Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tình Hé Môi Sầu 1 - 30-6

Trang 6 trong tổng số 8

Chương 22

Tôi nhận được một tấm thiệp hồng, nhưng không phải thiệp mừng của Thôi Vạn Thạch. Tôi kinh ngạc đến nỗi không tin ở con mắt mình. Vì tôi có quen biết với ai tên là Lawrence và cô Edlies đâu. Nhưng tên họ và địa chỉ của tôi rõ ràng như thế này đây, không có một sự lầm lẫn nào cả. Và tôi cố tìm mọi chi tiết để đoán mò, nhưng ngoài cái địa đồ chỉ đường, không còn gì khác nữa. Nhà mới xây cất chưa có số, ngay dưới chân núi phía sau thành Cửu Long.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Tôi không thể nghĩ ai đùa dai như thế vì ngày “cá tháng tư” (poission d’ April) đã qua rồi, ai còn trêu ghẹo gì nữa. Cuối cùng tôi đành đoán có lẽ đây là độc giả của tôi.


Với nghề nghiệp của tôi, ngẫu nhiên nhận được sự mời mọc của người khác cũng chẳng lạ, nhưng thông thường các thiệp mời đều có báo trước. Tôi xé thiệp đi, nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi lại ráp nó lại.


Tôi đặt ra bao nhiêu câu hỏi, từ nghiêm trọng đến bỡn cợt, và suy đi nghĩ lại, mãi đến hoàng hôn tôi mới quyết định cứ đi xem sao.


Theo tập quán tại địa phương này, tôi mua một bó hoa và một lẵng trái cây. Thì dù cho nữ chủ nhân là người Trung Hoa hay là người ngoại quốc tôi cũng không đến nỗi phải ngượng.


Theo bản đồ, tôi tìm được nơi đó một cách hết sức dễ dàng, vì lẽ chung quanh toàn nhà nhà gỗ màu tro thẩm, chỉ duy nhất có một ngôi nhà gạch màu trắng.


Trong khu dân nghèo khó hỗn loạn và bẩn thỉu này, ngôi nhà gạch trông sạch sẽ và xinh đẹp hẳn ra, nhất là bãi đất trống ở trước cửa còn đặt nhiều chậu hoa và những cây Đông Thanh (*) được cắt xén hết sức cẩn thận.


(*) Cây Đông Thanh: Một loại cây quanh năm xanh biếc, đầu mùa hạ trổ hoa màu vàng nhạt, và kết trái hình cầu màu đỏ tía.
Tôi hỏi bằng tiếng Anh:
- Đây có phải là nhà của bà Lawrence không?
Trong nhà không có tiếng trả lời nhưng đèn bật sáng và có tiếng ho húng hắng của một bà già trong nhà vọng ra.
- Thưa bà, tôi muốn hỏi bà Lawrence ạ - Tôi nói bằng tiếng Quảng Đông không mấy thành thạo.
Cánh cửa được mở ra, giờ đây lại từ từ khép lại. Tôi đã bị lừa rồi, và tự mỉa:
- A! Hay ta đã tìm lầm nhà rồi!
Tôi quay mình toan bỏ đi, bỗng cánh cửa lại xịch mở, một bà lão người Tây phương đầu tóc bạc phơ, ngồi trên chiếc xe lăn tay nhìn tôi. Ngay khi tôi định lên tiếng xin lỗi thì bà lão đã nói bằng tiếng Quan thoại:
- Ông tìm ai?
- Dạ, bà Lawrence!
- Bà Lawrence à? – Bà lão phe phẩy cái quạt lẩm bẩm - Ở đây chỉ có cô Edlies thôi!
- Đúng rồi, tôi đã quên hỏi cô này – Tôi bèn lấy thiếp mời cho bà ấy xem.


Bà lão tiếp lấy xem một hồi, đoạn gật đầu nói:
- Xin mời vào! Con bé này được chiều chuộng quá sinh ra hư đốn. Tức chết đi được! Nó chỉ cho tôi biết là đêm nay nó có mời một người bạn đến đây thôi.
Tiếng Quan thoại của bà lão khá lưu loát, cử chỉ cũng rất tao nhã làm tôi hết sức ngỡ ngàng. Một gia đình điển hình cho giai cấp trung lưu, ghế salon, tủ lạnh, trên tường treo một bức tranh sơn dầu, chiếc radio đặt trên quầy đang hát những bản nhạc miền Bắc.
Tôi lại ngắm vị nữ chủ nhân thêm một lần nữa, xem ra bà đã hơn năm mươi tuổi. Bà mặc chiếc áo dài Trung Hoa kiểu xưa, mắt to, mũi cao, má hóp, trên mặt có những vết nhăn thật nhỏ. Có lẽ vì vấn đề sức khỏe nên sắc mặt bà rất ảm đạm. Nhưng bà vẫn giữ đúng phong cách làm mọi người phải kính nể. Bà mời tôi ngồi, bảo cô tớ gái mang nước lên, và đưa tay nhận bó hoa của tôi, thoáng đưa lên mũi ngửi:
- À! Thơm quá. Quê tôi vào mùa xuân mới có loài hoa kiếm lan tươi tốt thế này!
- Thưa bác, xin bác vui lòng cho cháu biết quý danh được không ạ?
- Cậu cứ gọi tôi là bà Hoa được rồi.
- Thưa bác, cháu mạo muội quá. Cháu thật không nhớ ra chúng ta đã gặp nhau ở nơi nào, còn về cô nhà, có lẽ cô ấy đã đọc được tác phẩm của cháu, nói ra thật chẳng đáng chút nào cả.
- Tôi rất vui lòng được tiếp cậu tại đây, - bà Hoa cười giọng hiền hòa – Con gái tôi có lẽ là độc giả của cậu. À! Edlies bảo tôi đừng cho cậu biết, nhưng cậu đừng để mắc lừa nó nhé.
- Tên Edlies chắc không phải tên thật của cô ấy.
- Tên thật đấy! Nó tự sửa lấy từ ngày nó biết đọc, đâu khoảng bảy tuổi gì đó nó đọc quyển “Edlies huyễn du ký”.
- Nhưng cháu chưa có bạn gái ngoại quốc.
- Không, nó là người Trung Hoa đấy chứ - Bà Hoa sờ thoáng qua cánh tay áo – Tôi cũng là người Trung Hoa, tuy nhiên, tổ tiên tôi là người Pháp. Ngoại trừ mắt, và mũi có tính di truyền, ngoài ra tôi có gì khác người Trung Hoa đâu?
Ngôn ngữ và hành động của bà lão này hơi ngông, nhưng phải công nhận là bà nói đúng. Cách ăn mặc và điệu bộ của bà thật không khác một bà lão Trung Hoa.
- Hơn nữa, tiếng Quan thoại của tôi còn khá hơn cậu nữa là khác. Cách phát âm của cậu không được đúng lắm. Quê cậu ở phía nam Trường Giang hay ở phía bắc?
- Dạ, quê cháu là một xóm làng vắng vẻ ở phía hạ lưu sông Hoàng Hà.
- Thế thì đúng rồi – bà Hoa thích thú cười to – Ba mươi năm trước tôi có đi ngang qua chiếc cầu sắt của sông Hoàng Hà tại Trịnh Châu, lúc đó, cậu hãy còn bò dưới đất đấy! À, tôi thiếu lịch sự quá. Tôi không nên nói nhiều quá với bạn của con gái tôi mới phải.
- Dạ, có hề gì đâu!
- Cậu thử đoán xem, tại sao tôi lại đi Trung Hoa?
- Thưa bác, cháu đoán nhất định là bác đi truyền giáo ở phía bắc Trung Hoa.
- Không phải, tôi là người Trung Hoa chính cống. Mời cậu dùng trà. Tôi nói đùa với cậu đấy! Thú thật, lòng tôi là của Trung Hoa, nhưng tôi rất hổ thẹn, sự hiểu biết của tôi về Trung Hoa ít ỏi quá. Tuy nhiên, tôi và chồng đã cư trú ở Trung Hoa rất nhiều năm.
- Thưa bác, bác trai có nhà không ạ?
- Hoa là tiếng họ của mẹ tôi. Theo tôi thì lão kể như đã chết, nhưng có lẽ lão vẫn còn sống.
Có thể là bà đã bị phụ rẫy nên bà mới không muốn nhắc đến chồng bà, cả đến họ chồng bà cũng bỏ luôn. Tôi ái ngại chuyển hướng câu chuyện:
- Cô nhà có nhắc đến chuyện quen biết giữa cháu và cô ấy không nhỉ?
- Không! Chờ nó về rồi nó sẽ cho cậu biết!
- Cảm ơn bác. Bao giờ cô ấy mới về nhỉ?
- Đêm nay có lẽ sớm hơn – Bà Hoa nhìn đồng hồ treo - Nó đoàng hoàng lắm, chưa bao giờ thất hẹn với bạn bè cả, theo tôi nghĩ, nó phải nhớ khách của nó hơn tôi mới phải chứ.
- Cháu mong gặp cô ấy. Nếu không có việc gì, cháu sẽ không dám quấy rầy bác và cô nhà.
- Sao lại nói thế? Cậu nên tha thứ cho nó. Tôi nghĩ đây chắc là nó muốn tôi tiếp chuyện với bạn nó để tôi đỡ buồn tẻ vậy mà – bà Hoa khẽ xê dịch chiếc xe lăn tay thở dài ai oán – Từ khi tôi dùng chiếc xe này thay chân, tôi buồn muốn chết đi, không một ai đến thăm và cũng chẳng một ai trò chuyện với tôi cả.
- Cô nhà phải làm vui cho bác chứ.
- Nó phải đi làm việc. Cho dù tôi không bệnh tật gì nó cũng phải đi làm việc.
- Cô Hoa làm việc ở đâu thế thưa bác?
Tôi lợi dụng cơ hội để hỏi cho rõ vì trước kia tôi có diễn thuyết tại một trường nữ trung học. Có lẽ cô ta là nữ giáo sư cũng nên.
- Lúc trước nó làm thư ký tại một hãng xuất nhập cảng. Hiện nay nó đã nghỉ việc, nhưng đêm nào cũng phải đi dạy kèm trẻ em.
- Cô ấy có dạy cho trường giáo hội không?
- Không! Nếu dạy được ở trường Giáo hội thì tốt quá vì nó cũng tin tưởng Chúa, nhưng nó không chịu. Tuy nhiên, tiền dạy học cũng không nuôi nổi tôi, mỗi hôm tôi phải uống thuốc đều đặn nếu không thì bệnh phong thấp hành hạ tôi không chịu nổi. Giờ thì nó đang dạy kèm cho các con nhà giàu có, dư chút thì giờ thì làm thêm ít việc kiếm thêm ít tiền. Sống ở Hương Cảng mà không chạy đôn chạy đáo thì làm sao mà sống được chứ?
Như vậy chắc hẳn là cô ta chẳng có liên hệ gì với tôi rồi. Tôi muốn từ giã nhưng trông thấy vẻ khao khát muốn tâm sự của bà, tôi tội nghiệp nên đành phải nán thêm chút nữa.
- Có lẽ cô nhà nên về sớm một chút để hầu chuyện bác chứ
- Nó bận lắm. Tôi không thể làm phiền nó, tôi cho nó được tự do hoàn toàn. Nay nó đã hai mươi mốt tuổi. Có thể tự định lấy cuộc đời nó nên cũng phải cho nó giao thiệp chứ! Cho dù là trước đây tôi cũng không can thiệp đến cuộc sống của nó, tôi nghĩ tôi là một bà mẹ hiền, nhưng không phải là một bà mẹ hiền trong gia đình Trung Hoa.
- Lòng mẹ yêu con thì ở đâu cũng thế cả! Sự dạy dỗ của bà mẹ Trung Hoa đối với con cái có lẽ hơi nghiêm khắc, nhưng con cái đã ngoan ngoãn thì có ai can thiệp một cách vô lý đâu.
- Đúng thế! Tôi không hề dạy dỗ con gái tôi, điều này người khác không hiểu lắm đâu. Không hẳn là vì nó không cha, thật sự là từ nhỏ nó đã chịu nhiều cay đắng, cứ mỗi lần nghĩ đến điều này là tôi lại đau xót khôn cùng.
- Cháu đã nói, con cái ngoan thì không cần phải dạy dỗ khe khắt.
- Nhưng cách đây hai hôm, tôi có đánh nó một trận. Tôi đã nghĩ rằng, tôi đánh nó đau lắm nhưng nó không biết là lòng tôi còn đau hơn cả nó.
- Tại sao thế thưa bác?
- Tôi bảo nó là phải tuyệt giao với một người bạn trai, nhưng nó không nghe.
- Cháu nghĩ đó là vì bác thương cô ấy, người bạn của cô ấy chắc là người xấu.
- Không, nó rất đoàng hoàng.
- Ủa?
- Tôi không thể nói rõ được và tôi cũng không nói cho nó biết, hay bất cứ một người nào biết cả. Thôi, chúng ta bỏ chuyện này đi! Xin cháu chớ hiểu lầm. Tôi không bắt con gái tôi làm ni cô, vì ngoại trừ người thanh niên kia, tôi sẵn sàng đón tiếp bất cứ người bạn trai nào của nó đến nhà. Cậu xem! – Bà đưa tay chỉ vào một phòng – Tôi đã chuẩn bị cho nó tất cả rồi đấy.


Một bàn ăn đã bày sẵn, có cả hoa và trái cây.
- Nó có cho tôi biết, người bạn trai nó mời đến là một nhà thơ. Nhà thơ không như những thương gia tầm thường, cần phải tràn đầy ý thơ. Do đó, tôi đã chọn lựa gian phòng này. Nếu đèn tắt đi, ánh trăng sẽ soi vào rất thơ mộng.
Nghe bà Hoa nhắc đến ánh trăng, tôi vội nhìn đồng hồ tay. Chín giờ đúng, tôi không thể đợi thêm nữa, bèn đứng dậy, từ giã.
- Kìa, con gái tôi về rồi. Cậu có nghe thấy tiếng hát của nó không?
Tôi nhìn ra ngoài, nghe mang máng có tiếng hát, lúc ngưng, lúc liên tục theo hơi gió:
Bao giờ trở lại người yêu hỡi? Vì anh, nước mắt em cạn rồi…
Tôi kinh ngạc nói:
- Đây là bản nhạc thịnh hành nhất trong thời kỳ kháng chiến. Đúng là cô ấy hát à?
- Đúng! Tôi nghe cả tiếng bước chân quen thuộc của nó.
- Giọng hát của cô ấy khá lắm!
Bà Hoa không trả lời chỉ lắng nghe, sắc mặt thâm trầm ngơ ngẩn. Bà Hoa gật gù:
- Hay lắm!
- Dường như tôi có nghe qua điệu nhạc này rồi
Bà Hoa như vừa tỉnh cơn mộng, nhìn tôi nói:
- Hai mươi năm trước, bản nhạc này rất thịnh hành vào lúc chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Hoa chúng ta. Hiện nay không còn ai hát đến nữa. Nhưng, hôm nào tôi cũng bảo nó phải hát cho tôi nghe. Bây giờ nó lại hát sang bản khác rồi!
- Cô ấy hát bản gì thế?
- Cậu thử nghe xem, tốt nhất cậu nên mang hết tâm hồn ra để nghe, thì rõ lắm.
Quả nhiên, tiếng ca càng lúc càng rõ, từng âm thanh một vang lên:
Tình tôi và chàng sâu như biển cả
Nước biển đỏ,
Trôi không sạch hận thù của chàng và tôi
Nước biển đỏ,
Rửa không sạch máu và nước mắt của tôi…
Một cơn gió thổi qua, tiếng hát lại trở nên mù mờ:
Ánh dương quang chiếu vào chiếc ghe cô độc
Chàng đã nhìn tôi mỉm cười
Nụ cười tang thương
Bà Hoa buông tiếng thở dài
Ta đứng bên bờ cất tiếng ca
Hương hoa ngây ngất cõi lòng ta,
Cửu Long vang tiếng,…

- Bạch Lộ!
- Bạch Lộ là ai? Cô ấy cũng biết bản nhạc này à?
- Con gái của bác chớ ai! Cô Bạch Lộ. Cháu có nghe cô ấy hát bài này rồi.
Bà Hoa trố mắt nhìn tôi không hiểu.

Chương 23


Ánh trăng, bóng trúc, cô gái xinh đẹp, hương hoa và hương trà hữu hạng, làm tôi ngất ngây say đắm trong gian nhà gạch ấm cúng.
Sau khi dùng bữa xong, bà Hoa uống chút ít rượu Đỗ Tòng, nuốt vài viên thuốc ngủ và ngủ quên trên chiếc xe lăn.
Gương mặt Bạch Lộ cũng đỏ ửng, nàng lấy trong tủ lạnh ra một cái chậu, mỉm cười nói:
- Đây là bánh trứng trái lật mẹ tôi tự làm đấy, ngoài phố không có bán đâu.
- Cảm ơn cô.
- Mẹ tôi còn biết nấu rượu nho nữa. Mà đàn ông các anh có ai chịu uống rượu nho đâu.
- Tôi không thể dùng thêm chút gì nữa.
- Anh Từ! – Bạch Lộ cười duyên dáng – À, hay tôi vẫn gọi anh là anh Văn nhé. Tôi thích bút hiệu này của anh lắm, và tôi cũng hy vọng anh gọi tôi là Bạch Lộ, nhé! gái xinh đẹp, hương hoa và hương trà hữu hạng, làm tôi ngất ngây say đắm trong gian nhà gạch ấm cúng.


Sau khi dùng bữa xong, bà Hoa uống chút ít rượu Đỗ Tòng, nuốt vài viên thuốc ngủ và ngủ quên trên chiếc xe lăn.
Gương mặt Bạch Lộ cũng đỏ ửng, nàng lấy trong tủ lạnh ra một cái chậu, mỉm cười nói:
- Đây là bánh trứng trái lật mẹ tôi tự làm đấy, ngoài phố không có bán đâu.
- Cảm ơn cô.
- Mẹ tôi còn biết nấu rượu nho nữa. Mà đàn ông các anh có ai chịu uống rượu nho đâu.
- Tôi không thể dùng thêm chút gì nữa.
- Anh Từ! – Bạch Lộ cười duyên dáng – À, hay tôi vẫn gọi anh là anh Văn nhé. Tôi thích bút hiệu này của anh lắm, và tôi cũng hy vọng anh gọi tôi là Bạch Lộ, nhé!
- Sao cô biết tên thật của tôi?
- Tôi hỏi thăm anh Đức Sanh đấy, một hôm tôi gặp anh ấy ngoài phố, tôi nhờ anh ấy viết địa chỉ của anh vào sổ ghi địa chỉ của tôi, anh ấy không biết là anh chỉ cho tôi biết bút hiệu.
- Đức Sanh khôn ngoan như vậy mà cũng bị cô cho vào tròng. Thật ra, tên họ bất quá cũng chỉ là một phù hiệu để phân biệt mà thôi.
- Chắc anh phải ngạc nhiên khi nhận được thiệp mời.
- Tôi tưởng là của một nữ độc giả ngổ ngáo nào chứ!
- Còn tôi thì tưởng là anh không chịu đến!
- Lẽ ra cô chỉ cần viết tên cô vào là đủ rồi, sao cô lại nói vòng quanh như thế để làm gì!
- Tôi bắt chước anh đấy. Vì nhà văn thường quay độc giả vòng vòng, rồi cuối cùng vẫn không sao đoán được kết cuộc.
- Cuộc sống thực tế không phải là tiểu thuyết.
- Nhưng đôi khi còn phức tạp hơn cả tiểu thuyết nữa.
- Nhưng tiểu thuyết không phải là đùa với độc giả.
- Tôi có đùa với anh đâu! Thật tình tôi không đùa với anh, nếu anh muốn rõ cuộc đời của tôi, anh sẽ công nhận đây là một cái hẹn rất quan trọng.
- Tôi muốn biết cái nghiêm trọng đó lắm!
Bạch Lộ hắng giọng, khẽ gọi mẹ, bà Hoa chỉ thoáng nhếch môi và ngáy đều.
- Mẹ tôi ngủ say rồi. - Bạch Lộ thấp giọng - Chính mẹ tôi đã buộc tôi phải dùng cách này để mời anh đến đây.
- Nhưng tôi chưa gặp mẹ cô bao giờ, và tôi tin rằng mẹ cô cũng chưa hề đọc một tác phẩm nào của tôi.
- Dị nhiên anh không thể nghĩ ra được nguyênn do. Mẹ tôi rất ghét bạn trai của tôi. Tôi không hiểu tại sao, có lẽ bà cho rằng bạn trai của tôi còn trẻ quá, và có lẽ cũng vì những nguyên nhân khác nữa. Đấy là việc xảy ra hôm kia.
- Tôi có nghe bà nhắc đến việc này, nhưng bà không chịu giải thích.
- Phải rồi, mẹ tôi đã bảo tôi phải mời một người bạn trai khác đến nhà.
- Vì thế cô nhớ đến tôi, nhờ tôi giúp cô lấy lòng mẹ cô?
- Không phải vậy! Thật ra, tôi cũng có thể mời người khác đến, nhưng không người nào hợp với tính nết của bà. Do đó, tôi mới nhớ đến anh, tôi biết rằng nhà văn như anh đều muốn tìm hiểu những người có tính nết kỳ lạ khác thường, có phải thế không?
Tôi gật đầu cười như mếu.
- Có ai chịu quấn quít bên một bà lão tính tình quái dị suốt ngày. - Bạch Lộ thở dài - Tôi không chịi nổi cái lẩm cẩm của bà, nhưng bà là mẹ của tôi, tôi thương yêu bà và cũng thương hại bà! Bà ...
- Tao không cần ai thương hại tao cả. - Bà Hoa đột nhiên mở bừng mắt - À thì ra mày nuôi tao là vì mày thương hại mụ già tàn tật này à?
- Mẹ! - Bạch Lộ thè lưỡi, vội vã chạy sang đấm lưng cho bà Hoa - Thưa mẹ con không có ý đó!
- Con, đúng hơn là mẹ thương hại cho con! - Bà Hoa hắt hơi, bà vội lấy một viên thuốc bỏ vào miệng, tinh thần bà trở lại bình thường - Mẹ có thể rời bỏ căn nhà này, đến ở tại một biệt thự sang trọng, đời sống của mẹ sẽ sung sướng hơn nhiều. Chắc con cũng biết tiền của con kiếm được cũng chẳng đủ nuôi mẹ đâu!
- Mẹ đã say rồi đó! - Bạch Lộ quay sang tôi cầu cứu bằng ánh mắt.
- Mẹ không say đâu! Sự thật là mẹ vì con đấy, nhưng mẹ không thể nói cho con biết được.
- Mẹ! Bạch Lộ bối rối đến muốn phát khóc;
- Thưa bác! Bạch Lộ muốn bảo là người già cả hay bàn bạc chuyện trò, và cháu thích hợp với bác hơn người khác. Cô ấy nói đúng lắm, mẹ cháu cũng giống như bác vậy đó.
- Cậu nói thật chứ? - Bà Hoa thở dài ngơ ngẩn nhìn tôi - Tôi công nhận là tôi hay nhiều chuyện nhưng ngoài thằng bé kia ra, tôi chưa làm phiền đến người bạn nào của nó cả. Tôi biết họ không thích cái tính lẩm cẩm của tôi nên có lúc tôi chỉ lặng lẽ ngồi một bên để nghe chúng trò chuyện

Chương 24


Trong mỗi người hình như có bản tính của một tay cờ bạc. Nhất là đối với những gì khó hiểu, họ lại càng muốn tìm hiểu thật rõ ràng, chẳng khác gì những lá bài úp trong canh bạc vậy.


Bạch Lộ, Lưu Triết, Việt Sanh, cô Phụng, và cả dĩ vãng của giáo sư Trung làm đầu óc tối cứ vương vấn, băn khoăn mãi.


Nhịp độ làm việc giảm thì tiền bạc kiếm được cũng ít đi. Lưu Triết càng tệ hại hơn tôi nữa. Tôi vẫn nhận được giấy báo của ngân hàng gửi đến cảnh báo hắn về việc ký chi phiếu không tiền bảo chứng. Tôi đành phải góp hết chút tiền dành dụm để giữ danh dự cho hắn.


Tiền ăn và tiền nhà chúng tôi thay phiên nhau, từng tháng một. Thế mà bây giờ Triết cũng lờ đi hết.


Đời sống ở đây, tiền nhà là một món nợ tối khẩn cấp, do đó tôi đành phải cầu cứu ông chủ tiệm sách Tiền Bán Tử, và đồng thời nhờ cô Vân giúp chúng tôi xin lỗi lão Chu Ký Trần. May thay bây giờ đang mùa gặt nên lão ít khi ở nhà.


Tôi nhớ những điều lệ mà tôi đã thỏa thuận với lão khi dọn vào đây, sắc mặt thâm trầm lạnh lùng của lão mà ớn óc. Không phải chờ đợi lâu lão đã bảo cô Vân mời chúng tôi gặp lão tại nông trại chủ nhật tới.


Lão định tống cổ chúng tôi? Hay là định ra thêm một vài điều lệ nữa? Tôi mang theo tâm trạng hoang mang, đi tìm lão.


Cánh cửa chính của nông trại ẩn khuất sau khu rừng tre rậm rạp. Trước mặt là một khu vườn cải xanh um, ngang dọc tuyệt đẹp.


Lão Trần ngồi trên chiếc ghế xích đu trước cửa một gian nhà tranh, trong bộ quần áo làm việc, chỉ huy công nhân mà tay không ngừng rải thóc cho gà ăn.
- Vào đây! – Lão ngoắc tôi – Xin lỗi nhé, bàn chân tệ hại của tôi làm khổ tôi rồi, đi đứng khó khăn quá.


Tôi đến ngồi trên chiếc ghế gõ cạnh ông ta, và nói với ông về việc Lưu Triết không trả tiền phòng. Nhưng giọng ông thật ôn hòa ngoài sức tôi tưởng tượng lúc ra đi:
- Không sao! Miễn là hai cậu không quên là được rồi. Tôi bận việc quá nên đã khá lâu không ghé qua nhà, tôi sợ các cậu gặp phải chuyện rắc rối nên muốn hỏi thăm vậy thôi.
- Mọi việc đều bình thường cả, thưa bác.
- Tôi biết, thanh niên như các cậu không bao giờ tiêu tiền chừng mực hết. Nhưng tôi quý hai cậu lắm, vì hai cậu không làm ồn vườn Hồng Mai của tôi.
- Chúng tôi định tháng sau sẽ thanh toán hết cho bác và chúng tôi bằng lòng đền bù thiệt hại cho bác.
- Cậu tốt lắm! Tôi biết cậu muốn giúp cậu Triết, tiền chi tiêu tháng này là trách nhiệm của cậu ấy, có đúng thế không?
- Vâng! – Tôi vửa trả lời vừa ngạc nhiên không hiểu sao lão lại biết sự phân chia này.
- Cả tiền chợ tôi cũng bảo cô Vân lo cho đấy!
Tôi không hiểu sao lão lại rộng lượng với chúng tôi. Trong cái xã hội vàng thau lẫn lộn, cách cư xử này thật hiếm có. Ngày hôm chúng tôi dọn đến, lão đã đưa ra rất nhiều điều kiện khe khắt mà nay lại lờ đi hết.
- Tôi không trách cậu Triết vì bất cứ người nào khi yêu cũng quên mất túi tiền của mình.
- Dạ đúng vậy, Triết nó đang yêu!


Tôi ngượng cho Triết, vì yêu mà phải để mất đi chữ tín, không chính đáng chút nào. Lão Trần lợi dụng dịp này để giáo huấn chúng tôi đây.
- Xem ra đối tượng của cậu ấy chẳng xứng đáng lắm. Lão Trần đưa tay chỉ mảnh vườn rau trong nông trại – Cũng như trồng rau trên một mảnh đất không thích hợp vậy. Nếu tôi nói thẳng ra thì cái được vẫn không bù nổi cái thiệt, cậu nghĩ có phải không?
Có lẽ lão Trần cho rằng Lưu Triết vẫn chưa đủ khả năng tài chính mà còn đèo bòng.
- Cám ơn bác đã bận tâm vì Triết.
Tôi cũng nghĩ là Triết đã quên rằng hắn vẫn chưa đủ khẳ năng để lập một mái gia đình ấm cúng.
- Ngoài điều kiện tài chính, những điều kiện khác cũng đâu phải là thứ yếu. Thái độ lão Trần giống hệt gia trưởng của một gia đình cổ xưa, nghiêm nghị nhưng thân thiết – Cong thân thế, tập quán và gia cảnh của người mình yêu nữa.
- Dạ! Những điều này cũng rất quan trọng.
- Cậu Triết có cho cậu biết những việc này không?
- Dạ không!
- Cậu phải tìm hiểu sự quen biết của cậu ấy mới có thể giúp đỡ cậu ấy được. Bọn thanh niên khi yêu là mê muội.
- Có lẽ Triết nghĩ rằng tôi không bằng lòng việc làm của nó. Tôi biết hắn có đi lại thân thiết với con gái của một vị giáo sư, về sau, tôi còn nghe nó quen với một cô biên tập viên và gần đây thì tôi không được rõ lắm!


Lão Trần thoáng chau mày:
- Cậu bảo là Triết có tới hai bạn gái à? Tôi rất thích nghe chuyện yêu đương của bọn trẻ bây giờ, có lẽ tôi sẽ có một vài ý kiến gì giúp cho cậu ấy chăng?
- Vấn đề là mới đây nó lại thay đổi nữa.
- Chà, cậu ấy có nhiều bạn gái quá. Cậu có gặp người bạn gái mới của Triết chưa?
- Dạ chưa! Xưa nay Triết giữ bí mật các giao thiệt của nó. Ngay cả tôi muốn tìm hiểu tâm lý luyến ái của hắn để đổi đề tài sáng tác mà hắn cũng chẳng chịu hé răng.
- Phải rồi, nhà văn phải tìm hiểu những tâm lý này mới được. Tuy tôi chưa đọc tác phẩm nào của cậu, nhưng tôi biết các cậu xem tình yêu nhẹ như áng mây trên trời vậy. Thật ra, nếu cậu muốn tìm hiểu thì hôm nào tôi sẽ nói cho cậu biết.
Tôi rất vui lòng tiếp nhận sự chỉ bảo đó:
- Dạ thưa bác, hôm nào bác có thể nói cho cháu nghe được?
- Chưa chắc, vì tôi không muốn đưa nó xuống quan tài!
- Được rồi! Tôi sẽ chờ được cái ngày đó, theo sự tưởng tượng của tôi, hồi bác làm hàng hải chắc hẳng cuộc đời bác đã trải qua rất nhiều chuyên hay ho lắm.
- Thật ra, những kỷ niệm đau buồn cũng không thiếu cái gọi là tình yêu, dưới mắt của những người từng trải nhiều kinh nghiệm như chúng tôi nó là sự kiện hết sức nguy hiểm mà các cậu lại coi thường.
- Nhưng tôi thấy Triết vui vẻ yêu đời lắm.
- Cậu chưa hiểu Triết tường tận mà! Theo kinh nghiệm của tôi, thì Triết có thể lập gia đình có hạnh phúc lắm. Nếu như Triết kết hôn với cô biên tập viên kia, tôi tình nguyện sơn phết lại phòng của cậu ấy. Và nếu họ muốn hưởng trăng mật yên tĩnh, thì tôi có thể giời thiệu đến nông trại này.
Tôi nói đùa:
- Nhưng tôi không thể nào cho Triết biết điều này! Bằng không nó sẽ chẳng bao giờ trả tiền phòng cho bác!
- Hai cậu thấy nhà của tôi như thế nào?
- Kiểu xưa nhưng thoải mái lắm; nếu có thể sơn phết lại và trồng thêm ít hoa cỏ thì thơ mộng biết mấy. Tôi biết bác rất bận rộn, nhưng tôi và Triết có thể đảm nhận việc này cho bác!


Lão Trần ngăn ngay:
- Không, không, tuyệt đối không thể được! Tôi không bận tâm đến tiền sửa chữa. Nhưng nó đối với tôi còn đẹp hơn những lầu cao cửa rộng nữa.
Tôi ngơ ngác, đăm đăm nhìn lão.
- Cậu thắc mắc phải không?
- Vâng! Chỉ bỏ thêm chút tiền, bác có thể cho thuê nhà với giá gấp ba lần hiện nay.
- Nếu vì tiền, tôi có thể xây ngôi nhà đó lại, tôi có một ông bạn kiến trúc sư, hắn bằng lòng chung vốn để xây cao ốc và tiền thu vào ít nhất cũng gấp hai trăm lần tôi cho các cậu thuê hiện nay.
- Sao bác không làm vậy?
- Tại sao tôi lại phải làm thế? Tôi đã tính rất kỹ, cái tôi nhận được vẫn không bù nổi cái thiệt. Tôi có thể thu được rất nhiều tiền, nhưng tôi phải mất những kỷ niệm quý giá. Các cậu không hiểu những người giả chỉ sống nhờ ở kỷ niệm mà thôi.
- Chắc trước đây bác đã sống tại một ngôi nhà như thế?
- Đúng, đấy là thời kỳ sung sướng nhất của tôi, vườn Hồng Mai được xây cất đúng theo kiểu ngôi nhà đó. Cậu có hiểu tại sao tôi cho các cậu thuê với cái giá đó không?
- Dạ không?
- Vì các cậu là hình ảnh của tôi ngày xưa – Lão Trần ngẩng mặt nhìn trời, và thở dài – Nhất là cậu Triết, cậu ấy giống hệt người bạn của tôi ngày xưa, trẻ tuổi, đẹp trai và hay tán gái hữu hạng.
- Đó là lý do khiến bác cho chúng tôi thuê nhà à?
- Dĩ nhiên là còn những nguyên do khác nữa nhưng tôi không thể nói ra. – Lão noi đùa cho qua câu chuyện – Nếu tôi cho cậu biết e rằng cả đến tiền cơm của các cậu cũng chẳng thèm trả luôn. Cậu biết rằng tôi quý hóa ngôi nhà của tôi biết bao, giếng nước, bồn hoa và cây ngô đồng Pháp, những nơi này đều có thể tìm lại được kỷ niệm của tôi lúc thiếu thời; nhưng duy có một điểm tôi không làm sao tìm được cho ngôi nhà đó là thiếu mất một vật, không, một con người mới đúng!


Tôi đã hiểu tâm trạng của lão. Có lẽ người yêu của lão đã chết, vì tưởng nhớ đến người yêu nên lão đã xây một ngôi nhà giống hệt như thế, để sống với dĩ vãng. Tôi không nỡ gợi vết thương lòng đó bèn xoay câu chuyện về nông trại.
- Nhưng tôi thấy bác yêu nông trại hơn.
- Đúng! Cậu không thích nông trại của tôi à?
Tôi đứng lên nhìn khung cảnh của nông trại và tôi có ít điểm không được tương xứng. Mọi cách trang bị đều được cơ giới hóa, ngoại trừ căn nhà thì xây cất theo lối xưa, gạch nát, ngói bể, của sổ nhỏ đến nỗi chỉ vừa một quả đấm tay.
- Nơi đây không khác gì quê nhà tôi – Lão Trần đưa tay chỉ vào ngôi nhà và nói – Tôi sinh ra tại ngôi nhà này đấy!
Tôi gật gù.
- Ban ngày tôi làm việc tại đây, cũng như thủa bé tôi làm việc tại nhà vậy. Khi đêm đến, tôi trở về Hồng Mai sống với tuổi thanh xuân của tôi. Tôi hài lòng lắm.
- Bác vẫn có thể ngắm biển vào lúc hoàng hôn, cô Vân có cho biết có hồi bác đã làm việc ở trên thuyền.
- Ừm! Có lẽ nó thấy những bức ảnh của tôi chụp khi du lịch tại Pháp sau khi tôi tốt nghiệp trường Hải quân Anh quốc! Nhưng tôi lại ghét biển và những chiếc thuyền lênh đênh trên mặt biển. Khi tôi nhớ tới quãng thời gian đó, tôi thấy lhos chịu ngay. Vì thế, không bao giờ tôi đi phà qua bên kia biển vì khi qua biển thì tất nhiên phải ngồi thuyền.
- Tại sao thế?
- Tôi không muốn nhắc đến dĩ vãng của tôi thêm nữa. Cậu thích đi thăm nông trại của tôi không?


Lão đưa tôi đi qua một vườn rau rộng thênh thang, và vườn hoa phía sau nhà. Lão thao thao nói đến giá rau cải và khung cảnh của chợ hoa vào mỗi năm. Sau đó, chúng tôi dừng chân nơi sân nuôi gà, gà mập mạp dễ thương, đàn gà con trông thấy lão kêu chí chóe chạy bay đến.
- Ngoài gà ra tôi còn nuôi thỏ, ong, bồ câu, mười con dê cái, năm con heo và một con trâu nước.
- Hèn chi bác thích ở đây!
- Những con gà mà cô Vân nấu cho các cậu ăn, là do nông trại tôi sản xuất đấy.
- Khi trông thấy đàn gà ở đây, tôi chẳng thích ăn chúng nữa.
- Đúng lắm, tôi chưa bao giờ ăn chúng nó. Tôi ăn chay đã được mấy năm nay rồi. Nhưng thật ra vấn đề này rất khó giải quyết, vì tôi không thể nào nuôi chúng đến già được!
- Bác đã chăm sóc chúng thì bác phải quí chúng.
- Nếu cậu ở đây thêm vài ngày, cậu sẽ hiểu được bản tính của chúng ngay, chúng cũng có tình mẫu tử và bạn bè chẳng khác gì con người, thậm chí còn dễ mến hơn cả bản tính của con người là khác.


Những tư tưởng độc đáo này đã thu hút tôi.
- Chúng biết yêu nhau, tình yêu của chúng cũng mãnh liệt chẳng khác gì của nhận loại, nhưng chúng yêu không được thì đánh với nhau một trận rồi thôi không đem lòng thù hận gì cả. Ngoài những rắc rối của tình yêu, chúng vẫn giữ tình bạn. Con người đâu được thế, chỉ cần phạm một lỗi lầm, thì sám hối cả đời cũng không thể xóa mờ được.
Tôi chỉ biết gật đầu.
- Nói ví dụ, tình bạn giữa cậu và cậu Triết rất thân thiết nhưng nếu có một người con gái chen vào thì vấn đề không biết sẽ rắc rối đến đâu.
- Chẳng đến nỗi đâu, vì Triết có một nền giáo dục gia đình rất đứng đắn.
- Cậu hiểu rõ gia cảnh của Triết lắm à?
- Dạ không rõ lắm! Tôi không muốn nói nhiều về gia đình Triết, vì cha Triết là một chính khách

Chương 25

Những quan điểm nửa như phải nửa như không của Chu Ký Trần, gieo cho tôi một niềm cảm xúc khá mãnh liệt, đồng thời, cũng mang cho tôi nhiều hứng thú. Nhưng vì chẳng hiểu rõ quá khứ của lão nên tôi chẳng dám phê phán mảy may về những quan điểm này.


Trên đường đến trạm xe buýt, tôi hồi tưởng lại đời học sinh của tôi, tôi nhớ mình có hai người bạn học thuộc nành khảo cổ, vì muốn khẳng định khoảng thời gian ra đời của một cổ vật, hai người đã phải tranh luận suốt hai tuần lễ. Tôi thấy rằng công việc khảo cổ rất hứng thú đối với tôi. Song đến khi đôi bên cho rằng tôi có đủ tư cách để làm một trọng tài thì tôi mới phát giác ra quan niệm này đã ảnh hưởng đến môn học chính của tôi rồi.
Chiếc xe buýt chở đầy khách lần lần đã đi hết quãng đường. Tôi định đi them một đoạn đường nữa nên có ý chờ chuyến xe sau.
Một chiếc xe Hoa Kỳ kiểu mới, không mui, thình lình dừng lại trước trạm xe buýt. Mọi người đều hướng ánh mắt về chiếc xe này, trên xe có một cặp trai gái, cả hai đều mang kính đen và mặc áo sơ mi hoa.
Cửa xe bật mở, người thanh niên lái xe ung dung bước đến trước mặt tôi, với giọng Quan thoại nói :
- Thưa ông, ông có phải là ông Vũ Tọng Văn không ?
Tôi ngạc nhiên gật đầu. Hắn ân cần nói:
- Nếu ông vui long, tôi sẽ đưa ông về !
Chỉ cần nhìn thoáng qua tôi cũng biết hắn là con nhà giàu có. Thật tình tôi không muốn làm phiền kẻ khác và cũng không muốn đi xe không trả tiền, nhưng tôi vẫn lịch sự nói :
- Cám ơn anh, tôi không dám phiền, để tôi về bằng xe buýt cũng được!
- Không sao, tôi có quen với anh mà.
Tôi lạ lung liếc xéo hắn, trong khi hắn nói tiếp:
- Tôi là bạn học của cô Phụng, tôi đã gặp anh tại nhà của cô ấy, chắc anh quên rồi?
- Tôi không nhớ, hồi nào vậy anh?
-Trước đây mấy hôm! Hôm ấy là sinh nhật của cô Phụng, tôi có mangbanhs sinh nhật đến đấy…- Nói đến đây hắn nỏ một nụ cười e thẹn- Tôi tên là Hà Phi, Khi còn học ở Trung hoc, cô Phụng học dưới tôi hai lớp. Hiện nay, tôi đang làm việc cho cha tôi. Vừa nói hắn vừa đưa cho tôi một tấm danh thiếp, trên danh thiếp có in rất nhiều chức vụ, nào quản lý hãng xe hơi, giám đốc công ty mậu dịch, phó quản lý của một rạp chiếu bong.


Tôi mỉm cười đưa tay chỉ người con gái trên xe :
- Nhưng tôi không muốn làm phiền hai bạn.
- Chính do cô ấy bảo tôi đến mời anh! Cô ấy nói rất thân với anh, bằng không, tôi đâu biết được tên họ của anh.
Tôi càng cảm thấy lạ lung hơn, vừa định lên tiếng hỏi thì xe đã phóng đến trước mặt tôi, cô gái bây giờ đã ngồi vào tay lái, thò đầu ra nói với Phi.
- Sao, anh chịu thua rồi à! Mắt tôi quả là không kém chứ>
Tôi ngạc nhiên:
- Cô Bạch Lộ! Lại gặp cô nữa!
Nàng nói:
- Từ xa tôi đã trông thấy anh. Nói xong, nàng mở cửa xe, ngoắc tay bảo tôi lên xe, Hà Phi lặng lẽ vòng qua đầu xe, ngồi vào tay lái. Tôi ngồi vào sau, sực nhớ đến cái bóng người hò hẹn với Bạch Lộ trên đỉnh núi phen nọ…
Bạch Lộ quay lại, nỏ một nụ cười hồn nhiên hỏi:
- Sao anh không đến thăm mẹ tôi? Mẹ tôi có hỏi tôi nhiều lần, lần nào tôi cũng bảo là anh sẽ đến vào một ngày đẹp trời nào đó !
- Phải, tôi có hứa với bác.
- Anh Phi cũng có đến đấy. – Bạch Lộ cười khúc khích thúc nhẹ vào Phi – Đáng tiếc là hai người đã gặp trở ngại về ngôn ngữ, anh Phi chỉ biết tiếng Anh và tiếng Quảng Đông, còn mẹ tôi thì chẳng hiểu gì về hai thứ tiếng này. Nhưng bà vẫn mến anh Phi lăm !
Hà Phi nhìn tôi với ánh mắt nửa ganh tị, nửa ái mộ.
- Hai người vẫn thường đến vùng này chơi sao>
- Vâng, tôi vẫn thường đến đây để thă, một người bà con! – Bạch Lộ mỉm cười nói sang chuyện khác – Anh Phi lúc nãy có cho tôi biết là anh có quen với cô Phụng, phải không?
Tôi đáp:
- Cô ấy là con gái một người bạn của tôi, cô cũng có quen với cô ấy sao?
- Khi còn ở tiểu học, tôi có học chung với cô ấy mấy năm, đã lâu lắm rồi!


Phi dường như không có hứng thú mấy khi nghe chúng tôi nói chuyện về vấn đề này, hắn chăm chú lái xe.
Bạch Lộ lại hỏi:
- Cô Phụng hồi này ra sao?
- Tôi cũng không rõ lắm! Gần đây bận quá nên tôi rất ít đến nhà cô ấy.
- Phi có bảo là đã gặp anh tại nhà cô Phụng mà!


Phi bỗng nói chữa:
- Anh Văn dĩ nhiên là không nhớ tôi, vả lại tôi cũng rất ít khi tới nhà cô ấy!
Tôi không biết giữa Phi và Bạch Lộ có liên hệ tình cảm ra sao nên cũng lặng thinh. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng sự ngăn cách giữa Triết và Phụng có thể do ảnh hưởng của Phi. Vì vậy tôi có ý theo dõi thái độ của họ.
Bạch Lộ cười khúc khích;
- Tôi biêt, anh vẫn thường đến thăm cô ấy nhưng điều đó có ăn thua gì đâu? Tôi có thể mách anh thêm một bí quyết, mỗi lần đến anh mang theo một ít quà mọn, con gái phần đông thích như thế!
- Cô Phụng thì không thích như vậy! – Phi hơi có vẻ bối rối.
- Thế thì anh có thể chiều theo sở thích của cha cô ấy, biếu chút rượu cho ông, - Nói xong Bạch Lộ quay sang tôi – Nghe nói cha cô ấy thích uống rượu lắm phải không anh>
Tôi gật đầu, nhưng không hiểu nàng có ẩn ý gì. Bạch Lộ bĩu môi nói với Phi:
- Chưa hết, nếu chỉ đơn thuần tin vào cá nhân mình không e khó xong đấy, tôi nghĩ anh nên tìm một vị nguyệt lão giúp sức se duyên mới có hy vọng.


Tôi vẫn im lăng, Phi mỉm cười chuyển động tay lái.
- Điều kiện của cô Phụng hoàn hảo lắm! Ngoại trừ hơi kiêungao, sự kiêu ngạo thì bất cứ người con gái nào mà chả có. – Bạch Lộ lại quay sang tôi – Anh Văn, anh có đồng ý với ý kiến của tôi không?
Tôi chỉ nhếch môi cười, không đồng ý cũng không phản đối.
Bạch Lộ thành khẩn nói với tôi:
- Cho nên tôi mới đỉnh nhờ anh giúp đỡ vụ này. Tuần trước tôi có gặp cô Pụng ở ngoài phố, cô ấy có vẻ buồn lắm, tôi đoán có lẽ tại anh Phi đấy!
Tôi nghĩ thuuwong hại cho Lưu Triết, hèn chi hắn phải tuyệt giáo với Phụng, và vội vã tìm một người yêu khác. Té ra hắn đã gặp phải một đối thủ ghê gớm như thế này. Tôi nói:
- Tôi chẳng hiểu biết tí gì về Phụng cả.
Bạch Lộ nói:
- Anh không thể nhận xét vào bề ngoài của cô ấy! Cô ấy ngoài mặt xem ra rất kiêu ngạo, thật ra tình cảm của cô ấy lại rất mềm yếu. Theo đuổi những người con gái như thế, chỉ cần bày tỏ long thành của mình, thì cô ấy tự nhiên sẽ cảm đông… Phải không anh>
Tôi biết Bạch Lộ định thăm dò long dạ của Phi. Nhưng trái lại Phi chẳng nói một lời, trên mặt lộ vẻ bực tức.
- Con gái thường thích những người đàn ông thật long thật dạ. Nếu như đàn ông chỉ dựa vào tiền bạc để theo đuổi đàn bà, thì chẳng những không lấy được lòng đối phương, mà cả đến người ngoài cuộc cũng phải tránh xe kẻ đó.


Tôi không hiểu tại sao Bạch Lộ lại thốt nên những chuyện đó. Tôi nghĩ có lẽn PHụng nhờ cậy, hoặc giả nàng muốn Phi tiến tới với Phụng. Chính nàng gián tiếp nói rằng nàng đứng ngoài cuộc, nàng không phải là người tình của Phi để tránh sự hiểu lầm của tôi?
Phi quả nhiên đã dằn không được nữa, nói:
- Thế nam giới phải làm cách nào để bày tỏ tấm long chân thành của mình với người yêu>
Bạch Lộ nhoẻn miệng cười:
- Tôi không thể đưa ra ý kiến được! Bởi vì đường lối theo đuổi người yêu của mỗi cá nhân thảy đều khác nhau cả.
- Tôi đã từng mua rất nhiều hoa rồi!
- Xì! – Bạch Lộ cười nói – Anh đâu phải là thi sĩ lãng mạn, và đối phương đâu phải là tiểu thơ quý tộc.
- Chẳng lẽ tôi phải quỳ dưới tà áo nàng sao?
- Đấy là hành động nhu nhược, người con gái không bao giưof thích những người đàn ông thiếu tính kiên cường. Dĩ nhiên là có rất nhiều cách để biểu lộ sự hào hùng của mình.
- Vậy phải moi tim ra cho nàng xem à?
Bạch Lộ cười:
- Đừng đùa chứ! Đàn bà cổ thời Trung Hoa thường hay cắt tóc hay móng tay để tặng cho ý trung nhân của mình.À phải rồi… - Bạch Lộ nhìn tôi nói. – tôi còn nhớ những điều này chính do anh đã nói với tôi!


Khi xe vừa vào đến thành phố, Phi vội lợi dụng cơ hội để chuyển hướng câu chuyện:
- Anh Văn, anh cần đến đâu nhỉ?
- Bất cứ trạm xe buýt nào cũng được!
- Chúng tôi đưa anh về nhà?
- Không! Tôi định ra biển để ghé mấy nhà sách, rồi đến thăm một người bạn.
- Được rồi, chúng tôi cũng định ra biển! – Phi tăng thêm tốc độ, phóng thẳng về phía bến tàu.
Khi xe ngừng trên phà, Bạch Lộ hỏi:
- À! Lâu lắm tôi không ghé vào nhà sách. Gần đây anh có tác phẩm gì mới không?
Tôi lắc đầu nói:
- Cái nghề này xem ra không khá! Rất nhiều nhà văn đã đổi nghề cả rồi.
Bạch Lộ thành khẩn.
- À! Tôi muốn hỏi thăm anh về một nhà văn, Anh có biết một nhà văn tên là Viên đinh không?
Tôi thầm nghĩ giấy lát, rồi nói:
- Người đó đã viết những tác phẩm gì?
- Mẹ tôi bảo hỏi xem, vì bà đã đọc tiểu thuyết của ông ta trên một tạp chí Pháp, ôn gta là một người Trung Hoa cư trú tại Hương Cảng.
- Tôi chưa hề nghe thấy tên này bao giờ cả.
Bạch Lộ thất vọng nhìn tôi, rồi quay sang Phi ghé vào tai nói thật khẽ. Sắc mặt Phi có vẻ khó xử, nhưng cũng đành phải miễn cưỡng gật đầu.
Xe ngừng ở một nơi rất vắng vẻ, tôi nhận ra nơi đây cách nhà giáo sư Trung không xa lắm..


anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét