Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tình Hé Môi Sầu 1 - 30-7

Trang 7 trong tổng số 8

Chương 26

Giáo sư Trung đi vắng, chỉ có Phụng ngồi một mình trong phòng khách, dường như nàng đang mang một tâm sự nào đó, đôi mắt nàng sưng húp.
Phụng mời tôi ngồi và mời nước.
- Triết vừa mới đi đó, anh không gặp anh ấy à?
- Đã mấy hôm rồi anh ta đi đâu biệt tăm, không rõ dạo này anh ta đang bận việc gì?
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

- Anh ấy cũng bình thường thôi! – Phụng cười chua chát – Trưa nay anh ấy ở đây nói chuyện với cha tôi một lúc và từ chối ăn trưa bảo là phải đi nhổ răng.
- Lạ quá! Răng của anh ta có hư hỏng gì đâu.
- Hừ! Vậy thì tâm lý của anh ấy đã trục trặc chứ gì!
- Tôi đã mang bánh sinh nhật của cô giáo cho anh ta rồi!
- Anh ấy đến đây để xin lỗi về việc đó. Thật ra điều đó cũng chẳng có gì quan trọng mà cha tôi trái lại rất bận tâm.
- Tôi nghĩ cô cũng đừng nên bực mình vì một việc nhỏ nhặt như thế.
- Vâng, tôi mới gây với cha tôi đó – Phụng thở dài – đến tuổi già có lẽ mới hết sáng suốt để xuy sét mọi vấn đề.
- Ý kiến của giáo sư thế nào?
- Ông cứ nhắc đến cuộc đời phóng túng của ông thuở trước, và nỗi khổ tâm hiện nay. Tôi hiểu dụng ý của ông là để nhắc khéo Lưu Triết.
- Có lẽ ông đã nói thật.
- Tôi không tin. Tôi đoán đấy là những điều sám hối do ông bịa đặt ra.
- Triết phản ứng thế nào?
- Triết chăm chú lắng nghe, anh ấy có vẻ cảm động lắm!
- Như vậy hẳn cha cô thích thú lắm, phải không?
- Tôi thấy thương hại ông lắm! Ông vẫn không hiểu rằng tình cảm giữa chúng tôi và Triết đã tan vỡ, sở dĩ anh ấy đến xin lỗi, chẳng qua chỉ vì lịch sự mà thôi.
- Có lẽ tại cô qua mẫn cảm đấy thôi! Tôi không tin anh ta thay đổi, có lẽ giữa hai người có sự hiểu lầm gì chăng!


Phụng bâng khuâng cúi đầu, thật lâu sau nàng ngẩng đầu lên cương quyết lắc đầu.
- Có có quen với ai tên là Hà Phi không?
- Anh ta là bạn học của tôi, hôm kia anh gặp anh ta phải không? – Phụng kinh ngac – Anh nhắc đến anh ta có dụng ý gì?
Tôi nghiem chỉnh nói:
- Có phải Hà Phi đã xen vào giữa cô và Triết không?
- Không thể thế được. Anh đã nghe ai đồn gì kỳ thế?
- Tôi chỉ muốn biết sự thật thôi.
- Không thể có chuyện như thế được – Phụng thẹn thùng cười nói – Tôi nghĩ Triết không hồ đồ đến độ đó đâu, và Hà Phi cũng không phải là hạng người khoác lác.
- Cô có quen thân với Hà Phi không?
- Không thể nói là thân hay không thân. Nếu bảo hăn thành thật, chi bằng bảo hắn nhu nhược thì đúng hơn. Gia đình Phi rất khá, giỏi tiêu tiền và cũng giỏi kiếm tiền, ngời những điểm này hắn chả còn đặc điểm nào khác.


Phụng chỉ nói vài câu, nhưng tôi đã hiểu rõ tâm lý của nàng, không bao giờ nàng có thể yêu thương những hạng người như thế. Trầm ngâm một hồi, tôi chuyển hướng câu chuyện:
- Lúc còn học tiểu học cô có một người bạn nào tên là Bạch Lộ không?
Nàng ngẫm nghĩ một lúc rồi chậm rãi lắc đầu và hỏi lại tôi:
- Anh nói thử xem, cô ấy có những đặc điểm gì, có thể tôi nhớ ra được.
- Cô ta độ chừng hai mươi tuổi, cũng khá đẹp , thân hình rất cân đối, biết ca hát.
Phụng che miệng cười:
- Thẳng thắn mà nói thì những điều anh kể không hình dung được gì cả.
- Thế thì khó cho tôi quá. Cô ta lai hai dòng máu, mẹ cô ta là người Pháp, cha cô ta là người Trung Hoa. Nhưng cô ta chẳng có chút đặc điểm của người lai, tóc và mắt đều đen, chỉ có mũi và thân hình thì hơi cao một tý thôi!
Phụng ngẫm nghĩ một hồi:
- Thời tiểu học, chỉ có một người bạn lai hai dòng máu, nhưng cô ta lại chẳng có tí khí chất của người Pháp. Ngày thường cô ta rất ít nói, rất buồn phiền và mang mặc cảm rất nặng, cô ta thường hay trốn vào một nơi vắng vẻ khóc thầm. Chưa bao giờ tôi trông thấy nụ cười của cô ta.
- Cô có nhớ tên họ của cô ta không?
- Cô ta họ Hoa, tên là Edlies!
- Đúng, là cô ta rồi! Nhưng tính tình của cô ta không như cô đã nhớ. Đôi khi cô ta rất nồng nàn vui tính, hay hát, hay cười, nhưng có lúc lại đoan trang trầm lặng Tôi có gặp cô ta vài lần song đối với bản tính của cô ta, tôi không làm sao tìm hiểu được.
- Anh mới quen với cô ta thôi à? Đã lâu lắm tôi không gặp cô ta, chúng tôi tuy học chung nhưng chẳng chơi với nhau vì làm sao gây lòng thân thiện với một người như cô ta! Người Trung Hoa coi cô ta là người ngoại quốc, người ngoại quốc lại khinh khi cô ta là người Trung Hoa!
- Cô cũng có hiếp đáp cô ta à?


Phụng ngượng ngùng cười nói:
- Thành thật mà nói thì tôi rất ít khi để ý đến những người mà tôi đã khinh thường, song không phải vì cô ta là người mang hai dòng máu, vì tôi có biết gì đâu, nhưng tôi nhận là tôi từng làm nhiều việc ấu trĩ rất đáng buồn cười.
- Hôm nay tôi vừa gặp cô ta! Có lẽ Phi đã nói về co cho cô ta biết.
- Phi cũng quen biết với cô ta sao! – Phụng nhìn tôi trân tráo.
- Ừm!
- Cô ta đã nói xấu tôi à!
- Không, cô ta đã nhờ tôi nói giúp cho Phi để gây cảm tình giữa cô và Phi.
- Láo thật! Rồi anh bảo sao?
- Tôi không nói gì cả, vì họ không biết Lưu Triết là bạn thân của tôi.
- Tôi không muốn giao tiếp với hạng người đó – Phụng có vẻ tức giận – Nếu lần sau anh có gặp họ, anh hãy nói cho họ biết là đừng bao giờ nhắc đến tên tôi nữa!
Tôi ngơ ngác cười như mếu.
- Anh cũng đừng nên cho Triết biết để anh ấy khỏi nghi ngờ vẩn vơ. Và anh cũng đừng nhắc đến chuyện này với cha tôi, bao giờ ông cũng là một người hay mơ tưởng hão huyền. Nếu anh có đọc tác phẩm của ông, thì anh sẽ biết cha tôi hoang đường đến như thế nào.
- Cha cô có khí chất thi sĩ lắm1
- Tác phẩm văn chương của cha tôi chẳng khác gì bài kinh tế học mà ông đã dạy trong lớp, khô khan và vô vị.
- Tôi chưa đọc nên không rõ ra sao!
- Cha tôi đã dùng nhiều bút hiệu, nhưng quyển nào cũng thế, hoàn toàn viết về phe văn nghệ Pháp. Có lẽ ông tự biết là mình viết không được khá, nên không khoe với ai bao giờ, và cũng không hề để lại một tờ bản thảo.
- Rất tiếc là tôi chưa có dịp xem qua. Kinh nghiệm sống của ông hết sức phong phú, bất cứ những gì thật đều đẹp cả.
- Đó chỉ là ảo tưởng mà thôi! Rất nhiều nhà văn viết là để thỏa mãn ảo tưởng, không thể coi là có giá trị văn chương. Cha tôi luôn luôn viết tự thuật, tự cho mình là một thanh niên đẹp trai và đa tình, và người con gái trong ảo tưởng là một cô gái đẹp nhất thế giới. Quen nhau rồi yêu nhau, cuối cùng lại là một tấn bi kịch công thức!
Tôi ngắm bức chân dung của giáo sư Trung treo trên vách, đấy là bức ảnh của ông chụp cách nay đã ba mươi năm. Trong bộ lễ phục kiểu xưa, cặp kính vành rộng, ba toong, cộng thêm dáng dấp như diễn kịch của ông, tôi không nhịn được tiếng cười.

Chương 27

Lưu Triết đã nhổ răng thật. Hắn nằm trên giường hít hà rên la cả ngùy, Cần thiết lắm hắn mới dùng bút sai bảo tôi.
Tôi hỏi hắn tại sao lại đi nhổ một chiếc răng tốt lành như thế. Hắn nhăn nhó lắc đầu. Mấy ngày nay tôi không viết lách được gì là cái chắc. Sáng sớm tôi phải đi hốt thuốc cho hắn; rồi lại giúp hắn thay thuốc trị đau và lại phải lo tìm cho hăn những thức ăn bổ dưỡng mà không cần phải nhai.


Tôi rất ngạc nhiên là trong thời gian Triết đau răng, Phụng và cả cô biên tập nọ không một ai ghé thăm hắn, thư từ cũng không có một nét bút của con gái.


Ba hôm liền, Triết mới đỡ đau được đôi chút nhưng hắn vẫ không dám vác cám hàm răng sún ra phố, chao ôi xui xẻo, tôi thì lại mắc phải bệnh cúm, nhức đầu, sổ mũi, hai vai ê ẩm, và toàn thân mỏi mệt rã rời. Dù vậy tôi phải ngồi lên để đi lấy tiền nhuận bút, trang trải các chi phí và đi tắm hơi cho khỏe. Khi a cửa, Triết giao cho tôi một phong thư gửi tới tòa báo. Đến bôh biên tập, người tiếp tôi là một cô gái cận thị hạng nặng, cô ta giao cho tôi một xấp tài liệu và một mảnh giấy đề nghị đã được viết sẵn. Đối với triết học hiện đại tôi không nghiên cứu kỹ lưỡng lắm, chỉ ghi vào mấy yếu điểm và thời gian giao bài thôi.
- Khi nào Triết mới đi làm được? Ở Macao anh ấy có bị trở ngại gì nữa không?
Tôi ngơ ngác, Triết chưa bao giờ đến Macao, và cũng không nói cho tôi biết chuyện này, hay là Triết dối cô ta. Nhưng, cô ta có vẻ hiểu rất rõ đời tư của Triết, tôi bỗng dưng liên tưởng cô gái này là cô bạn của Triết và tôi đành phải trả lời cho xuôi.
- Chừng vài hôm nữa thôi!
- Tên tôi là Du Uyển Thu! Anh có nghe Triết nhắc đến tôi không?
- Vâng, vâng! Tôi nghe anh ta nhắc đến co luôn – Tôi trả lời ỡm ờ và một mặt quan sát dụng mạo và thân hình của cô ta. Thú thật rằng, Uyển Thu xe ra cũng không gọi được là đẹp lắm, mũi xẹp, trán vồ, quai hàm cao, sắc mặt trắng bệnh, mái tóc gằng và ngay, nhưng cô ta lại có một phong độ trí thức rất đáng nể. Lối ăn mặc cững rất thích hợp với con người cô ta, một chiếc áo dài màu lam và một đôi giày gót bằng kiểu xưa.


Tôi sợ hớ nên phải nói thêm:
- Chúng tôi í khi nói đến đời tư của kẻ khác!
Uyển Thu mỉm cười gật đầu:
- Triết là thế đấy, đấy là khí chất của một triết gia.
- Cô Thu quen thân Triết lắm à?
- Vâng! Chúng tôi quen nhau đã lâu lắm rồi, vào lúc bài báo đầu tiên của Triết được đăng trên tạp chí này. Cả bác sĩ Đường và giáo sư Mâu cũng nể nang anh ấy. Nhưng anh ấy sống bừa bãi quá và tình cảm cũng không được vững chắc, anh sống với anh ấy, hẳn cũng nhận thấy thế chứ.
- Tôi không bận tâm mấy đến cuộc sống riêng tư của anh ta. Triết học không phải là môi trường sinh sống của tôi, tôi chỉ dùng ánh mắt văn nghệ để phán đoán một cách vô tư và thấy cuộc sống của Triết dường như bị thiếu cái gì đó, nên cái mà anh ta biểu lộ ra ngoài không bao giờ đầy đủ cả.
- Đấy là căn bệnh thông thường của những người học triết – Uyển Thu dường như rất mẫn cảm, cô ta cố ý lẩn tránh cái vấn đề mà tôi đặt ra – Tôi khuyên anh ấy đi Macao nghỉ ngơi vài hôm, những người viết văn không nên cứ ôm mãi lấy sách vở, cần phải suy nghĩ thật nhiều, mà chỉ có sự yên tĩnh mới có thể suy ngẫm ra mọi vấn đề.
- Tôi thành thực mừng cho anh ta có được một người bạn như cô.
- Thật ra tôi cũng chẳng giúp ích gì cho anh ta được gì, muốn thay đổi tính nết của một người không phải chuyện dễ. Ngay cả chính tôi nhiều khi cũng không tự chủ nổi. Tôi rất ngưỡng phục những người làm văn nghệ như các anh, sống trong tư tưởng chủ quan, tự mình làm cho mình sung sướng và cũn làm cho kẻ khác thích thú theo cái cảm hứng chủ quan đó.


Câu chuyện càng lúc càng đi xa, tôi không phải là địch thủ của vị nữ học giả này. Chẳng những cô ta không tiết lộ gì về cô ta mà lại còn định khai thác Triết bằng lời nói của tôi. Tôi cũng ấm ớ trả lời cho qua.
Đưa mắt nhìn đồng hồ trên vách đã thấy đến giờ tan sở rồi. Vì phải đến Tiền bán Tử trước giờ tan sở, tôi vội vã thu xếp bản thảo để từ giã.
Uyển Thu mỉm cười đứng lên nói:
- Khi Triết trở về nhờ anh nói lại với anh ấy hãy gọi điện thoại cho tôi. Cám ơn anh nhé!


Vừa đến trạm xe buýt thì may thay một chiêc cũng vừa trờ đến, những người lên kẻ xuống chen lấn dữ dội, ngay khi tôi vừa phóng lên xe thì có người vỗ vai tôi. Quay đầu lại thì ra Thôi Vạn Thạch, tôi muốn xuống xe nói chuyện với anh ta, nhưng người giữ cửa xe đã rung chuông.

Chương 28

Tựa như là tuyết rơi mùa hạ, phen này Tiền Bán Tử đã trả cho tôi một số tiền nhuận bút rât trọng hậu ngoài sức dự liệu, và còn mời tôi ra quán nước gần đó uống cà phê.
Tại một quán ăn rất sang trọng, Tiền Bán Tử nói đến tình hình xuất bản gần đây, hắn than khổ vả buổi và cũng khen tôi vớ vẩn một hồi. Chắc con cáo già này có việc gì nhờ vả đến tôi đây. Quả nhiên hắn lấy trong cặp da ra một tập bản thảo rất ngay ngắn, đưa tới trước mặt tôi, cười bợ đỡ:
- Tập tiểu thuyết này phải nhờ đến anh giúp đỡ mới xong, chỉ cần ngòi bút tuyệt diệu của anh lướt qua thì không còn chỗ nào chê được nữa.
- Tôi dâu dám nhận thế! Anh mới khám phá được một mầm non nữa, mừng cho anh!
- Đấy là tác phẩm của một cô gái rất trẻ……Hà! Tôi hi vọng rằng cô ta sẽ trở thành một Sagan của Trung Hoa.
Việc này đối với tôi dễ như trở bàn tay. Mấy năn trước, Tiền Bán Tử thường nhờ tôi xem lại bài vở; nhưng mấy năm nay, hắn phát tài nên đã nhờ người khác, không hiểu nay sao lại tìm tôi để làm gì. Thế nào cũng có điều gì bí ẩn đây chứ chửng không! Gần đây có nhiều nhà xuất bản có những chuyện làm rất mờ ám ngoài việc phóng tác, còn sửa đổi tác phẩm của người khác đôi chút để xuất bản; thậm chí còn lấy trộm sách và bút hiệu của kẻ khác mà lừa gạt độc giả. Chưa đợi cho tôi kịp hỏi, hắn lại tiếp:
- Bây giờ anh hãy xem đại khái một lượt rồi chúng ta sẽ nói chuyện sau.


Tôi đã bị tập tiểu thuyết độc đáo này thu hút, nhưng chỉ cần xem thoáng qua thì cũng đủ biết đây không phải là nhà văn chuyện nghiệp, vì nét chữ thật ẻo lả mà không có chỗ nào bôi sửa.
- Tôi cam đoan quyển sách này không có vấn đề tranh chấp bản quyền đâu – Hắn đưa tay sờ chiếc đầu trọc, rồi chớp chớp đôi tam giác một cách xảo quyệt.
- Anh đã phát tài rồi, cần chi phải tìm thằng nhà văn nghèo này nhờ vả làm gì.
Tiền bán tử cười ha hả nói:
- Chúng ta hãy nói chuyện làm ăn đi1
- Anh hãy nói sơ lược truyện này trước đi!
- À! À! Đây chỉ mới nửa là phần trên tôi chỉ xem đại khái thôi. Tập này thuật lại đời sống của một cô gái đánh cá nghèo hèn. Khi nàng được mười bốn tuổi, vì phải có tiền chữa bệnh cho mẹ, nàng đã phải bán tấm thân băng trinh cho một thuyền trưởng giàu có, nhưng ngay khi viên thuyền trưởng kia đã dở trò lang sói, thì nàng phản kháng, đánh đấm viên thuyền trưởng kia dữ dội, thậm chí gãy một chiếc răng, nhưng cuối cùng viên thuyền trưởng kia cũng thỏa mãn nhục dục, hơn nữa còn giữ lấy chiếc răng gẫy của nàng để làm chiến lợi phẩm. Theo tôi nghĩ, phần sau cõ cang mê ly hấp dẫn hơn.
- Loại đề này đã bị người ta dùng chán rồi. Chữ nghĩa và kỹ thuật vẫn là điều kiện phụ.


Tiền Bán Tử có vẻ không đồng ý:
- Cho dù là một quyển truyện tầm thường, nhưng nếu qua tay những đạo diễn tài ba thì cũng thành xuất sắc.
- Nhưng tính cách thực tế của một tập tiểu thuyết này cũng thành vấn đề lắm. Một cô bé mười bốn tuổi làm sao có thể bán xác được, chẳng hợp lý chút nào cả.
- Những chuyện không hợp lý thiếu gì! – Tiền Bán Tử chế nhạo tôi – Cho dù anh không để ý đến các tin vặt trên báo chí, nhưng anh thế nào cũng có biết qua cô bé trong quyển Mặt Trời lên rồi chứ!
- Tôi không hài lòng vai trò đáng thương mà Tào Ngu đã tạo dựng! Nhưng ông ta cũng vẫn không thể viết ra một cô bé yếu đuối chỉ với mười bốn tuổi đời mà đã chống đối với một người đàn ông lực lưỡng.
- Có lẽ người đàn ông kia đã say rượu.
- Nhưng cô gái yếu đuối sao đủ sức kháng cự.
- Anh chưa ăn đồ biển sao? – Tiền Bán Tử cười một cách dâm ô – Các cô gái đánh cá chèo thuyền đều có một sức mạnh khủng khiếp.


Thú thật, Tiền Bán Tử nhiều kinh nghiệm ở đời hơn nữ tác giả kia. Nhưng những lỗ hổng này sao hăn lại không chịu thảo luận với cô ta để bổ khuyết, không hơn là để cho những nhà phê bình vạch ra sau khi đã in thành sách ư? Tôi ngoan cố giữ vững lập trường;
- Dù cho có trép lấp thế nào đi nữa, thì truyện này cungc chẳng có giá trị ì đâu.
- Tôi tin rằng quyển truyện đó có thể là sự thật – Tiền Bán Tử cười xảo trá – nếu anh thắc mắc, tôi có thể đi hỏi ngay tác giả.
- Tôi không thích nghe chuyện lòng vòng của kẻ khác. Có nhiều người thích mang cuộc đời của mình viết thành tiểu thuyết, nhưng cũng không đáng bận tâm lắm, đằng này khuyết điểm lớn nhất là tác giả đã không trung thực với mình. Kết quả là tính cách thực sự bị thắt nút; và cái phần tác giả cho là đắc ý nhất, lại hủy hoại những ưu điểm thật kia đi.
- Anh nói đúng lắm, nhưng độc giả lại thích cái gọi là tình yêu, hung sát và tàn bại này. Vả lại, tập truyện này tôi đã bỏ tiền ra mua rôi, việc này bắt buộc phải có tay anh nhúng vào mới được.
Tôi lườm hắn một cái, Tiền Bán Tử là một tay xảo quyệt chúa. Ngoại trừ những tập truyện bất đắc dĩ hắn mới chịu bỏ tiền ra, nhưng truyện này tầm thường và đã được khai thác tùm lum trên báo mà hắn lại bỏ tiền ra mua?
Tôi mỉm cười gật đầu. Và hắn lập tức vào đề:
- Việc này cũng không thể nào che giấu anh được. Tôi đã bỏ tiền ra mua nó thật, nhưng có điều tôi cũng phải bỏ mốt số tiền xuất bản rất lớn. Và trong công việc làm ăn tôi còn phải nhờ nhiều đến người bỏ tiền nữa. Giờ đây, tôi sẽ đưa cho anh một số tiền nhuận bút gấp đôi, tính theo bản thảo này vậy.


Tôi chợt tỉnh ngộ, té ra tác giả này là một người có liên hệ đến công việc làm ăn của hắn, chẳng trách hắn phải chịu khó thế. Nghĩ đến đây, tôi không muốn phê bình gì đến tấp tập tiểu thuyết này nữa. Tôi nói:
- Cảm ơn hảo ý của anh, nhưng tôi không có thì giờ để làm việc này. Nói đến tiền bạc, tôi đề nghị với anh là để cho các biên tập viên của anh xem sơ lược một lần cũng được rồi.
- Vấn đề chính là tại đây. Tác giả đã chỉ định mời anh sửa hộ! và còn hy vọng rằng anh viết cho một bài tựa nữa.
- Lạ thật! Tôi chưa treo bảng làm việc này bao giờ mà.
- Tác giả đã từng đọc tác phẩm của anh, hy vọng anh có thể sửa lại như của chính anh vậy.
Tôi không muốn nói vòng vo nữa, nhưng cũng không muốn để cho hắn phải khó xử đành phải thoái thác lấy lệ:
- Thôi được rồi! Đợi khi nào tôi rảnh rỗi rồi chúng ta bàn tiếp!


Tiền Bán Tử không đề cập lại vấn đề này nữa và quay sang hỏi thực đơn.
Bữa cơm bắt buộc phải dùng rồi, tôi vừa ăn vừa nghĩ cách để thoái thác, và cũng định tìm cơ hội để trả ơn hắn, may thay hắn chẳng hề nhắc đến việc này nữa và gọi điện thoại về nhà sách bảo người đến lấy tập truyện mang về, và đồng thời còn mời ai đó đến cho vui.
Mười phút sau, có một người đàn ông trung niên đen đúa bước vào chào. Tiền Bán Tử đứng dậy nhường chỗ, tôi nhận thấy người đàn ông này rất quen. Tiền Bán Tử vừa định giới thiệu thì người kia bỗng ngạc nhiên chìa tay về phía tôi, bập bẹ giọng Quan thoại:
- Ồ! Chúng ta đã gặp nhau rồi mà.
- Vâng!
Bác sĩ La Bạt Lý đây mà! Có điểm khác là hắn trồng thêm một chiếc răng vàng lấp lánh dưới ánh đèn chói chang.
- Té ra hai người đã quen biết với nhau, thế thì khỏi cần phải giới thiệu rồi! – Tiền Bán Tử cười ha hả, tiếp lấy chai rượu của tên bồi bàn đưa sang, và rót rượu cho La Bạt Lý.
- Cám ơn anh! Bạt Lý đưa tay chỉ chiếc răng vàng – Mới trồng răng xong, bác sĩ cấm tôi không được uống rượu.
- Sao vậy – Tiền Bán Tử hớn hở - Thể diện của tôi cũng đâu có tệ hại gì, bây giờ tôi đã mời hai người đến đây rồi, mong rằng bước đầu tiên là tiêu thụ khá, qua bước thứ hai hãy soạn thành vở kịch sau.
La Bạt Lý thoáng kinh ngạc nhưng lập tức lại vỗ vai Tiền Bán Tử nói:
- Thế thì tốt quá! Chúng ta hãy hợp tác với nhau, để khi nổi tiếng rồi hãy soạn thành kịch sau. Anh xuất bản còn tôi lo phim ảnh, mời thêm một người bạn nữa làm đạo diễn thì đâu đấy xong xuôi cả.
- Mẩu chuyện này không đủ điều kiện để làm phim đâu! – Tôi đã hiểu kế hoạch của Tiền Bán Tử - Vả lại, tôi cũng không biết viết phân cảnh.
- Có quan hệ gì đâu? – Tiền Bán Tử quay sang tôi – Trước nhất là xuất bản, rồi mới nói đến chuyên quay phim.
- Chúng tôi định mời Bạch Lộ nhận vai nữ chính. Anh cũng là bạn của Bạch Lộ, anh thấy vai trò này có thích hợp với nàng không?
- Phạm vi này không phải là của tôi, hơn nữa tôi cũng không quen thân Bạch Lộ cho lắm.
- Bạch Lộ nhất định sẽ diễn xuất rất khá – La Bạt Lý tự tin – Cô ấy biết hát, biết vũ, người lại xinh đẹp, chắc chắn chúng ta sẽ lăng xê nàng nổi tiếng.
Tiền Bán Tử cũng bợ đỡ:
- Có một ông chủ vững vàng như anh để làm hậu thuẫn thì có việc gì mà không thành công!


La Bạt Lý siết chặt tay Tiền Bán Tử, kề miệng vào tai hắn nói khẽ:
- Dĩ nhiên, nếu thành công tôi sẽ mời anh làm giám đốc.
- Tôi đâu đủ tư cách! – Tiền Bán Tử cười nịnh – hãy để cho tôi theo nghề cũ đi thôi, mong rằng anh có thể giúp đỡ việc kia cho tôi!
- Đó là việc nhỏ thôi! – La Bạt Lý quay sang nói với tôi – Ông Lý định hợp tác với tôi mở một viện bào chế thuốc, ông ấy ra tiền, tôi ra sức, khi nào khai trương, nhất định sẽ mời anh uống một ly!
- Đấy là một loại thuốc do chúng tôi đại lý, - La Bạt Lý vừa nói, vừa lấy trong cặp da ra hai chiếc hộp rất xinh, trên mặt hộp có in hình rất đẹp, trên hình có vẽ ba chữ Vạn Ứng Đơn to tướng.


Tôi thắc mắc:
- Không phải anh làm nghề du lịch sao?
- Còn ngành giải trí nữa, cho nên tôi muốn làm phim – La Bạt Lý bật cười – Nói tóm lại, cái nào có thể kiểm tiền được thì làm cái đó.
- Ngành nào cũng tốt hơn việc làm sách cả! – Tiền Bán Tử chen vào – Bốn chữ sự nghiệp văn hóa đã làm khổ tôi quá nhiều, so với việc làm không chính đáng, nghề của chúng ta quả thật không phải là nghề nghiệp của con người.
Tôi không lên tiếng, nhưng La Bạt Lý thì lại lạ lùng nhìn tôi nói:
- Tôi thật không hiểu nổi tư tưởng của những người cầm bút như các anh, tại sao phải chịu khổ cực là vì những gì cơ chứ? Nếu ở Hoa Kỳ, đời sống các anh có lẽ khả quan được chút, có thể viết luận văn tốt nghiệp cho người khác, nhưng nơi đây lại là Hương Cảng chứ không phải là Hoa Kỳ.
Tôi biết mình không thể nào trò chuyện với hạng người như thế được. Xem đồng hồ, tôi nói:
- Trễ lắm rồi! Hôm khác sẽ gặp lại vậy!
- Còn sớm mà! – La Bạt Lý khẩn khoản – Dùng cơm xong chúng ta đến hộp đem chơi một lát. Tôi mời!
- Cảm ơn anh! Tôi đang cảm nặng, người nghe mệt mỏi lắm!
- Sao anh không chịu nói sớm! – La Bạt Lý chỉ hộp Vạn Ứng Đơn – Loại thuốc này chuyên trị nhức đầu hữu hiệu nhất đấy!


Ngay khi tôi dành trả tiền, thì La Bạt Lý chân thành cản tôi lại, tiện tay nhét hai hộp thuốc vào trong túi quần tôi.

Chương 29

Tôi mang tấm chi phiếu của Tiểu Bán Tử đưa cho Chu Ký Trần. Lão viết xong biên lai, thối lại tiền mặt và giữ tôi lại trò chuyện tại phòng lão.
Trước đây lão có đưa tôi xem qua nhà nhưng không vào phòng của lão nên không làm sao tôi tưởng tượng ra phòng ngủ của lão lại trang hoàng lộng lẫy và đầy đủ tiện nghi như vậy. Tấm thảm hoa rực rỡ, bộ sa lông rộng và êm ái, chiếc giường bằng đồng bóng loáng. Điều đáng chú ý nhất là chiếc bàn trang điểm bằng Đại Lý Thạch (*) đặt bên cạnh tủ quần áo, trên bàn bầy nhiều lọ nước hoa thật lạ.
Tôi thắc mắc hết sức về quan điểm thẩm mỹ của lão Trần, vì lối trang trí của phòng khách và phòng ngủ chênh lệch không tưởng. Nhất là Chiếc bàn trang điểm kiểu cách kia càng trái ngược hẳn lối sống của lão với ngôi nhà quái gở ở nông trại, chiếc xe hơi cà tàng và chiêc áo màu tro không bao giờ giặt giũ của lão. Tôi không dám đường đột hỏi mà lòng thì bứt rứt nên đành phải vờ tới xem kệ sách của lão.
Phải công nhận là sách vở của lão Trân rất phong phú, phần nhiều là sách tiếng Anh, tiếng Pháp. Sách ta chỉ có vài quyển kinh Phật và thư cổ thôi.
- Ngồi ở đây thoải mái hơn!


Lão Trần khẽ lấy chiếc hộp bằng bạc trên bàn, mở nắp hộp, lấy ra một điếu thuốc Thổ Nhĩ Kỳ mời tôi. Khi tôi đang châm thuốc, lão nói:
- Tôi muốn nhờ cậu một việc.
Tôi gật gù , phả nhẹ khói thuốc mà tôi đã nén hơi thật lâu để thưởng thức hương vị của một điếu thuốc ngon.
Cậu tới đầu đường Hoa Viện đặt hộ tôi một chiếc kiệu, kiệu để lên núi ấy mà. Ờ! Nó là một phương tiện giao thông lỗi thời.
- Tôi có biết ạ! Mỗi khi nhìn nó thì tôi lại nghĩ đến cái trò chơi người cưỡi người!.
- Thật ra, vào thời cổ ở châu Âu cũng có thứ trò chơi này. Những người sống bằng nghề sáng tác như cậu lẽ ra phải đọc hết những vở kịch cổ điển Tây phương. Đương nhiên, đấy là di tích của xã hội cũ, và cũng chỉ có những người già cả như tôi mới có thể thưởng thức được thôi.
- Bây giờ người ta dùng nó để cho du khách, người mình ít ai để ý đên nó.
- Hẳn cậu ngạc nhiên lắm thì phải! Lão lấy trong túi ra trái cây khô cho vào miệng, ỡm ờ - Bàn chân thối của tôi đã lành rồi, nhưng xe tôi lại bị hỏng, muốn lên núi chơi bất tiện quá nên tôi mới nghĩ đến cái dụng cụ thay chân cổ lỗ sĩ này; nó thích hợp với những người già cả mang thêm một chứng đau tim như tôi.


Tôi bằng lòng ngay và tôi nghĩ rằng công việc này nhờ Trươn Đức Sanh là nhanh nhất. Tôi gọi ngay cho hắn và bảo hắn cứ tùy ý chọn lựa. Tiền bạc thì khi phu kiệu đích thân mang xe đến gặp ông Chu Ký Trần sẽ lấy tiền sau.
Lão Trần thấy tôi sắp đặt công việc một cách có phương pháp láy làm hài lòng lắm. Ngay khi tôi đứng lên từ giã, lão cười nói:
- Nếu cậu thích thì mai mình đặt thêm một chiếc nữa, để chúng ta cùng nhau lên núi dạo chơi.
- Dạ cám ơn bác! Tôi lên núi bằng xe đu được rồi, vả lại, tôi cũng không mấy khi được rảnh rỗi.
Lão cười và lấy trên kệ sách xuống một quyển kinh Phật:
Tôi hy vọng rằng cậu có thể bỏ chút thời giờ ra đọc, trong này có nhiều truyện ngắn thú vị lắm. À! Lâu quá tôi không thấy tác phẩm mới của cậu.
- Vâng, tôi không viết được nữa, dạo này dường như cảm nghĩ của tôi khô cạn mất rồi.
- Nếu như vậy….Lão đưa mắt xem đồng hồ trên vách – Hãy còn sớm chán, nếu cậu không bận gì hãy ngồi nán lại bàn về vấn đề này xem. Tôi biết rằng những tác phẩm xuất sắc luôn luôn hiếm có, nhà văn Pháp Flaubert (*) có tuyên bố là trong một đêm ông ta viết được một trăm dòng, mà đến sáng lại phải bỏ chín mươi dòng, nhưng đó không phải là việc vô ích.
- Đôi lúc tôi viết được chín mươi dòng, nhưng không làm sao có thể viết đủ một trăm dòng!
- Cậu phải thả lỏng tinh thần và ghi nhận nhiều nơi cuộc sống – Lão rót cho tôi một tách trà và ho khan – Chẳng hạn, cậu có thể đem tôi vào tiểu thuyết của cậu, một lão già cổ quái sông không biết hưởng tụ.
- Tôi không dám vì tôi không hiểu bác nhiều.
- Thế thì cậu tưởng tượng nó ra: chó và nông trại của tôi cũng là những đề tài cho loại tiểu thuyết viết về nông trại.
- Những cái tôi trông thấy chỉ có thể viết được thành tập truyện ngắn, khó có thể chêm tình tiết vào cho thành một truyện dài.
- Tôi hiểu ý cậu! – Lão Trần dụi mắt – Ý cậu muốn bảo là cuộc sống của tôi quá ngiêm khắc, quá đơn điệu, phải không? Lão bỗng đưa tay chỉ chiếc bàn trang điểm. Tôi nhìn theo ánh mắt của lão. Phía sau mảnh gương hình trái ấu có một chiếc đĩa sành rất xinh xắn, trên mặt đĩa có hình hai người một nam một nữ. Người thanh niên mặc sắc phục hải quân, còn cô gái là một cô gái tóc vàng tuyệt đẹp để hở nửa phần ngực.
- Đây là hình ảnh của tôi lúc thiếu thời, cô gái đó là người yêu của tôi. Cậu có thể tưởng tượng thời quá khứ tươi sáng của tôi.


Tôi chẳng thấy người thanh niên trong ảnh giống lão Trần chút nào:
- Cô này là bác gái phải không, thưa bác.
- Chết rồi! – Giọng lão Trần lạh lùng – Nếu nhue khổng thế thì tôi đâu phải sống đơn lẻ như vầy.
- Lẽ ra tôi không nên hỏi làm bác phải đau lòng, tôi áy náy quá!
- Già như tôi còn bận tâm gì nữa! Lão Trần nhìn bức ảnh cười cay đắng – Không sao, người đã già, tình cảm cũng già theo, những nhà sinh lý học chỉ biết rằng chất vôi trong xương cốt của con người càng già càng nhiều, nhưng thật ra cả tim, óc và dây thần kinh đều chứa đầy chất vôi.
- Nhưng bác không bao giờ quên được quá khứ.
- Đúng! Người già sống bằng kỷ niệm. Tôi biết caauk muốn tìm hiểu quá khứ của tôi, tiếc là nó ô trọc quá, và đối với thời đại này cũng hết thời, thay vì cậu tìm những cái xa xưa, chi bằng cậu đi sâu vào đời sống của Lưu Triết để nhận thức lối lống của giới thanh niên hiện đại.
Tôi biết lão là một người từng trải nên rất khó thăm dò những bí mật nội tâm của lão.
- Đúng rồi! – Lão Trần nhìn ra ngoài song – Lưu Triết càng ngày càng phóng túng hơn, đêm nào về nhà tôi cũng không gặp cậu ta.
- Có lẽ tình yêu cuar hắn đến giai đoạn chín mùi rồi.
- Phải chăng là cô biên tập viên nọ hay là con gái vị giáo sư mà cậu nói hôm trước?
Hình bóng của Uyển Thu và Phụng lập tức hiện ra trong óc tôi, bất giác tôi khẽ thở dài buồn cho số phận của hai người con gái đó.
- Quan niệm của tôi đối với tình yêu của bọn trẻ rất hời hợt, tôi nghĩ con gái của vị giáo sư hẳn là có một nền giáo dục rất tốt! À! Có lẽ quan niệm của người già cả như chúng tôi hơi cổ hủ chăng?
- Dạ không đâu! Đầu óc của vị giáo sư kia rất trẻ trung, ông ta hay kể lại những kỷ niêm rất lãng mạn của ông hồi ở Ba lê cho chúng tôi nghe. Và hơn nữa ông cũng bằng lòng cho con gái góp ý kiến.
- Cậu bảo rằng ông giáo sư kia đã từng du học ở Ba lê à?
- Vâng.
- Vào lúc nào?
- Đâu khoảng chừng ha ba mươi năm rồi, ông ấy có lẽ là tốp du học sinh vừa đi làm vừa đi học cuối cùng .
- Hả? Ông ta tên gì?
- Ngô Doãn Trung! – Luận án kinh tế học của ông ấy cũng nổi tiếng lắm, bác có nghe tên ấy bao giờ chưa?
- Để tôi nghĩ xem! - Lão Trần khẽ gõ tay lên trán – Ngô Doãn Trung, Ngô Doãn Trung, hắn cũng ở đây à?
- Không chừng hai người đã từng gặp nhau tại tổng hội sinh viên ở bên Pháp lắm chứ.
- Phải ông ấy là một người mập lùn, cận thị, mũi đỏ, giọng nói như vịt kêu vậy không?
- Phải rồi, hai người chắc đã quen biết nhau.
Lão Trần ngẫm nghĩ một hồi, rồi lắc đầu:
- Không! Ông ta không biết tôi, nhưng tôi có thấy chân dungc của ông ấy và có đọc tác phẩm văn chương của ông ấy.
- Khi viết văn ông ta dùng một bút hiệu thôi!
- Ông ta viết tiểu thuyết à?
- Không! Ông ta viết luận án.
- Có lẽ cậu không rõ đó chứ, tiểu thuyết của ông ta đều lấy cảnh sắc cửa Ba lê làm đề tài, nên đã làm tôi chú ý. Giờ đây nghe cậu nhắc đên tên họ của ông ta tôi biết là ông ta.
- Ông ta không phải là một nhà văn.Tôi nhắc lại thêm một lần cho rõ – Có lẽ bác đã lầm, ông ta là giáo sư kinh tế học. Xưa kia ông ta đã đảm nhiệm chức chuyên viên cố vấn bộ kinh tài gì đó.


Lão Trần vuốt râu, chớp mắt, một hồi sau vẫn quả quyết nói:
- Không thể lầm được, cậu không hiểu nhiều về ông ta, khi ông ta du học bên Ba lê có tên tuôi, nhưng ông ta học ở Ba lê không phải học về kinh tế, có lẽ là sinh vật học. Luận án của ông ta nghiên cứu về kinh nguyệt của loài thỏ.
- Ông ấy là một nhà kinh tế học mà, tôi không lầm đâu.
- Ông ta đi học kinh tế ở đại học Hamburg Đức, nhưng đều không đỗ - Lão Trần thoáng trầm ngâm – Có lẽ cậu càng không hiểu vì sao ông ta lại qua Đức, nói ra thì kỳ….Nghe nói ông ta bị thất tình, cô gái phản bội đó yêu một người bạn của ông ta.
- Ông ta chưa bao giờ nói đến việc này, chúng tôi đều biết ông ta có khà nhiều chuyện tình diếm lệ ở Ba lê…
Tôi mang những chuyện mà giáo sư Trung tam sự sau khi say rượu tóm tắt cho lão Trần biết. lão vừa chú tâm nghe, vừa khẽ lắc đầu. Chờ khi tôi nói xong, lão gắt:
- Láo, hoàn toàn là chuyện láo khoét cả.
- Bác muốn bảo câu chuyện hoàn toàn là bịa đặt à?
- Ông ta đều nói những chuyện thật thành giả, có rất nhiều chuyện giả thì lại rất chân thật. Lão Trần thoáng do dự, song ngập ngừng tiếp – Bạn bè của ông ta tôi quen hết cả. Chuyện đó là từ trong miệng của một người họ Trần nói ra! Phải, ông Trần rất ân hận về việc này, nhưng ăn năn thì có ích lợi gì?
- Dạ? – Tôi kinh ngạc – Tôi rất muốn được biết sự thật về đời sống của giáo sư Trung, bởi vì con gái của ông ta rất mong hiểu rõ sự biến thái tinh thần cha cô.
- Tôi cũng không nhớ rõ lắm, đây là một câu chuyện tình rất hỗn tạp! – Lão Trần thoáng ngẫm nghĩ – Coi bộ cậu rất hứng thú nghe câu chuyện này, cậu muốn lấy nó làm đề tà hả?
- Dạ không hẳn vậy, mà thật ra cháu chỉ tò mò thôi, việc viết tiểu thuyết cũng phức tạp lắm, còn xem nó có phù hợp với chính người viết thì mới có hứng thú viết ra được.
- Thế thì tôi phải hỏi tỉ mỉ hơn nữa.
- Tôi rất muốn hiểu lý do tại sao giáo sư Trung lại nói dối quanh co như vậy.
- Rất giản dị! _ Lão Trần cười nhạt nhẽo – Ngô Doãn Trung nói dối tài lắm. Việc ông ta tự chế nhạo là chuyện thật, vì lẽ ông ta bao giờ cũng bị đóng vai bi kịch trong một câu chuyện tình, nên ông ta luôn xem tình êu chẳng đáng đồng xu, cậu cọ muốn biết bộ mặt thật của câu chuyện này không?


Tôi gật đầu.
- Nói ra thì tấn bi kịch này chẳng có chi đặc sắc, và những vai chính còn ở trên thế gian này, có khác chăng chỉ khác với giấc chiêm bao ban ngày của giáo sư Trung thôi.
Tôi lặng lẽ nghe.
- Tôi không hiểu sao Ngô Doãn Trung lại mô tả Annie thành quá lãng mạn và hư vinh như thế, đồng thời còn sắp đạt câu chuyện đó vào ngày lễ giáng sinh tàn lạnh thế kia. Thật ra, Annie rất giàu có, cha nàng là chủ quán rượu, nang thừa kế một gia tài kếch xufcuar một người dì, và nàng sống trong một biệt thự ở miền quê Ba lê. Nàng dùng ngôi biệt thự này để tiếp đãi những du học sinh Trung hoa. Đến kỳ hè, rất nhiều du học sinh Trung hoa đến viếng thăm Ba lê, đều là thượng khách của nàng.
Lão Trần hắng giọng và dường như ông đang đắm chìm trong hồi ức:
- Không hiểu vì nguyên nhân gì Anny rất thích Phương Đông, nhất là người Trung hoa. Có lẽ nàng hơi giống người Trung hoa ở mái tóc đen, nước da không quá trắng trẻo, thân hình hơi thấp một tí.Có lẽ Pháp và Trung hoa có nhiều điểm tương tự, cổ xưa như nhau, nền tẳng vưn học phong phú như nhau, và đã qua một cuộc cách mạng sôi nổi và oanh liệt như nhau.
- Có lẽ tài hoa của các ông đã thu hút nàng.
- Trong số du học sinh, người theo đuổi Anny rất nhiều, Ngô Doãn Trung cũng là một trong số đó và cũng là một người ít hy vọng nhất.
Tôi nhớ đến gương mặt như chó xù của giáo sư Trung phải phì cười.
- Sau một thời gian, nhưng người theo đuổi nàng chỉ còn lại ba người kiên nhẫn nhất thôi, một người họ Lưu, một người họ Lâm và một người họ Trần – Lão Trần thoáng do dự - Tôi không thể cho cậu biết tên của những người đó vả lại, cậu cũng chẳng cần biết đến làm gì.
Tôi gật đầu.
- Dĩ nhiên Ngô Doãn Trung biết mình đã lọt đài, nhưng vẫn không chịu dẹp bỏ ước vọng đó. Lão Trần buông một tiếng cười nhạt – Tâm lý này khỏi cần tôi phải giải thích, cậu là nhà văn dĩ nhiên là phải biết được những tâm lý thông thường đó. Trung muốn dùng mọi thủ đoạn để tranh giành cơ hội, thậm chí có thể dùng hết mọi thỉ đoạn để đả kích kẻ khác.
Tôi nhớ đến bản tính háo thắng của giáo sư Trung, nhưng tôi không công nhận ông ta lại ích kỷ và đê hèn đến thế, tuy nhiên tôi vẫn lặng thinh.
- Ngoài mặt, bốn người này đều là bạn thân cùng gánh chung một hoạn nạn. Nhưng chính ra mỗi người đều ôm ấp một tâm sự riêng tư, không ai đề cập đến việc theo đuổi Annie và Annie cũng không tỏ ra bằng lòng kẻ nào. Nàng đang suy nghĩ, nhận xét và tìm hiểu những người đàn ông chung quanh nàng.
- Đàn bà Tây Phương thông minh thật đấy!
- Cũng khó trách nàng. Nàng chưa hiểu căn cội người nào hết thì nàng đắn đo là phải rồi.
- Giữa bốn người phải có một người nào đó có điều kiện hoàn hỏa nhất mới hy vọng thắng cuộc.
- Khó ai đủ điều kiện nhật được – Lão Trần nhếch môi, sờ nhẹ lên vết sẹo trên trán – Họ Lưu học về chính trị, tài ăn nói rất giỏi, giao thiệp rộng. Họ Trần học về hàng hải, những người học về hàng hải phần đông đều có tính cách cương nghị và thật thà. Họ Lâm là một học sinh gương mẫu của Học viện Nghệ thuật La Mã, thông minh và bảnh trai. Còn Ngô Doãn Trung, thì cậu đã biết, tôi khỏi phải nói nhiều, nhưng hắn cũng có tý chút thông minh, có một vài tài mọn để lây lòng đàn bà.
- - Khi đàn bà đã lựa chọn đối tượng, khuyết điểm được chú ý hơn.
- Đúng, bọn chúng đều có khuyết điểm…Họ Lưu dường như yêu cái sự nghiệp chính trị của hắn hơn. Đó cũng chẳng đáng kể vì nghe đâu hắn đã có vợ có con rồi, dĩ nhiên đó là một khuyết điểm rất nghiêm trọng. Họ Trần tuy không có khuyêt điểm này, nhưng thật thà đến nỗi chẳng hiểu nhân tình thế thái là gì cả. Họ Lâm thì thô lỗ, hẹp hòi, và cộng thêm căn bệnh thông thường của một nghệ sĩ là nghênh ngang, khoác lác.Còn Ngô Doãn Trung, ha ha ha…
- Bà Annie chắc khó lắm nhỉ?
- Không! Nàng quay cuồng giữa những người theo đuổi như môt thiên sứ ngây thơ. Nàng bảo họ Lưu đi dạo với nàng, đánh cầu, cưỡi ngựa, bảo họ Trần đưa đi uống cà phê, nghe nhạc, bảo họ Lâm đưa đi xem ciné và dạy học thêm cho nàng. Còn Ngô Doãn Trung thì luôn luôn sốt sắng trong mọi việc.
- Nhưng Annie yêu ai?
- Không người nào được biết Annie chung tình với ai, đàn bà Pháp rất biết hưởng thụ, sắc đẹp của nàng đã giam cầm bồn người thanh niên trong thế giới đam mê. Nàng phân biệt bốn vai trò rõ rệt: bà ví, vệ sĩ, giáo sư và nô bộc.
- Nhưng không thể nào kéo dài suốt đời như vậy được!
- Thời gian cứ thế lặng trôi qua được hai năm. Tất cả kể như đã tốt nghiệp và chuẩn bị về nước. Ngay lúc đó, Annie mới chịu tỏ rõ thái độ. Trong đêm giáng sinh nàng công khai tuyên bố người nàng yêu trước mặt bốn người – Lão Trần lắng giọng – Cậu đoán xem ai có diễm phúc đi?


Tôi ngẫm nghĩ giây lát:
- Nếu nàng là người Trung hoa, nàng rất có thể chọn họ Trần?
Lão Trần thở dài chua sót:
- Dĩ nhiên là không thích hợp với đàn bà Pháp rồi.
- Như vậy nàng thích chọn chàng nghệ sĩ kia rồi!
- Cũng không phải, nàng đã chọn họ Lưu, cậu biết vì sao không?
- Có lẽ nàng thích quyền cao chức trọng.
- Nhưng việc làm của họ Lưu không được chính đáng, nếu chẳng may bị bắt là không khỏi tội chém đầu! – Lão Trần mỉm cười – mấu chốt của vấn đề là hòn máu họ Lưu trong bụng Annie.
- Té ra là thế!
- Lúc bấy giờ không ai biết chuyện này. Khi Annie công khai tuyên bố xong, nàng đột nhiên khóc òa rồi hôn nhẹ họ Lưu để yêu cầu được hôn từ biệt họ Trần. Con gái Pháp thật thẳng thắn, vì muốn cho con có một người cha hợp pháp nàng đã hành động trái với lòng.
- Rồi kết hôn à?
- Không, Annie hy vọng có một hôn lễ theo phong tục Trung hoa thật long trọng nên nhất định theo họ Lưu về Trung hoa.
- Rồi sao?
- Trừ Ngô Doãn Trung, mọi người đều trở về Thượng hải, tại một khách sạn thuộc địa phận tô giới Pháp. Anah chàng họ Lưu hớn hở trù liệu hôn lễ, đặt tiệc tại một nhà hàng sang trọng nhất và nhờ em gái của họ Trần và họ Lâm làm phù dâu. Mọi việc đâu đấy coi như xong xuôi.
- Một màn kịch bắtđầu là vui thì khi hạ màn với những nụ cười là điều chắc chắn rồi.
- Tiếc thay! Ngay trước khi vào thánh đường một tiếng đồng hồ…. Lão Trần thấp giọng hơn – Đã có chuyện không lành.
- Người vợ dưới nhà quê của ông ta đã xuất hiện thình lình hả?
- Không, chúng tôi được mật tin cho hay cảnh sát mai phục chung quanh thánh đường rồi chỉ chờ hôn lễ cử hành là bắt giữ họ Lưu.
- Tại sao lại bắt ông ta?
- Cảnh sát đã điều tra lý lịch thật của họ Lưu nhưng chỉ vì trên tô giới không tiện trắng trợn bắt giữ chính trị phạm nên họ đành phải chờ đợi cơ hội này.
- Có chuyện như vậy thật à?
- Thời gian cấp bách quá, cho dù có bãi bỏ hôn lễ cũng không sao trốn thoát được. Thời đó tội chính trị bắt được là họ xử bắn ngay. Biết vậy mà không ai nghĩ ra cách nào để giải thoát cho họ Lưu cả.


Tôi nóng nảy nói:
- Ly kỳ thật!
- Phải, mọi người đều rất hoảng sợ quấn lấy nhau, Annie lo sợ đến phát khóc – Lão Trần chậm rãi châm ống điếu hít, hít vào vài hơi, song mới mới lạnh lùng kể tiếp:
- Giữa lúc đó họ Trần bỗng nghĩ đến một cách tráo chú rể, họ Lưu sẽ nhân lúc hỗn loạn mà đào tẩu.
- Kết cuộc ra sao bác?
- Kết quả là họ Lưu đã cao bay xa chạy, còn họ Trần thì bị tù vì tội đồng lõa.
- Tại sao ông ta dám hy sinh như vậy?
- Vì tình yêu chứ còn gì! – Lão Trần cười nhạt – Họ Trần sống trong tù suốt ba năm trời, mãi đễn khi hết hạn tù thì Annie đã rời khỏi Thượng hải từ lâu, chỉ nghe nói nàng sinh được một cháu gái. Không lâu sau nàng tái giá với họ Lâm và theo hắn đến phương Bắc dạy học.
Tôi lắc đầu thở dài, lão Trần kể tiếp:
- Việc Annie tái giá, không làm họ Trần đau lòng cho lắm, điều mà hắn đau khổ nhất là từ khi hắn vào tù vì Annie mà suốt cả ba năm dài đằng đẵng chưa bao giờ Annie ghé qua thăm hỏi hứn một lời.
Tôi giận dữ đứng bật dậy:
- Đồ vô ơn bạc nghĩa!
Lão Trần chẳng chút bận tâm vẫn thản nhiên cười nói:
- Rồi đến thời kỳ chiến tranh, họ Trần vốn học về hàng hải, nên hắn được tuyển dụng và cấp tốc đưa qua căn cứ hải quân tại phương Nam. Tại căn cứ đó hắn tình cờ gặp viên sĩ quan đã bắt hắn trước kia, vô tình biết được tin kẻ tố cáo họ Lưu chính là họ Lâm.
- Thật như thế sao?
- Lòng người thật hiểm độc, không từ nan một chuyện gì. Khi họ Trần hay bí mật này, hắn hận họ Lâm đến tận xương tủy. Nói cho cùng thì trong khi nước nhà đang có chiến tranh, những việc ân oán nhỏ nhoi có đáng kể gì đâu. Nhưng sau cuộc kháng chiến thành công, họ Trần được đặc phái sang Saigon để thương lượng với nhà cầm quyền Pháp và vô tình hay được tin tức của Annie.
- Câu chuyện này lạ lùng thật, nhiều tình tiết còn hơn trong tiểu thuyết nữa.
Lão Trần nhoản miệng cười:
- Thì ra sau khi chiến tranh chấm dứt, họ Lâm dẫn hai mẹ con Annie và người cháu của hắn sang Việt nam. Lúc bấy giờ Việt nam là thuộc địa của Pháp, và Annie muốn qua đây tìm cơ hội trở lại quê hương. Nhưng sau cuộc chiến, thuyền bè rất thiếu thốn, dù Annie cố liên lạc với những giới chức Pháp để tìm cách trở về Pháp mà vẫn không được.
- Dịp may đã đến cho họ Trần rồi.
- Họ Trần tìm được nhà của Annie bên bờ một con sông bẩn thỉu. Cả ba thình lình hội ngộ sao mười năm cách biệt đều thấy ngỡ ngàng. Mọi người đã già nua, nhất là Annie. Tuôi xuân của người con gái cũng như hoa anh đào của Nhật, nở cũng sớm và tàn cũng nhanh.
- Ông ấy quên mất ba năm sống trong lao tù rồi à?
Lão Trần chẳng đếm xỉa gì đến câu hỏi của tôi, vẫn chậm rãi tiếp:
- Họ Trần nhìn qua đã thấy ngay đời sông kham khổ của hai người. Nhưng họ tiếp đãi hắn hết sức nồng hậu, đặc biệt là có một chai rượu Pháp rất đắt tiền.
Họ Trần hỏi thăm đứa con của Annie thì họ Lâm chỉ lên bức ảnh của một bé gái trên vách. Bé gái kia không khác gì Annie thủa còn xuân xắc. Đó là một thiếu nữ độ mười ba, ,mười bốn tuổi, rất duyên dáng. Họ Trần rất xúc động.
Hắn định tâm hễ gặp mặt họ là chất vấn cái vấn đề bí ẩn kia ngay, nhưng nghe Annie kể lại cuộc đời của nàng thì hắn lại nuốt những ý nghĩ đã ngẫm sẵn trong miệng trở xuống bụng. ì ảnh hưởng của cuộc chiến tranh nên tình hình ở Việt nam không được yên lắm. Họ Lâm định dành dụm ít tiềnđể đưa mẹ con Annie về nước, và hắn cũng trở về Quảng châu. Thế nhưng định mệnh cay nghiệt đã bắt Annie ngã một cơn bện trầm trọng làm tiêu sạch cả số tiền dành dụm bao nhiêu ngày của họ, cả đến học phí của đứa cháu và con gái hắn, hắn cũng không chịu nổi. Hai đứa bé phải lên tàu bán những vật kỷ niệm cho các thủy thủ, hoặc trao đổi rượu Pháp lậu thuế.
- Sao bác không hỏi cho ra việc họ Lâm chơi ác với bạn bè.
Lão Trần lắc đầu nói:

- Họ Trần đặt ly rượu xuống bàn, đưa mắt nhìn Annie, rồi lại quay nhìn họ Lâm và chất rượu màu vàng trong ly rượu mà chẳng nói được một lời. Thừa lúc họ Lâm xuống nhà bếp hắn lấy hết tiền bạc mang theo đặt dưới khăn trải bàn.
- Sao ông ấy hành động vậy?
Lão Trần khe khẽ gật đầu, lẵng lẽ ngồi hút ống điếu.
- Sau cuộc chiến bác không gặp lại họ Trần à?
- Dĩ nhiên là có gặp bằng chứ, bằng không làm sao tôi biết rõ câu chuyện? – Lão Trần như vừa tỉnh mộng, bảo tôi. – Hắn đã già đến nỗi không nhận ra. Hắn bảo hắn vẫn một lòng yêu quí Annie, hắn nhờ người hỏi thăm tin tức của nàng khắp nới, và có lẽ một ngày nào đó hắn sẽ tìm được nàng. Nhưng khi về đến đây tôi bặt tin hắn.
- Ông ấy đã lấy đức báo oán!
- Mong rằng hắn sẽ nghĩ được như thế - lão Trần cười tang thương – Viết tiểu thuyết là phải nắm vững cái chủ đề, đừng để nghĩ ngợi lôi thôi dài dòng nữa!
- Tôi rất tiếc là chưa rõ được đoạn cuối của câu chuyện.
- Câu chuyện đâu có dản gị như thế, nhưng trên phương diện tiểu thuyết, chấm dứt ở đấy là vừa rồi. – Lão Trần khẽ hắng giọng – Tiểu thuyết thường là kết thúc ơ đây và tài liệu tôi cho anh biết bấy nhiêu là quá đủ rồi!
- Nhưng đây là một câu chuyện thật do bác kể. Hơn nữa, giáo sư Ngô Doãn Trung cũng có ở nơi này.
- Ngô Doãn Trung à! Tôi không thích nghe cái tên này, cậu đừng nhắc đến tôi với ông ta.
- Dạ tôi xin nhớ điều này.
- Cả với người quen biết của ông ta, như Lưu Triết và con gái của ông ta. À! Tiếng chuông vừa reo kìa có lẽ Lưu Triết về đó.
Khi tôi đứng lên từ giã lão, lão chúc tôi ngủ ngon nhưng đôi mắt lão dán chặt vào cái đĩa sành đặt trên bàn trang điểm.

Chú thích:
(*) Flaubert: một tiểu thuyết gia Pháp (1821 - 1880)




anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét