Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tình Hé Môi Sầu 31 - Hết 1

Trang 1 trong tổng số 9

Chương 31


Tôi không tin rằng thế gian này lại có thứ thuốc linh nghiệm như thế, nhưng thật uống vào được vài phút, tuy cảm thấy hơi choáng váng nhưng không bao lâu sau thì toàn thân thư thái, tinh thần sảng khoái, bệnh nhức đầu, mệt mọi tiêu tan.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Điều này khiến quan niệm của tôi đối với Robert Lý thay đổi không ít. Dù sao hắn đã làm một việc giúp người và có lợi cho mình. Tôi liền xem lại toa thuốc thêm một lần nữa, nó chuyên trị nhức đầu, đau lưng, đau dây thần kinh, tinh thần bải hoải, não yếu, thận suy, cảm cúm.v.v… ngoài ra còn một hàng chữ đen khá lớn: hiệu nghiệm đặc biệt với bệnh phong thấp lâu năm.


Hàng chữ này đã khiến cho tôi nhớ đến bà Hoa. Trước đây tôi hứa là sẽ đến thăm bà, nay tiện thể đến thăm bà và tặng bà một hộp thuốc này để bà thử xem sao. Lẽ tất nhiên, tôi không thể bảo bà uống những viên thuốc này một cách cẩu thả mà có lẽ phải thí nghiệm xem thuốc này có thích hợp với bà chăng.

Một bà già xa lìa quê hương đất tổ không người thân kẻ thích khao khát một tình bạn chân thành, mặc dù bà tự cho mình là người Trung hoa. Đấy chính là bức bình phong để che dấu sự hưu quạnh của bà.
Bà Hoa đang ngồi dưới mái hiên tay nâng niu chiếc máy thu thanh, đang trò chuyện với một viên sĩ quan Hoa kỳ. Viên sĩ quan rất trẻ, mặc sắc phục hải quân. Thấy có khách hắn đứng dậy từ giã.


Tôi bước vào vườn hoa:
- Chào bác!
Bà Hoa thấy tôi mừng rỡ lên tiếng chào hỏi, những vết nhăn trên mặt đã giãn ra:
- Tôi đã thua rồi! – Bà Hoa lẩm bẩm một mình – Con gái tôi bảo nhất định sẽ đến thăm tôi lần nữa, nhưng có điều trễ hơn dự đoán của nó hai hôm.
- Đã lâu cháu không gặp cô ấy.
- Không lâu lắm đâu, tôi có tính rồi, vừa đúng một tuần lễ - Bà Hoa đưa cây nạng gõ lên cánh cửa hai cái, quay sang tôi cười bí ẩn – Không may hôm nay nó không ở nhà, nó đi tắm rồi, dạo này nó mê trượt nước lắm đấy!
- Tôi hiểu vì sao bà lại cười! Hẳn bà cho tôi đang theo đuổi Bạch Lộ. Tôi nghĩ tôi phải giải thích”
- Tôi có nói là tôi sẽ đến thăm bác cơ mà!
- Thật thế à? Cậu là người trọng chữ tín, đấy là đức tính tốt của người Trung hoa chúng ta. Qua phòng khách ngồi chơi, tôi vừa pha cà phê đấy!
- Xem ra bác đã khá hơn trước nhiều.
- Vâng! Cám ơn cậu! Hôm kia sinh nhật của tôi, có một ông bạn già đến đón tôi đi xem phim, đã gần hai mươi năm tôi không được đi đâu. Đó cũng nhờ cậu đã khuyến khích tôi đấy.
- Có lẽ bác xem phim Trà Hoa Nữ!
- Không, đấy là hí kịch Trung hoa, một chuyện tình giữa người và rắn.
- Người và rắn ư? – Tôi ngẫm nghĩ giây lát, mới nghĩ ra là Bạch Xà Truyền – Bác có hiểu điệu hát hoàng mai không?
- Không hoàn toàn lắm, nhưng tôi hiểu được ý của nó. Tôi đã biết chuyện này và cũng rơi nước mắt mấy phen! – Bà Hoa nhếch môi, khẽ huýt sáo – Có phải điệu này không? Cậu thích nó không?
- Không! Tôi cảm thấy kịch địa phương hơi trơ trẽn.
- Đó mới là nghệ thuật chứ! Bà Hoa không hài lòng về sự phê bình của tôi, bà nói – Nghệ thuật dân gian rất gần gũi với tình cảm của những người dân nghèo nà, ở Thượng hải tôi có nghe qua Côn khúc (*), đó có lẽ là hí kịch cổ điển chính tông của Trung hoa, nhưng tôi nghe chẳng hiểu tý nào cả.
- Tôi không thích chuyện hoang đường.
- Đó cũng chẳng có gì lạ, văn học Hy lạp không phải đều là truyện thần thoại cả sao? – Bà Hoa cao hứng phá lên cười – Tôi trưởng thành ở ngoại quốc, ngưởi Tây phương ví rắn như ma quỉ, nhưng người Đông phương thì lại tưởng tượng nó đáng yêu, rắn có thể biến thành một cô gái xinh đẹp, duyên dáng, và đa tình.
- Đấy là một mẫu truyện bất cứ người đàn bà Trung hoa nào cũng biết, cũng như không người Tây phương nào không biết Roméo và Juliette vậy.
- Có một điểm khác chứ! ở vở kịch Roméo và Juliette thì vì đàn bà, hai người đàn ông quyết đấu với nhau, còn ở đây thì đàn ông và đàn bà quyết đấu với nhau. Tôi không hiểu sao vị hòa thượng vô tình kia lại đi phá hoại mối tình đó; còn tên thư sinh yếu đuối như vậy mà có xà tinh đem lòng yêu thương.
- Đó là duyên nợ, một thứ nhân quả mà người phương Đông chúng tôi tin tưởng. Theo truyền thuyết thì người thư sinh đó trước kia có cứu một con bạch xà, vì muốn báo ân tình con bạch xà mới hóa thành cô gái xinh đẹp để hầu hạ chàng ta.
- Nói như vậy thì những người đàn ông bị vợ ngược đãi, có lẽ kiếp trước họ là người Ấn độ chuyên thổi sáo dụ rắn! – Bà Hoa thích thú cười – Thú thật!
- Dĩ nhiên đó là chuyện thần thoại, một chuyện thần thoại rất dễ thương!
- Con gái tôi nói cậu là nhà văn, rất tiếc là tôi đọc không hiểu. Cậu có thể phỏng theo truyện này, tưởng tượng ra một con rắn kiếp trước bị một tên đàn ông đập chết, về sau rắn kia biến thành người về báo thù tên đàn ông đã đập nát đầu nó. Cậu không thể rút từ mẩu chuyện rắn trong thánh kinh đâu nhé.
- Nhiều tiểu thuyết ga khái thác đề tài này – Tôi cũng cười theo – Theo tôn giáo của chúng tôi thì chuyện đó không phải là báo thù mà là báo ứng.
- Báo ứng! – Bà Hoa trố mắt – Báo ứng khác với báo thù như thế nào?
- (*) Côn khúc: một điệu nhạc phát nguồn từ Côn sơn.
- Một sự trừng phạt hoặc một may mắn thích đáng. Thiên chúa giáo cho rằng mọi việc là do đức Chúa Trời phân xử, còn tinh thần tôn giaoscuar Trung hoa là tự mình phân xử, tự mình phải gánh chịu lấy hậu quả do minh gây ra. Nghĩa là trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
- Nếu biết ăn năn tội lỗi thì tội trạng có thể được tha thứ?
- Trong kinh Phật có nói rằng, buông dao đồ tể có thể thành Phật ngay. Nhưng có một số người tin rawngftooij gì phải đền. Có ai trồng đậu mà có được dưa đâu?
- Báo ứng như vậy tàn nhẫn quá, cậu không cảm thấy dã man thật sao?
- Không! Tôn giáo Tây phương dùng xưng tội và sám hối để tiêu trừ tội ác mà họ đã cố tình làm, còn người Trung hoa thì trước tiên là áp chế những động cơ đưa đến tội ác.
- Tôi yêu Trung hoa, nhưng tôi không thích quan niệm tôn giáo của người Trung hoa! – Sắc mặt bà Hoa nghiêm tran không vui tươi như lúc nãy nữa nhưng bà vẫn gạn hỏi tôi – Cậu thấy quan điểm như vậy là hợp lý à? Tội nhân không có chút hy vọng nào sao? Có khắt khe lắm không?
- Tu nhân tích đức, không phải là để cho kiếp này mà là cho kiếp sau.
- Nhưng không thể giải được cái tội có khi vô tình mà cũng có khi hữu ý mà họ đã gây ra.
- Vị thần mà họ tín ngưỡng là một nhà toán học! – Tôi bật cười nói – Cộng trừ nhân chia của ngài đối với thiện ác còn thuần thục hơn cả kế toán viên.
- Đó là gông xiềng tinh thần, đến chế linh hồn cũng không thể an nghỉ được. Tàn nhẫn quá, tôi không tán thành.
- Bác cứ chú trọng đến điều này làm gi. Xem ra bà Hoa có vẻ sợ hãi, tôi vội chuyển hướng câu chuyện về phương diện điện ảnh – Điện ảnh chỉ là một thứ giải trí người ta lợi dụng những mẩu truyện huyền ảo để khán giả quên đi nỗi khổ sở phải đương đầu trong cả một ngày quần quật với miếng ăn. Bác đừng nên quan trọng hóa nó vậy.
Bà Hoa im lặng, tôi không hiểu bà đang nghĩ gì, thật lâu, bà bùi ngùi thở dài:
- Sự tích đó dù sao cũng cảm động. Tôi nghĩ ngay đến đôi chân của tôi.
- Bác nên đi chữa chạy cho đàng hoàng thì hơn! Bác đang dùng thuốc gì thế? – Tôi nhớ đến lọ Vạn Ứng Đơn trong túi tôi.


Nhắc đến bệnh bà lắc đầu:
- Không ai chữa nổi bệnh phong thấp của tôi cả.
- Nhiều vị đông y cũng khá lắm, bác có thử qua chưa?
- Chưa! – Bà Hoa cười chua xót – Cậu nghĩ xem, một người ngâm mình trong nước vào lúc mưa gió lạnh lẽo trong suốt ba giờ đồng hồ, nếu không chết đã là một chuyện lạ rồi. Tôi còn nhớ xưa kia lúc bác sĩ cứu sống tôi, ông ta có bảo tôi phải lưu ý, vì có thể vào tuổi năm mươi bệnh phong thấp này sẽ tái phát. Hiện nay nửa thân mình phía trên của tôi còn cử động được là nhờ ân huệ của Chúa rồi.
- Bác bị ngã xuống sông à?
- Không! Tôi định tự tử để chuộc tội! – Bà Hoa tự trách – Tôn giáo của tôi không cho phép tôi tự tử, nhưng lúc đó tinh thân tôi tê liệt đã làm tôi hành động không suy nghĩ gì cả.
- Tai sao vậy? – Tôi cảm thấy câu hỏi của tôi không lễ phép liền đổi giọng – Xin lỗi bác, lẽ ra tôi không nên tò mò.
- Tôi cũng không mong người khác thương tôi, hoặc trách cứ tôi. – Bà Hoa hắng giọng rồi nói tiếp – Lúc bấy giờ có nhiều ký giả mong tôi cho họ biết, duyên cớ , nhưng tôi không hé môi. Thậm chí có một tờ báo muốn bỏ tiền ra mua cái bí mật đó nữa, tôi cũng từ chối luôn. Cảnh sát mời tôi đến điều tra, tôi cung làm um sùm rồi không ai hiểu tại sao cả. Giờ đây cậu nhắc đến, tôi không thể không nhớ đến tâm sự đau thương kia.
- Thôi bác, chuyện đã qua rồi nghĩ lại làm gì.
- Ôm ấp một bí mật mãi trong lòng cũng khổ. Cũng may mà tôi nay đã già, sống nay chết mai nên cũng chẳng đáng ngại chi cho lắm. À! Cậu rót hộ tôi một ly rượu nhé!
Tôi rót một ly whisky đưa cho bà, bà cho một ít vào ly cà phê và nếm thử. Rồi mở sắc tay, lấy hộp phấn ra, nhìn vào chiếc gương trong hộp, khẽ chàm chậm thêm ít phấn mà tôi nhìn thì chẳng thấy có tí phấn sáp nào cả.
- Tôi xâu xí quá nhỉ! - Bà trể môi ra vẻ thẹn thùng và hơi mai mỉa – Phải không? Tuổi tác đối với người đàn bà còn đáng sợ hơn cả ma quỉ.
- Không! Mỗi người có một phong độ riêng biệt để đủ được kính nể.
- Cậu làm đau lòng mụ già này rồi. Lúc tôi còn xuân sắc thì quả thật tôi rất đẹp. Tôi nghe sự ca ngợi nhan sắc đến nhàm chán, nhưng tôi lại thích bọn trẻ nhìn tôi với ánh mắt ghen tị.
- Tôi tin bác.
- Tôi còn phải cho cậu biết rằng, con gái đẹp không báo giờ được hạnh phúc cả.
Tôi kinh ngạc đăm đắm nhìn bà.
- Chẳng hạn như trẻ con, chúng thích những đồ chơi xinh đẹp; nhưng khi cãi cọ và ẩu đả nhau, những món đồ vật quí giá mà chúng tranh giành phải vỡ nát.
- Bác so sánh thật chính xác.
- Cậu hãy nhìn đôi chân của tôi đây – Bà Hoa mở rộng đôi tay cười nhạt – Cứng rồi, chẳng khác gì một con nhái không nhảy được nữa. Hãy còn những cái người ta không trông thấy, đó là trái tim của tôi, một trái tim nát bét.
Tôi ngẩn ngơ nhìn nhưng không biết phải dùng lời gì để an ủi cho phù hợp.
- Nói ra dài dòng lắm! Hạnh phúc của những thiếu nữ trẻ đẹp đều là một công thức. Hưởng thụ, theo đuổi, một sự theo đuổi điên cuồng, mà cái đáp số sau cùng phải giống nhau cả. Tôi sẽ cho cậu biết một cái đáp số nhé!
Tôi rót thêm cà phê cho bà, và một tí rượu vào. Bà lên tiếng cảm ơn, song lại tiếp tục vấn đề đang dang dở:
- Cậu cần phải phá bỏ cái quan niệm thông thường mới có thể hiểu lời tôi. Đàn bà khi gặp phải tình yêu thì ôm đồm lạ lùng, cùng một lúc có Thể yêu mấy người và cũng có thể lấy một người mà không hề có tình yêu; ngay cả chính bản thân đương sự cũng không thể phân tích nổi, trừ phi đến cuối cuộc đời thì nó mới biết tình yêu là gì.
- Quan điểm của bác rất đúng. Nhưng tôi tin rằng, không ai được trải qua một cuộc đời tương tự như vậy.
- Tôi là một người giữa hàng vạn người đã có kinh nghiệm đó. Đó là sự trừng phạt của Chúa, tôi chẳng oán hận, hôm nào tôi cũng cầu nguyện, tội của tôi phải gánh nhưng xin đừng giáng tội xuống kẻ khác nữa.
- Tôi tin rằng Đức Chúa mà bác tín ngưỡng sẽ phản cảm động cho tấm chân tình của bác.
Tôi an ủi bà ta mà lòng tự hối. Bà Hoa mắt rớm lệ, run giọng nói:
- Không giấu cậu, thời còn son trẻ tôi đã xem tình yêu như một trò đùa. Tôi đã yêu mấy người đàn ông cùng một lúc và mấy người theo đuổi tôi cùng một lúc. Kết cuộc ai cũng bỏ đi hết, tôi đã làm hại đời họ và cũng đã tự làm hại đời mình.
- Đó là nguyên nhân thúc đẩy bác tự tử?
- Khi biết được người yêu của mình chính là người mình hận nhất, và đồng thời người mình yêu cũng đang căm hận mình thì làm sao còn có đủ can đảm để kéo dài cuộc sống! Tôi công nhận đàn bà là kẻ yếu đuối, nhưng ai là kẻ mạnh chứ? Napoléon, Hittler, Sở Bá Vương, những người đó sau khi thất bại đã như thế nào?
Bà xúc động mạnh và nổi cơn ho khủng khiếp, tay sờ ngực, bà hổn hển nói:
- Bệnh phong thấp của tôi lại làm khổ tôi rồi.
- Tôi đi mời bác sỹ đến nhé?
- Không cần đâu, chỉ một lúc là khỏi ngay. – bà Hoa lắc đầu, đưa tay chỉ chiếc lọ màu lam đặt trên quầy rượu – Cậu rót hộ tôi một ly rượu nữa nhé?


Tôi làm theo lời bà, bà run rẩy đón lấy, và kéo hộc tủ lấy ra một chiếc hộp nhỏ, mở hộp ra, đôi mắt trợn tròn, mồ hôi trên trán nhỏ xuống từng giọt.
- Chết rồi! Thuốc đã hết sạch rồi! Edlies không thèm quan tâm đến bệnh trạng của tôi.
- Để tôi đi mua cho bác hộp thuốc khác nhé. Bác cho tôi biết tên thuốc đi.
Bà Hoa co rút lại rên siết:
- Không được đâu
- Tôi có một lọ thuốc trị đau nhức, bác có muốn thử không? Tôi móc lọ Vạn Ứng Đơn ra.
- Không! Không! Thuốc khác không dùng được đâu! – Sắc mặt bà Hoa càng khó coi hơn. Bà mím chặt môi, toàn thân run rẩy như bị sốt rét.
- Loại thuốc này tôi đã uống thử rồi, không có phản ứng gì cả - Tôi mở gói giấy, xé bỏ chiếc hộp, rút toa thuốc ra – Có in nhiều thứ tiếng, bác thử đọc xem có dùng được chăng?
Bà Hoa đành lấy như một của báu, đem lọ thuốc đổ cả vào ly rượu, đoạn nốc cạn một hơi.
- Cảm ơn cậu
- Tôi đã có ý định đem biếu bác, nhưng không dám chắc nó hợp với căn bệnh của bác nên chưa đưa sớm ra đó thôi.
Bà Hoa tưởng chừng như sắp chết đến nơi mà rồi cơn rên siết đáng sợ ban nãy đã ngưng hẳn. Chỉ trong vòng 5 phút, trên mép môi của bà đã xuất hiện nụ cười hài lòng. Tôi mừng rỡ thực sự.
- Thật không ngờ loại thuốc này lại hiệu quả như vậy
Chừng hơn 10 phút sau, bà Hoa có thể nói chuyện khe khẽ
- Cảm ơn cậu nhé! Tôi đã khá hơn rồi, nhưng vẫn còn mệt, tôi phải nghỉ một chút! Thôi, cậu về nhé! Edlies sẽ không bỏ rơi tôi đâu!
Bà vẫy tay chào tôi, đôi mắt từ từ khép lại

Chú thích:
Côn khúc: Một điệu nhạc phát nguồn từ Côn Sơn

Chương 32

Khi chiếc xe buýt đang chạy ngang qua đường cành lá xum xuê, tôi thấy vài cô gái đẩy xe đưa trẻ con dạo mát. Tôi nghĩ ngay, nếu bà Hoa lành bệnh, khỏi phải dùng đến xe lăn tay nữa, thì Bạch Lộ cũng có thể đưa bà đi dạo phố, xem phim…
Xưa nay chưa bao giờ cảm thấy sung sướng hơn lần này, tôi ước ao gặp được Robert Lý, nhất định xin hắn thêm vài hộ Vạn Ứng Đơn nữa cho bà Hoa. Có lẽ Lý quen biết bà Hoa đã lâu, nhưng chắc chắn hắn không biết loại thuốc này lại hiệu nghiệm đến thế.
Xe buýt lại đi qua một hẻm nhỏ. Trong hẻm có rất nhiều bà lão trên vai mang đầy quần áo rách rưới, trông như đang chạy loạn vậy. Tôi nhận ra họ chính là người nghèo khó đang cư ngụ trong khu giải tỏa
Lỡ ra căn bệnh của bà Hoa càng thêm trầm trọng, không thuốc nào hiệu nghiệm, mà nghề nghiệp của Bạch Lộ lại gặp nhiều trở ngại, gian nhà gạch bé nhỏ mà họ đã tốn biết bao mồ hôi nước mắt mới tạo nên, cũng gặp phải cảnh này thì khổ biết bao,…Sự tưởng tượng lại khiến tôi nhận thấy đời người biết bao lận đận, lao đao. Khi nghĩ đến bà Hoa, tôi lại liên tưởng đến Chu Ký Trần và Ngô Doãn Trung. Những người đó đã gần đất xa trời, thời gian đã vô tình mang theo tuổi xuân của họ, còn để lại chăng chỉ là sự nghèo khó, hiu quạnh và bệnh tật.
Thông thường khi gặp phải phiền phức, bao giờ tôi cũng trốn vào sách vở và báo chí. Mấy hôm nay, tôi không động đến sách báo gì cả! Tôi thấy ngường ngượng, tôi hiểu sách vở đối với nghiệp viết văn của tôi rất quan trọng, mỗi ngày phải tăng chớ nếu không nó sẽ cạn đề tài, mất nguồn cảm hứng. Tôi hơi hối hận vì đã nghe lời Lưu Triết, lặn hụp trong vòng luẩn quẩn này mãi, cho dù tôi có nhận được những điều hữu ích thì cũng không thể bù đắp được thời giờ tôi đã phí phạm.


Xe buýt ngừng lại một ngã rẽ. Đây cách thư viện không xa lắm, như có một sức mạnh nào đó thúc đẩy, tôi xuống xe.
Thư viện không rộng lắm, sách báo cũng không đầy đủ, nhưng toàn là sách mới và những đặc san định kỳ thì rất đầy đủ, ngày thường tôi chỉ xem thư viện này như một nơi để triển lãm sách vở, chỉ cần xem đại khái thôi để tôi quyết định đi mua, để khỏi phải tiêu phí.
Tôi là một người khách thường tới lui thư viện nên người quản thủ thư viện thấy tôi là mừng rỡ như người bạn thân lâu ngày mới gặp vậy. Tôi mời anh ta một điếu thuốc, anh ta soạn cho tôi vài quyển tạp chí vừa mới ra.
- Gần đây có sách gì mới thuộc về văn học không?
- Thơ và văn nghị luận thì không có. Hôm qua vừa có một quyển tiểu thuyết mới “Mùa thu tại vườn mai quế (tức hoa hồng)”, mà đã có một cô mượn đi rồi. Nhìn theo hướng tay hắn chỉ, tôi trông thấy một vài sinh viên đang làm bài, trong góc có một thiếu phụ mặc áo dài lam, trông như một cô giáo. Tôi trông thấy hơi quen quen, và mãi mới nhớ ra nàng là Dư Uyển Thu.
- À! Cô Uyển Thu! – Tôi đến trước mặt nàng gọi
- Ồ! Ông là… - Uyển Thu ngẩng đầu lên rồi lập tức gập sách lại nhỏ giọng nói - Ồ! Tôi tưởng anh Triết chứ? Anh ấy nhờ anh đến à?
- Không! Tôi tình cờ ghé qua mượn sách đấy thôi! Cô có hẹn với Triết à?
Uyển Thu thất vọng gật đầu:
- Bài báo của anh ấy có một đoạn khó, anh ấy nhờ tôi đến đây tìm tài liệu và hứa nếu rảnh sẽ đến đây. Nàng xem đồng hồ - giờ hẹn đã qua, có lẽ anh ấy không đến được! À! Nói chuyện ở đây bất tiện quá, chúng ta ra ngoài đi.
Ra đến phòng khách, Uyển Thu nhường tôi ngồi trên ghế mây, nàng thì đứng bên cửa sổ, có lẽ để tiện nhìn người qua lại.
- Cô cũng thích xem tiểu thuyết à?
- Tôi không có thì giờ xem, nhưng quyển sách này không xem không được, vì bản thảo của quyển sách này có người nhờ chúng tôi xuất bản, tôi nhận thấy rất có giá trị nhưng ông giám đốc không bằng lòng, mà chúng tôi không thể xuất bản được nếu không có sự chấp thuận của ông ấy, và hơn nữa tác giả lại đòi tác quyền quá cao.
- Cô đã đọc bản thảo rồi à?
- Hắn chỉ gửi có nửa phần – Uyển Thu mỉm cười – Anh có biết tác giả là ai không?


À, Viên Đinh. Bạch Lộ đã hỏi thăm tôi về người này trong giới văn nghệ ở đây, những nhà văn có chút ít tên tuổi tôi đều biết hết, đây chỉ là một bút hiệu liên quan đến tên sách. Tôi lật trang cuối, thấy nơi phát hành là nhà sách của Tiền Bán Tử, nhưng tôi không nghe thấy hắn nhắc đến quyển sách này bao giờ.
- Anh cũng không biết phải không? – Uyển Thu thoáng mỉm cười – Quyển này khá lắm đấy.
- Nếu cần chúng ta có thể đến nhà sách hỏi
- Người ta không biết đâu! Khi quyển sách mới được phát hành ngày đầu thì tôi trông thấy ở sạp báo, đến ngày thứ ba bị thu về mất. Tôi đoán quyển này đã gặp phải vấn đề gì rồi đây.
- Cô đọc rồi có thấy gì không?
- Tác giả đã dùng lối viết tự thuật – Uyển Thư hơi thẹn thùng – Ông ấy viết là thuở thiếu thời có yêu một cô gái lãng mạn, phóng túng, nhưng người con gái đấy đã cùng một lúc yêu cả ông ta và một vài người khác, trong mối tình đa giác đó, tác giả tự biết mình là kẻ bất tài nên đã tự rút lui.
- Đề tài này cũng thông thường
- Nhưng nó được khai thác rất khúc chiết – Uyển Thu trầm ngâm một hồi – Người đàn bà căm hận đàn ông nên đã nhồi sọ đứa con gái được tạo ra do chính người tình phản bội của nàng trêu cợt và làm khổ nhục nam giới. Giới văn nghệ rất ít khi chịu phí một công lao theo đuổi những thứ biến thái, những tâm lý độc địa đó – Tôi chỉ đọc đến đây thôi – Uyển Thu ngượng ngùng – Phải công nhận tác giả này học thứ rất uyên bác, ông đề cập đến nhiều vấn đề luân lý, đạo đức xã hội, vân vân nữa nên tôi rất muốn đọc. Anh cũng thích đọc loại tiểu thuyết này nữa à?
- Tôi không thích hẳn
- Xem xong tôi sẽ đến tìm anh để thảo luận – Uyển Thu bỏ quyển sách vào trong một chiếc túi – Tôi rất hoan nghênh nếu anh viết về loại này, tạp chí của chúng tôi cần những tác phẩm tương tự như vậy.
- Có lẽ tôi cũng nên thử xem. Tại sao cô không khuyến khích Triết viết về thể loại văn này?
- Anh Triết càng ngày càng lười tệ! – Uyển Thu thỉnh thoảng lại nhìn ra cửa – Anh ấy bận bịu suốt ngày nhưng thật sự không hiểu anh ấy bận việc gì.
- Tôi cũng không được rõ lắm! Tôi chỉ biết rằng anh ấy hoạt động luôn, không lúc nào nghỉ ngơi!
- Anh có biết gần đây anh Triết có người bạn gái nào khác không? – Uyển Thu cố tình biểu lộ mối liên hệ giữa nàng và Triết.


Tôi lắc đầu
- Có chứ! – Uyển Thu mỉm cười – Có lần tôi nhìn thấy anh ấy đi xem phim với một cô gái.
Tôi nghĩ cô gái mà nàng nói là Phụng nhưng mặt vẫn tỉnh bơ.
- Cô gái đó rất đẹp, mà cũng thông minh lắm!
- Triết có cho tôi biết anh ta quý mến một cô biên tập.
- Anh Triết bao giờ cũng cho mình là người đa tình – Uyển Thu mỉm cười cởi mở - Anh ấy không nói rõ cô ấy là ai à?
- Không! Trong sở cô có còn cô nào nữa không?
- Chỉ có mình tôi là con gái thôi – Uyển Thu hơi thẹn thùng – Đừng nói đùa chứ!
Tôi thấy sự liên hệ giữa tôi và Uyển Thu chưa có gì nói nhiều mà đâm hớ, có khi còn lộ tẩy nhiều điều không hay cho Triết, và cô ta cũng tế nhị tự động chuyển đề tài:
- Lâu quá không thấy tác phẩm mới của anh xuất hiện?
- Tôi đang tìm đề tài mới trong đời sống thực tế, ý kiến của Triết đấy.
- Anh Triết có biết gì về văn học đâu? Anh nghe lời anh ấy chắc chắn sẽ thất vọng ngay.
- Tại sao vậy?
- Tôi không biết viết văn, nhưng tôi hiểu biết chút ít về nguyên tắc mỹ thuật. Anh không trách tôi múa rìu qua mắt thợ chứ?
- Đừng nên khách sáo cô ạ!
- Vẻ đẹp nào cũng căn cứ theo khoảng cách. Thực tế không đẹp như ta tưởng tượng và mơ ước đâu. Anh mang kính hiển vi mà nhìn người đẹp thì chỉ thấy 1 tế bào cằn cỗi, khô khan.
- Nhưng nó phải phản ánh đời sống thực.
- Không thể được. Có người than rằng thời đại này không thể sinh ra được những tác phẩm vĩ đại. Thật ra, thời đại này chỉ có thể cung cấp đề tài cho đời sau, bởi vì họ trầm tĩnh, khách quan mà điều quan trọng nhất là cái Lý Luận Học phù hợp với cái Mỹ học của họ.
- Thì nó phải mất đi cái chân thật tính.
- Tại sao phải chân thật chứ? Văn học có cần chân thật không? Chẳng hạn thi sĩ ca tụng vầng trăng, mơ tưởng chị Hằng, ý thơ mới ra. Nhưng khoa học gia đã cho biết rằng trên đó chỉ có một đống nham thạch hoang lạnh, bi thương. Cảm hưng đâu mà thơ với thẩn.
- Ý kiến của cô độc đáo lắm. Nhưng tôi cảm thấy dù sao cũng cần phải tìm hiểu tình cảm thật của những nhân vật sống.
- Tâm lý con người phức tạp, làm sao anh hiểu được? – Uyển Thu nhoẻn cười kiêu ngạo – Không ai bằng lòng cho anh biết bí mật trong nội tâm của họ. Cái mà anh muốn hiểu chỉ là một khối luẩn quẩn. Chẳng hạn như Triết; anh và Triết ở chung một nhà mà tâm sự của anh ấy anh biết được gì?


Tôi ngượng ngập lắc đầu:
- Tôi có lẽ biết được một ít! Triết có cho tôi biết là anh ấy quý mến một người con gái, mà người con gái đó đã bị chồng ruồng rẫy, vấn đề hôn thú vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên, cô ta cũng rất quý mến anh Triết.
Tôi hơi hoài nghi người con gái đó chính là bản thân Uyển Thu nhưng tôi lại không tiện lên tiếng hỏi nhưng vẫn nói một cách ham hố:
- Tôi nghĩ rằng thế nào cũng giải quyết được!
- Cho dù giải quyết xong cô ấy cũng không chịu lấy Triết đâu
- Tại sao vậy cô?
- Làm sao tưới cho quả tim khô héo phục hồi sinh lực. Hơn nữa, cô ta hiểu rằng cô ta không phải là người lý tưởng của Triết.
- Con gái rắc rối quá.
- Vì thế tôi thành thật khuyên anh đừng đến thư viện này nữa, và cũng đừng tìm đề tài làm gì, hãy thả lỏng mình đi thì hơn – Uyển Thu đừng lên – Có một phim về cuộc sống của nhà văn anh xem chưa?
- Ít khi tôi xem hát lắm vì không tin rằng điện ảnh giúp ích gì cho công việc của tôi.
- Tôi nghĩ anh nên xem phim này! Rất tiếc là tôi đã quên tên phim, nhưng tôi biết nó đang chiếu ở một rạp mới mở - Uyển Thu nhìn đồng hồ, thoáng chau mày lẩm bẩm – Có lẽ Triết không đến nữa đâu! Tôi cũng không thể đợi anh ấy nữa, tôi phải đến nhà in có tí việc.
- Tôi sẽ nói cho Triết biết.
- Cảm ơn anh! Nhờ anh nói với Triết là hai hôm nữa, khi tạp chí phát hành tôi rảnh rỗi rồi. Lúc ấy thì quyển tiểu thuyết này tôi cũng xem xong, nếu anh ấy đến thăm tôi, tôi sẽ nhờ anh ấy gửi lại cho anh!
Bước ra khỏi thư viện, tôi từ giã Uyển Thu, lúc chia tay, nàng còn bịn rịn nhìn thoáng qua một chiếc ghế trống trong phòng đọc sách.

Chương 33


Hương Cảng dường như càng ngày càng đông đúc hơn. Mặc dù thời tiết oi bức, nhiều khách bộ hành mồ hôi nhễ nhại, nhưng họ vẫn qua lại đầy phố.
Tôi nhảy xuống xe buýt, phải vất vả lắm mới tìm được rạp chiếu bóng mà Uyển Thu đã cho tôi biết. Vé đã hết từ lâu, tôi đành phải đi theo làn sóng người, đến trước cửa một rạp khác.
Đấy là một rạp chiếu bóng hạng nhì, nhưng khán giả vẫn chen chúc, thiếu điều muốn nghẹt thở. Chỉ còn mười lăm phút nữa là vào phim, tôi đứng xếp hàng với đoàn người, nhưng khi đến lượt tôi thì một chiếc bảng ghi hai chữ “hết vé” đập vào mắt tôi.
Có người khẽ lay lay áo tôi. Tôi thoáng nghĩ đến người bán vé chợ đen. Quay đầu lại, quả nhiên đúng là một cô gái du đãng, cô ta đội một chiếc nón rơm rộng vành, cặp kính màu đen to tướng che mất cả nửa khuôn mặt, quần áo mặc thật lố lăng.
- May quá – cô ta tháo cặp kính xuống, chúm chím cười- Dường như anh đã quên tôi rồi! Song hẳn anh không quên sợi dây chuyền này?
Tôi kinh ngạc nhìn lên cô nàng:
- Cô Bạch Lộ! Cô cũng đi xem phim à?
Nàng đưa tay chỉ vào cửa rạp
- Không, tôi phải trốn tránh cái thằng cha đáng ghét kia.
- Ai?
- Kia! – nàng hất hàng ra lộ - Anh không nhớ ra xe của hắn à?
Tôi phát giác trong đoàn xe đông như mắc cửi, La Bạt Lý nôn nóng bóp còi inh ỏi, mặt đỏ ngầu, mồ hôi nhễ nhại.
- Hôm nào hắn cũng đến tìm tôi – Bạch Lộ kéo tôi sang một bên - Vui lắm, tôi muốn tránh hắn.
- Hôm kia anh ta có mời tôi đi uống nước! – Tôi sực nhớ đến thái độ của La Bạt Lý lúc đó và cả mối tình giữa Bạch Lộ và Cao Mục Dịch
- Thế nào hắn cũng đặt điều nói xấu tôi, anh đừng nên nghe hắn, con người của hắn… - Bạch Lộ thản nhiên nói – Anh có mua được vé không?


Tôi lắc đầu
- Thế thì tôi mời anh nhé?
- Sao cô mua được?
- Rạp của Hà Phi mà.
Vào rạp đang lúc chiếu quảng cáo, tôi hỏi:
- Sao cô lấy đến hai vé?
- Đó là thói quen của tôi – Nàng khẽ hắng giọng – Xưa nay tôi không thích đi xem một mình.
- Cô đã có hẹn à?
- Không
- Nếu cô không gặp tôi thì vé này chẳng phải bỏ phí à?
- Không phí đâu! Anh không hiểu đâu.
- Vậy là sao?
- Hôm nay là ngoại lệ, vì anh đến đây cốt là để xem, tiện dịp thì tôi mời chớ tôi không bao giờ mời ai hết.
Tôi ngơ ngẩn vì không sao hiểu được lý lẽ này.
- Tôi nói anh đừng sợ nhé – Nàng kề tai tôi nói thật khẽ - Chỗ ngồi của anh là chỗ ngồi của người chết.
- Trời ơi! – tôi lạnh xương sống, đảo mắt nhìn quanh.
- Người đó chết lâu rồi, hắn bị người ta đập chết tại chỗ ngồi, ngay bên cạnh tôi nên mỗi lần tôi xem phim, bao giờ tôi cũng coi như người đó đang ngồi bên cạnh tôi.
- Vì muốn giữ kỷ niệm nên cô bỏ trống một chỗ như vậy à?
Bạch Lộ gật đầu:
- Anh có tin người chết có linh hồn không?
- Tôi không quả quyết, mặc dù tôi là một kẻ không tin quỷ thần.
- Tôi mong là có quỷ thần.
- Trong thời đại khoa học, chúng ta không nên mê tín như vậy.
- Mê tín?


Phía sau có người đang huýt gió bực tức vì chúng tôi cứ thì thầm trong lúc đang xem phim. Chúng tôi phải im lặng ngồi yên, nhưng đầu óc tôi cứ loanh quanh những câu nói của Bạch Lộ lúc nãy, người kia vì tình hay vì thù mà bị đánh chết? Nghĩ ngợi một lúc, tôi thấy vai tôi hơi nặng thì ra Bạch Lộ đã tựa vào vai tôi ngủ đi từ lúc nào.
Truyện phim là một vụ án giết nhau vì tình có một chút tính chất trinh thám, nhưng rất dở, nhiều người không đủ kiên nhẫn đã bỏ về và cũng có người bỏ đi rồi quay trở lại. Trên màn ảnh có một tiếng thét thê thảm vang lên. Bạch Lộ giật mình ngồi ngay lại:
- Nam vai chính bị giết rồi à?
- Không, nữ vai chính.
- Thế nào họ cũng chết hết – Nàng thản nhiên khép mắt lại. Quả nhiên, truyện phim diễn tiến đúng như dự đoán của Bạch Lộ.
- Thôi, mình về - Bạch Lộ thúc vài tay tôi – Sắp hết tuồng rồi, truyện phim tầm thường lắm.
Ra khỏi rạp tôi nói:
- Sao cô biết rõ truyện phim vậy?
- Tôi đã xem tất cả bốn lần rồi.
- Bốn lần à? Sao cô bảo nó tầm thường mà cứ xem đi xem lại mãi thế?
- Nhưng có nhiều chỗ gợi lại kỷ niệm của tôi.
- Cô có những kỷ niệm tương tự như vậy à?
- Không! – Bạch Lộ thoáng run rẩy, rồi sầm nét mặt, lườm tôi – Anh muốn ám chỉ là tôi cũng là vai nữ chính trong các vụ án giết nhau vì tình như vậy à?


Tôi ái ngại nói:
- Thôi cô bỏ qua cho, tôi không có ý nói cô như vậy đâu.
- Anh muốn tìm ở tôi chút chất liệu để sáng tác. Robert nói gì với anh rồi hả? – Nàng chớp đôi mắt đen láy cười khúc khích – À, chắc là vụ Cao Mục Địch, tuy anh có quen anh ta nhưng xin anh đừng nhắc đến việc này. Chút nữa tôi sẽ nói bí mật này để đền anh, nhưng anh phải chấp nhận một điều kiện trước.
Tôi bị nụ cười của nàng làm xiêu lòng
- Điều kiện gì?
- Hiện giờ tôi chưa nói được, nhưng anh phải bằng lòng giúp tôi trước.
- Tôi sẽ hết lòng nếu tôi có thể làm được
- Tốt lắm! Bây giờ đi đâu đây anh?
- Tôi phải viết mấy bài gấp!
- Trời nóng nực như thế này, ngựa không đua thì nài cũng được nghỉ ngơi chứ - Bạch Lộ nũng nịu lắc đầu – Sao mình không ra ngoài bãi biển chơi? Anh biết lái xe cơ mà!
- Cô bảo tôi làm tài xế cho cô à?
- Tôi mệt quá. Vả lại tôi còn phải dành chút sức lực để trượt nước nữa. Anh có thích bơi không?
- Cả năm nay tôi chưa xuống nước một lần nào cả, vả lại tôi cũng không mang theo đồ tắm.
- Thì anh ngồi ngắm cảnh hoặc xem tôi trượt nước. Xong tôi sẽ cho anh biết một bí mật trả ơn.
- Cô là người biết tận hưởng mùa thu lắm.
- Mình qua lộ đi – Nàng thản nhiên cặp tay tôi, đến một chiếc xe du lịch màu đỏ đậu ở một con hẻm nhỏ.
- Chiếc xe đua này của cô mới mua à?
- Đó là món quà tôi được thưởng – Bạch Lộ đắc ý cười. Tôi được chọn làm hoa hậu nên mua chiếc xe này chỉ mất nửa tiền thôi. Hơn nữa, tôi tiêu thụ cho hãng thêm 2 chiếc nữa. Nhờ tiền hoa hồng, với lại mỗi tháng tôi chỉ phải trả góp một số tiền nhỏ mà thôi. Hiện nay, tôi lại dùng nó vay tiền ngân hàng để đầu tư. Tính ra tôi còn lời một số tiền khá to.
- Không ngờ cô lại biết lo làm ăn.
- Chứ làm sao hơn nữa? – Bạch Lộ cười cay đắng – Tôi nuôi dưỡng mẹ già, lương của tôi không đủ để mua thuốc, phải tìm cách xoay xở thêm! Thôi, bỏ vấn đề này đi.
Nàng nhìn tôi tủm tỉm cười rồi giao chìa khóa xe cho tôi.


anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét