Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tình Hé Môi Sầu 1 - 30-3

Trang 3 trong tổng số 8

Chương 10

Phụng đang sửa soạn bữa cơm tối ở dưới bếp.
Giáo sư Trung vội vã cho học trò nghỉ và trở vào cụng liên tiếp ba ly với Đức Sanh rồi lại phạt rượu tôi. Hôm nay ông cao hứng lạ. Cái đầu sồi, mái tóc hoa râm, và khuôn mặt đỏ mập của ông đầy sinh khí làm tôi liên tưởng ngay đến thuở thiếu thời của ông.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Khi giáo sư Trung uống rượu đến đúng lượng thì cái ngông của ông cũng bắt đầu nổi dậy. Ông lên tiếng:
- Hai cậu có biết cái gì rẻ tiền nhất thế giới không?
Tôi và Đức Sanh im lặng chờ:
- Cạn ly này tôi mới bảo cho biết!
Chúng tôi nâng ly lên.
Giáo sư Trung đưa ra hai ngón tay. Khà một hơi dài:
- Tình yêu và trí thức. Bây giờ để tôi cho hai cậu biết một công thức – Giáo sư Trung đưa tay quẹt ngang qua mép, nghiêm nghị - Đi buôn, cái đáng kể nhất là vốn ít mà lời nhiều, phải thế không? Trước tiên ta hãy nói về trí thức, tính xem từ tiểu học bước lên đại học, qua việc khảo cứu rồi đi du học, tốn biết bao nhiêu tiền của, nhưng thu hoạch được cái quái gì? Chẳng hạn như tôi, ông dựng bốn ngón tay lên - Bốn trăm đồng một tháng không bằng tên vá giầy dưới cầu thang.


Tôi an ủi ông:
- Nhưng thợ giày không thể vá cái khuyết điểm của văn hoá nhân loại.
- Văn hoá của nhân loại! – Giáo sư Trung hít mũi cười gằn – Có một thương gia hỏi tôi văn hoá bao nhiêu tiền một cân?
Giáo sư Trung bi quan ra mặt. Tôi biết ít nhất ông phải nói cả tiếng đồng hồ mới hả nên tôi len lén đưa tay ra dấu với Đức Sanh. Đức Sanh khéo léo xoay chuyển đề tài:
- Chúng tôi chưa đủ kinh nghiệm, mà tại sao tình yêu cũng bị coi rẻ vậy?
- Giản dị lắm! – Giáo sư Trung khẽ thở dài – Các cậu có biết vũ nữ nhảy một giờ đáng giá bao nhiêu không? Họ là những người đã bán rẻ tình yêu.
Tôi phản đối:
- Đó là mua bán chuyên nghiệp rồi, không thể so sánh với tình yêu chân thật được.
- Đúng! – Giáo sư Trung hớp một miếng rượu – Tình yêu chân thật cũng chẳng có giá trị gì! Chẳng hạn như ở Pháp, người Pháp biết hưởng thụ tình yêu, nhưng đó cũng là sự hưởng thụ nguy hiểm nhất.
Giáo sư Trung xua kia là du học sinh tại Pháp. Tôi nhìn Đức Sanh cười. Đức Sanh trịnh trọng lắc đầu:
- Lại từ kinh tế học sang tâm lý học rồi! Theo tinh thần nhà Phật…
- Tôi ghét nhất những luânlý của nhà Phật. Ngoài sự biến thái của tâm lý không còn cách giải thích nào khác nữa à? Những hiện tượng phức tạp, và cũng rất đơn giản, văn minh vật chất của nhân loại càng phát đạt thì văn minh tinh thần càng suy đồi thì sự thông cảm giữa hai phái yếu mạnh càng xa cách. Khi tôi ở Ba Lê tôi đã có kinh nghiệm về điều này.
Đức Sanh đã đã được mục đích, thấy dịp may đã đến, hắn liền tiếp tục hỏi vặn:
- Bác đau lòng vì đàn bà Pháp à?
Giáo sư Trung cười:
- Sai rồi, bài học này tôi có thể cho cậu một điểm, nhưng cậu phải học hỏi thêm mới được.
- Tôi không tin đàn bà Pháp bán tình yêu cho bác với giá rẻ như vậy.
- Có cần tôi đưa bằng chứng cụ thể ra không?
Lối nói khích của Đức Sanh công hiệu thật. Giáo sư Trung đưa tay mân mê vành ly rượu, sửa lại giọng nói:
- Tôi công nhận tôi chẳng hiểu tí gì về đàn bà, như tôi phải tuyên bố trước, điều này chẳng có phản lại quan niệm đạo đức chút nào cả. Hai cậu có lẽ không hiểu rằng phong tục tập quán làm cho quan niệm đạo đức di động.
Đức Sanh nâng ly lên bảo:
- Chúng tôi không thể dùng quan niệm đạo đức để nhận xét những vấn đề này. Tôi luôn luôn dùng khía cạnh hỉ kịch để nhận xét khía cạnh bi kịch của tình yêu.
- Đúng! Khi hỉ kịch bắt đầu là bi kịch phải cuốn gói. Cậu biết thưởng thức cái văn minh của thế kỷ hai mươi lắm. Giờ đây tôi có thể bật mí với các cậu một chuyện này… Thôi bỏ qua đi, món nợ hai mươi năm về trước không tính xuể đâu.
- Không ai tìm bác để đòi nợ đâu! - Đức Sanh ân cần rót một ly rượu cho ông - Nếu chuyện tình này hấp dẫn thật, lần sau tôi sẽ mang chai rượu đã năm mươi năm ra để nhậu chơi.
- À, cậu đã ký hai “chi phiếu ma” cho tôi rồi. Lần này phải đàng hoàng đấy nhé! Cũng may là mấy thằng bạn già của tôi không có ở đây nên chẳng có ai đối chứng cái bí mật này!


Đức Sanh lấy khuỷa tay thúc thúc tôi, bảo tôi hãy nghe cho kỹ.
- Đó là lần thất bại về tình yêu thứ mười hai của tôi. Giáo sư Trung thoáng trầm ngâm, bấm đốt ngón tay – Con số mười ba xui xẻo lắm, đúng không, thanh niên trong thời đại này như các cậu có lẽ không tin.
Đức Sanh lại ra dấu ngăn tôi, đừng làm mất nguồn cảm hứng của giáo sư Trung.
- Tôi nhớ rất rõ, hôm ấy là đêm Giáng Sinh không nhớ năm nào. Trên khung cửa của một quán rượu nghèo nàn ở khu La Tinh, dán rất nhiều tranh Giáng sinh.
Đức Sanh thêm hào hứng:
- Bao nhiêu mối tình đẹp đều xảy ra vào đêm Giáng sinh.
Giáo sư Trung hơi buồn, ông nhìn thoáng qua song cửa, nói:
- Mưa tuyết ở Ba Lê đến rất sớm, vâng! Những khối tuyết đêm ấy đúng là lớn nhất mà mắt tôi đã trông thấy. Chúng tôi tất cả đều nghèo rớt mồng tơi, chỉ đủ tư cách ngồi bên cạnh lò sưởi của quán rượu để sưởi ấm, uống rượu, tán láo và nghe chương trình lễ Giáng sinh. À, đúng rồi! Các cậu đều từ phương Bắc đến đây, chắc lău lắm chưa được thấy cảnh tuyết rơi rồi nhỉ!


Chúng tôi cùng gật đầu:
- Cái hứng ngồi uống rượu trong đêm mưa tuyết thú vị lắm…- Giáo sư Trung như chìm đắm trong dĩ vãng.
Đức Sanh lái câu chuyện về ý mình:
- Tôi chắc chắn bác đã gặp một thiếu nữ Pháp ngay tại quán rượu đó, phải không?
- Ừm! Cậu thông miinh lắm! Cô ta là con gái của lão chủ quán… Một goá phụ trẻ.
Đức Sanh thêm:
- Ồ! Đúng là cô gái bán rượu như Trác Văn Quân(*). Cô ấy đẹp lắm mới đúng.
- Chẳng những chẳng đẹp tí nào cả, mà còn lạnh nhạt vô tình nữa. Chúng tôi đã tặng nàng một biệt hiệu là “cánh hoa hồng gai góc”. – Giáo sư Trung lắc đầu – Sinh viên ở khu La Tinh chẳng ai dám trêu tới cô ta, thật sự thì cô ta chẳng có chỗ nào đáng để ý tới cả.
- Có thể bà ta đã yêu bác cũng nên. - Đức Sanh cố ý nói khích. - Rất có thể, bà ta là vai chính trong câu chuyện này.
- Không! Nàng đã chủ động theo đuổi tôi… Dù ai trước ai sau, cách luyến ái ở Pháp không chú trọng tới, họ cho đó là một sự tự nhiên, một sự kiện kinh tế. Không biết nguyên lý của kinh tế học không dễ gì hiểu được triết lý của tình yêu cận đại. – Giáo sư Trung đắc ý bật cười.
- Nhưng tôi hiểu cái lý lẽ đơn giản của hai giống khác phái!
- Đúng rồi, đúng rồi! Chân lý luôn luôn ở sự tầm thường, nhưng khi đến miệng mồm của các học giả thì nó lại biến thành những gì không thể đo lường được! – Giáo sư Trung bỗng buồn bã thở dài – Nhưng lần đó tôi đã phản bội truyền thống, cũng như bài luận kinh tế tôi viết hôm trước, có rất nhiều điểm không giống với Adam Smith.
Đức Sanh nâng ly hướng về giáo sư Trung nói:
- Sao vậy? Bác nói tiếp đi, bác Trung, nhưng đừng quên trữ một hớp rượu trong cổ họng.
Giáo sư Trung thấp giọng nói:
- Lần đó vì đánh cuộc, điều kiện đánh cuộc là bữa cơm Giáng Sinh thịnh soạn. Mấy thằng bạn hư đốn chế nhạo tôi, bảo tôi hết khả năng để yêu đương, dĩ nhiên là tôi không đồng ý, nên tôi bảo chúng hãy chờ xem, nếu có một thiếu nữ nào bước vào quán. Nhưng mưa tuyết như thế, ai thèm ra ngoài để làm gì. Mãi đến khuya mà cũng chẳng có đến một tên ăn mày bước vào quán. Trong quán ngoài cô con gái của chủ quán ra chẳng còn đến một con ruồi cái nữa.
Đức Sanh nóng nảy hỏi dồn:
- Rồi sao nữa?
Giáo sư Trung chẳng thèm đếm xỉa đến Đức Sanh, vẫn chậm rãi kể tiếp:
- Có người xúi tôi quyến rũ nàng, nhưng tôi biết nàng và anh cả của chúng tôi có liên lạc rất thân mật, tôi không thể phá thối mối tình đó.
Đức Sanh lại xen vào:
- Anh cả phản đối à?
- Không! – Giáo sư Trung lắc đầu nói: - Anh ấy có nhiều tham vọng. Các cậu đã biết, chính khách không bao giờ buôn tha kẻ địch, nhưng đối với đàn bà ông ta chẳng chút bận tâm.
Đức Sanh cười:
- Bác bị gai hồng rồi!
- Không! Đúng là tôi gặp may. Bọn chúng nghĩ ra cho tôi một kế là ép lão chủ quán uống cho say mèm, để tạo cơ hội cho tôi tán tỉnh con gái lão. Và dĩ nhiên, lũ quỷ này tự động rút lui để cho tôi “mần ăn”.
- Hai cha con họ không biết mưu kế của các bác sao?
- Chúng tôi bàn cãi với nhau bằng tiếng mình còn hữu hiệu hơn là dùng gòn nhét vào tai họ nữa. Lão uống rượu và ca hát thoả thích cho đến khi say như cục đất. Người không uống say chỉ có tôi và hoa hống thôi.
- Nàng tên gì?
- Tên của nàng rất dài, khó nhớ lắm.
- Bác làm sao tán tỉnh nàng được vậy?
- Lũ ma say kia đề nghị ra ngoài phố chúc lành mọi người chỉ để một mình tôi ở lại.


Đức Sanh vui vẻ hỏi:
- Thế là bác bắt đầu gợi chuyện với nàng à?
- Không, chính nàng đã nâng ly với tôi trước! – Giáo sư Trung cũng nâng ly lên – Nàng nói rằng, “Anh Trung, tôi mời anh một ly, không phải ghi sổ, tôi biết các anh nghèo đến đỗi cả gà lôi cũng không có tiền mà ăn!”.
- “Tôi mới trả lời là trừ phi ông già Nôel biếu cho tôi, tôi mới nhận. Tôi không cần người khác thương hại, gia đình tôi rất giàu có, tài sản của tôi ở quê nhà có thể mở cả trăm cái quán như vầy. Hơn nữa, mỗi quán đều có chỗ để biểu diễn thoát y vũ!”.
- Nàng lạ lùng hỏi tôi, “Thế sao anh không đến các hộp đêm sang trọng?”.
- Tôi nói “Đất nước tôi hiện đang chiến tranh, như nước Pháp của cô vào thế kỷ mười sáu. Cô nhân từ lắm, thưa cô, tôi xin cảm ơn cô đã tặng rượu cho tôi”! – Giáo sư Trung cũng uống luôn một ngụm – “Trong tương lai tôi mong sẽ có dịp đưa cô thăm xứ sở tôi”.
- Nàng kêu lên sung sướng và vòng tay qua cổ tôi, khẽ tặng một nụ hôn rồi kề tai tôi thì thầm “Tôi rất sung sướng được đi thăm quê hương của các anh. Vợ anh cũng đang mong anh phải không?” Giọng nói nàng thật dịu dàng.
- “Tôi chưa kết hôn!”. Tôi giả vờ làm ra vẻ ngượng ngùng.
- “Ở xứ anh trai gái yêu nhau như thế nào? Chẳng lẽ đàn ông các anh phải đợi cho đàn bà theo đuổi à?”.
- “Chúng tôi không phải bận tâm đến vấn đề ấy, đã có cha mẹ chúng tôi sắp xếp mọi việc cho chúng tôi, và có người chuyên làm mai cho đôi lứa!”.
- “Không phải như ong bướm chuyên hút nhuỵ, hoặc sự gây giống nhân tạo trong đồng cỏ à? Cách thức này không thể chấp nhận ở đây đâu nhé! Anh Trung, anh sẽ phải ôm ấp hình bóng của mình mãi mãi rồi”.
- Tôi vờ tán đồng ý kiến của nàng và buông tiếng thở dài, nói lảng đi: “Bên ngoài tuyết rơi nhiều quá nhỉ!”.
- “À! Ngưng rồi!” Nàng bước tới mở cửa sổ, thò đầu ra ngoài.
- “Thế thì, tôi phải về thôi!”. Tôi vừa tìm mũ và áo khoác vừa nói, sau cùng nhét khăn choàng vào cổ áo.
- Nàng nhìn tôi đăm chiêu: “Anh quên chúc tôi rồi”.
- “Chúc cô một đêm Giáng Sinh vui vẻ!”.
- “Anh không chúc tôi ngủ ngon, không hôn tay tôi à!”.
- Giữa lúc tôi cúi đầu hôn nàng, nàng bỗng choàng tay qua cổ tôi, kề tai tôi nói: “Anh thật ngốc, tuyết rơi nhiều quá, phòng tôi ấm lắm!”. Qua hôm sau, tôi cắm đoá hoa cài tóc của nàng đi dự buổi tiệc Giáng Sinh thắng cuộc.


Đức Sanh lên tiếng:
- Câu chuyện này chưa thể kết luận! Vả lại, bác chưa nói rõ tại sao cô gái Pháp kia lại chung tình với bác?
- Dĩ nhiên là có nguyên nhân, gác lại đó sau hãy nói tiếp! – Giáo sư Trung nhìn tôi cười – Đương nhiên, câu chuyện này không giống như tiểu thuyết, tôi chỉ muốn chứng minh tình yêu rẻ mạt chứ không đắt đỏ gì đâu. Cậu có quyển nào đề tài như vậy chưa?
Tôi lắc đầu:
- Tôi không thích loại này, nhưng tôi biết nó sẽ gây hứng thú cho Sagan.
- Nếu cậu muốn phát tán, cậu có thể viết thành chuyện phím bán cho Hoa Kỳ hay Nhật Bản.
Chúng tôi nhìn nhau bật cười. Trong tiếng cười, tôi nghe cô Phụng từ nhà bếp lớn tiếng gọi vọng ra:
- Bây giờ có thể dọn cơm ra chưa?

Chú thích:
(*) Trác Văn Quân: Con gái Trác Vương Tôn, người huyện Lâm Cùng nhà Hán. Tư Mã Tương Như si mê, dùng tiếng đàn quyến rũ nàng.

Chương 11


Bàn ăn hôm nay được bày biện rất trịnh trọng, khăn trải bàn trắng tinh, muỗng nĩa bằng đồng sáng loáng, hoa Kiếm Lan đầy bình. Giữa bàn ăn, một chiếc hộp giấy tròn to tướng, cô tớ gái mở nắp hộp, một chiếc bánh sinh nhật trên có rất nhiều đèn cầy nhỏ trông rất đẹp mắt.
Tôi và Đức Sanh đều ngơ ngác, cả đến giáo sư Trung cũng ngạc nhiên không kém.
Cô Phụng trang điểm như một cô dâu. Trước đây chưa bao giờ tôi trông thấy nàng ăn mặc lịch sự như thế, chiếc áo dài ren trắng, bên trong lót vải hoa đỏ rực. Giày cao gót trắng, bông tai trân châu, kiểu tóc mới nhất, cao như tháp Eiffel ở Ba Lê.
Hiển nhiên, gương mặt của nàng cũng được trang điểm tỉ mỉ. Mặt nàng tròn như một quả táo, chân mày tô đậm nét, nụ cười ngây thờ bao giờ cũng gắn trên môi, giờ đây tô đỏ thắm, tất nhiên khi nàng đã đánh phấn, thì ngay cả tàn nhang ở hai bên cánh mũi cũng bị che lấp mất.
Đức Sanh bối rối:
- Sao không cho chúng tôi biết trước? Ngay cả quà của bác, chúng tôi cũng không mang đến!
Phụng đáp:
- Tôi không cho một ai biết cả, kể cả cha tôi! – Hai ông đã mang rượu và hoa đến rồi, và hai ông cũng mang đến cho cha tôi một niềm vui trong ngày hè hôm nay!
- Tôi thật đúng là một người cha hồ đồ! – Giáo sư Trung cười gượng - Đến đỗi sinh nhật của con gái cũng không nhớ.
- Trước nay cha chưa hề mua một bó hoa nào vào ngày giỗ của mẹ, nhưng mỗi một nụ cười và mỗi một chỗ nào trong quán rượu ở Ba Lê cha nhớ không sai một chi tiết nhỏ.
- Đàn ông đều hồ đồ như vậy cả! Con xem cả đến thằng bé Lưu Triết cũng quên mất.


Phụng nũng nịu:
- Cha! Con không cho cha nhắc đến anh ấy nữa, người anh ấy cũng có loại máu xấu mà cha anh ấy di truyền lại đấy!
Giáo sư Trung cực chẳng đã phải gượng gạo nói lảng:
- Hay lắm! Thôi chúng ta hát mừng sinh nhật đi!
Hát xong bài ca sinh nhật, dùng xong cơm tối, Đức Sanh và giáo sư Trung lại chuyển câu chuyện sang đá banh, đầu phiếu và đánh cờ. Phụng biết rõ ý họ, nên mang bàn cờ “vây” ra sắp cho họ như thường lệ.
Phòng khách được trả lại yên tĩnh. Tôi và Phụng không thích chơi cờ “vây”, nàng bảo cô tớ gái mang hai chiếc ghế mây và một mâm trái cây đặt dưới giàn hoa trong vườn, ngồi trò chuyện với tôi.
Tôi nhớ đến sự khó khăn trong công việc sáng tác của tôi nên nhân cơ hội này khai thác tâm trạng của những cô gái khi yêu nhau thật sự như thế nào. Ít nhất tôi cũng có thể tìm hiểu tình cảm của nàng dành cho Lưu Triết.
Tôi không thể đường đột vào đề ngay. Tôi phải đi vòng vo từ chuyện học hành, chuyển qua các thói quen trong cuộc sống của cha nàng; rồi nàng hỏi thăm các tác phẩm của tôi. Phung đang học văn học Anh tại một đại học của Giáo hội, đối với văn chương nước nhà nàng không biết gì cả.
- Tôi chán môn học này quá, niên học sau tôi muốn sang ngành khác!
- Sao vậy!
- Tôi hiểu rõ tâm trạng của những người học ngành này lắm, phần đông đều vì nghề nghiệp sau này của họ, mà họ vốn không có hứng nghiên cứu văn chương; các giáo sư cũng không muốn đào tạo họ trở thành nhà văn, hay thư ký. Nếu cứ như thế mãi chẳng những Anh văn của tôi học không ra gì, mà cả đến tiếng mình tôi cũng ngờ nghệch luôn.
- Cô định chuyển sang ngành nào vậy?
- Triết hoặc thương mại.
- Hai môn học đó tương phản nhau quá!
- Đối với tôi thì nó cũng vậy thôi, mình phải là một người thông minh, bằng không, thì là một thằng khờ người chẳng ra người, ngợm chẳng ra ngợm. - Phụng thành khẩn hỏi tôi – Anh thấy thế nào?
- Tôi không rõ hai vấn đề này. – Tôi được dịp hỏi dò – Lưu Triết dù sao cũng có chút căn bản triết học, cô không bàn với anh ta về vấn đề này à?
- Đã lâu lắm rồi tôi không gặp anh ấy.
- Lạ thật! – Tôi bất giác buột miệng – Đêm qua, anh ta không phải hẹn với cô sao?
- Không. - Phụng cố giữ vẻ bình tĩnh – Đêm qua tôi ngồi nghe nhạc cả buổi tối bên điện thoại, có lẽ anh ấy hẹn với người khác.
- Thế thì tôi đã đoán sai rồi – Tôi bịa chuyện giải vây cho Lưu Triết – Có lẽ anh ta biết cô không đến được, hèn gì anh ta ngủ sớm thế?
- Sao hôm nay anh ấy không đến đây?
- Anh ta đang bận viết một bài, có lẽ anh ta đến thư viện tìm tài liệu rồi.
- Không có lý! – Phụng cười héo hắt – Rõ ràng anh muốn chạy tội cho anh ấy, đã ba tuần lễ nay, anh ấy không bước chân đến đây; lẽ đương nhiên, anh ấy sẽ không bao giờ làm phí thì giờ của hai người một cách vô ích.
- Láo thật! – Tôi ngượng ngùng – Tôi phải mắng anh ta một phen mới được!
- Trách chuyện gì thế?
- Tôi không thích những hạng người không dám chịu trách nhiệm đối với tình cảm. Nhưng, cô cũng phải có trách nhiệm, trong ba tuần lễ này, tôi cũng chưa nghe co gọi điện thoại cho anh ta.
- Sao tôi lại phải gọi điện cho anh ấy chứ! - Phụng cắn một miếng cam, thoáng chau mày - Vả lại, anh ấy cũng không có trách nhiệm đối với tình cảm của tôi.
- Tôi không thích những người không chịu nói thật!
- Anh tưởng tôi và anh Triết có gì đặc biệt à! Anh đừng xem chúng tôi như những nhân vật trong tiểu thuyết. Quen biết nhau không hẳn là yêu nhau.
- Cô phủ nhận mối tình của cô và Triết à?
- Chớ nên cộng thêm thời gian, quá khứ và tương lai, hoặc sự thay đổi của hiện tại.
- Thế giới chưa có loại văn tự nghiêm khắc thì sự thay đổi hiện tại sẽ đưa đến một kết quả chưa thể biết được.
- Rất rõ! Anh Triết đã dùng hành động để trả lời các thắc mắc của anh rồi.
- Cô cho rằng anh ta đã có người yêu?
- Chẳng lẽ anh còn muốn như diễn viên phụ để như trong kịch của Shakespeare?
- Cô có biết người đó là ai không?
- Tôi cần gì phải biết? - Phụng trố to đôi mất u uất – Tôi không muốn biết đến việc làm ăn của Trương Đức Sanh.
- Cô nên câu thúc anh ta chứ!
- Sao tôi lại phải làm thế? Tôi không dại dột như thế đâu.
- Vì sao?


Phụng bụm miệng cười:
- Tôi là kẻ thuộc Duy Tâm Luận (Idealism), tôi tự biết mình không biết cách phong toả quả tim của người khác.
- Phải, Triết là một con ngựa hoang.
- Tôi không thích nhìn người ta khắc phục ngựa hoang. Ở một quan điểm khác, những con ngựa bị mất tính ngựa, không dễ thương bằng cả con lạc đà nữa.
- Thí dụ nếu cô có một con ngựa chứng thì sao?
- Để cho nó chạy, khi chạy mệt nó sẽ mang chiếc bụng đói tìm đồng cỏ ngay.
- Hàng rào bằng gỗ không thể ngăn được một con ngựa không cương! Đồng cỏ của cô bao lớn?
- Không lớn lắm! Hàng rào trong buồn tim của mỗi người đều nhỏ bé. Có lẽ anh ấy chưa thấy rào cản là đã rơi vào cạm bẫy rồi.
Tôi ngạc nhiên thực sự trước quan niệm tình yêu của Phụng. Nàng hiểu biết và cởi mở trong khi số tuổi chỉ mới được mười chín.
- Anh ta không đồng ý quan niệm của tôi sao?
- Tôi chỉ lạ vì sự hiểu biết và tuổi tác của cô không tương xứng với nhau.
- Anh chẳng hiểu tâm lý của sinh viên hiện nay. Mình thực tế hơn lớp người trước, phải không anh?


Tôi miễn cưỡng gật đầu.
- Anh không phải phí thì giờ để nghiên cứu vấn đề này. Rất giản dị, thế giới tiến bộ, nhân loại càng thông minh hơn thì càng thực tế hơn. Tôi cảm thấy điểm tiến bộ của nhân loại ở thế kỷ này, chính là con đường sai lầm của lớp người đã đi qua; do đó, chúng tôi sẽ không rơi vào thảm trạng của Juliette nữa. Nhưng chúng tôi lại có cảm giác như bị đánh mất một cái gì, cái nhận được càng đau khổ hơn cả một tấn kịch bi thảm, anh có biết đó là gì không?
- Không…
- Tôi không thể nói một cách cụ thể, nhưng tôi có thể đưa ra một thí dụ điển hình là câu chuyện của cha tôi. Thật ra ông đã nói điều này hơn hai mươi lần rồi, tuy mỗi lần đều khác nhau, nhưng tôi đã khám phá ra sự bí mật thực trong bí mật đó.
- Cô biết gì?
- Tôi biết ông vẫn còn yêu người đàn bà Pháp đó, anh có để ý cái giọng nói của ông dường như là chế nhạo bà ta, nhưng thật ra chính ông tự chế nhạo mình đấy.
- Sao lại như thế?
- Vì nó sẽ xoa dịu lòng hối hận của ông. Mỗi khi cha tôi uống rượu đôi mắt ông sáng lạ lùng, các bạn về rồi ông sẽ ngồi ngâm nga một mình, có khi ông xúc động đến rơi nước mắt. Nhưng tôi không đến an ủi, phá rẫy ông vì tôi biết ông đang sung sướng.
- Ông ấy nhiều tình cảm quá nhỉ?
- Đó chính là nỗi thảm thương nhất của lớp người chúng tôi đấy! Trí thức mang sự bi ai đến cho chúng ta, khoa học mang chúng ta lên không gian làm sự tôn thờ thần thánh của chúng ta bị lung lay. Máy móc đã thay đổi định chế xã hội, và cũng mang sự hão huyền đến cho nhân loại. Cuộc sống của chúng ta đã trở thành đồ ăn, giáo dục xã hội khiến cho chúng ta được rất nhiều bi kịch và giúp chúng ta khắc phục nó một cách sáng suốt.


Tôi định dò dẫm tâm trạng của nàng, mà không ngờ lại phải nghe nàng triết lý, tôi chẳng hiểu trời trăng gì cả.
- Tôi nói quá nhiều đấy nhỉ! Có lẽ tôi hơi say, à, đó là rượu của Thôi Vạn Thạch biếu cha tôi đấy, tôi giữ một chai.
Tôi thừa dịp chuyển hướng câu chuyện:
- Thôi Vạn Thạch đến đây bao giờ vậy?
- Tôi cũng không rõ nữa! Hôm Giáng sinh ông ấy nhờ người đưa đến, cả đến địa chỉ cũng không có.
- Đã lâu lắm rồi tôi không gặp anh ta.
- Có một lần đi ăn tiệc mừng thọ của mẹ một người bạn, tại quán Đông Kinh ở Tiêm Sa Chuỷ, ông Thạch ngồi ở chiếc bàn bên cạnh chúng tôi. - Phụng bỗng cười khúc khích – Tôi bước sang chào ông ấy, ông ấy đang ăn, thấy tôi đến nên vội vã rút đôi đũa trong miệng ra, không ngờ vì lúng túng ông làm sao mà cả bộ răng cũng ra luôn.
Tôi tưởng tượng cảnh tượng lúc đó, phải bật cười lăn lộn:
- Mọi người cười nói xong, tôi khuyên ông ấy nên thay một bộ răng khác. Ông ấy ngượng quá nên cố giải thích với mọi người là răng của ông ấy bị gãy lúc bị lật xe hồi kháng chiến.
- Tôi cũng có nghe anh ta nói đến điều này! Nhưng anh ta chỉ gãy mất ba bốn chiếc thôi, sao bây giờ lại thay cả hàm vậy!
- Hiện nay có rất nhiều bà thay răng giả cho đẹp cả hàm.
- Anh ta còn vẽ không?
- Có lẽ vẫn còn, vì áo ông ấy còn giây bẩn sơn màu. Có lẽ mấy bà đầm ngồi cùng bàn là khách hàng của ông ấy.
- Anh ta không nói gì thêm nữa à?
- Lúc sắp đi, ông ấy có bảo khẽ cho tôi biết là Lưu Triết cũng có mặt tại đó. - Phụng thở dài – Anh ấy đang ngồi với một cô, tôi chỉ nhìn phía sau lưng của cô ấy thôi.
- Anh ta không trông thấy cô à?
- Đông như thế, tôi chắc anh ấy không thấy tôi đâu.


Nhất định cô gái ngồi chung với Lưu Triết là cô biên tập viên. Nhưng tôi lại không thể giải thích hộ Lưu Triết, và cũng không có cách nào để an ủi Phụng.
Giữa lúc cả hai chúng tôi đang trong cơn bối rối, thì có tiếng giáo sư Trung gọi vọng ra:
- Trà! Cho tôi một ly trà.
Tôi và Phụng trở vào phòng khách. Nhìn những con cờ nằm la liệt dưới đất, giáo sư Trung say mềm bò loạn trên mặt đất. Trương Đức Sanh ngủ say trên ghế sa lông. Tôi giúp Phụng đỡ giáo sư vào phòng. Phụng lấy một chiếc khăn đắp lên mình Đức Sanh. Tôi nhìn đồng hồ, đã sắp hết phà qua sông rồi!
Tôi bảo Phụng:
- Trễ rồi tôi về nhé!
- Xin anh đừng nên nhắc chuyện này với anh Triết nhé!
- Tôi hiểu, cô có cần gì tôi không?
- Anh chờ cho chút. - Phụng cắt một miếng bánh ga tô bỏ vào hợp giấy, cười cay đắng – Dù thế nào đi nữa, anh Triết cũng phải ăn một miếng bánh sinh nhật của tôi.

Chương 12

Trên hành lang bến đò Thiên Tinh, một thiếu phụ ăn mặc rất quý phái, hấp tấp vượt qua mặt tôi và quay trở lại nhìn tôi mỉm cười.
Tôi kinh ngạc dừng bước, chiếc áo dài rực rõ, óng ánh làm hoa mắt tôi, nhưng đến khi ánh mắt tôi chạm vào sợi dây chuyền kỳ dị, tôi mới sực nhớ nàng là Bạch Lộ.
- Ông Văn! Đi đâu mà đến giờ này mới về!
- À, cô Bạch Lộ! Mới chỉ vài giờ đồng hồ, mà trông nàng đã khác hẳn.
- Tôi đi dự tiệc về, - Bạch Lộ quay sang người đàn ông đứng cạnh - Thế giới này nhỏ hẹp quá, cứ ra đường là gặp nhau.
Người đàn ông cao lớn đứng bên cạnh nàng, nước da đen, đôi má hóp, để râu, mặc bộ lễ phục trắng, hơi giống người Phi Luật Tân. Bạch Lộ cởi mở nói:
- Xin giới thiệu với ông, bác sỹ La Bạt Lý, Giám đốc hãng du lịch và giải trí.
Tôi bắt tay hắn, rồi cùng bước vào phòng hút thuốc, tìm chiếc ghế cạnh cửa sổ. Tôi ngồi hơi cách xa họ một chút, để khỏi phải bắt chuyện.
- Mời ông! – La Bạt Lý nói bập bẹ tiếng Quan thoại, tay lấy hộp thuốc màu vàng ra, điệu nghệ bấm tách một cái và khách sáo đưa mời tôi, sau đó lại đưa cho Bạch Lộ. Bạch Lộ thản nhiên tiếp lấy La Bạt Lý châm thuốc cho nàng. Trong ánh lửa, sắc mặt nàng đỏ ửng, và qua hơi thở nhẹ, tôi ngửi thấy mùi rượu lẫn mùi phấn sáp.


Bạch Lộ phà ra khói một cách thành thạo, lim dim mỉm cười nói với tôi:
- Ông Văn cũng thích khiêu vũ nữa à?
Tôi mỉm cười lắc đầu:
- Mỗi đêm chỉ có bút máy nhảy lên trên ô vuông mà thôi!
- Tiệc trà của chúng tôi cũng không có khiêu vũ, chỉ chơi xổ số thôi. - Bạch Lộ lấy trong sắc tay ra một con búp bê thật xinh – Ông xem, đây là vật tôi đã rút thăm được. Nếu có chiếc chìa khoá để mở quả tim con búp bê này, cô ta sẽ nói em yêu anh, tiếc thay chìa khoá đã bị người khác lấy mất rồi.
La Bạt Lý dường như không thích Bạch Lộ nói chuyện với tôi nên hắn quay qua nói với nàng bằng tiếng Anh:
- Tôi nghĩ nếu mai chúng ta gặp lại, thì vấn đề kia sẽ có giải pháp đẹp ngay.
- Để mai hãy hay!


Bạch Lộ nháy mắt ra dấu với hắn, lập tức hắn đổi sang tiếng Pháp. Có lẽ nàng, sợ tôi biết chuyện riêng của hai người.
La Bạt Lý và Bạch Lộ trò chuyện rất thân mật, thỉnh thoảng tôi hiểu loáng thoáng một vài câu. May là tôi đã không định nghe lỏm nên tôi ngồi lặng lẽ hút thuốc, thưởng thức cảnh về đêm của Hương Cảng.
Hương Cảng về đêm thơ mộng, mê ly, nhưng tôi cảm thấy ưu điểm đáng khen nhất của Hương Cảng, là những bẩn thỉu lúc ban ngày đã bị xoá mờ. Những đèn màu quảng cáo rực rỡ ở hai bên bờ sông, phản chiếu ánh nước lóng lánh đẹp tuyệt. Những chiến hạm đậu ở giữa sông cũng giăng đèn sáng rực. Tôi chỉ thích mấy ngọn đèn đường đo đỏ đứng bên đường đồi như cánh sao, làm thành một sợi dây chuyền bình dị.
Nghĩ đến dây chuyền, ánh mắt tôi vô tình di chuyển sang phần ngực của Bạch Lộ. Bóng dáng của một cô gái hồn nhiên, trong sạch đã vỡ nát trước mặt tôi.


Thời gian thật tàn bạo, trước đây mấy giờ, ấn tượng của Bạch Lộ đối với tôi thật đẹp, tôi mê cách ăn nói và tiếng hát của nàng, nhất là cử chỉ e ấp của nàng. Nhưng, Bạch Lộ ở bên cạnh tôi hiện giờ quá tầm thường, lố lăng, ghê tởm.
Tôi không nói quá đáng đâu. Đêm khuya thế này mà một cô gái trẻ đẹp cặp tay với người ngoại quốc ngang nhiên uống rượu, nhảy đầm và hút thuốc.
Tôi chẳng có tí thiện cảm đối với La Bạt Lý. Đầu chuột mắt mang, dáng dấp của một tay buôn xảo quyệt! Không tìm thấy tí thanh nhã nào trên người hắn, nhưng hắn lại mang một cái mã bác sĩ thật kiêu hãnh. Từ cách ăn mặc ta có thể đoán được nghề nghiệp của hắn, nhưng đối với La Bạt Lý tôi quả có chút hoang mang, khó hiểu. Tôi nhớ đến lời giới thiệu của Bạch Lộ lúc nãy, chủ hãng du lịch! Tôi liên tưởng ngay đến tên tài phán trong vũ trường, và tên dẫn đường cho các thủy thủ Hoa Kỳ ngoài bến tàu.
Ma cô, tài phán, liền làm tôi thắc mắc là sao Bạch Lộ lại chơi với những hạng người này! Giữa lúc đang ngẫm nghĩ, bỗng Bạch Lộ thúc nhẹ vào khuỷa tay tôi, cười duyên dáng:
- Xin lỗi nhé, ông Văn! Tôi và ông Lý bàn chút chuyện riêng!
- Không sao! Cô nói tiếng Pháp hay lắm!
- Ông cũng biết tiếng Pháp à? – Nàng kinh ngạc, trong kinh ngạc có thoáng lo âu.
- Chút ít thôi! Tôi chỉ biết đó là cách phát âm của tiếng Pháp thôi.
Bạch Lộ có vẻ yên lòng:
- Tôi học tiếng Pháp ở Việt Nam, có thể nói nước Việt Nam là quê hương thứ hai của tôi.
- Thật đáng khen! Tiếng Quan thoại của cô cũng lưu loát lắm, tôi còn tưởng cô là người phương Bắc chứ?
- Thật ra, tôi chẳng có một tí ấn tượng về tổ quốc của tôi! Tôi trưởng thành ở Việt Nam; cha tôi là người phương Bắc, dĩ nhiên tập quán của người phương Bắc tôi phải biết mà theo chứ!


Tôi dò hỏi:
- Gia đình cô hiện giờ đều ở đây cả à?
- Chỉ có mẹ tôi với tôi thôi. Nhắc đến gia cảnh, nụ cười trên môi nàng chợt tắt.
- Cha cô không ở chung với mẹ con cô à?
- Không! Người đã bỏ chúng tôi từ lâu rồi! - Bạch Lộ thấp giọng – Tôi không thương cha tôi, nhưng đôi lúc tôi cũng co mong nhớ ông.


Thấy vẻ mặt của nàng tôi không nỡ hỏi thêm. Phà sắp cập bến, nàng đã rời khỏi chỗ. La Bạt Lý đưa ánh mắt không vui nhìn tôi, sau đó hắn ngẩng đầu ưỡn ngực, vòng tay ôm ngang lưng Bạch Lộ một cách hết sức kiêu hãnh.
Lên khỏi bến đò Thiên Tinh, trạm ô tô buýt Tiêm Sa Chuỷ đã vắng người. Nhìn lên chiếc đồng hồ trên gác chuông, vừa đứng hai giờ đêm; tôi vừa định đưa tay ngoắc một chiếc taxi, Bạch Lộ bỗng giữ lấy cánh tay tôi:
- Ông Văn! Chúng tôi có xe có thể cho ông quá giang về nhà!
- Phiền cô quá! Đường xa lắm, thôi tôi về một mình cho tiện.
- Không sao đâu, có bạn nói chuyện dọc đường càng hay chứ sao!
Không từ chối được, tôi theo Bạch Lộ bước đến bên một chiếc xe du lịch màu lam. La Bạt Lý nhanh nhẹn lấy chìa khoá, mở cửa xe ra để tôi ngồi ở băng sau, rồi quay sang hỏi Bạch Lộ:
- Bạn cô đi về đâu?
- Để tôi lái cho, - Bạch Lộ giành ngồi vào nơi tay lái. - Đường này anh không quen thuộc đâu.
- Tôi là chủ nhân thì làm việc này là hợp lý nhất rồi.
- Sao được, tuy chúng ta là bà con, nhưng anh sắp làm chủ tôi rồi, và ông Văn là bạn tôi, theo lẽ tôi phải phục vụ cho ông ấy. - Bạch Lộ nhoẻn miệng cười – Hơn nữa, tôi lại là người xuống xe trước nhất.


La Bạt Lý kề tai Bạch Lộ nói một hồi.
Tôi thấy khó chịu phải lên tiếng:
- Nếu vậy hai người có việc riêng để tôi về một mình vậy.
- Không! Không! - Bạch Lộ lúng túng, vội vã giảng hoà – Chúng ta đừng nên khách sáo nữa, bây giờ, tự mình đưa mình về nhà, đồng ý không?
Tôi nói:
- Tôi rất tán thành!
Bạch Lộ như đã dự tính sẵn:
- Này nhé, bây giờ tôi lái, tôi xuống xe, rồi đến lượt ông Văn lái. Đến núi Kim Cương anh Lý sẽ lái về nhà.
Tôi biết Bạch Lộ phải có lý do gì nên mới dùng hết mọi cách để trồn thoát khỏi La Bạt Lý.
- Xong rồi, cứ thế nhé. - Bạch Lộ nói như ra lệnh. - Giờ đây xin mời ông Văn hãy bước lên trên, anh Lý chắc cũng mệt mỏi rồi hãy xuống đây nghỉ ngơi giây lát đi!
- Khuya như thế, cô có dám về nhà không?
- Sợ gì, trước cửa nhà tôi có cảnh sát tuần tiễu.
La Bạt Lý đành cười mếu máo:
- Thôi được rồi! Tôi chẳng biết phải làm sao hơn.
Chiếc xe lao vun vút trên đường Nâthn. Mười phút sau, Bạch Lộ dừng xe tại đầu đường Thái Tử trong thành Cửu Long, nàng mở cửa xe bước xuống nói:
- Cảm ơn anh! Tôi về nhé!
La Bạt Lý lại thò đầu ra nói với nàng một hồi bằng tiếng Pháp. Tôi lặng ngồi vào tay lái, vừa định sang số, Bạch Lộ bỗng quay qua nói với tôi:
- Trưa mai, tôi muốn mời ông và ông Đức Sanh dùng cơm, trước mười hai giờ, tôi sẽ đợi các ông tại nhờ thờ đường Thái Tử.
- Cám ơn cô! Nhưng chớ nên khách sáo cô ạ!
- Tôi mời như vậy là không khách sáo rồi!
Có lẽ La Bạt Lý chỉ hiểu chút ít tiếng Thượng Hải nên hắn chỉ vểnh tai nói:
- Tôi không rõ hai người có dao không, bằng không, chúng ta có thể đến nhà thờ để dự lễ Misa.
Tôi chen vào:
- Thỉnh thoảng tôi cũng đi với bạn bè. Tôi thích bầu không khí tĩnh mịch ở nhà thờ.
- Thế thì tốt quá! Mai gặp lại! - Bạch Lộ hướng sang La Bạt Lý vẫy tay, và chúc chúng tôi một đêm an lành; rồi miệng ngâm nga một nhạc khúc tiếng Anh, lẹ làng bước vào một con hẻm tối.


Đường rất vắng vẻ. Tôi nhấn thêm ga, chiếc xe như một con thỏ hoang, phóng nhanh như gió, xuyên qua thành Cửu Long, phi trường Khải Đức rồi đến đầu đường núi Kim Cương.
Tôi cảm ơn La Bạt Lý, và đi luôn đến trước cửa vườn Hồng Mai. Trời vừa lâm râm mưa.
Lên lầu, cánh cửa mở toang, Lưu Triết đã về rồi. Tôi sợ hắn bị cảm nên vội bước vào phòng hắn đóng cửa sổ lại.
Triết đang ngủ say, gương mặt thoải mái vô cùng, mình trần trùng trục. Tôi lấy tấm chăn đơn đắp lên mình hắn. Vừa định đi tôi chợt trông thấy một chiếc chìa khoá màu vàng đặt trên chiếc tủ đầu giường. Tôi nhớ ngay đến con búp bê biết nói của Bạch Lộ.
Tiếng đàn ai oán hoà với giọng hát du dương trong mơ màng, tôi nghe thấy một nhạc khúc rất quen thuộc:
Ta đứng bên bở cất tiếng ca
Hương hoa ngây ngất cõi lòng ta


Tôi đã hoàn toàn tỉnh táo, nghe rõ tiếng hát từ song cửa phòng bên cạnh đưa sang:
Cửu Long ta viếng vào năm ấy
Gặp gỡ người đẹp tựa tiên nga…
Sánh vai dưới bóng dừa xanh mát
Ta kể nàng nghe chuyện quê nhà
Ánh mắt nàng sao thơ mộng quá
Say đắm nhìn ta bao thiết tha…


Tôi nhớ ra đoạn thứ nhất là bài ca Bạch Lộ đã hát hôm trước. Tôi liền lắng tai nghe tiếp, nhưng chiếc đàn Accordeon chỉ kéo dài thêm vài tiếng rồi im bặt.
- Hát tiếp đi Lưu Triết!
- Tao chỉ có biết chừng này thôi.
- Mày học ở đâu thế?
- Tao nghe bà mẹ của một người bạn hát, tao chỉ học được một nửa, tiếc thật.
- Ai vậy?
- Bạn cũ của ba tao, tao mới gặp gần đây thôi. - Triết hớn hở bước sang phòng tôi – Bà ấy bảo những thanh niên trước đây hai mươi năm ai cũng biết hát bài này cả.


Tôi đang nghi ngờ bản nhạc này có liên quan đến Bạch Lộ, nhưng sau khi nghe Triết giải thích lòng thấy luyến tiếc lạ.
- Mày sung sướng lắm thì phải?
- Ừ, đêm qua tao nằm mơ thấy một cô gái trẻ đẹp.
- Rồi sao nữa?
- Nàng dạy cho tao bản nhạc này.
- Thế mà tao tưởng nàng bảo nàng yêu mày chứ?
- Đúng, nàng đã yêu tao! - Triết vui một cách hết sức trẻ thơ - Tụi tao vui đùa thích thú ghê, tao đàn cho nàng hát.
- Như thế đâu phải là nàng tỏ tình với mày? – Tôi bước xuống giường trong lòng vừa vui vừa ganh tị.
- Mày hãy xem vật này! – Lưu Triết lấy trong túi áo ra một chiếc chìa khoá, đưa lướt qua mắt tôi – Đây chính là vật để mở cánh cửa tình yêu.
Tôi ngơ ngác:
- Ở đâu mày có chiếc chìa khoá vàng này thế?
- Mày đoán thử xem?
Tôi dò hỏi:
- Mua à?
- Không, đoán nữa xem!
- Trộm à, nhưng mày không đủ can đảm để làm việc đó!
- Người ta đã tặng cho tao đấy. Nàng sợ tao bị người khác trộm mất quả tim, bởi vì con tim tao được cất trong một quyển nhật ký có khoá.


Tôi sực nhớ ra người con gái mà cô Phụng đã nói.
- Tao biết, mày cũng có mang quả tim của một người con gái cất vào trong quyển nhật ký?
Triết kinh ngạc nhìn tôi trâng tráo.
- Ai thế?
Tôi đưa tay chỉ chiếc hộp giấy trong có bánh ga tô đặt trên kệ sách, quả tim bằng bơ trên mặt bánh đã bị xé làm đôi.
- Mày muốn nói đến Phụng à?
- Mày quên rồi sao? Hôm qua là sinh nhật của cô ta.
- Tao đâu có quên. - Triết ngượng ngùng cúi đầu – Nhưng tao có cái hẹn rất quan trọng.
- Cô Phụng đoán mày đã đi với cô biên tập viên kia!
- Không đúng.
- Mày đi với ai?
Triết làm điệu bộ thật khôi hài, miệng thì huýt sáo, thong thả đi quanh quẩn trong phòng hắn cúi đầu xem đồng hồ, bỗng hốt hoảng la to:
- Ấy chết! Trễ rồi, tao còn một việc cần nữa!
- Mày hẹn với cô ta à?
- Tao phải đến bác sỹ Vi! Tao có một chiếc răng hư, đau quá, tao nhất định nhổ nó cho xong.
- Không ăn cơm sáng à?
Triết đưa tay sờ bụng, nói một câu tiếng Quẩng Đông không được thông thạo lắm:
- Yêu nhau uống nước lã cũng no mà!


Tôi nhìn theo hắn vội vã xuống lầu và nhớ đến cái hẹn với Bạch Lộ, tôi vội vã gọi điện thoại cho Trước Đức Sanh.
Đức Sanh bảo tôi đợi hắn tại trạm xăng gần nhà thờ. Và hắn còn vui vẻ bảo là đang định tìm Bạch Lộ, vì có một việc cần hỏi nàng.
Để điện thoại xuống, tôi mới thấy dưới máy có một mảnh giấy, thì ra là nhà thơ Cao Mục Dịch có đến đây, hẹn tôi tối có rảnh đến toà báo tìm hắn có việc.


anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét