Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tình Hé Môi Sầu 1 - 30-4

Trang 4 trong tổng số 8

Chương 13

Chu Kỳ Trần đang lau chùi chiếc xe hơi cổ lỗ sĩ. Khi tôi đi ngang ông ta, ông ta lên tiếng chào, một việc chưa từng xảy ra bao giờ.
Tôi cũng lên tiếng chào lại:
- Cậu đi phố hả? – Lão ném ánh mất lạ lùng về phía tôi – Xe tôi có thể cho cậu quá giang một đoạn đường!
- Cảm ơn bác!
- Tôi không thích thanh niên khách sáo như vậy! – Lão mở cửa xe - Cậu đi đâu?
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

- Dạ, tôi định đến nhà thờ đường Thái Tử.
Lão nhìn tôi với vẻ không được hài lòng:
- Cậu theo đạo Thiên Chúa à?
- Không, tôi đến đó để gặp một người bạn.
- Ừm! – Lão gật gù, khẽ hắng giọng - Nếu cậu thích, tôi sẽ tìm cho cậu mấy quyển kinh Phật.
- Cảm ơn bác!
- Cậu phải biết những điều căn bản của mọi Tôn giáo, nó sẽ giúp rất nhiều cho hững người viết văn như cậu.


Tôi không muốn bàn với lão về những vấn đề Tôn giáo. Một vị phù thuỷ già, nhiệt thành với Phật giáo như lão cũng là một điều lạ.
- À! – Lão Trần đưa tay lướt thoáng qua hàm râu, ngạo mạn nói – Tôi chưa biết cậu viết gì nữa.
- Dạ, tôi viết tiểu thuyết thuần tuý.
- Thế thì phải lắm!
Chúng tôi trầm ngâm một hồi, bỗng lão hỏi:
- Sáng nay cậu hát đấy hả?
- Dạ, Lưu Triết hát đấy!
- Tôi cũng đoán là cậu ấy! – Lão Trần dường như suy nghĩ ghê lắm, nhưng ngoài mặt cố tỏ vẻ bình thản.
- Cậu thân với Lưu Triết lắm phải không?
- Dạ không thân lắm, tôi chỉ mới quen anh ta khi tới Hương Cảng thôi.
- Gia cảnh của cậy ấy thế nào?
- Dạ, không rõ lắm, tôi chỉ biết anh ta ở Hương Cảng này một mình! Chỉ nghe anh ta bảo là mẹ đã mất từ lâu, và cha cũng chẳng có tin tức gì.
- Cậu bé này giống một người bạn già của tôi lắm!
- Bác muốn nói chuyện với nó không?
Lão Trần lắc đầu, một hồi lâu,lão nói:
- Các cậu ở nơi đây có thấy thích hợp không?
- Dạ, chỉ sợ làm phiền bác thôi!
- Không sao, - lão Trần thắng xe lại cười mỉm - Đến rồi!


Trong mấy tháng nay tôi mới thấy lão cười lần thứ nhất, tôi nhận thấy khi cười, lão dễ nhìn hơn ngày thường nhiều. Tôi nghĩ, nếu tôi già, tôi không bao giờ quên gắn nụ cười trên môi luôn luôn.

Chương 14

Đã lâu lắm tôi không hưởng được hương vị nơi giáo đường. Theo một người, tôi tìm được chỗ ngồi và lắng nghe Thánh Ca.


Tôi không có kinh nghiệm nào về cuộc sống Tôn giáo, nhưng cảm thấy tâm hồn mình bỗng dưng trong sạch ra. Tôi nghĩ lại cuộc sống của tôi và bất giác quỳ xuống đất.


Một ông cha người ngoại quốc, mái tóc bạc phơ, đang đứng trên Tế Đàn đọc kinh, giọng trầm buồn và nhân hậu. Có lẽ bằng tiếng La tinh hay tiếng cổ nào đó. Tôi tin rằng, chẳng ai hiểu được cả; nhưng với con chiên, những vần tự do dường như đang vuốt ve tâm hồn họ.


Tôi thong thả lật quyển “Vấn đáp giáo lý” để trên bàn, chợt thấy một hàng chữ rất dễ gây sự chú ý của người đọc.


“Yêu không ganh tỵ, yêu không tự khoe khoang, không kiêu căng và không làm những việc xấu xa, đê tiện. Yêu không chấp tội ác, tin tưởng và bao dung cho người; tình yêu không bao giờ bị tiêu diệt!”


Tôi như đang ăn một quả cà na thơm ngọt, và nhai lại mùi vị của mấy câu nhật tụng: “Yêu không chấp tội ác, tin tưởng và bao dung cho người; tình yêu không bao giờ bị tiêu diệt!”.


Nếu tôi mang ý tưởng này vào tác phẩm của tôi thì tuyệt biết bao. Nhưng tôi không làm được.


Không hiểu đã đến nghi thức gì mà cả giáo đường thật trang nghiêm. Những lời cầu nguyện thì thầm, và phảng phất như có người đang khóc tỉ tê, khe khẽ vang bên tai tôi.


Ai mà cảm động đến thế? Tôi ngẩng đầu lên nhìn quanh, một thiếu phụ cách tôi không xa đang luôn tay lau nước mắt. Cô ta mặc chiếc áo dài lụa trắng, giày cao gót trắng, nhìn nghiêng, cô ta là một thiếu nữ rất trẻ, nhưng tiếc thay trên đầu lại trùm một mảnh lụa đen.


Nàng hãy còn trẻ đẹp thì có gì phải sầu muộn đến thế? Bị người yêu phụ rẫy ư? Trong xã hội mà người ta đã xem tình yêu như một trò đùa chẳng lẽ lại còn có người đàn bà ngây thơ như vậy sao? Lòng hiếu kỳ khiến tôi thỉnh thoảng quay sang nhìn nàng, nhưng cũng vẫn không làm sao thấy rõ diện mạo của nàng.


Lễ Misa chấm dứt trong lúc tôi mải nghĩ vơ vẩn. Nhiều người rời chỗ ngồi tiến lên Tế Đàn nhận Thánh lễ. Tôi vẫn chăm chú nhìn cô gái nọ, nàng chậm rãi đứng lên, bước ra cửa, tôi cũng bước theo.


Khi đi ngang qua nơi đựng nước Thánh, tôi tưởng nàng thế nào cũng dừng lại, nhưng nàng vẫn tiếp tục bước đi. Do đó, tôi liền tăng thêm tốc độ, định vượt qua mặt nàng. Có lẽ bước chân tôi quá mạnh, nàng quay lại nhìn tôi. Tôi bất giác buột miệng:
- Bạch Lộ!
- A, ông Văn! – Nàng dụi thoáng qua đôi mắt ướt và cười duyên dáng – Thế mà tôi tưởng ai chứ.
- Tôi đã trông thấy cô trong nhà thờ
- Thế à? – Nàng thản nhiên mỉm cười, để lộ hai hàm răng trắng ngà và đều đặn – Ông cũng có đạo?
- Không! – Tôi lắc đầu – Thánh linh vẫn chưa tràn đầy buồng tim tôi.
- Đừng nên nói thế, ánh sáng mặt trời không bao giờ bỏ sót dù chỉ một ngọn cỏ.
- Nhưng qua đêm, sương vẫn để lại những hạt lệ nó khóc trong đêm qua.


Bạch Lộ chẩu môi nũng nịu, thoáng nhìn tôi bẽn lẽn. Tôi nhớ lại những câu đối đáp vừa qua mà liên tưởng tới những câu đối thoại trong vở kịch, nên phì cười.


Theo làn sóng người nhộn nhịp, chúng tôi đến trạm xăng gần đó. Bạch Lộ tựa người vào lan can, ngắm vu vơ. Tôi đi quanh tìm Trương Đức Sanh.
- Anh xem kìa, đẹp quá nhỉ! – Bạch Lộ chỉ tay lên trời – Biển rộng, núi cao, kìa phi cơ nữa, như một bức tranh!
- Nếu học hội họa, cô có thể vẽ những ngọn núi thơ mộng, biển khơi không gợn sóng; thêm vào đó, một đám bồ câu tượng trưng cho hòa bình thì đẹp biết mấy.
- Không, tôi thích vẽ sự phẫn nộ của biển, sự tôn nghiêm của núi và phi cơ đang oanh tạc.
- Ừ, cũng được! Nhìn bộ mặt hồn nhiên, ngây thơ của Bạch Lộ, tôi cảm thấy thích thú lạ, thuận theo ý nghĩ của nàng, tôi nói – Giờ này phi cơ cũng đến lúc phải đưa nhà trinh thám của chúng ta đến đây rồi chứ, sao hắn…
- Ông ấy đi xe đến chăng? Anh phải chú ý đến số xe chứ.
Tôi nhìn ra và ngay bên cạnh tôi, một chiếc xe nhà màu đen trông rất quen. Trong xe không có người, chỉ có một người thợ mặc áo Tàu màu đen, đang nằm ngửa trên mặt đất để sửa xe. Có lẽ là tài xế của Trương Đức Sanh đến đây đón chúng tôi, tôi định bước hỏi bỗng hắn đứng dậy.
- Mày… Tôi thấy hắn ăn mặc như thế không nhịn được cười
- Cậu đến đây bao giờ thế?
- Lúc hát xong bản Thánh ca cuối cùng.
- Cậu cũng có đến nhà thờ à?
- Vâng! Tôi không nỡ nhìn ngọn cỏ bé bỏng rơi lệ nên phải đến đây trước để nghe những lời tình tự.
Tôi biết rằng hành động và lời nói của chúng tôi hắn nghe không sót chữ nào. Sợ hắn đùa quá trớn, tôi vội chuyển hướng câu chuyện:
- Cậu ăn mặc như thế này, ai dám chào hỏi cậu?
- Tôi phải cải trang như thế để đi điều tra một vụ buôn lậu. Trông có giống một lão nhà quê không? – Đức Sanh vừa nói vừa mở cửa xe, làm bộ mặt khôi hài – Xin mời ông, bà lên xe.
- Không dám! – Bạch Lộ quay sang tôi nói – Anh ngồi một mình ở băng sau nhé?
- Chúng ta không cần để ý đến cái tục lệ Tây phương đó – Đức Sanh khoác tay đỡ Bạch Lộ ngồi khoang sau, rồi hắn ngồi vào tay lái, xong quay sang hỏi tôi bằng tiếng Quảng Đông – Đi đâu bây giờ?
Bạch Lộ cười khúc khích:
- Tôi biết một quán ăn tên là Đông Kinh mới mở, tôi thích những bức tranh treo trên tường ở nơi đó lắm.
Mười phút sau, chúng tôi vui vẻ dùng những món ăn Đông Kinh, Bạch Lộ giảng giải cho chúng tôi cái đặc biệt của món ăn. Đức Sanh cạn xong ba ly rượu nếp Thiên Tâm, vui vẻ nói:
- Cô Bạch Lộ! Hôm trước tôi tưởng cô chỉ là một nữ sinh ngây thơ, hôm nay mới biết cô là một bà nội trợ gương mẫu mới tốt nghiệp.
- Đừng trêu tôi chứ! – Bạch Lộ đỏ mặt – Thật ra tôi chỉ là một cô bé chẳng hiểu biết tí gì cả.
- Cô bé à? Vâng! Dáng dấp như cô thì cần phải có một cô bé ở bên cạnh.
Tôi sợ Đức Sanh nói quá nên ra dấu với hắn. Nhưng hắn vẫn thản nhiên quay sang Bạch Lộ, nói:
- Cô gái đứng bên bờ sông Cửu Long, chắc cô không giận tôi chứ?
Tôi chen vào:
- Sao cậu biết cô ấy trưởng thành ở Việt Nam?
- Sao lại không? – Bạch Lộ đưa tay chỉ quyển kinh pháp Việt đối chiếu, nói – Đôi mắt của ông Đức Sanh ghê gớm thật.
Đức Sanh quay sang tôi:
- Cậu còn nhớ bài hát mà cô Bạch Lộ hát hôm trước bên bờ hồ không? Bản nhạc đó chẳng đã đề cập đến cô gái ở bên bờ sông Cửu Long à?
- Nhưng tôi là người Trung Hoa thuần túy. Tôi không thích người khác nghĩ tôi là người ngoại quốc.
- Vì thế hôm nay tôi mới định hỏi thăm cô về một thương gia từ Sài Gòn mới đến đây. Tôi nghĩ thế nào cô cũng biết người đó hoặc nhờ cô hỏi thăm giùm.
- Tôi chưa tiếp xúc với họ bao giờ. Có một số người Việt cũng hay lui tới với mẹ tôi, ông thử nói tên ra để tôi về hỏi mẹ tôi xem.
- Tên họ đều giả, vụ này cũng chẳng quang minh gì. Nhưng vì lương tâm nghề nghiệp, chúng tôi phải tuyệt đối giữ bí mật cho người ta.
Bạch Lộ nhếch môi cười:
- Thế thì khó quá, ông bảo tôi phải làm sao để hỏi thăm giùm ông?
- Chỉ cần mẹ cô bằng lòng giới thiệu tôi với một người thường hay đi về Việt Nam là được rồi.
- Tôi sẽ nói với mẹ tôi cho ông! Chẳng có gì khó khăn đâu.
Tôi thấy thái độ bí mật của Đức Sanh, dằn lòng không được bèn xen vào:
- Việc gì?
- Sáng nay tôi nhận được áp phe tìm một thương gia bị mất tích.
Tôi thắc mắc:
- Mất tích? Sao không chịu đến trình cảnh sát cục?
Đức Sanh cười:
- Đời nào họ chịu làm thế? Bằng không sở trinh thám của tôi đã phải đóng cửa từ khuya rồi.
- Nếu bị bọn cướp bắt cóc thì sao?
- Cậu ngốc quá, hắn không phải là triệu phú.
- Nếu không phải bị bắt cóc thì sao lại mất tích chứ?
Đức Sanh uống cạn ly rượu, hứng khởi giảng giải:
- Đây là vụ tầm thường thôi. Hôm trước có người đàn bà trẻ đến nhờ hỏi tin tức của chồng bà ta. Bà ta cho chúng tôi biết một tí chi tiết. Ông chồng bà ấy là người Việt gốc Hoa, việc làm ăn gần đây rất phát đạt, tiền bạc cũng dồi dào thì tình yêu với vợ ngày một phai nhạt. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ đó mà. Hơn nữa, Hương Cảng lại là nơi tập trung nhiều gái đẹp.
Bạch Lộ giận dữ:
- Li dị là xong chứ gì?
- Li dị ư? Ngay cả bà ta cũng không phải là vợ chính thức.
- Như vậy thì bà ta muốn gì?
Đức Sanh thong thả nói:
- Tiền bạc chứ còn gì nữa? Bà ta muốn chúng tôi có thể tìm ông chồng trước rồi mới nói đến điều kiện sau.
Tôi phê bình:
- Chỉ vì mấy đồng tiền mà bà ta phải hy sinh cả hạnh phúc và xuân xanh à?
Đức Sanh thản nhiên nói:
- Có gì đâu mà phải hy sinh? Chẳng qua là mất thân chủ này thì tìm một thân chủ khác.
- Giản dị thế thôi sao? Tôi nghĩ cậu nên đổi thành nghề đầu tư đi.
- Bộ cậu ngưỡng mộ diễm phúc của ông thương gia đấy à?
- Không. Tôi muốn nói là cậu có thể thiết lập một công ty bảo hiểm tình yêu tại sở trinh thám của cậu, tôi bảo đảm là làm ăn khá lắm.
Tôi và Đức Sanh đều bật cười. Nhưng Bạch Lộ dường như không chú ý đến lời nói đùa của chúng tôi, nàng chỉ cúi đầu suy nghĩ. Có thể nàng bị xúc động. Ơ hay, sao ly rượu đặt trước mặt nàng đã cạn sạch.
Đức Sanh rót thêm cho Bạch Lộ.
- Đừng nói đến vấn đề này nữa., chúng ta hãy uống thêm một ly nữa đi. Hãy cạn ly chúc mừng cho sợi dây chuyền trở về cố chủ.
Bạch Lộ nâng ly lên uống cạn.
- Tốt lắm! Tôi xin chúc mừng ông chủ tương lai thêm một ly nữa.
Nàng cười bẽn lẽn và cũng nâng ly lên:
- Xin cảm ơn hai ông! – Bạch Lộ cũng đứng dậy – Tôi cũng xin mời hai ông cạn ly chúc mừng cho tình bạn của chúng ta.
Tôi cảm thấy ngà ngà hơi say. Mặt của Đức Sanh đỏ như một con gà trống đang gáy, duy có Bạch Lộ vẫn như thường, chỉ có trên đầu mũi lấm tấm ít mồ hôi.
- Cô Bạch Lộ mạnh rượu hơn chúng tôi rồi. Bây giờ bận chút công chuyện, có dịp nhất định tôi sẽ tranh tài với cô – Đức Sanh hơi khan giọng, hắn đưa mắt xem đồng hồ rồi quay sang bảo với tôi:
- Cậu ở lại tiếp cô Bạch Lộ! Tôi phải đi trước có việc.
Đức Sanh bắt tay từ biệt chúng tôi và lái xe đi.
- Cảm ơn bữa cơm này. Tôi cũng phải về để làm việc một chút.
- Cần lắm sao ông Văn?
Tôi nhớ đến cái hẹn với Cao Mục Địch, nhưng phải sau chín giờ đêm mới là giờ làm việc của hắn. Tôi nói:
- Tôi định qua sông tìm một người bạn nhưng vẫn còn sớm chán.
- Vậy ông có thể đi dạo với tôi một lúc không?
- Cô muốn đi đâu? Tôi có thể đưa cô một đoạn đường.
- Tôi muốn đến Tiêm Sa Chủy.
- Cô cũng qua sông à?
- Sau đó đón xe lên đỉnh núi.
- Cô cũng hay lên chơi đỉnh núi lắm à?
- Đôi lúc đi dạo một mình cũng thú vị lắm.
- Không buồn sao?
- Không. Tôi cảm thấy phong cảnh đẹp nhất của Hương Cảng là ở trên đỉnh núi.
- Nhưng rất nhiều người vẫn thích ở vũ trường mờ ảo kia.
Nói xong, ý thức là mình đã lỡ lời. Nhưng Bạch Lộ chỉ khẽ nhếch môi cười:
- Bây giờ chúng ta đi nhé. Vẫn còn kịp để xem cảnh mặt trời lặn đấy.
Rời khỏi quán ăn, tôi cũng thấy làm lạ. Tôi cũng đã nghĩ sẵn rất nhiều câu để từ chối lời yêu cầu của nàng, nhưng không thể làm khác được.


Đối mặt với Bạch Lộ, tôi mới hiểu sức hấp dẫn của đàn bà đối với đàn ông, một sức hấp dẫn không thể nào kháng cự được.

Chương 15

Trên đỉnh núi nhìn xuống, thành phố Hương Cảng chẳng khác gì một bức tranh sơn thủy nhợt nhạt có đượm ý thơ. Eo biển Victoria như một con rạch nhỏ hẹp, tàu bè như chiếc hộp quẹt lênh đênh trên mặt nước. Dãy núi lờ mờ dài vô cùng tận nối tiếp nhau mất hút tại cuối chân trời. Tôi nghĩ thầm, tại nơi khuất tầm mắt, có quê hương tôi, hàng xóm tôi và người bạn đời thuở bé của tôi.


Tôi và Bạch Lộ ngồi trên chiếc ghế đá, hình dáng như một chiếc ghế sa lông, không ai buồn lên tiếng. Thật lâu sau, tôi móc thuốc ra, châm lửa.
- Cô có hút thuốc không?
Nàng lắc đầu:
- Cảm ơn anh.
- Đêm hôm qua tôi trông thấy cô hút thuốc cơ mà.
- Đó là đêm qua chứ chẳng phải hôm nay.
- Ngày mai có lẽ lại khác nữa.
- Ai mà biết được?
Chúng tôi lại trở về trạng thái im lặng, một hồi khá lâu, nàng nói:
- Anh đang nhìn gì thế?
- Nhìn núi, nhìn biển và nhìn quê hương ở phía sau áng mây trắng.
- Anh rời quê nhà được bao lâu rồi?
- Được mười năm rồi – Tôi trả lời một cách lơ đãng – À không, có lẽ đã hơn hai mươi năm. Lúc đó tôi chỉ là đứa trẻ vị thành niên.
- Buồn cười thật, mọi người ai cũng như nhau, không thể nào quên quê hương của mình được. Thật ra, mười năm hay hai mươi năm có gì phân biệt, quê nhà hay đất khách có gì phân biệt đâu?
- Nhưng tình cảm chênh lệch rất nhiều.
- Đó chính là lý do anh không thích lên đỉnh núi – Bạch Lộ buông tiếng thở dài khẽ - Anh xem, dưới kia chính là xã hội chúng ta đang sinh sống, nó nhỏ bé đến đáng tội nghiệp. Con người sống giữa đất trời trông như một đàn kiến, nếu chúng ta nhìn thấy sự vui mừng buồn giận của chúng chẳng phải thú lắm sao?

Không ngờ một cô gái trẻ như Bạch Lộ, khi ăn nói lại như một lão già từng trải. Tôi quay sang nhìn nàng một hồi, giữa lông mày của nàng có ẩn tàng một u uất thâm trầm; vẻ u uất này chỉ đối với những người gặp phải thất vọng ê chề. Tôi nhớ lại lúc nàng rơi lệ trong giáo đường. Trong lòng một thiếu nữ, ngoài việc yêu đương còn gì đáng để cho nàng phải âu sầu như vậy? Tôi hỏi dò:
- Cô nhận xét nhân loại bi quan như thế à?
- Anh phải bảo là tôi có chút nhận thức sâu xa về nhân loại mới đúng.
- Không! Chúng ta đã quen nhau ba hôm rồi. Không hẳn cô hoàn toàn như vậy! Đôi lúc cô vui vẻ, hoạt bát hơn cả thiếu nữ cùng trang lứa, cô thích kết bạn, cô thích ca hát, bơi lội…
- Đúng, - Nàng gật gù mỉm cười – Nhưng cái mà anh nhìn thấy, chỉ là tôi trong một khoảng thời gian nào đó. Trong những thời gian đó, tôi thích những trò giải trí tầm thường đó, và còn hứng thú hơn cả một số người khác. Nhưng cái tôi thật…
- Cô đã sống trong sự mâu thuẫn tình cảm à?
- Sống trong sự mâu thuẫn của tình cảm? Hay lắm!
Nàng lập lại một lần nữa. Bỗng nàng cười như điên dại, tiếng cười thật sắc bén, thật ghê rợn. Xưa nay tôi chưa trông thấy một thiếu nữ nào cười một cách phóng đãng như vậy. Tôi vừa định tìm cách nói lảng đi thì nàng đứng dậy nói:
- Anh Văn! Anh phải biết rằng sống bằng tình cảm là đối nghịch nhau.
- Sao?
- Trước đây bốn năm giờ đồng hồ, anh trông thấy tôi đã khóc trong nhà thờ, phải không?
- Vâng
- Lúc nãy anh lại thấy tôi cười như điên dại phải không?
Tôi gật đầu
- Vì thế anh tưởng tôi trước sau như tựa hai người à?
Tôi ngơ ngác đăm đăm nhìn nàng:
- Trước sau vẫn là một mình tôi. Việc này người khác làm sao hiểu được. Khi tôi khóc, trong lòng tôi hết sức thoải mái, còn hứng thú hơn cả lúc cười. Nhưng khi tôi phải cười lớn, là lúc lòng tôi cảm thấy rất hiu quạnh, trống vắng.
Tôi trầm ngâm một hồi, dường như tôi đang nói chuyện với một triết gia về triết lý của hắn. Nhưng những thay đổi tình cảm này là của những người từng trải. Tôi muốn bàn luận thêm với nàng, vừa lúc ngẩng đầu lên mới hay nàng đã bỏ đi từ lúc nào và đang đứng trên một gò đất ở đàng xa, vẫy vẫy chiếc khăn trắng.
Tôi rất ngạc nhiên về hành động của Bạch Lộ. Tôi nhìn theo ánh mắt nàng; đàng xa có một người đàn ông đang bước về phía chúng tôi, nhưng dưới ánh đèn chiều tà, tôi không trông rõ diện mạo.
- Bạn tôi đến kia rồi – Bạch Lộ quay sang tôi – Tôi có hẹn với anh ấy tại đây, nếu anh thích ở chơi một lúc, tôi sẽ giới thiệu cho hai người biết nhau.
- Cảm ơn cô, tôi cũng phải đến thăm một người bạn.
Không hiểu tại sao tôi từ chối nhanh và cương quyết như thế, và tôi muốn lánh mặt ngay, không đợi hắn đến gần, tôi đã chìa tay từ giã nàng.
- Được rồi, có dịp chúng ta sẽ lại gặp nhau, chắc anh cũng thích gặp lại tôi phải không? Tôi biết thế nào anh cũng có cách tìm được tôi.
- Tôi mong rằng lần sau sẽ nhìn thấy được nụ cười thật của cô.

Chương 16

Tôi gặp Cao Mục Địch tại tòa báo.
Đúng như Đức Sanh đã tả, hắn ốm yếu hơn trước thật. Sắc mặt tái mét, hắn lại mặc chiếc áo Hawai rộng thùng thình và một đôi giày da to như hai con chuột cống.
- Đợi tí nhé, vài ba phút nữa thôi – Mục Địch vừa nói vừa cắm cúi vẽ - Hôm qua tôi đến tìm cậu, cậu đi vắng, bộ về khuya lắm à?
- Khuya lắm, sáng nay mới thấy mảnh giấy cậu để lại.
- Cậu đi xem phim hả?
- Tôi đi thăm một người bạn.
- À, lại đến nghe lão Ngô Doãn Trung nói khoác rồi. Tôi có nghe Đức Sanh nói các cậu hay đến nhà ông ta uống rượu lắm.
Tôi mỉm cười, không chấp nhận mà cũng không phủ nhận.
- Lão chẳng hiểu gì cả, chỉ biết khoác lác – Cao Mục Địch vẫn kiêu ngạo, ngông cuồng, mở miệng ra là chê bai thậm tệ - Lão bán đồ cổ của mình cho người ngoại quốc và bán cho mình toàn đồ Tây vứt bỏ.
- Thôi đi cậu, sao cậu lại ngày càng ghét ông ta đến thế?
- Tôi đã từng làm thơ chế nhạo ông ta, ông ta cũng đã từng mắng nhiếc tôi trước mặt học trò của ông ta – Cao Mục Địch thản nhiên – Nhưng hiện nay tôi chẳng giận ông ta chút nào.
- Tôi đề nghị hai người nên gắng nói chuyện với nhau một phen để tìm hiểu nhau.
- Có gì đáng nói đâu, đến chết tôi cũng không thể nào hợp với lão được! – Cao Mục Địch buông viết đỏ xuống cười nhạt – Của César thì phải trả về cho César, của Thượng Đế phải trả lại cho Thượng Đế.


Tôi ngập ngừng nói:
- Thôi được rồi, cậu làm việc xong hãy nói.
- Xong rồi – Mục Địch cuốn lấy tờ giấy, vươn vai há miệng đứng dậy – Đi thôi, hãy rời khỏi nơi xui xẻo này.
- Xem ra cậu cũng đã mệt lắm rồi, uống tách cà phê nhé?
- Không, xưa nay tôi chưa từng vào quán cà phê bao giờ! Chúng ta đến công viên Bình Đầu để ngắm giếng nước phun dưới ánh trăng, đẹp lắm.
Tôi ngạc nhiên trước sự làm việc của hắn. Đứng trước cửa tòa báo, tôi bảo:
- Mục Địch, tôi phải thẳng thắn nói rằng dường như cậu không chú tâm tới công việc.
- Nhưng tôi đã phải phí mất một quãng thời gian hút một điếu thuốc thơm.
- Giản dị như thế thật sao?
- Sao lại không? Phụ trang của tôi gần như hoàn toàn là những mục liên tục, mà tôi chỉ có một khu vực nhỏ như chiếc hộp thuốc, chỉ cần điền vào một bài thơ mười bốn hàng là đủ rồi.
- Cậu có quyền thay đổi cách sắp xếp như thế chứ?
- Cậu không hiểu – Mục Địch lườm tôi một cái – Những người giữ cột dài đều do ông chủ mời đến, tôi còn có quyền gì nữa?
- Hình như cậu có vẻ chán nản việc làm này thì phải.
- Không! Cái khiến tôi chán nán nhất là cuộc sống thực tại của con người – Mục Địch hắng giọng khẽ thở dài – Đôi lúc tôi muốn tự tử cho xong, nhưng lại thiếu kiên quyết.
- Tại sao?
- Chính tôi cũng không biết tại sao.


Cả hai chúng tôi đều lặng thinh, dường như hắn đang tìm nguyên nhân, tôi cũng không muốn cắt đứt nguồn tư tưởng của hắn. Về đêm, trong khu trung tâm thành phố người qua lại rất ít, các đường phố đều vắng lặng, chúng tôi đi xuyên qua một con hẻm nhỏ, bước lên dốc núi.
- Mệt quá rồi! – Cao Mục Địch khom lưng thở hổn hển, lấy một sấp báo cũ trải trên bậc thang đá -
ở đây ngắm trăng đi.
- Không đến công viên Bình Đầu à?
- Có gì khác đâu? Dù sao thì trên trời cũng chỉ có một mảnh trăng thôi! Mục Địch ngồi trên bậc thang, ra dấu bảo tôi ngồi xuống.
- Hình như gần đây cậu gặp chuyện buồn phiền?
- Không! Xưa nay tôi chỉ biết làm buồn người khác mà thôi.
- Nếu cậu đừng khó tính lắm, có lẽ cậu sẽ thấy đời này còn có chỗ đáng yêu của nó.
- Nay tôi còn vô dụng hơn cả đà điểu nữa. Cậu không thấy sao? Vì muốn kiếm mấy đồng tiền tanh hôi, mà tôi đã phải bò trên mặt bàn như một con rùa, và còn phải ngắm bộ mặt xấu xí của tên chủ biên nữa.
- Cậu có thể đổi nghề khác đi, ai cấm? Sao cậu không chịu theo nghề chính của cậu, cậu học kịch nghệ, giới điện ảnh tại đây rất cần những nhân tài như các cậu.
- Bảo tôi phải bợ đỡ những người làm phim ảnh à? Tôi thử rồi. Tôi vừa đến Hương Cảng là đã chui đầu vào con đường này rồi. Có một người tự xưng là đạo diễn, bảo tôi viết một truyện phim cho hắn, thù lao là năm trăm đồng nhưng hắn đứng tên.
- Cậu không chịu làm à?
- Làm chứ, tôi không bận tâm về điều đó. Tôi cảm thấy vì nghệ thuật điều đó cũng chẳng đáng kể gì!
- Sao không chịu làm tiếp nữa?
- Khi tôi xem chiếu thử, tôi liền tự tặng cho mình một cái tát, và dùng những danh từ mất dạy nhất để mắng mình.
- Sao, hắn đã làm nhơ nhuốc đến tâm huyết của cậu à?


Mục Địch giận dữ nói:
- Chẳng có gì đáng nói cả, tôi có thể chịu đựng được bóc lột, và chịu được con mình không nhận mình là cha; nhưng tôi không bằng lòng bán rẻ nhân cách, nhân cách của người làm nghệ thuật. Mặc dù tôi chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt.
- Thế thì cậu có thể xuất bản truyện đó, công khai cho người khác đọc?
- Ai chịu phí tổn ấn loát chứ? Có lẽ sau hai mươi năm, hoặc giả tôi có cái hứng thú đó. Vì thế tôi mới đổi nghề làm thơ, làm thơ cũng có cái hay của nó, có thể bày tỏ chút tình cảm chân chính. Nhưng, tôi lại nhận được sự buồn bực to tát hơn.
Tôi biết Mục Địch sắp phát tác cái tính ngông cuồng của hắn, bèn vội chuyển sang hướng khác:
- Sao cậu không cố tìm một người bạn gái để có tình yêu xem sao?
- Yêu à? Tôi đã thử tìm trò chơi vô vị này rồi, đúng lắm, tôi xin cậu hãy thưởng thức bài thơ này của tôi.
Mục Địch đứng lên, lấy sấp báo cũ rút ra một tờ, đưa cho tôi và nói:
- Cậu hãy xem dưới ánh đèn đường đi. Xem xong hãy cho tôi một lời phê bình nhé.
Tôi đọc bài thơ đó rất nhanh, một bài thơ hết sức mới lạ và yểu điệu với nhan đề là “Tiếng khóc của Vicnas”
Tôi đọc xong trang này rồi trang nữa, nhưng không sao hiểu được lý do khiến Vicnas phải rơi lệ; vả lại trong thơ cũng không có đoạn nào nói nàng khóc, có chăng là rải một lớp bột lên quả táo.
- Tôi tin rằng cậu có thể thưởng thức được – Mục Địch nhìn tôi với ánh mắt chờ đợi – Trong số bạn bè, có lẽ chỉ có mình cậu hiểu được thôi.
Tôi lắc đầu cười như mếu
- Thế thì có lẽ Vicnas phải khóc thật rồi! – Mục Địch thất vọng – Tôi phải phí mất hai giờ mới viết xong được đấy.
- Sao cậu không chịu viết dễ hiểu hơn một chút chứ? Lối thơ này không thơ mộng bằng những sáng tác của cậu trước kia.
- Trước kia? Trước kia đâu có thơ – Mục Địch cười nhạt – Lúc đó có một tư tưởng tồi tệ, những thi ca sắp bán cho Công ty điện ảnh để làm nhạc thời đại, cái tôi viết hiện nay mới đúng là đồ thật. Bởi vì tôi có tiền thu vào cố định nên không thèm làm những công việc nhàn nhã, rẻ tiền đó nữa.
- Nhưng bài thơ của cậu như vậy, tôi chẳng hiểu trong đó nói gì.
- Tôi không phải viết cho chính mình, mà chỉ thương xót cho thời đại này thôi.
- Nhưng độc giả không thể đón nhận được.
- Điểm này tôi công nhận. Đối với độc giả không chịu suy ngẫm, có thể gọi là đàn gảy tai trâu; hãy cứ để cho họ chìm đắm trong vũng sình lầy của quỷ sắc dục đi thôi! Tôi mong rằng cậu nói sự thật, chúng ta có thể liên kết tâm hồn với nhau chăng?
Tôi thẳng thắn nói:
- Tôi tưởng là thợ sắp chữ sắp sai đó chứ?


Tôi tưởng là Mục Địch giận, nhưng trái lại hắn còn vui vẻ nói:
- Với tư tưởng lạc quan như vậy, cậu cũng phải chờ đợi một thời gian lâu; nhưng chưa chắc sẽ thành công.
- Có lẽ số mệnh đã an bài cho tôi phải thất bại! Vì rằng chúng ta bắt đầu đã bị những người kia làm hỏng. Các bạn của chúng ta còn có điện ảnh của phái Tân trào và tiểu thuyết thuộc xu hướng ý thức. Cũng chẳng được gì, nhưng cậu không thể dập tắt cái tinh thần khai sáng này.
- Xem ra cậu phải làm một cái gì cho đích đáng mới được.
- Đúng, hôm qua tôi đến thăm cậu chính vì việc này. Gần đây tôi định làm một cuộc hội thảo văn nghệ, hầu bành trướng thơ mới này, mong cậu cũng đến tham dự, thời gian và địa điểm tôi sẽ đăng trên báo sau.
- Tôi mong rằng có thể nhìn thấy cậu thành công! Nếu không có việc gì quá cấp thiết, tôi sẽ đến dự.
- Điều này đối với tôi rất hệ trọng! Nếu không có tia hy vọng này, thì tôi đã rời Hương Cảng này từ lâu rồi. Giờ đây, khi nào xong việc tôi mới ra đi.
- Cậu có kế hoạch gì nên mới rời Hương Cảng hả?
- Chỉ muốn bỏ đi thôi, chưa định đi đâu cả - Mục Địch buồn bã nhìn tôi – Tôi muốn nghe ý kiến của cậu.
- Khi chim mỏi cánh sẽ bay về tổ, tôi đoán cậu định về quê nhà
- Quê tôi giờ chẳng còn ai nữa cả! Cho dù tôi trở về họ cũng chẳng thích tôi. Vả lại, tôi cũng không muốn phá hoại ấn tượng của tôi với quê hương tôi.
- Hoa Kỳ là nơi cậu rất quen thuộc, cậu có thể sang đó làm ăn.
- Thôi đi! Tôi quá quen thuộc bộ mặt di dân của họ.
- Nghe nói bên Âu Châu không có nạn kỳ thị chủng tộc.
- Bầu trời Luân Đôn cũng buồn tẻ hơn cả Hương Cảng! Tôi đã ở ngoại quốc khá nhiều năm mà không thể nào quen được.
- Đó có lẽ là vấn đề văn hóa dân tộc, chúng ta dù sao cũng là người Trung Hoa! Cậu có cảm tưởng như thế không? Nó như một gánh nặng đè lên lưng chúng ta.
- Đúng! – Mục Địch móc hộp thuốc, châm một điếu thuốc, hít lấy một hơi dài – Ngay cả thuốc lá thơm Hoa Kỳ cũng gắt như thế.
- Cậu chán ghét nó lắm thì phải. Lần đầu tiên tôi trông thấy một du học sinh Hoa Kỳ lại không thích đồ Hoa Kỳ.
- Không! – Mục Địch phà một luồng khói dày đặc – Tại Hoa Kỳ, có một thời kỳ tôi còn định nhập quốc tịch Hoa Kỳ nữa đấy, vì rằng khi trở thành công dân Hoa Kỳ thì làm cái gì cũng dễ dàng hơn.
- Cậu đã nhập tịch chưa?
- Rồi, với hai người bạn nữa – Mục Địch vươn vai ngáp – Không hiểu vì sao đứng trước cửa Tối Cao Pháp Viện Nữu Ước, chân tôi như bị xích sắt khóa chặt, không sao bước lên được nữa. Vừa rồi cậu có bảo, nền văn hóa dân tộc như một gánh nặng đè lên lưng chúng ta, đúng lắm, nhưng chúng tôi không nỡ vứt nó đi. Do đó, tôi bèn nói với hai người bạn rằng “Tôi bệnh rồi, bệnh cũ của tôi lại tái phát rồi!”

Chương 17

Tôi biết rằng đó là áp lực của “gánh nặng” kia.
Cao Mục Địch cười nói:
- Hôm đó tôi đến sân banh Ground một mình, thật thú vị, chơi Ground là một trò thể thao rất tốt, nó có thể làm cậu quên hết buồn phiền, đáng tiếc là tới nay ở đây vẫn chưa có trò chơi này.
- Rồi cậu cũng không đi tuyên thệ à?
- Dĩ nhiên là không, nhưng tôi đã ngã bệnh thực sự, “gánh nặng” đã từ trên lưng di chuyển vào trong tim. Vì cần phải chữa bệnh nên tôi mới đến Hương Cảng này.
- Hương Cảng dù sao cũng là của mình.
- Nhưng không phải là môi trường thích hợp cho thi nhân! Có một thời gian tôi rất sung sướng, nhưng khoảng thời gian đó quá ngắn. Hiện giờ, bệnh cũ lại tái phát nhưng tôi không thể tìm được nơi nào chữa bệnh nữa.
- Trước khi chưa quyết định, cậu nên sống cởi mở hơn một tí, tìm hứng thú trong cuộc sống và tiếp xúc với thiên nhiên hơn, đi dạo chơi khắp nơi cho tâm hồn khoáng đạt.
- Cậu tưởng rằng những hưởng thụ nông cạn thế có thể giải trừ được các áp lực trong lòng tôi à?
- Thì xem, rất có hiệu lực. Gần đây tôi cũng sống như vậy. Lúc đầu, tâm hồn cứng nhắc của mình chưa tiếp nhận được, nhưng từ từ rồi cũng thấy thú vị lắm.
- Đấy là cậu đã cố tâm làm cho cảm giác của mình ù lì đi. Mà có lẽ nếu không thế, cậu càng buồn chán hơn.
- Ít nhất nó cũng giúp ích cho hứng thú sáng tác của tôi đôi chút.
- Cậu tưởng như vậy là mình đã hiểu biết à?
- Không đáng gọi là hiểu biết, chỉ gọi được là nhận thức thôi.
- Tốt hơn là đừng nên nhận thức! – Mục Địch cương quyết không tán thành – Nhận thức những việc đó có ích lợi gì đối với cậu, thú thật, ích lợi duy nhất cho các tác phẩm của cậu, là ghi lại những tình cảm chân thật và trong sạch. Tại sao phải hủy hoại những cảm nghĩ tốt đẹp duy nhất đó chứ? Ôi! Các con chim ó trong thiên hạ đều đen như nhau, các đô thị trên khắp thế giới đều có một bộ mặt như nhau, những người có bề ngoài như thân hào thục nữ thật ra đều là ngụy trang, hơn kém nhau ở trình độ diễn xuất mà thôi.
- Tôi không viết về đô thị mà muốn tìm hiểu về nội tâm của con người, có lẽ tôi sẽ tìm được đề tài mới lạ cũng nên.
- Chắc chắn, cậu sẽ thất vọng – Mục Địch cười cay đắng nhìn đồng hồ, hơi hoảng hốt – Thời giờ qua nhanh thật, đã sắp đến giờ đóng cửa rồi. Cậu có được một lão chủ nhà không hỏi han và cũng không để ý đến cậu, còn tôi thì gặp phải một bà La Sát. Nếu không, mình có thể nói chuyện suốt đêm.
- Thế sao cậu không tìm thuê nhà khác?
- Cũng tại thói quen. Tôi rất cảm ơn là mụ không biết tôi là nhà thơ. Mụ tưởng tôi là thằng ma cô ma cạo trong vũ trường đấy.
Hắn vừa cười và nhảy lên một chiếc xe điện đi về hướng đông.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét