Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tình Hé Môi Sầu 31 - Hết 6

Trang 6 trong tổng số 9

Chương 48


Tôi hơi hối hận về việc đăng rao vặt. Tự dưng chuốc lấy bao điều phiền nhiễu đến nỗi chẳng có một giây phút nào được yên ổn cả. Chuông điện thoại cứ reo không ngừng, lần này là của Lâm Việt Sanh.
- Cháu đã gặp lại bạn gái rồi. Hiện giờ chú có rảnh không?
- Có! Hiện cháu đang ở đâu?
- Ở hộp đêm “Mê Cung”!
- Được rồi, chú sẽ đến đấy ngay.
Sao hắn lại chọn một nơi sang trọng như vậy? Nhưng tôi không muốn nói nhiều vì bao ngày nay lỗ tai tôi đã ê ẩm vì những cú điện thoại này rồi.
Hộp đêm “Mê Cung” đang tổ chức ngày kỷ niệm mười năm thành lập, khách khứa nhộn nhịp. Việt Sanh ngồi ở một góc cách sàn nhảy rất xa. Hắn ăn vận rất chỉnh tề. Nhưng dưới vẻ hào hoa của người khác, hắn vẫn rụt rè, tự ti, và đứng lên chào tôi một cách ngượng ngùng.
- Bạn của cháu chưa đến sao?
- Có lẽ khoảng một giờ.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh


Tôi nhìn đồng hồ, và cảm động vì người thiếu niên si tình này, vì hiện giờ chỉ mới mười một giờ kém mười.
- Có chắc cô ta đến không?
- Đến chứ! - Việt Sanh tự tin – Cháu đã theo dõi cô ta lâu lắm rồi, hôm nay là cuối tuần, chắc chắn cô ta không sai hẹn đâu.
- Cháu có gặp cô ta nhiều không?
- Không! Cháu không đủ can đảm. - Việt Sanh cúi đầu thẹn thùng – Có một hôm, khi cô ta bước xuống xe hơi, cháu bước đến nói chuyện với cô ta mà cô ta xem cháu như một người xa lạ vậy.
- Có lẽ cháu đã nhìn lầm người !
- Không đâu chú!
- Cô ta đến đây một mình à?
- Mỗi lần cô ta đều đi với một người khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, và thường là người ngoại quốc.
- Người ngoại quốc đó là hạng người nào?
- Có một số như là du khách, còn một số là thuỷ thủ, nhưng xem ra họ đều rộng rãi lắm.
- Sao cháu lại biết họ rộng rãi?
- Cháu căn cứ vào số tiền họ cho trẻ giữ xe.
Tôi không hẹp hòi nghĩ rằng những cô gái giao du với đàn ông giàu có là không phải, nhưng con gái nhà lành mà đi khuya thế này thì cũng nên nghi ngờ. Vì tự ái của Việt Sanh, tôi phải giữ tiếng:
- Cháu nghĩ thế nào về cô ta?
- Vì thế cháu mới nhờ chú khuyên nàng.
- Cháu nghĩ rằng những cô gái trẻ tuổi không chịu đựng được sự cám dỗ của xa hoa à?
- Không, nàng không nghèo như xưa nữa, có rất nhiều người giàu có theo đuổi nàng. Cháu thấy nàng mang những món quà ném xuống gầm cầu.
- Sao thế?
- Cháu không hiểu. Những cái cháu không hiểu còn rất nhiều nữa.
- Cô ta đã không đếm xỉa đến cháu, thế thì sao cháu lại si mê cô ta như vậy?
Việt Sanh thẹn thùng.
- Bởi vì cháu yêu nàng.
- Có thẻ cô ta đã có yêu cháu, nhưng hoàng cảnh hiện nay đã thay đổi chăng?
- Không, cháu quả quyết rằng nàng rất yêu cháu.
- Lần trước cháu chẳng lo là cô ta yêu ông giáo sư của cháu sao?
- Số của ông ta là số thất bại. Hiện nay ông ta còn đau khổ hơn cháu nữa là khác.
- Sao cháu dám quả quyết như vậy?


Việt Sanh chẳng chút do dự nói:
- Cháu có bằng chứng.
- Cháu đã tin chắc như vậy thì còn nhờ chú gì nữa?
- Cháu mong rằng chú sẽ dẫn dắt nàng, cũng như chú đã dạy dỗ cháu vậy.
Nói đến đây, bỗng ánh đèn bừng sáng, trên sân khấu xướng ngôn viên dùng Anh ngữ nói:
- Chúng tôi xin giới thiệu cô Rose xin tự nguyện lên trình bày một nhạc khúc để cống hiến quý vị.
Tiếng vỗ tay vang dậy, một người Tây phương vòng tay ngang lưng một thiếu nữ cùng bước lên sân khấu, Việt Sanh run giọng nói:
- Chú ơi, nàng đó!
- Cô gái hát trên sân khấu đấy à?
Việt Sanh gật đầu nói:
- Hôm nay nàng đến sớm hơn thường lệ.
- Thì ra bạn của cháu là ca sỹ? – Tôi thở dài và thấy hơi tức giận. – Sao cháu không cho chú biết.
Việt Sanh khổ sở cúi đầu:
- Không! Nàng tự nguyện lên hát đấy chứ!
Tôi không nỡ trách Việt Sanh nữa. Đã đến đây rồi thì đành phải ở lại vậy. Tôi lặng lẽ ngồi xuống uống nước, mà lòng bực bội không sao nén được.
Vì chỗ ngồi của chúng tôi cách sân khấu quá xa, thành ra tôi không nhìn rõ diện mạo của cô ta, mà khách hàng lại đông nghịt, tôi chỉ thấy đầu là đầu. Dáng dấp của nàng trông rất giống Bạch Lộ, nhưng diện mạo thì khác nhau rất xa. Cô ta trang điểm rất quái dị, mày đỏ, mi xanh, môi trắng bệch, chẳng khác một người mẫu bằng sáp.
- Cháu thích một người như vậy à!


Việt Sanh ngập ngừng nói:
- Lúc bình thường nàng không trang điểm như thế đâu.
- Cô ta có bằng lòng làm bạn với cháu không?
- Ý chú muốn bảo là cháu không xứng với nàng à?
Tôi lườm Việt Sanh, xẵng giọng:
- Cô ta không xứng với cháu.
Trong sàn nhảy, bóng người chập chờn, ánh đèn mờ dần.
Việt Sanh nhìn tôi với ánh mắt rụt rè:
- Có cách nào mời nàng đến đây nói chuyện chốc lát không?
- Chẳng lẽ cháu muốn mời cô ta đến ngồi đây à?
- Nhất định nàng sẽ lễ phép với chú, nghe lời chú.
Tôi phải cố nén cơn giận, bảo hắn viết một mảnh giấy nhờ tên bồi bàn trao lại cho cô ca sĩ. Tên bồi bàn tiếp lấy mảnh giấy mà vẫn đứng yên, tôi hiểu ý bèn nhét tờ giấy bạc vào tay hắn.
Tiếng ca chấm dứt, cô ca sĩ không đến, chỉ nhìn về phía chúng tôi mỉm cười gật đầu rồi bước vào hậu trường.
Tiếng nhạc lại vang lên, lần này là một cô gái Ba Tây mái tóc đỏ. Tôi không hiểu nàng hát gì, chỉ cảm thấy như tiếng mèo kêu trên mái nhà vào mùa xuân.
Tôi nói:
- Chắc cô ta không đến đâu.
Việt Sanh cúi đầu cơ hồ muốn thấp hơn chiếc bàn, chẳng nói chẳng rằng. Tôi ra dấu bảo bồi bàn tính tiền.
- Về đi thôi.
Việt Sanh cực chẳng đã phải theo tôi bước xuống lầu, hắn lặng lẽ đi trước, đi qua một con đường ngang, đến một chiếc ghế đá bên bờ biển chúng tôi ngồi xuống, tôi lấy thuốc lá ra. Việt Sanh nói:
- Cháu có thể hút một điếu không?
Tôi đưa thuốc lá và hộp quẹt cho hắn.
Việt Sanh bật diêm và hít một hơi thật dài, xong sặc lia lịa.
- Khi bắt đầu vướng vào hạng gái như vậy cũng chẳng khác nào lần đầu tiên tập hút thuốc lá, cháu chịu không thấu nỗi khổ này đâu.
- Chú hiểu lầm nàng rồi!
- Hiểu lầm gì! – Tôi nghiêm giọng trách - Từ nay tôi mong cậu đừng dẫn xác đến những nơi này nữa.
- Ở đây cũng có thể gặp được nàng.
- Cậu nói sao?
- Khi hộp đêm đóng cửa, nàng đểu ra đây đi dạo.
- Cậu hư đốn vậy đấy à! – Tôi dằn không được – Chú của cậu đổ mồ hôi xót con mắt mới kiếm đủ tiền cho cậu ăn học, thế mà cậu lại đi theo đuổi một ca sĩ mỗi đêm như thế này à.
- Cháu chẳng có làm gì quấy cả! Chú đã bảo cháu đã đến tuổi yêu đương rồi mà.


Tôi ném mẩu thuốc thừa xuống biển:
- Chính cậu đã dối tôi rằng cô ta là một thiếu nữ trong sạch, và là người bạn hồi cậu còn nhỏ xíu cơ mà?
- Vâng!
- Láo! – Tôi nổi giận, túm cổ Việt Sanh và tặng cho hắn một tát tai nẩy lửa.
Việt Sanh đưa tay xoa má, thấp giọng nói:
- Nàng đến rồi kìa.
Không hiểu từ lúc nào, một thiếu nữ đã đứng sừng sững ngay sau chúng tôi. Dưới ánh đèn mờ tôi nhận rõ một gương mặt hết sức nghiêm nghị. Tôi nhìn nàng kinh dị:
- Bạch Lộ!
- Anh đã hành động đúng lắm! - Bạch Lộ chậm rãi ngồi xuống ghế đá – Hãy tặng thêm cho hắn thêm một tát tai nữa, niên học này cậu đã có hai môn không đủ điểm.
Tôi nhìn cách an mặc của nàng, chỉ trong một giây phút mà nàng đã đổi khác hẳn. Chiếc váy ngắn đen, áo sơ mi trắng, mặt chẳng chút phấn sáp, tóc chải thật đơn sơ.
- Người lúc nãy hát trong hộp đêm là cô đấy à?
- Vậy chớ ai nữa, không lẽ tôi nằm mãi trên giường bệnh à? – Nàng nguýt tôi một cái rồi bước đến bên Việt Sanh, vuốt nhẹ lên má hắn và quay sang nói với tôi – Tôi biết anh cũng muốn tặng cho tôi một tát tai như vậy có phải không?
Tôi lạnh lùng nói:
- Tôi không có quyền.
- Anh có quyền! Văn chương của anh mỗi trang đều quất vào mình những người vô tội một cách đích đáng.
- Tôi chỉ căn cứ vào sự nhận xét và hiểu biết của tôi vậy thôi.
- Anh dám cho nhận xét và hiểu biết của anh là đúng sự thật sao?
- Tôi thấy tôi có nhiệm vụ phải vạch trần tội ác. Trong quá khứ, tôi viết về mặt lương thiện của con người. Nhưng giờ đây, tôi phải lột mặt nạ những kẻ tàn ác giả dối, hư đốn.
- Anh cho tôi là một cô gái hư đốn à?
Tôi lặng thính, không đáp, nhưng ngầm chấp nhận là đúng như thế.
- Anh nghĩ rằng tôi không đủ tư cách làm bạn với Việt Sanh?
Tôi đưa mắt nhìn Việt Sanh, xong ngồi xuống lặng lẽ hút thuốc. Bạch Lộ nhìn tôi buồn bã giải thích:
- Những nhận xét này đều lầm lẫn cả, lầm lẫn đến độ không thể nào tưởng tượng được.
- Tôi bằng lòng nghe cô giải thích.
- Mọi chuyện xảy ra trong xã hội này không có gì giản dị cả, anh không…- Nàng buông tiếng cười nhạt – Anh chỉ là một nhà văn lành quá, những gì anh tiếp xúc và nhận thức chỉ là bộ mặt đẹp nhất của xã hội này, những người đàn bà trong sự tưởng tượng của anh đều trong sạch, hiền lành và cao quý như ánh sao, vừng trăng và mặt trời vậy. Nhưng đối với những con sâu nằm trong ngọn cỏ bé nhỏ, anh nào biết tí gì. Có lẽ anh chỉ mơ hồ tưởng là thấy mặt xấu xa trong kiếp sống của chúng, chúng đê tiện, bẩn thỉu và tàn ác, tội lỗi nhưng anh đừng quên rằng, chúng cũng phải sống, cũng phải tìm cách để sống chứ!
Bạch Lộ tỉ tê khóc.
- Cô Bạch Lộ! Tôi không có ý như vậy! Tôi đang khuyên răn Việt Sanh, vì nó hãy còn quá nhỏ để nghĩ đến chuyện tình ái.
- Vâng, anh ta hãy còn trẻ! Bảy, tám năm trước chúng tôi đã cùng nhau bắn bi, chèo thuyền và xem cine cọp. Chúng tôi không tiền phải ăn cắp đồ chơi vân vân…! - Bạch Lộ húng hắng ho – Anh còn nhớ tôi đã mời anh đi xem phim hôm nọ không?
- Tôi đã ngồi vào chiếc ghế trống nọ.
- Người đó chính là bạn của tôi và Việt Sanh! - Bạch Lộ thở dài – Anh ta cũng quý mến tôi như Việt Sanh vậy. Có một lần, chúng tôi đã trộm đồ để đi xem phim và bị cảnh sát bắt gặp. Anh ta phải vào tù, kết quả là bệnh chết trong đó. Cho nên không bao giờ tôi quên anh ta. Ở đây tôi không có một người bạn chân thành, chỉ có Việt Sanh, tôi xem Việt Sanh như là em của tôi hơn là người bạn. Thế mà anh lại nhẫn tâm nghĩ bậy cho anh ấy.
- Tôi không có ý nghĩ bậy cho hắn. Cô nên biết rằng hắn đã theo đuổi cô đến hồn vía đảo điên, cơ hồ muốn bỏ cả chuyện học hành.
- Vậy sao? - Bạch Lộ đưa mắt nhìn Việt Sanh, chậm rãi bước đến trước mặt hắn, đưa tay lên – Anh tệ quá, anh… anh tưởng anh còn là một đứa bé…
Bạch Lộ khóc oà, bàn tay nàng chạm vào má của Việt Sanh, lại buông xuống thật nhanh.

Chương 49


Trời nóng bức như một lò lửa mà tôi cứ thấy ớn lạnh như vào cuối mùa Thu.
Chạy đôn đáo tìm mấy hôm, mà công toi, chẳng những thế lại còn gặp phải nhiều nghi vẫn ngoài sức dự liệu. Như chuyện giữa Bạch Lộ và Việt Sanh, cái ỡm ờ nửa kín nửa hở của Uyển Thu, cái léo khoét của Mục Địch và sự quán đản của Robert Lý, cùng cái tai nạn của giáo sư Trung. Tôi hoa mắt điếc tai vì họ. Tôi không hiểu họ, và cũng không hiểu cái xã hội này. Trước đây ba tháng, Triết đã khuyên tôi hãy tìm hiểu cái xã hội hiện thực, giờ đây, tôi lại bị thực tế này nó mê hoặc làm cho đảo điên không yên ổn tâm trí một giây phút nào. Như Bạch Lộ, trong một thời gian ngắn mà nàng đã gieo cho tôi bao nhiêu ấn tượng, nào là hồn nhiên, xảo quyệt, phóng đãng, hiền thục, tình cảm sướt mướt rồi lạnh nhạt vô tình… ôi thôi là phức tạp.
Những từ ngữ này gán cho nàng tôi thấy chưa thoả đáng lắm. Thực sự nếu có người hỏi tôi về Bạch Lộ tôi cũng không biết nói thế nào để cho lương tâm khỏi áy náy.
Còn bạn bè nàng, tôi cũng thấy bí mật khôn lường. Thông thường, khi tôi phê bình tác phẩm văn nghệ của người khác, tôi luôn luôn chú ý đến sự cấu tạo của nhân vật, và khi sáng tác tôi càng triệt để chú ý đến tính nết của nhân vật. Bây giờ thực sự tiếp xúc với thực tế, tôi mới giác ngộ rằng cá tính của những nhân vật mà mình đã vẽ vời bao lâu nay thật buồn cười vô cùng. Tôi đã xây dựng một bức tượng chứ không phải tính nết thật của con người. Tính nết của mỗi cá nhân luôn luôn thay đổi, quan niệm thiện ác xấu đẹp cũng thay đổi, những văn tự chết không sao uốn nắn được những linh hồn sống.


Trong số bạn bè tôi lại nhớ đến Lưu Triết. Tôi đã sống với hắn suốt mấy năm trời mà cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu được hắn. Trong một tháng nay, hắn đã làm tôi điên đầu, đôi khi hắn rất lạc quan, đôi khi câm miệng như hến, cạy răng cũng không nói tiếng nào. Hắn đeo đuổi tình yêu nào đó nhưng đau khổ vì tình mà cũng không thở than. Hắn khuyên tôi tiếp xúc với những nhân vật mới, còn hắn thì đứng riêng ra coi như không dính dấp gì đến ai cả. Rồi cuối cùng hắn đã lặng lẽ bỏ đi. Cái nực cười nhất là đến giờ phút này tôi vẫn chưa hiểu được nguyên nhân nào đã thúc đẩy hắn bỏ đi.
Những câu hỏi này đã bao trùm lấy tôi, càng khiến cho tôi quyết chí muốn tháo gỡ những nghi vấn đó. Nhưng làm sao tìm hắn đây? Hà Phi, Uyển Thu và Phụng đã cho tôi một ít chi tiết nhưng tôi đã tìm kiếm khắp nơi mà vẫn không thu lượm được một kết quả nhỏ xíu nào.
Tôi nhớ đến lão Chu Ký Trần, và tôi cũng nhớ lời cô Vân đã từng bảo tôi, khi Lưu Triét sắp bỏ đi có vào phòng lão Trần trò chuyện một hồi, không chừng Lưu Triết có cho lão hay việc dọn nhà cũng nên. Khi cô Vân mang điểm tâm lên, tôi hỏi thăm về tình trạng gần đây của lão Trần.
- Hai hôm nay ông ở nhà tụng kinh! – Cô Vân nhăn nhó trêu cợt, hai tay chắp lại - Suốt ngày ông trốn trong phòng chẳng rời một bước, cả đến giờ cơm cũng chẳng chịu ra phòng ăn.
- Ông không đến nông trại sao?
- Không, hành lý ở nông trại ông mang về đây hết, có lẽ ông không trở lại đó nữa đâu.
- Ông ấy ở trong phòng làm gì vậy?
- Xem sách, đôi lúc viết gì không rõ, đôi lúc chẳng làm gì cả, chỉ trố mắt nhìn lên trần nhà cả giờ đồng hồ.
- Xin cô thưa với ông là tôi cần gặp ông. – Tôi căn dặn Vân rất rõ – Cô phải nói thật dịu dàng, nếu ông không thích thì thôi, vì cũng không có gì quan trọng lắm.
Vân đặt chén đũa xuống và chỉ một lúc sau đã trở lên cho tôi biết lão Trần đã bằng lòng tiếp tôi và cũng có việc muốn nói với tôi nữa.
Cửa phòng của lão Trần vẫn khép chặt, bên trong chẳng có một tiếng động, lão đang than phiền chăng?


Lão Trần đằng hắng và khẽ nói:
- Xin mời vào!
Tôi đẩy cánh cửa và thấy lão đang ngồi tại bàn viết. Ngoài dự liệu của tôi, lão không xem kinh Phật, mà là đang tính toán sổ sách, trên bàn chỉ có một quyển sổ và một chiếc bàn tính.
- Nghe cô Vân bảo cậu muốn gặp tôi phải không? – Lão Trần vẫn ghi những con số trên bàn tính vào trong sổ rồi sau đó châm ống điếu – Có việc gì, cậu cứ nói!
- Bác có hay Triết đã dọn đi rồi không?
- Cậu đến đây để nói vấn đề tiền thuê phòng đấy à?
- Không! Trước khi rời bỏ đi Triết đã có tiếp xúc với bác, tôi nghĩ anh ta có thể cho bác biết địa chỉ mới của anh ta.
- Triết chưa thanh toán nợ nần với cậu sao?
- Dạ không phải vấn đề này!
- Ừ! Lão Trần sợ râu – Có lẽ cậu ấy không thích ở đây nữa.
- Nhưng anh ta nên cho tôi biết địa chỉ mới của anh ta chứ. Anh ta có nói với bác nguyên nhân nào khiến cho anh ta phải bỏ nơi này không?
Lão Trần ngẫm nghĩ một hồi, hình như Triết đã có nói gì với lão. Nhưng lại chậm rãi nói:
- Bác muốn sửa ngôi nhà này à?
- Không, tôi định bán đi! Nhưng chưa ngã giá.
- Hiện nay đất đai rất hiếm bác có đòi giá cao chắc người ta cũng phải mua.
- Điều kiện của tôi rất khó có ai bằng lòng. Thà tôi chịu giảm giá, nhưng được phá đi ngôi nhà cũ của tôi, và cũng không được sửa chữa nhiều, nghĩa là làm sao tôi nhận ra bộ mặt cũ của nó tôi mới thuận bán.
- Sao vậy bác?
- Tôi đã nói cho cậu biết ý kiến của tôi rồi mà! Tôi có thể bán nhà, nhưng không bán kỷ niệm của tôi, tôi phải ghi điểm này vào khế ước, trừ phi tôi chết đi.
- Điều này rắc rối thật.
- Nhưng với tôi lại là một việc rất đau lòng! – Lão Trần thở dài - Thật ra, nếu họ thông minh một tí, họ sẽ bằng lòng ngay, cậu nghĩ tôi còn sống được bao lâu nữa!
- Thế sao bác lại bán nó đi làm gì?
- Tôi phải sống hữu lý! – Lão Trần cười thiểu não- Tôi muốn bỏ Hương Cảng, tìm một nơi yên tĩnh để chờ chết, thật tình tôi không đủ sức để chăm sóc tài sản của tôi.
- Bác muốn đi đâu?


Lão trầm tĩnh nói:
- Toi muốn đi du lịch khắp thế giới! Thật ra, tôi chỉ muốn nhìn lại một lần những nơi tôi đã từng đặt gót chân đến, những nơi đó có thể gợi lại kỷ niệm của cuộc đời của tôi. Đến khi chân chồn, tôi sẽ tìm một nơi để gửi thân như loài voi vậy.
- Bác không nên bi quan quá như vậy! Tôi thấy sức khoẻ của bác còn tráng kiện lắm. Y học tân tiến nên một người sống trên tám mươi tuổi là một việc rất bình thường, huống hồ một người chưa quá sáu mươi như bác!
- Tôi đã sáu mươi hai rồi. – Lão Trần bấm đốt ngón tay tính – Cái chết đối với tôi không còn là một vấn đề nữa. Thuở còn nhỏ, nhìn thấy người chết tôi sợ, sợ rằng một ngày kia sẽ đến phiên mình. Khi lớn lên, tôi lại sợ mình chết không đáng. Hai mươi năm trước đây tôi vẫn không muốn chết, khi đó là đang có chiến tranh với người Nhật, trước khi đi công tác tôi có để lại một tờ di chúc, nhưng chưa viết hết thì tôi đã khóc oà. Giờ đây, tôi cảm thấy chết chóc không còn đáng sợ nữa. Ngoài cái chết, có còn cách gì để được yên nghỉ mãi mãi?
- Có lẽ bác đã chịu ảnh hưởng của kinh Phật quá đáng, nhìn thân thế như bể khổ, chỉ mong được giải thoát, mong được trút bỏ bụi trần, cho rằng chết đi là sẽ được sống trong một thế giới cực lạc.
- Không! Không! Tôi không nghĩ như vậy, hơn thế nữa, tôi lại không thể nào tu thành chính quả. Thực tế, tội lỗi của tôi rất nặng nề, tôi chỉ cầu mong mình được huỷ diệt, để không vui sướng, cũng không sầu muộn.
Xem ra đầu óc của lão Trần hơi có vẻ thất thường, tôi không muốn bàn vấn đề này nữa. Tôi lái câu chuyện:
- Triết có tỏ ý kiến gì về việc bán nhà của bác không?
- Lẽ ra cậu ấy không nên lo lắng về việc nhà cửa. Tôi nghĩ là trong một thời gian ngắn chưa thể bán đi được đâu, các cậu còn nhiều thì giờ để tìm nhà khác, cho dù có bán xong đi nữa các cậu cũng có thể ở thêm vài ngày. Tôi có bảo Triết nói lại với cậu, kể từ tháng sau, cậu cũng khỏi phải trả tiền nhà nữa.
- Anh ta có nhắc đến cô bạn nào của anh ta với bác không? – Tôi nhớ đến mỗi khi lão nói chuyện với chúng tôi, lão đều quan tâm đến việc hôn nhân của Triết.
Lão trầm ngâm giây lát:
- Nói đến điểm này Triết tỏ ra rất tiêu cực, như vậy cũng đỡ cho tôi khỏi phải tốn tiền mừng.
- Không phải vì vấn đề tình yêu mà anh ta bỏ đi đâu.
Lão Trần không nói gì, chỉ khẽ nhún vai:
- Vấn đề này thì cô bạn Triết phải lo lắng mới phải chứ! À! Cô biên tập nọ chắc lo lắng lắm phải không?
- Cô ta cũng chẳng biết mô tê gì cả?
- Còn một cô họ Ngô nào nữa?
- Dạ Ngô Phụng đấy! Nhưng vì giáo sư Trung gặp chuyện không may, nên cô ta không còn thì giờ nghĩ đến việc lẩm cẩm này nữa.
- Sức khoẻ của giáo sư Trung ra sao, phục hồi chưa? Mấy hôm nay tôi bận rộn quá, đã quên hỏi thăm cậu.
- Vì phải đi tìm Triết, tôi cũng không đến thăm ông ấy. Không hiểu ông ấy có thể phục hồi trí óc hay không nữa!
- Thật ra với tuổi lão, điều đó cũng không quan trọng lắm. Nhưng lần bất hạnh này chắc là phải phí nhiều tiền.
- Cũng may là ông có đóng bảo hiểm tai nạn, tiền thuốc men và tiền sing sống cũng không thành vấn đề.
- Điều đó lẽ ra là do chủ xe phải chịu trách nhiệm. Cảnh sát không tìm ra chủ xe sao?
- Chính ra giáo sư Trung không muốn.
- Tại sao vậy? Ông ta đâu phải là con người rộng lượng như vậy.
- Cảnh sát và công ty bảo hiểm đều mong ông cung cấp một ít tài liệu, nhưng ông lại bảo rằng chẳng biết gì hết.


Lão Trần trầm ngâm một hồi. Lão đã có thành kiến với giáo sư Trung nhưng cũng không muốn tỏ ra mừng rõ trên sự đau khổ của người khác. Quả nhiên, lão lại lái câu chuyện sang Lưu Triết.
- Cậu khỏi phải lo cho Triết nữa. Tôi đã khuyến khích cậu ấy sang ngoại quốc du học với khả năng hiện nay của cậu ấy. Rất có thể cậu ấy đã tìm một nơi thanh tịnh để tự học, vài hôm nữa Triết sẽ viết thư cho cậu mà.
- Tôi chỉ mong rằng anh ta đừng hiểu lầm là được. Tuy nhiên, tôi không thích anh ta bỏ đi mà chẳng nói với tôi một lời như vậy.
- Đừng nên câu nệ như vậy! Chẳng có việc gì đáng để chú trọng cả. – Lão Trần ngáp dài - Tới giờ ngủ trưa của tôi rồi!
Khi tôi đứng lên chào lão, lão lại tiếp tục tính sổ sách.

Chương 50

Đêm đã khuya, mà bên ngoài hình như có tiếng người gọi. Tôi nhận ra giọng của Trương Đức Sanh. Đức Sanh đã từ Tân Gia Ba trở về rồi ư? Sao hắn lại đến đây nửa đêm nửa hôm thế này? Nhất định là phải có việc khẩn cấp? Tôi bị giọng khích động của hắn làm hốt hoảng lập tức chạy xuống lầu.
- Nhanh lên! Khỏi phải mở cửa nửa, nhảy rào ra đi! - Đức Sanh đã rút bỏ khác nhiều hàng rào tre, mồ hôi nhễ nhại.
- Có việc gì cấp bách vậy?
- Triết đã gặp nguy rồi. Cậu hãy đến gặp hắn nhanh lên!
- Hắn ở đâu, có chuyện gì vậy? – Tôi kinh hãi phóng qua mương, Đức Sanh chụp lấy tay tôi và đẩy luôn vào xe của hắn, phóng về phía bến đò Thiên Tinh. Ngồi yên trong xe, tôi hỏi ngay:
- Việc gì thế?
- Chốc nữa được không! - Đức Sanh chẳng thèm quay đầu lại, hối hả nói – Mình vượt đèn đỏ, đừng ồn để cho cảnh sát để ý.


Tôi phải cố dằn nỗi bồn chồn. Vừa nhắm mắt lại cho tinh thần lắng dịu, thì xe lại dừng lại ở bến đò. May thay vừa có một chiếc đò nhổ neo, trên đò chẳng có lấy một người khách. Đức Sanh vội móc lấy một tấm giấy bạc đưa cho tên lái đò.
- Nhanh lên! Càng nhanh càng tốt! - Rồi hắn quay sang tôi nói - Cậu có đến bệnh viện của bác sỹ Vi mới mở chưa?
- Có nghe ông nói qua, nhưng chưa có thì giờ đến.
- Nếu không nhờ bác sỹ Vi thì tệ hại đến không thể tưởng tượng.
Đức Sanh lấy ra một bức địa đồ, lấy chiếc đèn pin của tôi, lẩm bẩm:
- Phải rồi! Đi đường này có lẽ gần hơn nhiều.
- Triết đã bị đả thương hả?
- Không! Hắn uông thuốc độc tự tử.
- Tự tử ư? – Tôi trố mắt – Có nguy hiểm đến tính mạng không?
- Không chắc! Hắn như điên dại đánh đấm loạn xạ với bác sỹ Vi, và không chịu rửa ruột. Cho nên bác sỹ Vi mới bảo tôi phải đi tìm cậu đến thuyết phục anh ta.
- Triết đã mất tích mấy hôm này, sao cậu lại quyết chắc Triết tự tử?
- Chúng tôi đã tìm được tờ di chúc trong người anh ta.
- Có di chúc nữa à! Cho tôi xem nhanh lên.
- Bác sỹ Vi giữ, lỡ ra cứu chữa không được, thì để làm bằng chứng chứ - Đức Sanh lắc đầu, bảo tôi cho một điếu thuốc lá, chậm rãi châm lửa - Thật ra, tờ di chúc chẳng có viết gì cả, chỉ nhờ cậy hãy săn sóc cho mẹ và em gái của anh ta, cùng với địa chỉ gia đình và địa chỉ của một vài người thân thích của anh ta.
- Trên di chúc không nói đến nguyên nhân tự tử của anh ta à?
- Không! - Đức Sanh nhả ra một luồng khói dày đặc, ngẫm nghĩ giây lát – Theo tôi nghĩ e rằng là do tình yêu.
- Tình yêu ư? Triết chẳng có tình cảm gì đối với Phụng cả.
- Ngoài Phụng, cậu còn biết người bạn gái nào khác của anh ta không?
- Tôi biết có một cô là Uyển Thu, cô ta là biên tập viên tạp chí Văn Triết Sử.
- Cô đó đối với hắn ra sao?


Tôi kể sơ việc gặp Uyển Thu hôm nọ lại cho Đức Sanh biết:
- Cũng không phải cô ta. Cậu biết Lưu Triết còn có cô bạn nào mới quen không?
- Không, nhưng tô hiểu Triết lắm, tình yêu của hắn là một giấc mơ, suốt ngày hắn cứ bảo là chỉ gặp người yêu ở trong mộng thôi. Với tiêu chuẩn đó, e rằng cả đời không bao giờ hắn gặp được người bạn đường.
Chúng tôi suy đoán một hồi lâu, mà vẫn không tìm được kết quả. Sau đó, tôi hỏi Đức Sanh lý do nào anh lại gặp Lưu Triết.
- Sáng hôm nay tôi mới ở Tân Gia Ba về, chưa được nghỉ ngơi thì đã nhận được chỉ thị của sở bảo là tên hư đốn xảo quyệt kia hiện đang chơi xập xám trong một cái bar nhỏ. Công tác này thật vất vả, khi tôi đến nơi thì tên kia thua sạch và đi vay tiền rồi. Sau đó tôi mới tình cờ gặp Lưu Triết.
- Cậu có gọi hắn không?
- Không! - Đức Sanh nhún vai, cười thảm não - Cậu đã biết chúng tôi như mặt trăng mặt trời mà! Vả lại lúc đó hắn đang uống rượu.
- Triết ít khi uống rượu lắm mà!
- Hắn uống dữ lắm.
- Sao cậu không ngăn hắn.
- Tôi phải theo dõi tên họ Nguyễn nên không thể ra mặt. - Đức Sanh mệt mỏi ngáp dài - Thật không may, nếu không phải tại Lưu Triết thì hôm nay tôi chắc chắn đã có kết quả ngon lành rồi.
- Tại Triết tự tử mà câu không làm được việc hả?


Đức Sanh chau mày:
- Ngay khi tôi vửa định bỏ đi, thì tên kia lại quay trở lại. Hắn rón rén bước đến bên Triết, khẽ nói mấy lời. Triết cầm lấy ngay nửa chai rượu còn lại, mắt giận dữ đi theo hắn. Bọn chúng đi vào một ngõ sâu hút, không hiểu họ nói gì với nhau, nhưng dường như có xung đột. Tôi chỉ nhìn thấy tên họ Nguyễn vội vã đi trở ra, và ở đầu ngõ đã có một chiếc xe hơi đang chờ, trong xe có một cô gái vẫy tay gọi hắn.
- Cậu có thấy rõ mặt cô gái đó không? Không chừng Triết có liên hệ với cô gái đó.
- Không rõ nữa! Nhưng tôi vội vàng vòng qua một con hẻm khác, chận một chiếc taxi theo hắn, nhưng dịp may đã mất, đuổi theo cả buổi trời chẳng thấy tăm hơi đâu cả.
- Cậu phải quay về để xem Triết ra sao chứ?
- Tôi sợ hắn say quá rồi ngã gục trong ngõ đó nên cũng định quay lại và cũng để hỏi hắn hành tung của tên kia, không chừng hắn và cô gái trong xe có quen biết với nhau. Dĩ nhiên, Triết chưa chắc đã bằng lòng cho tôi biết, nhưng hắn nhất định đã biết xe này, hắn bằng lòng nói cho tôi số xe, thôi thì việc tìm ra chủ nhân của nó đâu thành vấn đề.
- Lúc đó cậu đã biết Triết uống thuốc độc chưa?
- Chưa! Khi tôi trở lại thì chẳng thấy Triết đâu nữa, đành phải đi tìm loanh quanh ở mấy ngõ hẻm gần đó. Cả tiếng đồng hồ vẫn không thấy hắn đâu cả, mà lúc đó đã gần nửa đêm, tôi nghĩ chắc hắn đã về nhà, như vậy nhất định tôi sẽ gặp hắn ở bến đò Thiên Tịnh. Tôi gọi xe ra bến đò tức khắc. Vả lại có những người bạn cũng ngấm ngầm theo dõi để giúp tôi khi cần, nhất là công tác vào lúc đêm.
- Đồng nghiệp của cậu đã cho cậu biết vậy à?
- Không! - Đức Sanh khoát tay, thò đầu nhìn ra cửa sổ, đưa tay chỉ một vùng gần bến đò và nói - Sắp đến nơi rồi. Vào lúc đó có rất nhiều khách qua đò bu quanh một kẻ say rượu, và có cả cảnh sát. Tôi đến gần mới biết đó là Triết, hắn vừa khóc vừa vùng vẫy đòi nhảy xuống biển. Nếu tôi không quen với viên sĩ quan cảnh sát đó, thì chắc chắn tìn này đã có trên mặt báo rồi.
- Cũng may là gặp cậu, nếu không thì chẳng biết tệ hại đến mức nào.
- Thoạt đầu tôi tưởng hắn say rượu, nên năn nỉ viên sĩ quan kia giúp tôi dìu hắn đến một quán rượu gần đó nghỉ ngơi. Sau thấy hắn vẫn hôn mê mà miệng thì sùi bọt tôi mới nghi hắn bị trúng độc.
- Rồi cậu đưa Triết đến bác sĩ Vi?
- Tuy bệnh viện bác sĩ Vi không được đầy đủ dụng cụ bằng nhà thương công, nhưng lúc đó tôi nghĩ là nếu đưa Triết vào bệnh viện công chắc hắn sẽ hận tôi suốt đời. Thứ nhất là gần, thứ nhì là tôi biết ông ta chuyên môn phá thai, thì dụng cụ chắc cũng tạm đủ chữa trị cho Triết.
- Nhưng, bác sĩ Vi có đủ khả năng không?
- Như cậu đã biết, hắn là bác sĩ du học tại Đức, nhưng không đủ tư cách treo bảng tại Hương Cảng, nên phải làm nghề này. Phòng mạch được thiết lập ở thành Cửu Long chỉ là nơi để tiếp khách, đương nhiên hắn cũng là một tay nhổ răng có hạng.
- Sau cậu biết ông ta chuyên môn phá thai.
- Nghề nghiệp của tôi mà. Về phương diện tâm lý học, bác sĩ Vi còn hiểu biết hơn tôi nhiều. Hắn đã từng đảm nhiệm chức viện trưởng dưỡng trí viên, bệnh não của giáo sư Trung cũng phải nhờ sự giúp đõ của hắn đấy!


Tôi không muốn tìm hiểu cuộc đời của bác sĩ Vi mà chỉ lo lắng đến sự an nguy của Triết, tôi nói:
- Khi cậu đến nơi, bác sĩ Vi đã nói thế nào?
- Phải nhờ ở số mạng của Triết! - Đức Sanh vừa hối thúc người lái đò cập bến, vừa nói với tôi – Khi tôi đến nơi, bác sĩ Vi đang rửa ruột cho Triết dù sao tôi có ở đó cũng chẳng giúp ích được gì cho hắn nên mới chạy đi tìm cậu.
Chiếc đò máy vừa cập bến là chúng tôi chạy lên bờ. Quả nhiên có một xe cứu thương đang đậu gần đó. Đức Sanh ngồi vào xe, bật đèn, mở bản đồ ra xem một lần nữa rồi lái vào con đường một chiều có bảng cấm. Hai mươi phút sau, chúng tôi ngừng tại một ngôi nhà kiến trúc theo lối Ý Đại Lợi. Đức Sanh bấm còi, y tá ra mở cổng, tôi vội hỏi.
- Thưa cô, tình trạng người tự tử ra sao?
- Trúng độc rất nặng, đã rửa ruột xong, ông ấy hiện vẫn còn mê man.
Cô y tá vừa nói vừa bước đi trước dẫn đường. Đến lầu hai, tôi đã nghe tiếng rên rỉ đau đớn và bi phẫn của Triết. Đức Sanh vỗ vai tôi và bảo rằng hắn phải đi tìm bác sĩ Vi có việc.
Đây là một gian phòng rất yên tĩnh, vách tường, vật trang trí và giường nệm đều trắng toát, trông Triết thật đáng thương hại. Hắn nhìn tôi, mở miệng như định nói gì, nhưng lại khẽ lắc đầu, nước mắt giàn giụa.
Tôi nắm tay Triết, bàn tay run rẩy và lạnh toát.
- Triết! Có việc gì mà phải chán nản…
Triết chỉ rưng rưng nước mắt. Tôi định hỏi thăm thì hắn ngã vào lòng tôi khóc nức nở.
Sống với Triết bao lâu nay, tôi chưa thấy Triết khóc thảm thiết thế này, mà giờ đây hắn như một đứa bé con bị oan ức.
Giọng Triết khàn khàn:
- Tôi sắp chết rồi, các anh đừng cứu chữa cho tôi nữa.
- Không, làm sao mà chết được, anh sắp khoẻ đến nơi rồi!
- Tôi đã trách lầm anh! – Gương mặt Triết co thắt vì đau khổ, hắn buồn nôn, tôi vội dơ chiếc bô đến trước mặt hắn, trong bô đầy máu, nhuộm đỏ cả chiếc khăn lau gần đó.
- Máu của cậu đó à?
Triết gật đầu:
- Đừng nói chuyện nhiều với bệnh nhân. - Một giọng nói dịu dàng vang lên sau lưng tôi, tôi quay lại, thì ra bác sĩ Vi và cô y tá vừa bước vào.
Bác sĩ Vi chào tôi, và bỏ nhiệt kế vào miệng Triết, rồi cúi xuống thăm mạch. Sau đó ông ra dấu với cô y tá tiêm thuốc cho Triết, và cho uống thuốc. Không đầy ba phút Triết đã ngủ say, lúc bấy giờ bác sĩ Vi mới quay lại nói với tôi:
- Hãy để yên ta ngủ giây lát. Chúng ta đến phòng khách nhé!
Xuồng phòng khách dưới lầu, cô y tá đã mang cà phê lên. Tôi lo lắng hỏi:
- Bác sĩ! Tôi thấy hắn mửa ra rất nhiều máu.
- Không sao đâu! Anh ta đâu muốn sống, tôi phải cho người đè anh ta mới rửa ruột được đó.
- Anh ta đã trúng độc gì vậy?
- Chưa rõ.
- Có nguy hiểm đến tính mạng không?
- Phải tĩnh dưỡng vài hôm. Về phương diện sinh lý thì rất dễ hồi phục, nhưng vấn đề ở đây là tâm lý của anh ta!


Đức Sanh cười thảm não:
- Chỉ có buồn tình anh ta mới tìm đến con đường tự tử mà thôi.
- Về điểm này hai cậu biết rõ hơn tôi. Nhưng tôi có thể cho hai cậu thêm một ít chi tiết.
Tôi lạ lùng nhìn bác sĩ Vi. Bác sĩ Vi vừa hút thuốc, vừa lật quyển sổ ghi tên bệnh nhân, sắc mặt rất nghiêm nghị:
- Ba tuần trước, anh ta có đến phòng mạch của tôi để khám răng, anh ta nhất định bắt tôi nhổ một chiếc răng nguyên vẹn. Tôi đã từ chối. Nhưng khi rửa ruột cho anh ta, tôi thấy chiếc răng của anh ta đã bị nhổ mất.
Đức Sanh quay sang hỏi tôi:
- Thật lạ quá! Có thật như vậy không?
Tôi gật đầu.
- Cậu biết nguyên do gì không?
- Anh ta chỉ nói với tôi là răng đau phải nhổ đi.
- Láo! – Bác sĩ Vi lắc đầu – Răng của anh ta rất tốt, tôi đã bảo la không có hư gì cả.
- Đó có phải là vì mỹ quan không?
- Răng giả mà đẹp hơn răng thật à? – Bác sĩ Vi phì cười – Chúng tôi cũng chuyên về việc làm răng giả mà.
- Theo anh việc này có liên can đến việc tự tử của anh ta không?
- Chưa ra manh mối, - bác sĩ Vi trầm giọng nói – Cho nên tôi mới bảo là chỉ cung cấp cho các cậu chút chi tiết vậy mà!
Đức Sanh nói:
- Tôi chắc là có liên can.
Tôi lắc đầu:
- Cậu đừng nên quá chủ quan như vậy.
- Cậu mới chủ quan đấy! - Đức Sanh nhảy lên nói - Vạn Ứng Đơn của cậu đã thí nghiệm rồi chưa?
Tôi đưa mắt nhìn bác sĩ Vi. Bác sĩ Vi nhìn tôi mỉm cười, lắc đầu nói:
- Tôi không thể cho cậu biết kết quả, nhưng tôi mong cậu đừng nên xen vào chuyện của người khác, cậu phải hứa với tôi là cho dù có gặp người kia cũng đừng nhắc đến việc này. Tốt hơn là đừng nên trêu vào hạng người đó. Chúng ta hãy nghĩ đến chuyện của Triết trước.


Mọi người ngẫm nghĩ một hồi cũng không sao tìm ra nguyên nhân tự tử và việc nhổ răng của Lưu Triết. Tôi sực nhớ đến lời khuyên của Robert Lý nên nói với Đức Sanh:
- Người biếu Vạn Ứng Đơn cho tôi hôm qua có nhắc đến cậu. Hắn khuyên cậu đừng theo đuổi nghề trinh thám này nữa.
- Tôi biết! Khi ở Tân Gia Ba tôi đã nhận cả mấy lá thư hăm doạ. Không phải là tôi sợ, mà chỉ cảm thấy lòng người đê tiện quá, tôi không xem tiếp, nhưng đôi lúc lại cẩm thấy không thể làm ngơ. Ví dụ như vụ án mà tôi hiện đang điểu tra, nếu bảo rằng vì tiền thù lao, chi bằng hãy cho rằng tôi thương hại người đàn bà vô tội kia. Được rồi, công việc hoàn tất tôi sẽ tự động bỏ việc. Thôi để sau này sẽ nói tiếp, tôi mệt quá rồi!
Tôi xem đồng hồ, còn hai giờ nữa là trời sáng, bác sĩ Vi khách sáo mời chúng tôi nghỉ trên chiếc giường bệnh bỏ trống, chờ trời sáng hãy về.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét