sang vinh hiển. Quả nhiên đêm ấy Tiết Ứng Cử bắt được Tiết Cương rất dễ dàng.
Khi ấy có bộ tướng của Phàn Lê Huê trước kia là Tiết An, thấy Tiết Ứng Cử vong ân bội nghĩa, Vương thị chết thảm thì nổi bất bình, lén vào ngục thuật lại mọi việc, khuyên Tiết Cương nên tìm người cứu giúp cho mau. Tiết Cương liền đưa sợi dây lưng làm tín vật, nhờ Tiết An lên núi Thiên Hùng báo cho Ngũ Hùng biết đến giải cứu. Khi ấy Võ Tam Tư đã biết tin, vào tâu với Võ hậu rồi điểm quân tướng kéo đến Đăng Châu áp giải Tiết Cương về hành tội.
Về phần Trình Giảo Kim và các tiểu anh chờ mãi không thấy Tiết Cương đến Tây Liêu thì rất nóng lòng, nhờ có Lý Tịnh nên mới biết Tiết Cương đang gặp nạn ở Đăng Châu, vội vàng dẫn quân đi ngay. Khi đến núi Thiên Hùng, Trình Giảo Kim và các tiểu anh hùng gặp Tiết An cầm tín vật thì họp nhau kéo lên núi bàn việc giải cứu. Ngũ Hùng nóng nãy muốn kéo róc quân tướng đánh thành Đăng Châu đánh ngay hôm ấy nhưng Trình Giảo Kim ngăn lại nói:
- Thành Đăng Châu hào rộng tường cao không dễ gì phá nổi, lại còn có quân mã của Lai Châu và Thanh Châu tiếp ứng thì chẳng làm gì được, có khi còn khiến Tiết Ứng Cử giết Tiết Cương cho mau nữa là khác. Bây giờ phải dùng nội công ngoại kích mới xong: Ngũ Hùng giả làm hòa thượng; Uất Trì Cảnh giả làm người bán thuốc; La Xương. Tần Hồng dẫn lâu la đánh cửa thành nam và đông; Vương Tông Lập đánh cửa thành bắc; Trình Nguyệt Hiệu đánh cửa thành tây, còn Tiết An làm hướng đạo.


Các tiểu anh hùng tuân lệnh, điểm quân kéo đi, chờ đến đêm thì nổi pháo hiệu cùng xông vào một lúc. Tiết Ứng Cử chưa kịp mắc giáp thì Ngũ Hùng và Uất Trì Cảnh đã áp lại bắt sống, sau đó phá ngục thả Tiết Cương ra. Tiết Cương đang sẵn tức giận hợp cùng với Uất Trì Cảnh mở toát cửa thành cho ba đạo quân tiến vào giết sạch gia quyến của Tiết Ứng Cử rồi lấy hết lương thảo đem về núi Thiên Hùng.
Khi ấy Tiết Cương quỳ xuống tạ ơn, Trình Giảo Kim cười ngất nói:
- Cũng vì các ngươi mà ta mất hết công danh chức tước, đâu còn là Lỗ Quốc công nữa. Bây giờ cần gì phải cám ơn, cứ lo việc báo thù rửa hận là được rồi.


Tiết Cương liền sai giải Tiết Ứng Cử ra, chỉ mặt mắng lớn:
- Ta không ngơi ngươi mặt người dạ thú như thế. Hôm nay ta phải xem lòng dạ ngươi như thế nào mới được.
Nói xong, Tiết Cương lấy dao nhọn mổ bụng Tiết Ứng Cử ra làm tế vật. Quân sĩ Đăng Châu chạy về kinh thành, nửa đường thì gặp đạo quân của Võ Tam Tư. Nghe vậy tên gian thần cũng không dám liều lĩnh, vội quay về tâu cho Võ hậu biết xin thêm quân của Lai Châu và Thanh Châu mới đủ sức đánh phá Thiên Hùng. Võ hậu chuẩn tấu, sai cả Trương Quân Tả hợp binh, rầm rộ kéo tới vây phủ ngọn Thiên Hùng. Trình Giảo Kim nghe tin vẫn bình tĩnh như không, hội các tướng lại phân công việc:
- Ngũ Hùng và Hùng Kỳ chặn đánh quân Lai châu.
- Tần Hồng và Uất Trì Cảnh đánh với quân mà của Thanh Châu. Còn lại bao nhiêu tướng theo mình tiếp ứng. Các tiểu tướng quân vừa cứu được Tiết Cương nên rất hăng hái, hùng hổ kéo binh xuống núi. Quách Đại Trung thống lãnh quân mã Lai Châu không sao cự nổi với hai tướng, kinh hoảng bỏ chạy trối chết. Thanh Châu tổng binh là Lôi Bằng cũng bị Tần Hồng và Uất Trì Cảnh đánh cho một trận tơi bời, chạy thẳng về Thanh Châu viết sớ cầu cưú.
Tuy thấy đại thắng nhưng Trình Giảo Kim không kiêu ngạo, bàn với các tướng:
- Thể nào bọn chúng cũng xin thêm quân binh báo thù, vì thế Tiết Cương phải qua Phòng Châu đầu phục Lư Lăng vương, lấy danh nghĩa phục hưng nhà Đường thì mới gây thành thanh thế chống trả bọn chúng được.
Tiết Cương vâng lời, từ giã ra đi. Chẳng ngờ khi đi qua một ngọn núi bị bọn thảo khấu giăng dây bắt sống. Hai chủ trại núi này là Ngô Kỳ và Mã Toán có sức mạnh kinh người, quen biết rất nhiều trong giới giang hồ, vì thế cũng có nghe tên Tiết Cương. Khi lâu la dẫn giải về trại, hai vị đại vương hạch hỏi, biết đó là Hắc tam gia lừng lẫy Trường An thì vội bước xuống mở trói, mở lời xin lỗi. Khi biết Tiết Cương đang trên đường đi đến Phòng Châu phò tá Lư Lăng vương thì Mã Toán và Ngô Kỳ cả mừng xin đi theo để lập công danh. Tiết Cương cũng mừng, kết nghĩa đồng sinh đồng tử với hai chủ trại rồi ngày hôm sau khăn gói lên đường.


Khi ấy Lư Lăng vương vẫn có tâm muốn hưng phục nhà Đường nên sai nguyên soái là Vương Kinh Châu hằng ngày dẫn quân đến giáo trường luyện tập. Vương Kinh Châu đặt một cái bia ở giữa giáo trường, truyền cho ai bắn trúng hồng tam thì được thưởng, lại để một cây siêu đao nặng hơn một trăm hai mươi cân, bất cứ ai cầm được thì ban thưởng. Ngoài ra còn có một lư hương bằng đồng nặng hơn hai trăn cân, hễ ai cách lên nổi thì được phong làm tướng.
Ba anh em đi qua giáo trường thấy người nhộn nhịp mà chẳng ai bắn trúng hồng tâm thì ngứa ngáy cả chân tay, đồng chạy vào một lượt: Mã Toán giương cung bắn ba mũi tên đều trúng hồng tâm cả ba, Ngô Kỳ thì múa siêu đao như gió thổi, còn Tiết Cương giở lư hương đồng lên chạy quanh mấy vòng mới để xuống. Thấy vậy ai nấy đều hoan hô rầm lên, Vương nguyên soái nghe tiếng liền khen ngợi rồi dẫn vào ra mắt Lư Lăng vương, tiến cử làm tướng quân. Khi hỏi đến họ tên, Tiết Cương cúi đầu nói:
- Nếu đại vương bằng lòng ban cho kim bài miễn tội chết thì tôi mới dám tỏ thật.
Lư Lăng vương rất ngạc nhiên nhưng cũng bằng lòng. Khi biết đó là Tiết Cương, Lư Lăng vương ứa nước mắt nói:
- Tổ phụ của khanh phơi sương trải mật mới giúp nhà Đường hoàn tất việc chinh Đông, chinh Tây. trẫm nghĩ công lao ấy nên phong cho khanh là Trung Hiếu vương, Mã Toán và Ngô Kỳ làm đô đốc. Bao giờ lập xong vương phủ sẽ đón Trình thiên tuế và các anh em về chung hưởng phú quý.
Tiết Cương nhân dịp ấy tâu xin đem quân về đánh Trường An nhưng Lư Lăng vương thở dài, nói:
- con chẳng lẽ đánh mẹ. Vì thế trẫm định khi nào mẫu hậu qua đời thì mới phế bỏ nhà đại Chu lập lại nhà Đường.


Tiết Cương biết không thể thuyết phục được ngay nên không nói nữa, cùng hai anh em bái tạ nhận chức.
Trong khi ấy ở triều đình Võ hậu được tâu báo Dương châu đô đốc Từ Kính Nghiệp và Nam Đường Tiêu đại vương trọng dụng Lạc Tân vương rồi truyền hịch khắp nơi, mượn tiếng phò Lư Lăng vương để đánh phá thì rất kinh hãi, nói ngay:
- Bọn giặc ở Thiên Hùng không đáng kể, riêng Từ Kính Nghiệp là tay lợi hại thì phải trừ diệt ngay. Vì thế trẫm phong cho Lý Tồn Dật làm nguyên soái, Ngụy Nguyên Tông làm tham mưu, Võ Huấn là hậu tập dẫn năm mươi muôn binh xuống Giang Nam mà tiễu trừ.
Các tướng tuân lệnh, điểm binh xong liền kéo ra khỏi Trường An. Khi ấy vào tiết trung thu nên Lư Lăng vương cho tế lễ tổ tiên rất trọng hậu. Tiết Cương nhìn thấy thì tủi thân vô cùng, quyết định về Trường A tế Thiết Ngưu phần lần nữa. Lư Lăng vương không tiện ngăn cản nên sai cả Ngô Kỳ và Mã Toán theo Tiết Cương để đề phòng bất trắc.
Ba người đi qua các ải rất thong thả vì việc đại loạn cách đây đã ba năm, chẳng ai còn nhớ tới mặt mũi. Khi tới Trường An, Tiết Cương và hai anh em vào một quán trọ cơm nước no say, Nhìn thấy nấm mồ chôn gần ba trăm người trong gia quyến, Tiết Cương không sao nhịn được đau thương nên cất tiếng khóc ngất. Bọn quân sĩ đi tuần nghe tiếng khóc thì liền cấp tốc phi báo cho Võ Tam Tư biết. Lần này Võ Tam Tư đã có kinh nghiệm, chỉ cho quân bao vây rồi đặt đại pháo bắn vào chứ không dám xông xáo như trước.
Tiết Cương tế lễ xong, cùng hai anh em ngồi bày rượu thịt ra ăn uống no say rồi mới tính đến việc phá vòng vây mà chạy.

Hồi thứ ba mươi chín
Nơi sơn trại, Giảo Kim tụ nghĩa
Chốn Tây Dương Tiết Cương mượn binh

Nhờ có sức mạnh kinh người, ba anh em đánh phá rất dữ dội khiến quân binh cả sợ, vẹt hẳn một đường để cho thoát ra. Ba anh em sợ Võ Tam Tư dùng đại pháo bắn theo nên cấp tốc vượt đường chạy về núi Đăng Vân là nơi trước kia của Ngô Kỳ và Mã Toán chiếm cứ. Khi ấy trên sơn trại chẳng còn bao nhiêu lâu la, bọn chúng mừng rỡ thưa:
- Từ khi hai trại chủ bỏ đi thì có hai tên đại vương ở Cửu Luyện sơn đến cướp sạch tài vật cùng lương thảo, hiện giờ chẳng còn gì.
Ba anh em nghe vậy nổi giận xung thiên tập họp hết lâu la, ngay đêm ấy kéo đến Cửu Luyện sơn gọi hai tên chủ trại ăn cướp ra đánh. Nguyên hai người này là Nam Kiến và Tưởng Thanh, được Lý Tịnh sai khiến đến núi Cửu Luyện sơn lập trại nên thu dọn hết lương thảo về núi chờ đợi. Khi ấy ba anh em đến thì liền mở cửa đón vào, thuật lại đầu đuôi. Ba anh em thấy Cửu Luyện sơn rộng rãi, rất tiện việc chiêu binh mãi mã, luyện tập quân tướng thì mừng rỡ vô cùng, kết nghĩa với Nam Kiến và Tưởng Thanh, cùng nhau ăn uống vui vầy.
Ngày hôm sau, Tiết Cương nhờ Mã Toán và Ngô Kỳ đến Thiên Hùng sơn mời Trình Giảo Kim và các tiểu anh hùng về sơn trại tụ họp. Trình Giảo Kim thấy địa thế Cửu Luyện sơn hiểm trở hơn hẳn Thiên Hùng có đến mấy cửa ải, giáo trường đầy đủ thì mừng lắm, truyền lệnh dựng cờ tuyển binh. Không bao lâu nhân dân cùng các anh hùng tứ xứ nghe tiếng kéo nhau đến đầu quân vô số.
Trình Giảo Kim lại còn lo đến lương thảo nên sai Ngô Kỳ và Mã Toán đến Phòng Châu xin Lư Lăng vương cung cấp cho một số, nếu tiện thì khuyên Lư Lăng vương đổi hiệu thành Đường Trung Tông như trước để có chính nghĩa hợp binh về đánh chiếm Trường An. Chẳng ngờ Lư Lăng vương rất kiên quyết, không chịu trái đạo bất hiếu nên chỉ bằng lòng cấp cho năm vạn thạch gạo chứ không xuất binh.
Nghe Mã Toán và Ngô Kỳ về báo, Trình Giảo Kim buồn bã than lớn:
- Nếu Lư Lăng vương không chịu hợp binh thì thanh thế của chúng ta không đánh nổi bọn gian thần, mà cũng chẳng có danh nghĩa gì hết thì làm sao mọi người tuân phục.
Trình Giảo Kim than xong ngồi chống tay suy nghĩ một hồi, chợt nhớ ra trước kia Tiết Nhơn Quý bắt sống được vua nước Tây Dương ở Nhạn Môn quan, không giết mà còn hậu đãi nên bây giờ đến đó mượn quân thì chắc chắn được. Vì thế Trình Giảo Kim lập tức sai Tiết Cương đi ngay. Tiết Cương tuân lệnh, cùng Mã Toán và Ngô Kỳ từ biệt các anh em rồi lên đường, nhắm hướng Nhạn Môn quan thẳng tiến.


Viên tướng trấn giữ Nhạn Môn quan là Châu Khôi, trước kia là thuộc hạ của Tiết Đinh San nên biết mặt Tiết Cương, lén mở cửa cho ba người đi thong thả. Khi đến Tây Dương, Tiết Cương nghe nói nhà vua đã đến giáo trường xem công chúa tỉ thí kén chọn phò mã thì cùng hai anh em đến đó xem sao. Khi ấy vua nước Tây Dương là Trương Thiên Bảo đang ngồi trên trướng còn Phi Châu công chúa cầm song kiếm giao đấu với các anh hùng hào kiệt, rất lâu mà chưa có ai đánh bại được công chúa.
Ngô Kỳ và Mã Toán cũng ngứa ngáy nhảy ra giao đấu nhưng đều thất bại. Tiết Cương không nghĩ đến việc lấy vợ nhưng thấy vậy tức giận chạy vào cùng với Phi Châu công chúa giao chiến kịch liệt, không phân được thắng bại. Về sau Tiết Cương phải dùng sức đánh bay song kiếm của công chúa rồi mới thừa cơ bắt sống nổi. Trương Thiên Bảo thấy vậy cả mừng, truyền nổi trống kết thúc tỉ võ, hỏi han mới biết đó là Thanh Thành Hổ Tiết Cương đi mượn quân, lập tức phong làm phò mã, thành thân ngay đêm hôm ấy.
Ngày hôm sau, Tiết Cương nhắc lại việc mượn quân thì Trương Thiên Bảo bằng lòng, sai Ngô Kỳ và Mã Toán về trước báo tin, còn Tiết Cương phò mã thì ở lại kiểm điểm cho đủ số, sẽ về sau. Trình Giảo Kim nghe báo lại thì cả mừng, lập tức cho người báo với Lư Lăng vương cho đúng lễ trước khi phát pháo xuất binh.
Khi ấy Ngụy Húc ở Trường An có ý muốn dời gia quyến về Phòng Châu, nên đến từ giã Từ Hiền. Ngụy Húc chợt thấy một đứa nhỏ chừng mười ba tuổi rất giống Tiết Giao thì hỏi ngay đó là ai. Từ Hiền hoảng sợ đáp là cháu mình tên là Từ Thanh nhưng biết không thể giữ được nữa, sau khi Ngụy Húc về rồi liền gọi Tiết Giao lại thuật hết đầu đuôi. Tiết Giao nghe xong khóc ngất một hồi xin dưỡng phụ cho mình cúng tế Thiết Ngưu phần trước khi đi tìm các anh em toan tính việc báo thù.


Đêm ấy Tiết Giao lén mở cửa Thiết Ngưu phần vào khóc lạy, chẳng ngờ bọn quân canh nghe được vội vàng chạy đi báo với Võ Tam Tư và Trương Quân Tả. Hai tên gian thần vội dẫn quân tới vây phủ khiến Tiết Giao chẳng còn đường nào chạy trốn. Tiết giao túng thế quá vừa toan tự tử để khỏi ô nhục thì có một vì thần mặc áo nhật nguyệt hiện ra nói Tiết Giao nhắm mắt lại rồi nổi gió đưa khỏi vòng vây.
Khi Tiết Giao mở mắt ra, thấy mình ở trong một hoa viên xinh đẹp thì rất ngạc nhiên, vào thẳng trong nhà hỏi han tạ lỗi. Hoa viên ấy vốn là của Ngân Bình công chúa, vợ của Tần Hoài Ngọc nên khi biết đó là con cháu của Tiết Nhơn Quý thì giúp đỡ ngay. Ngày hôm sau, Ngân Bình công chúa giả đi dâng hương ở ngoại thành, cho Tiết Giao trà trộn vào đám a hoàn thoát khỏi hang hùm ổ rắn.
Tiết Giao từ trước tới giờ chưa ra khỏi phủ bao giờ nên dầm sương dãi nắng muôn vàn khổ cực thì chịu không xiết, chỉ muốn nhào đầu xuống chết cho rảnh nợ. May sao Lý Tịnh biết được hiện ra khuyên nhủ đưa về Hương Sơn làm đệ tử truyền dạy võ nghệ. Thấy Tiết Giao còn nhỏ tuổi, Lý Tịnh liền cho ăn một quả đào tiên, tự nhiên sức mạnh trở nên phi thường đầu óc nhanh nhẹn hẳn ra nên chẳng bao lâu đã thành thuộc thập bát môn võ nghệ.
Lý Tịnh thấy thời cơ đã tới, gọi Tiết Giao vào nói:
- Ngươi hãy giả làm đạo đồng mà đến Phòng châu tìm họ hàng, khi nào gặp mặt thì ta sẽ cho người mang võ khí cùng ngựa đến cho.
Tiết Giao tạ ơn sư phụ, lần mò tìm đường mà đi. Một hôm Tiết Giao vào một gia trang xin cơm ăn, được một thiếu phụ xin đẹp cho gạo và vài đồng tiền. Tiết Giao cả mừng, vừa cầm gạo tiền ra khỏi gia trang thì chợt có một đứa bé tuổi cũng khoảng mười mấy chạy lại, quát hỏi:
- Đạo đồng kia! Ngươi vào nhà lấy cắp gạo tiền của mẫu thân ta phải không?
Tiết Giao cãi lại, lời qua tiếng lại khiến thiếu phụ nghe thấy chạy ra can ngăn, hỏi han mọi điều. Khi biết đó là Tiết Giao, thiếu phụ mừng rỡ nói:
- Tiết Cương với ta có họ hàng, còn đây là Tiết Quỳ, em của ngươi đó.


Tiết Quỳ nghe vậy vội tạ lỗi cùng Tiết Giao. Ngay khi ấy chợt có người đem thương mã tới, Tiết Giao biết là của sư phụ ban tặng thì nhận ngay, thuật lại cho hai mẹ con Loan Anh biết. Nghe xong Tiết Quỳ liền khoe:
Tôi cũng có võ khí rồi. Năm trước có người nhờ tôi bắt giùm con cọp, tôi vừa nắm lấy đuôi thì con cọp bỗng nhiên biến thành song chùy, trên cán đề sức nặng là một trăm cân. Sau đó có ông đạo nhân đến dạy cho tôi võ nghệ và cho một con thú mình ngựa đầu trâu rất quý.
Tiết Giao nghe vậy liền xin Loan Anh cho Tiết Quỳ theo mình đến Phòng Châu tìm kiếm phụ thân. Được Loan Anh bằng lòng, hai anh em đi hớn hở rất mau, chẳng bao lâu đã đến Phòng Châu, tình cờ gặp Ngô Kỳ và Mã Toán nên mới biết Tiết Cương hiện đang làm Trung Hiếu vương ở đó.
Tiết Giao và Tiết Quỳ định vào phủ, chẳng ngờ khi đi ngang qua ngự hoa viên thì Tiết Giao trúng nhằm trái cầu của công chúa, bị bọn a hoàn thể nữ chạy ra níu vào ra mắt Lư Lăng vương. Khi biết thân phận của hai người, Lư Lăng vương cả mừng phán:
- Tiết Giao là cháu của Trung Hiếu vương, được công chúa gieo tú cầu thì làm phò mã, còn Tiết Quỳ giữ chức đô đốc. Nghe đồn Trung Hiếu vương làm phò mã bên Tây Dương nên chưa về kịp, nay hai ngươi ở đây dự lễ thành thân rồi đón phu nhân Trung Hiếu vương về sum họp.


Tiết Giao và Tiết Quỳ đồng quỳ xuống tạ ơn. Đêm ấy Tiết Giao và công chúa kết duyên, động phòng hoa chúc vui vầy khôn xiết. Ba ngày sau Tiết Giao và Tiết Quỳ mới rảnh rỗi đi đón Loan Anh. Giữa đường vì không có quá xá nào nên hai tướng phải vào am đạo sĩ ngủ nhờ. Nơi đây có lâu la trên sơn trại dò xét khách đi đường rất kỹ, nghe Tiết Giao xưng tên họ thì liền chạy về báo cho Châu Lâm và Tiết Cường biết. Tiết Cường cả mừng, đón hai cháu về sơn trại bàn việc đón Loan Anh lên Cửu Luyện sơn rồi ba chú cháu sẽ lên đường qua Tây Dương tìm Tiết Cương, đến Nhạn Môn quan thì gặp rắc rối.
Khi ấy Tiết Cương cùng với Phi Châu công chúa đã điểm binh xong, rầm rộ kéo vào đất Trung Nguyên. Tướng trấn giữ ải này là Ngô Trung không chịu cho Tiết Cương kéo quân qua, đóng cửa thành kín mít mà cố thủ. Vì thế quân tướng của Tiết Cương không qua được mà ba chú cháu Tiết Cường cũng chẳng vượt xong. tướng quân thấy vậy nổi giận, xông tới đập cho một chùy vỡ nát cửa thành. Ngô Trung kéo quân ra đánh bắt cũng bị Tiết Quỳ ban cho một chùy vỡ óc, chết ngay tại trận.
Tiết Cương nhân dịp ấy cho quân tràn vào ải, khi gặp nhau mới nhận ra chú cháu anh em, mừng rỡ vô cùng. Tiết Quỳ lạy phụ thân rồi cùng nhau kéo thẳng về Cửu Luyện sơn mở tiệc ăn mừng. Hôm sau Tiết Cương sai Ngô Kỳ và Mã Toán đến Phòng Châu dâng biểu cho Lư Lăng vương. Nhà vua hết sức vui mừng, phong cho Tiết Cương làm đại nguyên soái, Trình Giảo Kim làm quân sư. Từ đó thanh thế của Tiết Cương càng ngày càng hùng hậu, nhân dân và quan quân đều căm ghét Võ hậu theo về rất đông.
Tin tức chẳng bao lâu về tới Trường An. Võ Tam Tư kinh hãi chạy vào hoàng cung tâu lại với Võ hậu cho xuất binh ngăn chặn. Võ hậu chuẩn tấu, phong cho Võ Tam Tư làm đại nguyên soái, Khương Thông làm tiên phong, Mã Lập làm hậu tập, điểm năm mươi muôn binh tiến đánh Cửu Luyện sơn.


anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét