Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tiết Nhơn Quí Chinh Đông 1 - 25-1

Trang 1 trong tổng số 7

Trung Hoa

Tiết Nhơn Quí Chinh Đông


Lời nhà xuất bản


"Tiết Nhơn Quí Chinh Đông" là bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đã được đông đảo bạn đọc Việt Nam biết đến từ mấy mươi năm qua.

Nội dung truyện nói về đời nhà Đường, lúc vua Đường Thái Tông đang trị vì. Có thể nói đây là thời kỳ oanh liệt nhất của nước Trung Hoa. Bởi dân tộc Hán hùng mạnh đã không những chiếm cứ cả Trung Nguyên mà còn mở mang bờ cõi ngày một rộng lớn.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Tiết Nhơn Quí là một anh hùng áo vải, tài năng xuất chúng, sống trong giới tiểu thương, từ cuộc sống khá giả đi đến suy sụp nghèo khó, bị đời hất hủi phải đem thân đi làm thuê làm mướn kiếm sống. Rồi từ đó mà tiến thân.

Tiết Nhơn Quí đầu quân, giúp vua giúp nước. Chỉ vì sợ một lời dọa mà phải trốn trong bóng tối để Trương Sĩ Quí lợi dụng. Trương Sĩ Quí là kẻ bất tài vô dụng, gian nịnh, hám danh... Từ một chức vụ Tổng binh nhỏ nhoi mà ngoi lên địa vị cao hơn nhờ khéo luồn lọt và cướp công kẻ khác.

Đọc Tiết Nhơn Quí ta thấy được mong ước của người xưa là muốn có một minh quân như vua Đường, có những tôi thần xuất sắc như Từ Mậu Công... và châm biếm kẻ dốt nát như Huất Trì Cung.

Điểm tiến bộ của truyện là ít thần thánh hóa mà có nhiều tình tiết thực tế hơn. Một vài chi tiết có vẻ thần thoại, nhưng đó là lẽ đương nhiên của xã hội phong kiến Trung Hoa còn đè nặng và ước mơ của quần chúng thì bay bổng.

Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Tháp xin giới thiệu cùng bạn đọc bộ truyện lý thú này. Muốn hiểu rõ hơn hồi sau của nhân vật Tiết Nhơn Quí xin mời các bạn đọc tiếp bộ "Tiết Đinh San Chinh Tây" được NXB tổng hợp Đồng Tháp ấn hành. Nhân lần xuất bản này chúng tôi xin chân thành cám ơn thân nhân và gia đình dịch giả Tô Chẩn cũng như bạn đọc gần xa đã nhiệt tình giúp đỡ. Rất mong được đón nhận những đóng góp ý kiến của bạn đọc.

Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Đồng Tháp

Hồi 1
Huyện Long Môn, phước tinh giáng thế
Đường Thiên tử mộng gặp hiền thần


Tại đất Sơn Tây, phủ Giáng Châu, huyện Long Môn, có một người là Tiết Hằng, nhà giàu có sanh đặng hai trai, là Tiết Hùng và Tiết Anh. Khi hai gã chừng 30 tuổi thì cha mẹ qua đời, anh em mới cùng nhau phân chia gia tài.

Tiết Anh cưới vợ là Phan Thị, đến 35 tuổi một đêm chiêm bao thấy sao sa xuống bụng, rồi thọ thai sanh đặng một trai, đặt tên là Tiết Lê, tên chữ là Nhơn Quí. Từ sanh ra cho đến 15 tuổi mà không biết nói, vợ chồng Tiết Anh cho là con câm, nên buồn rầu chẳng xiết.

Thuở ấy vua Đường Thái Tôn đi đánh Bắc Phiên về, bá quân vào chầu đủ mặt. Từ Mậu Công quì tâu rằng:

- Đêm qua tôi coi thiên tượng, thấy phía Đông có một đạo hồng quang, tự dưới đất xung lên, giây lâu có đạo hắc quang tự trên trời sa xuống, thiệt là điềm rất xấu! Tôi sợ phía đông có sự can qua.

Thái Tông nói:
- Đêm nay cũng có sự chiêm bao thấy một sự lạ, không hay lành dữ ra sao?

Từ Mậu Công tâu:
- Chẳng hay Bệ hạ chiêm bao thấy chi?

Thái Tông nói:
- Trẫm chiêm bao thấy mình cỡi ngựa ra khỏi dinh, đến một chỗ lạ, bỗng phía sau có một người chạy đến, đội mão đỏ, giáp đỏ, mặt xanh miệng có nanh vuốt, tay cầm Xích đồng đao, cỡi ngựa rượt theo, y muốn giết trẫm. Trẫm kêu cứu giá, chẳng thấy ai, mới giục ngực chạy đại, thấy trước mặt có biển lớn, sóng dậy tứ bề, không đường nào chạy nữa. Lúc đó trẫm kình hãi chạy vòng theo bãi biển, rủi con ngựa bị sa lầy, cất giò không nổi. Đương khi hoảng hốt, xảy có một người đội mão trắng, mặc giáp trắng, tay cầm Phương thiên họa kích chạy đến kêu rằng: "Bệ hạ chớ lo, có tôi cứu giá đây!" Nói rồi đánh với tướng mặt xanh chừng bốn năm hiệp, đâm tướng mặt xanh một kích té nhào, chừng đó trẫm mới an lòng, liền biểu người ấy theo về dinh để phong thưởng quyền tước. Người ấy từ chối rằng: "Tôi còn có việc, chưa thể theo Bệ hạ, để sau này đến sẽ bảo giá!" Nói rồi muốn bỏ đi, trẫm cản lại hỏi thăm tên họ và quê quán thì người ấy đáp rằng: "Tôi có bốn câu thơ, xin đọc Bệ hạ nghe, sẽ biết rõ tên họ và quê quán của tôi." Nói rồi đọc rằng:

Gia trụ diêu diêu nhứt điểm hồng,
Phiêu phiêu tử hạ ảnh vô tông.
Tam tuế hài đồng thiên tượng giá,
Bảo vương khóa hãi khứ chinh Đông.

- Khi đọc xong bài thơ đó rồi liền thấy dưới biển bay lên một con rồng xanh, há mịêng hút luôn người và ngựa người ấy rồi bay mất. Trẫm thấy sự lạ, kinh hãi giật mình thức dậy, mới hay là giấc chiêm bao. Không biết kiết hung thế nào, xin quân sư đoán thử?

Mậu Công tâu:

- Cứ như tôi coi điềm trời, có đạo quang như vậy, ắt có một kỳ chinh chiến gớm ghê, mà do tướng mặt xanh ấy, từ phía đông nổi loạn, trong tướng tá của ta, không có ai địch lại. Vì thế nên sanh khí mới xung lên đến thế, ấy là điềm trời cho biết trước. Nhưng bệ hạ đã tìm đặng vị hiền thần mang giáp trắng đó, thì trừ tướng mặt xanh đó có khó gì!

Thái Tôn nói:
- Đó là điềm chiêm bao, chỉ thấy bóng mà không thấy hình, thì làm sao tìm thấy đặng?

Từ Mậu Công tâu:
- Bệ hạ chiêm bao, chắc có ứng nghiệm, và tôi xem ý trong bốn câu thơ đó thì tên họ quê quán của người ấy có thể rõ đặng.

Thái Tôn hỏi:
- Quân sư đoán ra sao?

Từ Mậu Công tâu rằng:

- Theo câu thơ thứ nhất: Gia trụ diêu diêu nhứt điểm hồng. Chỉ nghĩa là: Mặt trời lặn về hướng Tây, còn một chút điểm đỏ. Chắc người ấy ở đất Sơn Tây. Còn Bệ hạ thấy con rồng há miệng hút người ấy thì chắc quê ở huyện Long Môn. Câu thơ thứ hai: Phiêu phiêu tử hạ ảnh vô tông. Nghĩa là: Trong khi tuyết xuống, mịt mù không biết tông tích nơi đâu. Cứ lấy ý mà suy, thì người ấy chắc họ Tiết. Câu thơ thứ ba: Tam tuế hài đồng thiên tượng giá. Nghĩa là: Đứt con nít ba tuổi, mà giá đáng ngàn lượng. Lấy lý mà đoán, thì người ấy tên Nhơn Quí. Còn câu thứ tư: Bảo vương khóa hãi khứ chinh Đông. Nghĩa là: Người ấy sẽ bảo giá vượt biển qua đánh phía Đông. Việc mộng ứng chẳng sai, xin bệ hạ xét lấy.

Thái Tôn nói:
- Tuy quân sư đoán là hiền thần Tiết Nhơn Quí quê ở huyện Long Môn, song dùng cách gì mà kiếm ra đặng?

Từ Mậu Công tâu:

- Cái đó cũng không khó, xin bệ hạ sai người ra Long Môn tuyển lấy mười muôn binh sĩ, nếu Nhơn Quí đã là người anh hùng, chắc phải đến đầu quân, chừng ấy bệ hạ sẽ phong quan tước, cho đi bảo giá.

Thái Tôn nói:
- Quân sư luận trúng ý trẫm lắm. Vậy các khanh ai khứng lãnh chỉ, ra huyện Long Môn mà chiêu binh?

Phán vừa dứt lời, có Tam thập lục bộ Đô tổng quản, Thất thập nhị lộ Đại tiên phong là Trương Sĩ Quí bước ra tâu rằng:

- Hạ thần xin phụng chỉ.

Thái Tôn dặng:
- Khanh ra đó, nếu có biết Tiết Nhơn Quí thì dâng sớ cho trẫm hay, công ngươi rất trọng.

Trương Sĩ Quí tâu:
- Tôi tưởng Tiết Nhơn Quí là người trong mộng, khó thể tin đặng, chuyện ứng mộng, hiền thần đây có lẽ là rể tôi tên Hà Tôn Hiến chăng?

Thái Tôn hỏi:
- Sao khanh lại biết?

Sĩ Quí tâu:
- Tôi nghe bệ hạ nói hiền thần ấy thì thấy giống in như rể tôi, rể tôi ưa đồ trắng, cũng dùng Phương thiên họa kích, thao lược tinh thông, võ nghệ không ai địch nổi.

Thái Tôn hỏi:
- Rể khanh ở gần đây chăng, hãy dẫn vào cho quả nhơn kiến diện.

Sĩ Quí vâng lệnh, ra dẫn Hà Tôn Hiến vào làm lễ. Nguyên diện mạo Hà Tôn Hiến cũng hơi giống Tiết Nhơn Quí, nên Thái Tôn tưởng là phải. Từ Mậu Công tâu rằng:

- Không phải! Người ấy tên là Hà Tôn Hiến, còn ứng mộng hiền thần là Tiết Nhơn Quí kia, xin đến huyện Long Môn thì gặp.

Thái Tôn nói với Trương Sĩ Quí rằng:
- Hiền thần trong mộng không phải rể khanh, vậy khanh hãy mau đến Long Môn mà chiêu binh.

Sĩ Quí vâng lệnh cùng Hà Tôn Hiến lạy tạ lui ra.

Nguyên Sĩ Quí này, quê ở Lưu Vô Châu, kêu tên là Trương Hướng, tự là Sĩ Quí, cùng Huất Trì Cung về đầu Đường một lượt, Sĩ Quí vốn là người hiểm ác, hay ghen ghét hiền tài. Có sáu người con, bốn trai là: Chí Long, Chí Hổ, Chí Bưu và Chí Bảo, đều võ nghệ bình thường. Còn con gái lớn gả cho Hà Tôn Hiến, con gái thứ dâng cho Hà Thúc Lý đạo tông làm thiếp.

Lúc ấy Chí Long thưa với cha rằng:
- Bệ hạ mộng hiền thần giống in em rể con, nếu ra Long Môn, không có ai là Nhơn Quí, thì công ấy về em rể con, bằng quả có thiệt, chắc công cha con ta bỏ hết.

Sĩ Quí nói:
- Cha cũng nghĩ vậy, nên mới vâng chỉ chiêu binh, bằng thiệt có Nhơn Quí, ta sẽ lén giết đi, rồi dâng sớ nói là không có Nhơn Quí đầu quân thì chắc công ấy về em rể con.

Chí Long khen phải. Rồi đó cha con cùng kéo nhau thẳng ra Sơn Tây.

Nói về Trình Giảo Kim bữa kia đi chầu về qua phủ Sử Đại Nại. Đại Nại mời Giảo Kim vào chơi, dắt vào thơ phòng uống rượu trò chuyện. Xảy nghe tiếng người nói:

- Trình lão đầu, sao dám đến trước mặt ta mà uống rượu?

Giảo Kim nghe nói thất kinh day lên lầu thấy có một người mặt mũi đen sì, gò má bên tả lồi lên, bên hữu lại lõm xuống, mỏ nhọn, mắt dài, mày thô, mắt lộ, tóc rối như tơ vò, mình mặc áo đỏ, tay cầm quạt, với xuống mà đánh Giảo Kim. Giảo Kim đứng dậy hỏi:

- Người này là ai, mà vô lễ như vậy, hiền đệ?

Đại Nại ngó lên lầu nạt rằng:
- Có Trình bá phụ uống rượu với ta, sao mi chẳng lui đi!

Người ấy nghe quở liền đi vào. Giảo Kim hỏi:
- Vậy chớ người nào đó?

Đại Nại thở ra mà đáp rằng:
- Cũng bởi gia môn tôi bất hạnh, mới sanh đặng đồ quái dị như vậy.

Giảo Kim hỏi:
- Người đó là con trai của hiền đệ chăng?

Đại Nại nói:
- Không, nó là con gái nhỏ tôi đó! Bởi mắc bệnh phong điên, nên mới ra thể ấy.

Giảo Kim hỏi:
- Sao chẳng gả chồng đi cho nó?

Đại Nại đáp:
- Đồ yêu quái ấy, ai thèm cưới mà gả, em cũng muốn nó chết đi, cho khỏi oan gia tội báo!

Giảo Kim nói:
- Hiền đệ chớ phiền, để ta làm mai cho một chỗ.

Đại Nại nói:
- Xin đại ca chớ cười, như nhà bần tiện thì không ai dám sánh, còn những nơi phú quí, còn ai muốn rước lấy con quỉ sống ấy làm chi?

Giảo Kim nói:
- Ta làm mai cho chỗ này, không phải bần tiện đâu, mà chính là giàu sang tập ấm công tử kia đó.

Đại Nại cười mà rằng:
- Anh nói thiệt hay nói chơi?

Giảo Kim nói:
- Ta nói thiệt đó, ngày mai sẽ biết.

Nói rồi kiếu về.

Hồi 2
La Thông cưới vợ dữ hóa hiền
Bắc Tề sai dâng đồ bị cướp


Bữa sau, Giảo Kim vào chầu tâu rằng:

- Bữa trước tôi qua thăm La phủ, La phu nhơn khóc lóc và nói với tôi rằng: "Tiên phụ tôi trước lập được nhiều công lớn, lại vì nước bỏ mình, chỉ sanh đặng chút con. Khi thiên tử bị khốn nơi Bắc phiên, nó lãnh soái ấn đánh Bắc phiên cứu giá. Vì sự giết Đô Lư công chúa mà xúc nộ thanh tâm, bệ hạ cách hết quan chức, lại cấm không cho cưới vợ. Nếu vậy thì tuyệt dòng dõi họ La, xin quan anh làm ơn tâu xin cùng Thiên tử, cho họ La còn chút lửa hương, thì tiên phụ ở chốn suối vàng cũng được đành lòng nhắm mắt." Lời La phu nhơn khẩn cầu thảm thiết, xin bệ hạ rộng dung, mà tha tội cho La Thông nhờ.

Thái Tôn nhận lời. Giảo Kim vui vẻ lạy tạ ra ngọ môn, qua La phủ mà thuật lại việc ấy. La phu nhơn mừng rỡ, Giảo Kim lại đến nói cho Đại Nại hay, để định kỳ nạp sính lễ.

Khi lựa đặng ngày tốt, La phủ dọn dẹp trang hoàng, trương đăng kết thái. Còn Sử tiểu thư thì hết chứng điên khùng, sửa sang trâm cài lượt giắt, coi ra diện mạo phương phi, hình dung yểu điệu. Từ khi về nhà La Thông thì ăn ở khuôn phép, trên thuận dưới hòa, ai cũng cho là sự lạ, đều khen là họ La có phước.

Ngày kia vua Thái Tôn đang cùng bá quan bàn việc nước, xảy có quan Hùynh Môn vào tâu rằng:

- Nay có sứ Bắc Tề đến dâng bửu vật.

Thái Tôn dạy cho vào. Sứ giả vào quỳ trước kim loan mà tâu rằng:
- Tôi là sứ Bắc Tề, tên gọi Vương Bưu vào chầu, chúc thánh hoàng muôn tuổi.

Vua thấy mặt sứ có che miếng lụa, liền hỏi:
- Lang chúa sai người tới dâng vật chi?

Vương Bưu tâu:
- Nước tôi nhỏ mọn, không có vật chi báu, nay chúa tôi dâng ba vật là: một cái Kim Hà bửu quan, một sợi Bạch ngọc đái, và một cái Huỳnh mãng bào.

Thái Tôn hỏi:
- Ba vật ấy để đâu?

Vương Bưu tâu:
- Tội thần đáng muôn chết! Khi tôi lãnh ba món ấy đi qua nước Cao Ly, gặp tướng Nguyên soái của Cao Kiến Trang vương là Cáp Tô Văn thâu đoạt, lại giết hết tung nhơn, còn tôi ba phen cầu khẩn, mới đặng toàn sanh mạng, nó còn nói bệ hạ nhiều câu vô lễ.

Thái Tôn cả giận hỏi:
- Nó nói những chi, ngươi tâu ta nghe thử?

Vương Bưu tâu:
- Cáp Tô Văng nó nói: "Bờ cõi Trung Nguyên nó còn tính đem binh thâu hết, huống chi ba vật nhỏ này." Và nó lại bắt hạ thần, mà thích mấy hàng chữ trên mặt.

Thái Tôn nói:
- Ngươi hãy bước lên đây cho ta coi thử.

Vương Bưu vâng mệnh, đến trước long án, giở miếng lụa lên. Thái Tôn xem thấy mấy hàng chữ như vầy:

Ta là Cáp Nguyên soái, quản ấn Nguyên nhung, rấp muốn đề binh vượt biển, qua thâu đoạt Đường bang, bắt Tần Quỳnh, Kính Đức và Đường chúa Thế Dân. Vậy gởi thơ này, cho các ngươi hay trước.

Thái Tôn xem xong, nổi giận hét lớn mộng tiếng, các văn võ đều kinh hãi. Từ Mậu Công tâu hỏi rằng:

- Bệ hạ coi mặt sứ thần thích những chữ chi, mà nổi giận làm vậy?

Thái Tôn nói:
- Quân sư đến xem thì rõ.

Từ Mậu Công bước lại xem rồi nói rằng:
- Đông Liêu dấy loại, chính ứng vào điềm chiêm bao trước, song trận này dữ lắm, phải chờ tìm đặng hiền thần, sẽ đề binh phạt tội.

Thái Tôn dạy nội thị đem vàng bạc ban cho sứ thần, rồi cho về. Vương Bưu tạ ơn về nước.

Khi ấy Thái Tôn hỏi Từ Mậu Công rằng:
- Phải tìm đặng hiền thần Nhơn Quí mới bình nổi Đông Liêu sao?

Từ Mậu Công tâu:
- Đông Liêu có nhiều tướng kiêu dõng, lại pháp thuật cao cường, không ví như Bắc Phiên ngày trước, phải có Tiết Nhơn Quí mới phá đặng, cho các võ tướng đây, chắc không ai cự lại.

Thái Tôn nghe Mậu Công tâu thì ngẫm nghĩ rồi nói rằng:

- Tần vương huynh bấy lâu khó nhọc, nay tuổi già sức yếu, cầm binh không được nữa. Trẫm coi trong các tướng, chỉ có Huất Trì vương huynh là còn tráng kiện, có thể lãnh được soái ấn đi chinh đông.

Huất Trì Cung nghe vua nói mừng rỡ, quỳ lạy tạ ơn. Tần Thúc Bảo quỳ xuống tâu rằng:

- Huất Trì lão tướng đây, niên kỷ sấp xỉ với tôi, khi trước cùng tôi giao chiến, đánh dư trăm hiệp, bị tôi tám roi hai giản cả thua. Bệ hạ cũng đã thấy, nay bệ hạ chê tôi già yếu, sao cho khỏi bá quan cười chê, xin bệ hạ xét lại.

Khi ấy Trình Giảo Kim cũng muốn dành soái ấn, nên tâu bẩm om sòm. Thái Tôn kêu Giảo Kim mà nói rằng:

- Trình Vọng huynh chớ khá nhiều lời, ta biết Tần vương huynh nhiều năm khó nhọc nên tuổi cao tác lớn, muốn cho an hưởng thái bình. Còn Huất Trì vương huynh sức còn mạnh mẽ, nên ta cho chưởng quản binh quyền.

Tần Thúc Bảo nghe Thái Tôn phán vậy, liền quì tâu rằng:
- Nay bệ hạ chê tôi già yếu, chớ việc chinh đông này tôi coi như trở bàn tay, còn Huất Trì lão tướng, chưa quen binh pháp trận đồ thì lãnh soái ấn làm sao cho đặng?

Huất Trì Cung mỉm cười mà rằng:
- Tôi tuy không phải nhơn tài xuất chúng, song phép cầm binh cũng hiểu đặng một vài, Tần thiên tuế chớ quá khi như vậy!

Thái Tôn nói
- Thôi! Hai vương huynh chớ tranh giành, sẵn ngoài điện kia có con Kim sứ đúc bằng sắt, nặng một ngàn cân. Nếu ai cử nổi đem đến đây, thì được lãnh soái ấn.

Thúc Bảo nghe vua phán, liền kêu Huất Trì Cung mà rằng:
- Người có sức mạnh, hãy ra cử con Kim sứ thử coi?

Kính Đức hăm hở chạy lại, xăn tay áo, ráng hết sức ôm con Kim sứ, đỡ xóc lên vai đi vài bước, thì đỏ mặt tía tai, ráng đi đến trước đến, hai chân rung lâp cập, liền bỏ con Kim sứ xuống mà nói rằng:

- Ta cử Kim sứ, còn đi chẳng đặng xa, e cho Tần thiên tuế cử không nổi!

Thúc Bảo mỉm cười mà rằng:
- Đó! Trước mặt bệ hạ thấy Huất Trì Cung thiệt là vô dụng!

Nói rồi xăn tay áo chạy lại đỡ con Kim sứ lên, song đỡ lên mấy lần cũng không nổi. Thúc Bảo sợ hổ thẹn với bá quan, liền ráng hết sức bình sanh, mới cử lên đặng, mới đi đặng một bước mặt mày đã tái ngắt, ráng đến hai bước huyết trong miệng trào ra, té xỉu xuống đất chết giấc.

Hồi 3
Cử Kim sứ, Tần Thúc Bảo thổ huyết
Kiến Bạch hổ, Tiết Nhơn Quí lản tài

Khi ấy Thái Tôn thấy Thúc Bảo thổ huyết mà chết giấc, thì thất kinh, liền bước xuống long ngay mà kêu cứu. Các quan cũng đều xúm lại đỡ dậy. Huất Trì Cung thấy con mắt Thúc Bảo trợn trắng thì nói rằng:
- Ta cùng ngươi đều làm việc công, tranh giành chi cho khổ sở như vậy?
Tần Hoài Ngọc thấy cha mình ráng sức thổ huyết mà chết giấc nên nổi nóng, chạy lại đấm bụng Huất Trì Cung một thoi. Huất Trì Cung đương khi bất ý, nên bị đấm té nhào, lòm còm đứng dậy mắng rằng:
- Tao với mày vô can.
Hoài Ngọc lại đấm một cái nữa. Huất Trì nổi giận, bèn đánh Hoài Ngọc một thoi té nhào. Thái Tôn xem thấy nạt rằng:
- Không được ẩu đả như vậy.
Lúc đó Tần Thúc Bảo đã tỉnh lại, Huất Trì Cung bước tới trước nói:
- Ta thiệt là người có tội, đến xin lỗi cùng ngươi.
Thúc Bảo nói:
- Lão tướng sức còn mạnh mẽ, ráng nên giúp nước mà lập công, còn như ta ngày nay, thì thiệt là vô dụng.
Nói rồi vùng sa nước mắt, kêu vua mà tâu rằng:
- Bệ hạ ôi! Nay tôi thiệt vô lực, e chẳng sống đặng mấy ngày, xin bệ hạ hãy nán lại ít bữa, như tôi đi chinh đông chẳng đặng, sẽ có lời dặn dò và giao ấn soái lại cho Huất Trì. Nếu bệ hạ chẳng nhận lời, tôi xin thác tại trước Kim giai chớ chẳng chịu về phủ.


Thái Tôn nói:
- Soái ấn còn ở nơi vương huynh, vậy vương huynh cứ an lòng về dinh mà bảo dưỡng.
Thúc Bảo liền kêu Hoài Ngọc đỡ về phủ.
Lúc ấy quân sư Từ Mậu Công tâu rằng:
- Nay trong kho lương thảo còn ít, xin bệ hạ cho một người đi các tỉnh đốc lương, và sai người mẫn cán đến Sơn Đông làm 1000 chiếc chiến thuyền để dự kỳ chinh chiến.
Thái Tôn liền hạ chỉ cho Giảo Kim đi các tỉnh đốc lương, còn Vương Quân Khá đốc làm chiến thuyền. Hai người lãnh mệnh ra đi.
Nói về chuyện Tiết Nhơn Quí, đến năm mười lăm tuổi mà chưa biết nói. Đêm kia ngủ trong phòng, chiêm bao thấy cọp trắng thì thất kinh la lớn, từ ấy mới nói đặng. Rạng ngày nhằm lễ ngũ tuần hạ thọ của cha mẹ. Nhơn Quí ra lạy mừng, và chúc cho cha mẹ: "Phước như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn." Vợ chồng Tiết Anh thấy con nói đặng thì mừng rỡ mười phần. Kế được mấy ngày, vợ chồng Tiết Anh đều lâm bịnh chết hết. Nhơn Quí tống tán cho cha mẹ, rồi mới tụ tập anh em rước thầy về dạy học nghề văn nghiệp võ.
Nhơn Quí vốn có sức mạnh và thông minh lanh lợi, nên chẳng bao lâu mà văn võ đều làu thông, thao lược gồm đủ, song vì chi tiêu quá độ, và không có nghề chi, mà mỗi ngày ăn một đấu năm thăng gạo, nên gia sản chẳng bao lâu đã về tay kẻ khác, đến nổi không chốn gởi mình, phải đến ở một hang núi, gạo ăn không đủ, lại gặp tiết mùa đông đói rét rất khổ sở.
Một bữa Nhơn Quí trực nhớ ra mà nghĩ rằng: "Ta có một người bà con nhà giàu có lắm, chi bằng ta đến đó mà gởi mình." Nghĩ rồi bèn sửa soạn qua nhà Tiết Hùng. Khi đến nhà, thấy mấy tên gia đinh đứng trước cửa. Mấy người ấy thấy Nhơn Quí ăn bận rách rưới thì nạt mắng mà đuổi đi. Nhơn Quí nổi giận mà mắng rằng:
- Đồ cẩu trư không có mắt hay sao? Ta đây là cháu gia chủ bây, bây mau vào bẩm.
Mấy người ấy không đi. Nhơn Quí xô cửa bước vào, thấy Tiết Hùng đang ngồi ở sảnh đường. Nhơn Quí quì mà thưa rằng:
- Cháu đến ra mắt, kính chúc bác bình an.
Tiết Hùng làm lãng hỏi rằng:
- Mày là người nào, lại kêu ta bằng bác?
Nhơn Quí thưa:
- Cháu là Tiết Lễ đây.
Tiết Hùng mắng rằng:
- Đồ súc sanh. Khi cha mẹ mày chết, để lại gia tài hàng trăm vạn, mày không chịu mần ăn gì, chỉ phá tán cho hết, nay còn mặt mũi nào đến ra mắt ta?
Nhơn Quí nói:
- Cháu gặp cơn nghèo túng, đến thưa cùng bác, mượn ít đấu gạo về ăn cho đỡ đói.
Tiết Hùng lại mắng rằng:
- Trước mày chỉ lo bề cung mã, không tính toán mần ăn, bây giờ túng đói, sao chẳng theo nghề cung mã ấy mà nhờ?
Nhơn Quí nói:
- Bác đừng khinh nghề cung mã, bao nhiêu anh hùng hào kiệt trong thiên hạ đều do đó mà được hiển vinh, cháu nay tinh thông võ nghệ, bây giờ tuy nghèo túng, biết đâu có lúc làm nên.


Tiết Hùng nổi giận mắng rằng:
- Bộ mày chỉ có chết đói dọc đường, còn dám kể chuyện công hầu khanh tướng. Thôi mày đi đi, tao không nhận mày kêu tao bằng bác nữa.
Nói rồi sai gia đinh đuổi ra khỏi cửa. Nhơn Quí nổi giận mà than rằng:
- Tình nghĩa cháu bác với nhau, ai dè lại tệ bạc quá như vậy!
Nói rồi bỏ đi, vừa đi vừa nghĩ rằng: "Nay ta về Sơn huyệt, cũng bằng chết đói mà thôi, chi bằng thác tại đây cho rảnh." Đang suy nghĩ bỗng thấy dưới chân núi có một cây đại thọ, Nhơn Quí ngồi khóc một hồi, rồi lấy dây treo lên cây mà thắt cổ.

Hồi 4
Gặp cơn cùng, Tiết Nhơn Quí làm thuê
Thương kẻ khó, Liễu Kim Huê cho áo


Nói về Nhơn Quí thắt cổ trên cây đại thọ, song chưa tới số nên lại gặp cứu tinh.
Khi ấy vợ chồng Vương Mậu Sanh đi buôn bán về tới đó, thấy có người treo cổ trên cây liền lật đật mở xuống, để nằm trên tảng đá, vợ chồng xúm lại kêu réo, giây lâu Nhơn Quí mở mắt ra mà hỏi rằng:
- Chẳng hay người ở đâu đến cứu tôi?
Mậu Sanh thấy Nhơn Quí tỉnh rồi thì mừng rỡ, liền đỡ ngồi dậy mà nói rằng:
- Ta là Vương Mậu Sanh, vợ là Mao Thị, nhơn đi buôn bán về ngang đây thấy người thắt cổ thì đến cứu, vậy chớ người vì cớ gì mà lại liều mình như vậy?
Nhơn Quí liền thuật hết các việc cho vợ chồng Mậu Sanh nghe.
Mậu Sanh nói:
- Bác giàu có mà quá tệ như vậy. Thôi, người theo ta về nhà, đặng ta tặng ít đấu gạo mà dùng.


Nhơn Quí tạ ơn, rồi theo vợ chồng Mậu Sanh.
Khi đến nơi, Mao Thị nấu nước trà mang ra, Mậu Sanh mời Nhơn Quí uống mà hỏi rằng:
- Tôi nghe khi lịnh tôn qua đời, gia sản để lại nhiều lắm, làm sao mau hết như vậy?
Nhơn Quí rơi lệ, thuật lại các việc nuôi thầy học tập văn võ cho Mậu Sanh nghe, và nói rằng:
- Tôi nay tuy võ nghệ tinh thông, song anh hùng mà không có chỗ dụng!
Mậu Sanh nói:
- Đã hay nghề văn võ, lo chi không vinh hiển có ngày.
Nói rồi đi xuống bếp, biểu vợ làm cơm thết đãi. Lúc ấy Mao Thị ngó thấy Nhơn Quí diện mạo khôi ngô, quan tinh xuất hiện, thì chắc sau có làm đến công hầu khanh tướng chớ chẳng không, liền nói với chồng rằng:
- Xin phu quân hãy cùng Nhơn Quí kết làm anh em, nếu sau người thành đạt vợ chồng ta cũng có phần nhờ.
Vưong Mậu Sanh khen phải. Liền lên ngỏ ý với Nhơn Quí. Nhơn Quí mừng rỡ mà rằng:
- Tôi cám ơn tình ân nhân chiếu cố, đâu dám chẳng vâng lời.
Khi ấy Mậu Sanh đặt hương hoa ở trước bàn thờ Quan thánh, rồi hai người cùng vào lạy, kết làm anh em. Vương Mậu Sanh 29 tuổi làm anh, còn Nhơn Quí 24 tuổi làm em. Hai người thề nguyện xong rồi, Nhơn Quí thi lễ kêu Mậu Sanh bằng anh, và Mao Thị là chị dâu. Giây lâu Mao Thị dọn cơm rượu, Mậu Sanh mời Nhơn Quí uống rượu rồi ăn cơm. Mậu Sanh thấy Nhơn Quí ăn mạnh quá, mình mới ăn đặng một chén, mà Nhơn Quí hết sáu bảy chén, mới nhịn để nhường cả cho em. Mậu Sanh thấy Nhơn Quí ăn hết cơm, thì cả đẹp mà khen rằng:
- Hiền đệ ăn đặng như vậy, chắc là tay lương tướng của nước nhà.
Nói rồi hối vợ dọn thêm cơm cho Nhơn Quí ăn. Nhơn Quí nghĩ thầm rằng: "Mình ăn nhiều quá e anh chị mích lòng, để ta ra về chắc có tặng một vài đấu gạo, chừng ấy về Sơn huyệt sẽ nấu thêm mà ăn cũng được." Nghĩ rồi liền cản mà rằng:
- Thôi! Tôi ăn uống đã vừa rồi.
Trà nước xong xá, liền tạ ơn vợ chồng Mậu Sanh để xin về. Mậu Sanh đưa ra một bọc gạo mà nói rằng:
- Đây, anh còn một đấu hai thăng gạo, em mang về ăn đỡ, mai mốt có thiếu, sẽ lại lấy nữa.


Nhơn Quí liền cầm gạo từ tạ ra về. Ngày ấy về nấu thêm một đấu nữa ăn hết, chỉ còn lại hai thăng, sáng hôm sau lại đến sớm. Mậu Sanh hỏi:
- Em có việc chi mà đến sớm vậy?
Nhơn Quí nói:
- Tôi lại tạ ơn ca ca và tẩu tẩu.
Mậu Sanh hỏi:
- Hôm nay em còn bao nhiêu gạo?
Nhơn Quí đáp:
- Ngày hôm qua ăn hết một đấu, chỉ còn lại hai thăng mà thôi.
Vương Mậu Sanh nghĩ thầm rằng: "Ngày hôm qua ở đây ăn năm thăng, lại về ăn một đấu nữa, sao mà ăn khỏe quá vậy?"
Khi ấy Mao Thị nói với chồng rằng:
- Đây còn một đấu gạo, xin đưa cho thúc thúc đem về.
Mậu Sanh nói:
- Vậy thì hay lắm!


Liền mang gạo ra đưa cho Nhơn Quí, Nhơn Quí tạ ơn ra về.
Từ đó, Mậu Sanh thường chu cấp cho Nhơn Quí đến nổi đồ trong nhà đều bán hết mà Nhơn Quí ngày ngày vẫn đến lấy gạo. Lúc ấy túng quá, mới đi hỏi thăm kiếm chỗ đặng cho Nhơn Quí làm ăn. Đi về vừa gặp Nhơn Quí đến hỏi gạo. Mậu Sanh nói:
- Đi cách đây chừng 30 dặm có nhà Liễu viên ngoại, đương khởi sự làm đại thính đường, còn thiếu ít tiểu công, anh đã xin giùm em, em nên đến đó mà làm.
Nhơn Quí nói:
- Tôi đâu phải là thợ, đâu biết việc làm nhà?
Mậu Sanh nói:
- Việc làm nhà đã có thợ, em chỉ khiêng gỗ, vác gạch, bưng ngói mà thôi.
Nhơn Quí nói:
- Vậy thì tôi làm đặng, song không biết có đủ ăn không?
Mậu Sanh nói:
- Chẳng những là đủ cơm ăn, lại có tiền công nữa.
Nhơn Quí mừng rỡ chịu đi. Mậu Sanh dắt Nhơn Quí đến Đại viên trang, liền bước vào xin cho Nhơn Quí làm tiểu công nhơn. Châu trượng đầu nói:
- Tốt lắm! Ta đang còn thiếu một ít tiểu công nhơn.
Mậu Sanh nói với Nhơn Quí rằng:
- Thôi em ở đây để ta về kẻo tối.
Khi ấy Nhơn Quí lớ sớ, kế bữa gặp bữa ăn cơm, Nhơn Quí bước lại ngồi bên Châu Trượng đầu mà ăn. Châu trượng đầu thấy Nhơn Quí ăn thì thất kinh mà nghĩ thầm rằng: "Người này dùng không đặng, để chờ Mậu Sanh lại đây, ta sẽ giao cho đem về." Ăn cơm rồi, các người đều đi làm công việc hết. Nhơn Quí hỏi Châu trượng đầu rằng
- Tôi đi làm việc gì bây giờ?
Trượng đầu nói:
- Ngươi ra mé sông, kéo cây với người ta.
Nhơn Quí liền đi, ra đến bờ sông thấy hai ba mươi người đương ở dưới nước buộc một dây mà kéo, la ó vang trời. Nhơn Quí cười nói rằng:
- Lũ này vô dụng, mỗi người kéo một cây cũng nổi, có đâu lại hai ba mươi mà kéo một cây không lên?
Mấy người đồng nói rằng:
-Mày là đồ điên khùng, cây gỗ lớn vậy mà một người kéo nổi được sao?
Nhơn Quí nói:
- Để ta xuống kéo cho mà coi.


Nói rồi liện lội xuống, hai tay dỡ một cây lên vai, hai bên nách lại kẹp thêm một cây nữa, mà chạy lên như không. Các người ấy thấy vậy đều lắc đầu lè lưỡi mà nói:
- Cả bọn ta kéo một cây không nổi, mà người này một mình vác nổi ba cây, thiệt là mạnh quá, thôi ta để việc này lại cho y, về nhà làm việc khác.
Nói rồi kéo nhau về, Nhơn Quí vác không đầy một giờ, mà đặng hơn hai trăm cây. Châu trượng đầu thấy vậy khen rằng:
- Sức một người mà làm công việc hơn ba bốn mươi người, nên ăn mạnh thế cũng phải!
Từ đó, những việc nặng đều giao cho Nhơn Quí làm hết.
Kế đến hạ tuần tháng chạp khí trời lạnh lẽo, lại gần đến tết, ai cũng có ý muốn về. Châu trượng đầu liền vào thưa với viên ngoại rằng:
- Lúc này lạnh lắm, và gần đến tết, nên bọn tôi xin về.
Viên ngoại nói:
- Như có về, phải cắt một người ở lại coi cây cối kẻo sợ thất lạc.
Châu trượng đầu vâng lời ra ngòai hỏi rằng:
- Ai muốn ở lại đây coi cây?
Nhơn Quí nói:
- Tôi xin ở lại.
Kế Liễu vương ngoại bước ra. Châu trượng đầu thưa:
- Tôi để Tiết Lễ ở lại, không biết viên ngoại có khứng cho ăn cơm không?
Liễu viên ngoại nói:
- Được, để ta cho ăn cơm.
Mấy người tạ từ viên ngoại ra về.
Còn Nhơn Quí ở lại, chạy vào trong bếp, thấy có tám chín mươi người đàn bà đương lo việc cơm nước. Nhơn Quí bước lại thi lễ. Các người đồng hỏi:
- Có phải người là người của Châu trượng đầu để ở lại coi cây chăng?
Nhơn Quí đáp:
- Phải!
Mấy người biểu Nhơn Quí cùng mấy người ngồi lại ăn, ăn cũng nhiều như mọi bữa, song nhà giàu chẳng biết bao nhiêu là nhiều ít, ai ăn no đủ thời thôi. Mấy người ấy đồng nói:
- Người ăn nhiều chăc có sức mạnh, hãy giúp đỡ các công chuyện cho chúng ta.
Nhơn Quí vâng lời. Từ đó ban ngày thì gánh nước giã gạo, bửa củi và làm giúp các việc nặng nhọc, tối lại trở về thảo xá coi cây.


Nói về Liễu viên ngoại sanh đặng hai người con, một trai một gái, con trai tên Liễu Đại Hồng, con gái tên là Liễu Kim Huê, tuổi vừa đôi tám, diện mạo đoan trang. Lúc ấy Đại Hồng đi chơi huyện Long Môn về ngang qua, thấy Tiết Lễ quần áo tả tơi, thì nghĩ thầm rằng: "Tuyết lạnh như vậy, mà người mặc có một cái áo rách thì chịu sao cho nổi?" Nghĩ rồi bèn cởi cái áo dương bì của mình ra, kêu Nhơn Quí lại cho. Nhơn Quí lãnh áo tạ ơn.
Bữa sau, nhơn viên ngoại đi chơi, Điền Thị (vợ của Liễu Đại Hồng) và Kim Huê bèn rủ nhau ra nhà mới coi chơi. Đến nơi, hai người vừa bước vào trong, xảy thấy trong xưởng cây có đạo bạch quang sung lên, ào ào như gió, lại thấy một con cọp trắng, ở trong xưởng chạy ra chụp tiểu thơ. Điền Thị thất kinh, bèn kéo tiểu thơ mà chạy. Ra khỏi ngoài ngó lại thì không thấy chi hết. Điền Thị lấy làm lạ nói rằng:
- Hồi nãy rõ ràng là bạch hổ nhảy ra trước mặt cô nương, sao bây giờ lại không thấy?
Kim Huê nói:
- Mình thấy vật kỳ quái, mà không hay họa phước thế nào?
Điền Thị nói:
- Không biết Tiết Lễ có ở trong xưởng không mà cọp trắng lại ở trong đó chạy ra? Vậy ta hãy đến coi thử.
Hai người đi đến xưởng cây thấy Tiết Lễ nằm ngủ. Hai chị em lấy làm lạ rồi ra về. Khi Kim Huê ra về thì nghĩ thầm rằng: "Trong xưởng có người ngủ sao bạch hổ lại ở đấy nhảy ra, và ta coi người nằm ngủ đó mặt mũi phương phi, hình dung tuấn tú, chắc không phải người thường, sau cũng làm nên bực công hầu vương tướng nên mới có tướng tinh hiện đó, và cùng ta chắc cũng có duyên cớ chi đây nên mới nhào vào mình ta mà chụp." Trong bụng nghĩ vậy nên buồn mà lại vui vui.
Đêm ấy tuyết nhiều, nên lạnh lắm. Kim Huê tưởng đến người ở trong xưởng trăm bề lạnh lẽo, thì trong dạ cảm thương, bèn tính lấy một cái áo tặng cho người làm ơn. Nghĩ rồi đợi a hườn đi ngủ hết, mới lén soi đèn mở rương lấy một cái áo, chẳng ngờ có trận gió thổi tới, làm tắt mất đèn thành tối om, không còn thấy gì cả. Kim Huê rờ lấy một cái áo, đem đến chỗ thơ phòng, liện xuống cho Nhơn Quí rồi về phòng đi ngủ.
Rạng ngày Nhơn Quí ngủ dậy, thấy bên mình có một cái áo cẩn thân, thì lấy làm lạ mà nghĩ rằng: "Lạ thiệt, có lẽ Hoàng thiên ban cho ta đây chăng?" Nghĩ rồi lạy tạ trời đất, mới mặc áo ấy vô trong, mà mặc cái áo dương bì ra ngoài.
Còn Liễu Kim Huê cũng không biết là mình đã lấy lầm phải cái áo Đại Hồng cẩn thân, nên cứ yên lòng nằm ngủ.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét