Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tiết Đinh San Chinh Tây 26 - Hết 3

Trang 3 trong tổng số 5

Hồi thứ ba mươi bốn
Kim giáo chủ lập trận chư tiên
Nhị giáo cùng tranh đua cao thấp

Phàn Lê Huê nghe vậy liền cúi đầu chào sư thúc hỏi nói luôn:
- Có lẽ Lý sư thúc đã biết dù là thần tiên cũng không thể trái mệnh trời, vì thế nếu Tô lệnh đồ nghịch thiên hành sự làm cho nhân dân điêu linh khổ sở thì chẳng phải là việc đáng được bênh vực. Chỉ cần sư thúc nói lệnh đồ một tiếng thì quân Đường sẽ rút về ngay, bãi bỏ binh đao, chẳng hay hơn là sư thúc đứng ra tranh hùng với hàng đệ tử hay sao?
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Lý Đạo Phù nổi giận, mắng lại nhưng Phàn Lê Huê lấy lý lẽ ra cãi lại rất cứng cỏi khiến một lúc sau Lý Đạo Phù cứng họng, hầm hầm chỉ mặt Phàn Lê Huê nói:
- Tiện tỳ! ngươi thật là vô lễ, với ta mà cũng dám tranh cãi bằng được hay sao?
Dứt lời, Lý Đạo Phù múa kiếm chém liền. Phàn Lê Huê thấy vậy cũng nổi giận, vừa đón đường kiếm vừa nói:
- Tôi nể sư thúc nên không động thủ, nếu sư thúc chém thêm thì tôi quyết không nhịn đâu.


Lý Đạo Phù càng thêm tức giận, múa kiếm chém nhầu. Bất đắc dĩ Phàn Lê Huê phải đánh lại rồi hai bên kịch chiến dữ dội hơn ba mươi hiệp. Phàn Lê Huê biết Lý Đạo Phù thần thông quảng đại nên tính bề ra tay trước, thừa cơ rảnh tay liền lấy Đả thần tiên quăng lên. Lý Đạo Phù cười nhạt, phát tay áo một cái, tức thì Đả thần tiên chui ngay vào đó.
Phàn Lê Huê thấy bảo vậy bị thâu mất không khỏi thất sắt kinh hồn, vừa định lui về sau thì Lý Đạo Phù đã gầm lên một tiếng, từ phía sau hiện ra quầng hào quang ngũ sắc chói lòa, biến thành cái nơm úp lấy người địch thủ. Phàn Lê Huê dùng đủ mọi phép, hết độn thổ lại thăng thiên nhưng không sao thoát được màn lưới hào quang ấy, chợt lại thấy Lý Đạo Phù cầm kiếm xông đến chém thì nhắm mắt chịu chết mà thôi. Chợt từ trên cao có tiếng quát vang rồi bao nhiêu ánh hào quang ngũ sắc biến đâu mất hết, Lê Sơn thánh mẫu cưỡi Kim ngao bay xuống đứng chặn trước mặt Phàn Lê Huê để bảo vệ.
Lý Đạo Phù nổi nóng, toán đánh luôn với sư tỷ nhưng khi ấy bỗng có tiếng hạc kêu thánh thót. Lý Đạo Phù biết đó là giáo chủ giáng lâm nên vội vàng chạy về ải nghênh tiếp. Khi về tới trại, thánh mẫu nói với Phàn Lê Huê:
- Vừa rồi giáo chủ Kim Bích Phong đã hạ trần lập trận chư tiên quần hội. Vì thế ngươi mau mau lập một lư bồng ngoài trại để nghênh tiếp các chư tiên xuống phá trận.
Phàn Lê Huê tuân lệnh, sai quân tướng cấp tốc thi hành, chỉ trong nửa buổi là hoàn tất. Trong khi ấy ở trong ải, Kim Bích Phong cũng hội chư tiên lại thương nghị việc lập trận, trong đó có cả Hoàng Mi đồng tử.


Nguyên lúc đi đường, Kim Bích Phong có cầm một thanh bảo kiếm chiếu hào quang ngũ sắc sáng chói cả một vùng. Khi ấy Hoàng Mi đồng tử là đệ tử của Di lặc, trước kia lấy trộm một cái túi thần gọi là Bố Đại, xuống trần lập Tiểu Lôi Âm lừa bắt Tam Tạng ăn thịt. Nhờ Tô Ngộ Không đi cầu Như Lai nên Hoàng Mi đồng tử bị bắt về nhưng tính nào tật ấy, Hoàng Mi đồng tử lại nổi tính phàm trần, lấy trộm Bố Đại đi ngao du lần nữa.
Vô tình Hoàng Mi đồng tử thấy ánh hào quang của bảo kiếm thì liền chạy đến ngắm nghía đòi cho mình làm võ khí. Kim Bích Phong không cho thì Hoàng Mi đồng tử dùng Bố Đại tâu luôn bảo kiếm vào túi khiến Kim Bích Phong hoảng quá phải tìm kế lừa gạt, nói:
- Đồng tử từ trước tới nay chưa thấy lập trận phá trận bao giờ thì theo tôi xuống Ngọc Long quan xem chơi một phen. Khi nào tôi giết được Phàn Lê Huê thì bảo kiếm chẳng dùng nữa, xin tặng cho đồng tử.


Hoàng Mi đồng tử nghe vậy liền trả bảo kiếm rồi theo Kim Bích Phong xuống ải Ngọc Long quan. Kim Bích Phong tụ hội các tiên, thấy thiếu mất ba yêu tiên và con Hắc sư thì liền sai hai tiên nữ là Phi Vân và Phi Túy cầm bùa đi lấy về. Hai tiên nữ tuân lệnh, đếm ấy bay tới trước trại quân Đường, chia nhau ra Phi Túy đi bắt Hắc sư còn Phi Vân giải cứu cho ba yêu tiên. Phi Túy cầm bùa giơ trước mặt Hắc sư, con thú liền gầm lên một tiếng rồi bứt dây nhảy lên mây bay về với chủ cũ.
Trong khi ấy Phi Vân cũng dùng lá bùa đưa trước mặt Lão Ngưu tiên và Giả Hùng tiên, hai yêu tiên lập tức tỉnh dậy, tháo dây bay tuốt về ải. Phi Vân phất lá bùa trước mặt nhưng không biết tại sao Thần Quy tiên vẫn không thể cử động được, lấy làm kinh ngạc vô cùng. Phi Vân xem kỹ lại thì Thần Quy tiên bị trói bằng sợi Khổn tiên thằng nên lá bùa không có linh nghiệm, đành phải bay về báo lại cho giáo chủ biết. Đó là số Thần Quy tiên chưa hết tai nạn nên Kim Bích Phong cũng bỏ qua việc này.
Phàn Lê Huê nghe quân báo Hắc sư bay mất thì hết sức kinh sợ, sau đó lại nghe cả hai yêu tiên cũng mất thì chẳng còn hồn vía, vội đến Lư bồng thưa lại với Lê Sơn thánh mẫu. Thánh mẫu biết tất cả đều do Kim Bích Phong sai xử nên cưỡi Kim Ngao ra trước trận, gọi Kim Bích Phong ra nói chuyện. Lê Sơn thánh mẫu hết lời thuyết phục nhưng càng nói bao nhiêu Kim Bích Phong càng tức giận bấy nhiêu, vểnh râu đáp:
- Chúng ta đã xuồng hồng trần thì đừng nói nhiều vô ích. Ngày mai ta sẽ lập trận, nếu ngươi giỏi thì cứ vào đó sẽ biết ai cao thấp ngay.
Lê Sơn thánh mẫu nghe vậy thở dài, nhận lời phá trận rồi trở về Lư bồng dưỡng thần. Ngày hôm sau, Kim Bích Phong sai Tô Bảo Đường tế trời đất rồi lên pháp đài truyền lệnh: Lý Kim tiên và Hắc Ngư tiên trấn giữ hướng nam, hễ có ai vào phá trận thì lấy bảo kiếm chém đầu; Lão Ngưu tiên và Giả Hùng tiên trấn giữ hướng đông, dùng phi đao mà lấy thủ cấp tướng địch; Hoa Mã tiên và Thần Khuyển tiên trấn giữ hướng tây, cũng dùng phi đao mà giết địch; hoa Phụng tiên và Giả Hồ tiên trấn giữ hướng bắc, lấy kiếm báu đánh giết địch nhân.
Kim Bích Phong phân phó các tiên xong liền quay lại nói gạt Hoàng Mi đồng tử:
- Hễ thấy địch nhân quăng bảo bối lên thì đồng tử dùng Bố Đại thâu hết vào đó, bần đạo sẽ chia một nửa, tha hồ mà dùng.


Hoàng Mi đồng tử thích lắm, nhận lời ngay. Kim Bích Phong cả mừng, sai thêm Thiết Bảng đạo nhân, Phi Bạt hòa thượng, Kê Quang tiên và Tô Bảo Đường trấn giữ bốn góc trướng đài, đừng để địch nhân xông lên.
Phàn Lê Huê lo lắng lên chỗ cao quan sát, thấy trong trận có hào quang chói sáng ngất trời thì biết trận đã lập xong, vội về Lư bồng báo tin cho sư phụ. Lê Sơn thánh mẫu vẫn ung dung như thường sai Phàn Lê Huê bày hương án. Trong chốc lát các vị thần tiên lần lượt cưỡi hạc cưỡi rồng, người thì Thanh ngưu kẻ Bạch tượng liên tiếp hạ xuống. Lê Sơn thánh mẫu đứng ngoài cửa Lư bồng tiếp đón rất trọng vọng, theo thứ tự gồm có: Hiên Viên lão tổ, Vương Ngao lão tổ, Vương Thiền lão tổ, Trương Quả lão, Lý Tịnh, Tạ Ánh Đăng, Tôn Tẫn, Trương Tiên. Các tiên nữ thánh mẫu gồm: Ngũ Nhân thánh mẫu, Kim Đao thánh mẫu, Võ Đang thánh mẫu, Đào Hoa thánh mẫu, My Sơn thánh mẫu, và các tiên cô khác cùng với bọn đệ tử như Đậu Tiên Đồng, Kim Định, Kim Đào công chúa, v.v...
Lê Sơn thánh mẫu thấy chư tiên đã tới đủ mặt thì liền giao ấn soái cho Hiên Viên lão tổ tùy nghi bày binh bố trận. Hiên Viên lão tổ nhận lời, phân công cho các chư tiên như sau:
- Lê Sơn thánh mẫu và Ngũ Nhân thánh mẫu cùng với Phàn Lê Huê đánh vào cửa nam, lấy Chu tước kỳ chống lại bảo kiếm.
- Vương Ngao và Vương Thiền lão tổ cùng với Tiết Đinh San, Tần Hán, Nhất Hổ đánh vào cửa đông, lấy Thanh long kỳ làm bảo bối phá trận.
- Trương Quả Lão, Lý Tịnh, Tạ Ánh Đăng, Tôn Tẫn, Trương Tiên cùng với Lưu Nhân Lưu Thoại đánh cửa tây.
- Võ Đang, Kim Đao thánh mẫu cùng với Kim Định, Điêu Nguyệt Nga và Đậu Tiên Đồng đánh cửa bắc, dùng bảo bối triệt hạ bảo kiếm rồi xông vào chặt gãy cờ Huyền Võ, sau đó mới tiến vào trung ương.


Các tiên tuân lệnh kéo ra khỏi trại, theo nhiệm vụ của mình mà thi hành.
Lê Sơn thánh mẫu và Ngũ Nhân thánh mẫu vừa xông vào trận thì thấy lửa bốc lên ngùn ngụt, bảo kiếm bay tới lấp lánh ghe người. Hai vị thánh mẫu liền hóa ra hai đóa sen đỡ lấy bảo kiếm rồi niệm chú đoạt luôn. Lê Sơn thánh mẫu chặt xong cờ Chu Tước xong thì ngọn lửa trong trận tắt ngay, hào quang cũng chẳng còn.
Khi ấy Phàn Lê Huê mới dẫn quân tướng xông vào, thấy Lý Kim tiên và Hắc Ngư tiên xông ra thì liền dùng Kỳ Bàn quăng lên trời, đánh hai yêu tiên phải hiện nguyên hình là hai con cá. Hai vị thánh mẫu liền chặt đầu cá rồi xông thẳng vào trung ương.
Vương Ngao và Vương Thiền lão tổ tiến vào trận phía đông, thấy khói xanh xông ra mù mịt, bảo kiếm bay lượn khắp trời thì vội hiện ra hai vầng mây ngũ sắc che đỡ đầu.Vương Thiền lão tổ niệm chú thâu bảo kiếm, còn Vương Ngao lão tổ thì lo việc chặt cờ Thanh long. Khi thấy khói xanh tan hết bọn Đinh San, Tần Hán, Nhất Hổ mới dám xông vào giao đấu với Lão Ngưu tiên va Giả Hùng tiên. Trong phút chốc Tần Hán đã đập trúng một côn khiến Lão Ngưu tiên nhào xuống chết tươi, còn Nhất Hổ thì bắt sống được Giả Hùng tiên, dẫn theo hai vị lão tổ tiến vào trung ương.
Võ Đang, Kim Đao và Đào Hoa thánh mẫu tiến vào cửa bắc, thấy hắc khí xông lên mù mịt, phi đao bay tới tấp thì niệm chú hiện ra ba vầng hào quang chặn lại. Võ Đang thánh mẫu niệm chú thâu phi đao còn Đào Hoa thánh mẫu chém gãy cờ huyền võ. Thấy khói đen tan hết, Đậu Tiên Đồng và Kim Định liền dẫn quân xông vào đánh với Hoa Phụng tiên và Giả Hồ tiên. Đậu Tiên Đồng dùng Khổn tiên thằng bắt trói Giả Hồ tiên trong chớp mắt. Hoa Phụng tiên thấy vậy thất kinh, vừa quay mình định chạy thì Võ Đang thánh mẫu chỉ tay một cái, bất động tức thì. Kim Định liền xông vào bắt trói dẫn theo các vị thánh mẫu tiến vào trận trung ương.


Khi ấy Hiên Viên lão tổ xông vào trận trung ương thì gặp Lý Đạo Phù cự chiến. Thấy Lý Đạo Phù dùng Thân quang châu đánh tới, Hiên Viên lão tổ cả cười, lấy bình Bát Vu đặt trên lòng bàn tay. Từ trong bình xuất hiện một con rồng vàng vồ trái châu dễ dàng, bay lượn mấy vòng rồi chui trở lại vào bình.
Lý Đạo Phù đang kinh hoảng thì lại chợt thấy các vị thánh mẫu từ ba hướng đổ lại thì biết các trận khác đã bị phá, vội vàng hóa hào quang chạy mất. Kim Bích Phong còn kinh sợ hơn nữa, vội xin Hoàng Mi đồng tử dùng túi Bố đại thâu các bảo bối hộ mình. Hoàng Mi đồng tử gật đầu, ném Bố đại lên trời, tức thì thâu hết toàn bô cốc bảo bối mà còn thâu luôn cả người, chỉ trừ Hiên Viên lão tổ, Lý Tịnh, Tôn Tẫn, Tạ Ánh Đăng và làm sao chạy thoát.
Kim Bích Phong còn đang cười hả hê, chợt Phật Di Lặc xuất hiện, niệm chú thả hết các tiên ra. Hoàng Mi đồng tử thấy sư phụ đến thì thất kinh, vội vàng quỳ xuống chịu tội. Kim Bích Phong và Lý Đạo Phù giận quá hóa liều chỉ mặt Di Lặc mắng luôn:
- Hòa thượng kia! Ngươi đã là người tu hành mà sao không biết điều, còn nhúng tay vào việc trần tục làm gì cho hại đến công quả?
Nói xong, hai đạo nhân cầm kiếm định xông vào đánh. Phật Di Lặc cười ngất, vẫn đứng ung dung, miệng gọi lớn:
- Tề Thiên Đại Thánh đâu, mau xuống bắt hai tên này cho ta.


Nghe vậy hao đạo nhân giật bắn cả người vội vàng hóa hào quang trốn mất. Các yêu tiên và đạo nhân khác thấy vậy cũng cong đuôi chạy về ải Ngọc Long. Di Lặc thấy trận đã phá xong chào chư tiên rồi thong thả dẫn Hoàng Mi đồng tử bay về phương tây mất dạng.
Chư tiên thấy vậy cũng chia tay ai về núi ấy, nhờ Tạ Ánh Đăng ở lại giúp sức diệt trừ Phi Bạt hòa thượng , Thiết Bảng đạo nhân và Tô Bảo Đường, khi ấy Phàn Lê Huê mới có thể đánh chiếm ải Ngọc Long nổi

Hồi thứ ba mươi lăm
Bại trận, Tây Liêu xin hàng phục
Bất bình, Ngũ hổ cứu tù nhân

Khi các tiên về núi hết, Tạ Ánh Đăng và Phàn Lê Huê thăng trướng, truyền quân sĩ giải các yêu tiên bị bắt ra xét xử. các yêu tiên mặt cắt không còn giọt máu, đồng quỳ xuống van xin tha tội, xin được về núi tu hành cho khỏi uổng công mấy ngàn năm nay. Tạ Ánh Đăng thở dài, lắc đầu nói:
Các ngươi tuy đã có công tu luyện nhưng lòng trần chưa dứt nên nếu ta tha trước sau gì cũng sẽ hết số mà thôi.
Nói xong, Tạ Ánh Đăng luận tội, thấy Giả Hùng tiên và Giả Hồ tiên nặng hơn hết nên dẫn qua một bên, lấy hồ lô ngọc để trước mặt. Tạ Ánh Đăng quát lớn một tiếng, hồ lô liền chiếu hào quang ra chói lòa rồi từ trong bay ra một cái kéo ngọc. Mọi người chưa kịp nhìn kỹ thì kéo ngọc đã cắt đứt đầu Giả Hồ tiên và Giả Hùng tiên, hai yêu tiên hiện nguyên hình là con hồ ly và con gấu ngựa rất lớn.
Tạ Ánh Đăng xét tới tội của Thần Quy tiên và Hoa Phụng tiên, thấy hai người này chưa phạm vào sát giới thì tha chết cho về núi tu hành. Hai yêu tiên mừng rỡ quỳ xuống tạ ơn, hiện nguyên hình là xon rùa và con phượng, bay đi mất.


Đêm hôm ấy, Tạ Ánh Đăng không muốn hại quân sĩ chết nhiều nên sai Tần Hán và Nhất Hổ độn thổ vào trong thành tìm bắt Hãn Nhi Niêm. Quả nhiên Hãn Nhi Niêm cùng quân Liêu mệt mỏi quá nên ai nấy ngủ say như chết, Tần Hán và Nhất Hổ lén vào phòng bắt trói Hãn Nhi Niêm hết sức dễ dàng, thòng dây đưa xuống cho quân sĩ nhà Đường mang về. Phàn Lê Huê thấy đã bắt được chủ tướng thì liền nổi pháo hiệu tiến binh, nhờ có Tần Hán và Nhất Hổ mở cửa thành nên tràn vào ải như nước vỡ bờ.
Tô Bảo Đường, Phi Bạt hòa thượng và Thiết Bảng đạo nhân giật mình thức dậy thì thấy đâu đâu cũng có quân Đường, vội vàng đánh tháo lấy đường chạy trốn. Ba nữ tướng là Kim Định, Đậu Tiên Đồng và Tiết Kim Liên nhìn thấy ba tướng Liêu thì liền xông lại, chia nhau ra ngăn chặn, giao đấu kịch liệt. Ba tướng Liêu chẳng phải tầm thường nhưng trong cơn nguy cấp mất hết tinh thần nên chẳng sao chống nổi với ba nữ tướng, vội vàng bảo nhau bay vút lên mây.
Tạ Ánh Đăng tính trước điều này, chờ sẵn trên mây dùng Chân định quang đánh luôn. Ba tướng Liêu đều rơi xuống đất, bi ba nữ tướng trói nghiến. Phàn Lê Huê cả mừng, truyền quân giam vào ba chuồng sắt, dán linh phù lên trấn yểm để sáng hôm sau Tạ Ánh Đăng xét xử.Tạ Ánh Đăng thấy cả ba đều có tội nặng nên không nương tay tí nào, lấy hồ lô ngọc ra chém đầu bằng hết. Xong xuôi, Tạ Ánh Đăng giã từ về núi, dặn Phàn Lê Huê đừng nên giết Hãn Nhi Niêm làm gì cho sát nghiệp nặng thêm.
Phàn Lê Huê nghe theo, truyền trói Hãn Nhi Niêm cho đi trước đoàn quân, rầm rộ tiến thẳng đến kinh thành Hấp Mê. Liêu chúa nghe quân báo thì thất kinh, ngửa mặt than dài:
- Tất cả cũng chỉ tại Tô Bảo Đường hung hăng mà thành chuyện. Nay quốc cữu đã chết rồi thì trẫm biết làm sao chống đỡ được đây?


Thừa tướng Mã Lý liền bước ra tâu xin viết biểu đầu hàng, như thế mới còn mong giữ được xã tắc. Hấp Mê vương khen phải rồi lập tức viết hàng biểu, sai một đại thần là Nhã Lý mang mấy chục xe châu ngọc đi trước, còn mình và bá quan văn võ theo sau. Phàn Lê Huê nhận hàng biểu, mừng rỡ sai La Chương cấp tốc chạy về Bạch hổ quan báo cho Cao tông biết. Nhà vua cũng hoan bỉ bảo:
- Vậy thì khanh hãy mau trở về đưa chiếu chỉ cho Phàn nguyên soái, dẫn vua tôi nước Liêu đến bái kiến trẫm mà làm lễ.
Phàn Lê Huê nhận được chiếu chỉ cả mừng dẫn quân vào thành cho Liêu vương khao thưởng xong xuôi mới hạ lệnh ban sư. Quân tướng hết sức hân hoan nên đi mau như gió thổi, chẳng bao lâu đã đến trước ải Bạch Hổ hạ trại. Cao tông liền sai Trình Giảo Kim ra ngoài thành nghênh đón Phàn Lê Huê và vua tôi nước Liêu. Chính nhà vua cũng rạo rực nên không ngồi yên được một chỗ, cùng bá quan ra trước cửa thành ngóng đợi.
Phàn Lê Huê thấy thánh thượng thì vội xuống ngựa bái lạy, sau đó dẫn Hấp Mê vương và bá quan dẫn đến trước mặt thiên tử. Hấp Mê vương quỳ xuống tung hô vạn tuế rồi tâu:
- Vì tiểu thần ngu dại nghe lời xúi giục của Tô Bảo Đường nên phạm vào tội chết. Nay tiểu thần đã biết tội, không dám cầu xin nhưng chỉ mong thánh thượng ban ân cho trăm họ được bình an sinh sống. Nếu thánh thượng dung thứ cho tội ấy thì tiểu thần xin nguyện cống nộp hàng năm quyết không sai lời.


Cao tông cả đẹp, tha tội cho Hấp Mê vương và truyền chia lại địa giới, từ Sa giang trở lại phía tây thì cho Hấp vương cải quản, còn lại thuộc về Đại Đường. Hấp Mê vương hết sức vui mừng, quỳ lạy tạ ơn. Cao tông lập tức truyền mở tiệc đãi dằng, thu nhận châu ngọc còn bao nhiêu mỹ nữ đều trả lại khiến ai ai cũng ca tụng là bậc minh quân.
Sau khi mọi việc hoàn tất, Cao tông thiết triều phong cho Đậu Nhất Hổ làm Trấn Tây hầu, Tiết Kim Liên là nhất phẩm phu nhân trấn giữ ải Bạch Hổ; phong Tần Hán làm Định Tây hầu, Điêu Nguyệt Nga làm nhất phẩm phu nhân, trấn giữ ải Thanh Long. Sau khi ban xong, Cao tông truyền chỉ ban sư, dẫn quốc tướng hồi triều. Khi đi qua ải Hàng Giang. Phàn Lê Huê và Tiết Đinh San vào làm lễ, thăm mẹ già rồi làm chay siêu độ cho cha, anh rất trọng thể, đón Phàn phu nhân về Trung Nguyên phụng dưỡng.
Đại quân đến ải Giới Bài, Cao tông thấy vợ chồng Đinh San phò linh cữu Tiết Nhơn Quý rất vất vả nên truyền chỉ cho thong thả đi sau, còn mình và văn võ bá quan thẳng đường về triêù trước. Nhân dịp này Cao tông tổ chức dâng hương cúng kiến tạ ơn khắp các đình chùa suốt mấy tháng không dứt. Cũng vì thế nhà vua mới gặp gỡ Võ Mị Nương, khi ấy bị truất làm ni cô ở miếu trong cấm thành. Cao tông nhìn thấy Võ Mị Nương vẫn còn hoa nhường nguyệt thẹn thì hết sức say mê, chẳng còn nghĩ gì đến đạo lý nữa, cho người đón về cung lập làm hoàng hậu, cùng nhau hoang dâm vô độ dù biết rằng Võ Mị Nương vẫn thường đi lại với hai nhà sư ở trong miếu.


Lâu dần Cao tông không hề lâm triều nữa khiến bá quan hết sức lo lắng, bất đắc dĩ phải nổi trống mời lâm triều tâu báo việc phong thưởng cho các công thần trong việc chinh tây. Khi ấy nhà vua mới nhớ ra, phong cho Tần Mộng làm Hộ Quốc Công, La Chương làm Việt Quốc Công, Lưu Nhân và Lưu Thoại là Đốc công giữ ải Hà Nam.
Trong khi ấy Tiết Đinh San đã phò linh cữu Tiết Nhơn Quý về đến Giáng Châu, ra mắt Liễu phu nhân thuật lại mọi việc gian truân trong thời gian vừa qua. Liễu phu nhân thấy pLê Huê thì rơi nước mắt nhớ đến Tiết Kim Liên phải ở lại với chồng nơi đất Liêu. Sau khi tế điếu xong xuôi, Liễu phu nhân và gia quyến đồng phò linh cữu Tiết Nhơn Quý về Trường An, đi đến đâu đều có quan chức sỡ tại phúng tế.
Ngày hôm sau, nhân có thiết triều, Trình Giảo Kim liền dâng sổ công lao của Phàn Lê Huê và Tiết Đinh San lên cho Cao Tông ngự lãm. Nhà vua đọc xong liền phán:
- Công lao của vợ chồng Tiết nguyên soái rất lớn, vì vậy trẫm phong cho Tiết Đinh San làm Lưỡng Liêu vương, lập vương phủ chó đúng chức tước, hưởng lộc đại thần. con trưởng là Tiết Dũng phong làm tổng binh Hán Châu; con thứ là Tiết Mãnh phong làm tổng binh Hồng Hà; con thứ ba là Tiết Cương phong làm tổng binh Đăng Châu; con thứ tư là Tiết Cường cũng được phong làm tổng binh. Riêng tam phu nhân Phàn Lê Huê thì được phong làm Oai Ninh hầu nhất phẩm phu nhân, tất cả vợ lớn nhỏ đều được tước vương phi. Tiết Nhơn Quý đã mãn phần thì được phong làm Vân Định công, lập miếu thờ cúng. Liễu thị và Phàn thị đều được phong nhất phẩm thái phu nhân, ban thưởng mỗi người một long trượng.


Ban phong xong, Cao tông lui về hậu cung nghỉ ngơi. Ba tháng sau, vương phủ xây dựng xong, Tiết Đinh San xùng gia quyến dọn đến nhưng rất băn khoăn vì linh cữu phụ thân còn quàn tại chùa. Đậu vương phi liền bàn với chồng đến nhờ Trình Giảo Kim xin nhà vua cho phép mang linh cữu về Sơn Tây an táng. Nhà vua rất nể Trình Giảo Kim nên chuẩn y ngay nhưng bắt Oai Ninh hầu Phàn Lê Huê vẫn phải ở lại triều để phò tá.
Vì thế trừ Phàn Lê Huê cùng với Tiết Cương, còn bao nhiêu gia quyến đều theo Đinh San hộ tống linh cữu Bình Liêu vương về quê quán. Biết Tiết Cương tính tình hung hăng, lại hay tìm cách đánh nhau, không chịu theo lễ nghi nên trước khi đi Đinh San có nhờ Trình Giảo Kim để ý răn đe dùm mình.
Riêng Tiết Cương thấy phụ thân đi khỏi thì hết sức vui mừng, tha hồ ăn chơi phóng túng, kết giao bè bạn với “Ngũ Hổ” là Tần Hồng biệt hiệu là Hoạt Diện Hổ; Uất Trì Cảnh biệt hiệu là Hắc Diện Hổ; La Xương biệt hiệu là “Tiểu Diện Hổ” Vương Tôn Lập biệt hiệu là “Kim Mao Hổ”; Trình Nguyệt biệt hiệu là Thái Tuế Tiểu Hổ. Khi Tiết Cương nhập bọn thì cũng lấy chữ Hổ làm biệt hiệu, gọi là Thông Thành Hổ.
Cả bọn vì còn tuổi trẻ lại là con nhà công thần nên rất hay sinh sự náo loạn cả hoàng thành, Trình Giảo Kim tuy cố gắng ngăn cản khuyên dạy nhưng không sao xuể nổi.
Khi ấy có một người ở Sơn Tây, cũng họ Tiết tên là Ứng Cử, có vợ là Vương thị nhan sắc mặn mà, hoa nhường nguyệt thẹn. Vợ chồng Ứng Cử rất nghèo nên dắt díu nhau đến Trường An nương nhờ người họ hàng, tìm dịp tiến thân. Chẳng ngờ một hôm Trương Bảo là con của tể tướng Trương Quân Ta nhìn thấy Vương thị, lập tức nổi lòng tham muốn, truyền quân sĩ bắt ép cả haivợ chồng về dinh, lấy cớ là cần tra hỏi. Thật ra Trương Bảo muốn cướp vợ người nên vừa thấy mặt hai vợ chồng là thẳng thừng nói luôn:
- Ta thấy vợ ngươi xinh đẹp nên bao nhiêu cũng chịu mua, ngươi cầm tiền ấy về quê mà lấy vợ khác cho xong.
Ứng Cử vốn là học trò nên không sao chịu được việc ngang ngược trái với đạo lý như vậy nên lớn tiếng mắng lại ngay. Trương Bảo cả giận, sai quân trói Ứng Cử lại, lấy số bạc định mua buộc vào người làm tang vật rồi giải đến Tây An phủ, bắt quan quân ở đó phải xử tử Ứng Cử đẻ phi tang. Xong việc, Trương Bảo dẫn Vương thị vào áp bức việc ái ân nhưng Vương thị quyết chống trả đến cùng, vừa khóc lóc vừa kêu cứu rầm trời đất. Trương Bảo đã lên cơn dâm thì không kể gì nữa, truyền thị nữ ra ngoài đóng chặt cửa lại, nhất quyết thỏa mãn rồi sau này ra sao cũng được.
Bất ngờ khi ấy Trương Quân Tả về tới, vì thế Trương Bảo phải bỏ vỡ, giao Vương thị cho bọn a hoàn canh giữ. Khi bọn a hoàn dẫn Vương thị ra vườn sau thì có một nữ lão nhân giữ lại, chờ bọn a hoàn đi hết liền nói:
- Trương Quân Tả ỷ thế đại thần ức hiếp dân chúng, lại dung dưỡng cho con làm điều xằng bậy khiến tôi rất bất bình. Vì thế cô nương cứ ở đây đến tối tôi sẽ mở cửa cho trốn ra.


Ngày hôm sau, Trương Bảo ra vườn hoa hỏi Vương thị thì lão nhân đáp dối:
Cô nương ấy uất ức lao xuống giếng tự vẫn rồi. Tôi sợ công tử bị tội nên lén đem xác quẳng xuống sông cho biệt tích, đừng nhắc đến làm gì mà người ta biết.
Trương Bảo nghe vậy không trách cứ lão bà, về thư phòng đọc sách. Về phần Vương thị ra khỏi Trương phủ thì tìm đếm một ngôi miếu ngủ nhờ, sáng hôm sau ra chợ nghe ngóng. Khi biết giờ ngọ hôm sau chồng mình bị hành hình thì đau lòng quá ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự. Khi tỉnh dậy, Vương thị ngồi một chỗ kêu khóc van xin mọi người khiếu oan cho chồng nhưng chẳng ai dám dính vào việc này.
Khi ấy Tiết Cương và Ngũ Hổ ngày nào cũng cùng nhau đi uống rượu, khi đi giữa đường thấy Vương thị ngồi khóc lóc thảm thiết thì liền hỏi thăm. Vương thị thấy mấy vị anh hùng đó ăn mặc theo lối nhà quan thì mừng rỡ kể lại đầu đuôi việc oan ức của mình. Tiết Cương nghe xong nổi máu nóng mắng lớn:
- Thật đê tiện! Giữa ban ngày ban mặt mà dám giở trò giết chồng đoạt vợ thì còn coi vương pháp ra gì. Ngươi cứ yên tâm, chồng ngươi chẳng chết nổi đâu.
Nói xong, Tiết Cương bàn với Ngũ Hổ:
- Ngày mai chúng ta lén giấu khí giới trong người, cướp pháp trường cho thiên hạ biết mặt anh hùng. Ta sẽ nhận tội một mình, nói bừa họ Tiết là anh em, Trương Bảo định hãm hiếp chị dâu nên mới phải cướp pháp trường cứu người. Như thế chẳng ai bắt tội được đâu.
Ngũ Hổ nghe vậy bằng lòng ngay, hẹn giờ giấc xong xuôi mới ai về nhà nấy.

Hồi thứ ba mươi sáu
Cứu Ứng Cử, Tiết Cương được thưởng
Xem hoa đăng, anh hùng đại náo

Ngày hôm sau, Vương thị cũng đến pháp trường, hết lời cầu xin. Tiết Cương liền nói:
- Khi nào cứu được Ứng Cử thì hai ngươi sẽ theo ta vào triều tâu bày, còn bây giờ đừng nói nhiều mà lộ chuyện.
Vương thị nghe theo, ngồi một góc chờ đợi. Khi tri phủ Tây An cùng quân binh dẫn Tiết Ứng Cử ra pháp trường, Tiết Cương liền xông vào chém viên tri phủ làm hai đoạn còn các tiểu anh hùng khác loạn đả bọn quân sĩ, mở trói cho Tiết Ứng Cử. Quân sĩ biết tất cả đều là con nhà đại thần nên bỏ chạy tán loạn, chẳng dám chống cự. Tiết Cương liền dặn Tiết Ứng Cử phải nhận mình là người trong họ tộc, dẫn thẳng đến trước sân rồng quỳ xuống tâu bày. Cao tông nghe xong cả giận quay lại trách mắng hết lời khiến Trương Quân Tả thất kinh hồn vía, vội tìm lời chối tội là không hay biết.
Nhà vua nghe vậy phán bảo:
- Khanh đã không biết việc này thì trẫm cũng không truy cứu. Còn Tiết Cương có công cứu người hàm oan thì trẫm ban cho một quả chùy bằng vàng, có quyền đánh giết gian thần trong triều, côn đồ trộm cắp ngoài chợ.


Tiết Cương cả mừng, lạy tạ nhà vua xong liền dẫn Tiết Ứng Cử về phủ, nói dối với Phàn Lê Huê là người họ hàng ở Sơn Tây mới lên. Phàn Lê Huê tưởng thật nên rất hậu đãi. Mấy ngày sau, Tiết Cương muốn ở nhà với mẫu thân nên xin nhường chức tổng binh cho Tiết Ứng Cử. Phàn Lê Huê cho là Tiết Cương hiếu thảo nên vui vẻ bằng lòng ngay, tiễn vợ chồng Tiết Ứng Cử đến Đăng Châu nhậm chức.
Tiết Cương tư khi được ban cho chùy vàng thì bá quan ai cũng nể sợ, chẳng dám đụng vào. Tiết Cương thấy vậy càng phán khởi, ngày đêm cùng Ngủ Hổ luyện võ nơi giáo trường. Một hôm sáu tiểu anh hùng đang luyện tập kiếm cung thì chợt thấy Trương Bảo nghênh ngang dẫn gia đinh đến xem. Tiết Cương lập tức truyền quân sĩ bắt lại, giả vờ không biết, lớn tiếng mắng:
- Ngươi là ai mà dám lén lút đến đây do thám việc luyện võ của chúng ta?
Khi nghe Trương Bảo cho biết họ tên, Tiết Cương cau mặt nói:
- Lẽ nào tể tướng lại có đứa con như ngươi. Ngươi dám mạo nhận thì tội càng nặng thêm một bậc.
Nói xong, Tiết Cương truyền quân sĩ đè Trương Bảo ra đánh bốn mươi roi. Trương Bảo bị trận đòn này rách da nứt thịt, đau đớn vô cùng phải nhờ gia đinh cõng về khóc với phụ thân. Trương Quân Tả nổi giận lập tức vào triều tâu với Cao tông nhưng nhà vua hờ hững phán:
- Giáo trường là nơi để cho con cháu hai mươi bốn phủ quốc công đến luyện tập, con của khanh là quan văn thì đến đó làm gì? Chẳng phải tự mình gây sự hay sao?


Hai cha con Trương Quân Tả nghe vậy hết sức nổi giận, hậm hực lui về tìm dịp khác báo thù. Nhờ vào triều nhiều lần nên Võ hậu có dịp nhìn thấy Trương Bảo, liền xin với Cao tông cho mình nhận làm nghĩa tử, thật ra là thừa cơ gần gũi thông dâm với nhau. Dần dần việc này ai cũng biết trừ Cao tông ra. Cao tông say mê Võ hậu đến nỗi sức lực cạn kiệt, đi đứng rũ rượi, chẳng còn muốn ra triều lo việc chính sự nữa, bá quan hết lời can nhưng chẳng có tác dụng gì. Võ hậu vốn dâm dục, thấy nhà vua không thể thõa mãn cho mình được thì càng thêm lộng hành, thông dâm với không biết bao nhiêu người, sau đó còn can thiệp cả vào triều chính nữa.
Thấy Cao tông việc gì cũng chiều chuộng, Võ hậu đưa luôn Trương Bảo, Trương Xương Tông, hoà thượng Vương Hoài Nghĩa vào cung hầu hạ mình mà nhà vua cũng không có ý kiến gì. Từ Kính Nghiệp quá bực bội việc ấy, ngày đêm đi tuần phòng cung cấm rất nghiêm ngặt, tức thì bị Võ hậu tâu với Cao tông đi sai trấn thủ biên cương. Tiết Đinh San thấy việc triều chính quá suy đồi rối loạn liền dâng sớ xin về Sơn Tây phụng dưỡng mẹ già.
Được Cao tông chuẩn tấu, Tiết Đinh San chỉ để lại mấy trăm gia tướng săn sóc vương phủ, còn mình và gia quyến đến từ giã Trình Giảo Kim rồi lên đường đi ngay. Gia đình sum họp đông đủ càng khiến cho Liễu thái vương phi buồn bã, suốt ngày chỉ nhắc nhở đến Tiết Kim Liên.
Tiết Cương nghe vậy liền xin đi đến Tây Liêu hỏi vấn an cô dượng, sau đó sẽ về báo lại. Thấy mẩu thân bằng lòng, Tiết Đinh San vội nói:
- Cương nhi không được đi đâu, tính tình nó hay rượu chè say sưa, thể nào một mình cũng phóng túng gây sự phiền phức.
Đậu Tiên Đồng cũng muốn biết tin tức của anh nên về hùa với Phàn Lê Huê, xin cho Tiết Cương được đi. Tiết Đinh San nghe vậy ngần ngừ nói:
- Nếu ngươi hứa sẽ không uống rượu say sưa thì ta mới bằng lòng.
Tiết Cương gật đầu, lớn tiếng thề ngay:
- Nếu Tiết Cương này còn uống rượu say sưa nữa thì toàn gia sẽ tru lục.
Đinh San giật mình, mắng thì Tiết Cương cười nói:
- Nếu cả nhà bị tru lục thì con quyết sẽ báo thù, có gì phải lo.


Tiết Đinh San tức uất cả người. Phàn Lê Huê và Kim Định vội xúm vào mắng át đi, cho Tiết Cương là đứa điên điên khùng khùng, đừng chấp làm gì. Bất đắc dĩ Tiết Đinh San phải nguôi giận, bằng lòng cho Tiết Cương đi Tây Liêu. Trên đường đi, Tiết Cương qua một ngọn núi tên là Thiên Hùng, chợt có một toán quân lâu la reo hò đón đường, bắt nộp tiền mãi lộ.
Tiết Cương cả giận, múa chùy đập tên đội trưởng một cái chết tươi khiến bọn lâu la kinh hoảng chạy tán loạn lên núi. Chủ sơn trại nghe báo thì liền cầm thương cưỡi ngựa phóng xuống như bay. Tiết Cương thấy người này cũng nhỏ tuổi như mình, mặt trắng môi son thì thích lắm, lấy chùy đập thử một cái. Chủ trại đưa thương lên đỡ, tê chồn cả cánh tay, cả người chấn động thì la lên thán phục nhưng vẫn cố múa thương đánh tiếp.
Tiết Cương nổi giận quát lớn:
- Ngươi chưa biết danh Hắc tam gia Tiết Cương là ta hay sao mà còn muốn đánh?
Chủ trại nghe vậy giật mình, nhảy xuống ngựa tạ lỗi rồi mời Tiết Cương lên sơn trại đãi đằng, cho biết:
- Tôi tên là Ngũ Hùng, con cháu của Nam Dương hầu, phụ thân là Ngũ Đăng cũng đều tử trận cả, túng thế tôi mới phải lên đây làm thảo khấu sống qua ngày.
Tiết Cương nghe vậy rất mừng, cùng Ngũ Hùng trò chuyện rất tâm đắc, ở lãi sơn trại mấy ngày nhưng vẫn giữ lời hứa không uống rượu.
Khi ấy Cao tông vì quá ham mê tửu sắc nên hư hoa bốc lên làm cho mắt mờ hẳn, không còn nhìn thấy tấu chương mà phê duyệt nữa. Võ hậu nhân dịp này tâu:
- Nay đã sắp đến ngày nguyên tiêu, xin bệ hạ xuống chỉ cho nhân dân đều phải dâng đèn về triều chúc tụng. Nhân dân trong thành cũng phải treo đèn kết hoa luôn năm đêm. Bệ hạ ngắm đèn thì mắt sẽ sáng ra được phần nào.


Cao tông nghe vậy rất đẹp ý, lập tức xuống chỉ cứ thế thi hành. Trong khi ấy cách núi Thiên Hùng vài chục dặm có một núi khác tên là Song Hùng do Hùng Kỳ, cháu của Hùng Hóa Hải làm chủ trại. Hùng Kỳ cũng có giao du với Ngũ Hùng, nên biết việc của Tiết Cương, vui vẻ xin kết làm anh em. Tiết Cương thấy Hùng Kỳ râu hùm hàm én, tướng mạo đường đường, thân hình cao hơn trương, sức mạnh kinh người thì cũng khen thầm, nhận lời kết thành huynh đệ. Ba anh em vui chơi với nhau mê mải cho đến khi sắp tết mới cùng nhau xuống núi tìm tửu quán uống vài chung rượu.


Chợt bọn lâu la chạy về báo tin bắt được mấy người thợ làm đèn, vì họ không có tiền mãi lộ nên xin các đại vương phân xử. Ba anh em liền truyền cho lâu la dẫn vào quát hỏi. Người thợ lớn tuổi nhất tên là Chu Kiện đứng ra thưa:
- Chúng tôi vâng lệnh Tiên Đại Vương ở Nam Đài mang đèn dâng cho thiên tử đe3 treo trong diệp hội đèn đêm nguyên tiêu. Chúng tôi làm ăn cực nhọc, chẳng có tiền bạc gì cả, xin các đại vương tha cho.
Tiết Cương nghe vậy sai lâu la mang hết các đèn đến cho mình xem thử. Khi biết có có ba loại đèn: một dâng cho thiên tử, một dâng cho Võ Tam Tư, còn một loại dâng cho Trương Quân Tả, thì liền trả lại loai đèn của thiên tử, còn hai loại kia thì tịch thâu hết. Chu Kiện hết sức lo lắng nhưng không dám van nài, vội vã cầm số đèn dâng cho nhà vua đi đến Trường An.
Lấy được số đèn ấy, ba anh em truyền lâu la treo trước sơn trại ngắm nghía, chẳng bao lâu thì chán mắt, bàn nhau xuống Trường An xem đủ loại cho thoả thích. Tiết Cương không bằng lòng nói:
- Các hiền đệ không thể bỏ sơn trại mà đi được. Ta sẵn thông thuộc đường lối, đi một mình thì tiện hơn.
Ngũ Hùng và Hùng Kỳ không dám cãi, đành để Tiết Cương đi một mình. Đến mồng tám tháng giêng, Tiết Cương đi bộ đến Trường An, giữa đường chợt thấy mấy tên quân sĩ đẩy tù xa, người ngồi trong ấy chính là Chu Kiện thì vội chạy vào rừng bẻ một khúc cây to làm võ khí, đánh chết quân sĩ, thả Chu Kiện ra. Chu Kiện rạ ơn, cho biết:
-Trương Bảo bắt tội tôi không dâng đèn cho hắn nên bỏ vào tù xa, giải qua quan phủ định tội. Bây giờ tôi thật không dám về nhà nữa.


Tiết Cương gật đầu khuyên Chu Kiện lên núi Thiên Hùng nhập bọn làm thảo khấu đỡ một thời gian, sau này sẽ tính kế khác. Chu Kiện vâng lời, lên núi thưa trước với Ngũ Hùng rồi mới về nhà thu xếp mang hết gia quyến về sơn trại. Khi ấy Tiết Cương đã đến Tần phủ, Tần Hồng thấy mặt người anh em thất thiết thì mừng lắm, mời vào trà nước xong khi chờ gia nhân đi gọi các tiểu anh hùng khác. Các anh em được sum họp đầy đủ thì vui vẻ khôn xiết, cho mở tiệc để cùng nhau ăn uống. Khi đã quá xay, cả bọn rủ nhau đi xem đèn, chỗ thì thắp đèn tứ linh, chỗ thì hình các con thú, chỗ thì hình hình quan quân, nhiều kiểu lạ lùng chưa thấy bao giờ.
Xem đèn các nhà quan chán chê, Tiết Cương đòi vào hoàng cung xem đèn của thiên tử cho mãn nhãn. Ngũ Hổ cũng hơi say nên hăng hái nghe theo, dẫn tới trước lầu Ngũ Phụng. Hai tên nội thị giữ cửa không biết đó là con cháu đại thần, lại thấy người nào cũng say mèm thì liền quát mắng, nhất định không cho vào. Sáu tiểu anh hùng nghe vậy hết sức tức giận, xông vào đánh đấm quân sĩ chạy tứ tán hết, riêng Tiết Cương thì đè một tên nội thị ra đánh cho tới chết.
Tên nội thị kia nhận ra mặt của Tiết Cương, vội vàng chạy vào tâu báo với Cao tông. Nhà vua định đích thân ra xem cho rõ nhưng bị trượt chân nên đành ngồi một chỗ. Trương Quân Tả thấy vậy chạy ra, biết chắc là Tiết Cương thì liền chạy vào tâu với Cao tông:
- Quả là Tiết Cương đánh chết người, xin bệ hạ xuống chỉ xử tội hắn để giữ phép nước.
Cao tông lắc đầu, cho rằng Tiết Cương đã theo gia quyến về Sơn Tây thì chắc là giông người mà thôi, có gì thì để ngày mai xem xét lại cho rõ ràng, đừng phạt oan người không có mặt. Nói xong, Cao tông lui về cũng nghỉ ngơi khiến Trương Quân Tả hết sức tức giận mà chẳng làm gì được.
Riêng Trình Giảo Kim thấy cháu là Trình Nguyệt Hiệu về phủ thì liền trách mắng:
- Các ngươi thật là nghiệt tử nghiệt tông. Đến việc đi xem đèn cũng gây ra rắc rối đánh chết người. Ngày mai thiên tử thể nào cũng tra xét, vì thế hãy bảo Tiết Cương trốn đi cho mau mới kịp.


Trình Nguyệt Hiệu nghe vậy cả sợ, cấp tốc tới nhà Tần Hồng báo tin cho Tiết Cương biết. Tiết Cương nghe vậy rất hoảng, lập tức giã từ các bằng hữu, lên đường về núi Thiên Hùng ngay. Đêm ấy Cao tông bị Võ hậu ép uổng mây mưa quá sức nên hôm sau không thể ra triều được. Trương Quân Tả tức giận đi thẳng vào cung, lấy tiếng vấn an nhưng thực chất nhắc nhà vua nhớ lại việc tra xét. Võ hậu cũng tâu vào, đòi triệu cả Tiết Đinh San về hạch hỏi khiến Cao tông lấy làm khó nghĩ, sau cùng đành triệu Vương Hội đến phán hỏi:
- Khanh hãy đi Sơn Tây hỏi xem Tiết Cương có nhà không?
Vương Hội tuân chỉ, cấp tốc đi ngay. Khi đến Sơn Tây, Tiết Đinh San mời vào đàm đạo, sau khi biết ý định của Vương Hội thì ngơ ngác nói:
- Cương nhi vâng lệnh gia mẫu qua Tây Liêu thăm cô dượng từ lâu, dù có muốn về Trường An cũng không thể mau như thế được.
Vương Hội nghe vậy liền nói Tiết Đinh San viết một tờ sớ tấu, mang về triều dâng cho Cao tông. Nhà vua xem sớ xong lập tức gọi Trương Quân Tả đến trách mắng:
- Tiết Cương vâng lệnh gia mẫu qua Tây Liêu thăm viếng họ hàng. Nhà ngươi chưa nhìn rõ mặt đã vu oan cho người khác thì tội rất nặng. Từ nay trở đi nếu còn tái phạm thì trẫm quyết không dung thứ.
Trương Quân Tả thẹn quá, cúi đầu lui ra, chẳng nói tiếng nào.
Khi ấy Võ hậu muốn lập thêm một hao viên để ngoạn cảnh nên tâu với Cao tông xuống chiếu sai người đi khắp nơi tìm loài hoa đẹp về dâng trồng. Cao tông nghe Võ hậu đòi gì liền chiều hết, lập tức sai người đi thi hành.
Võ hậu cả mừng, gọi Trương Bảo đến. cấp cho mấy ngàn dân công để đào ao, đắp nền xây lâu đài v.v... Trương Bảo thừa dịp ấy đè nén dân chúng, bòn rút tiền của nhiều không kể xiết khiến cho nhân dân hết sức thán oán.
Vì vậy ở núi Thiên Hùng, bọn lâu la liên tiếp bắt được những người mang hoa về triều dâng cho thiên tử. Ngũ Hùng toan lấy một số ngắm chơi nhưng Tiết Cương can ngăn, nói:
- Lần trước cũng vì lấy đèn mà suýt hại đến tính mạng của Chu Kiện, nay đừng lấy hoa làm khổ bọn chúng nữa.
Ngũ Hùng nghe theo. Được vài ngày, Tiết Cương sinh ra buồn chán, nói với Ngũ Hùng xuống Trường An thăm bạn bè cho thỏa. Ngũ Hùng hết sức can ngăn nhưng Tiết Cương nhất định đòi đi, đành phải sai vài tên gia tướng giả làm người hầu đi theo đề phòng bất trắc, có gì thì báo tin cho mình biết. Các tiểu anh hùng Ngũ Hổ gặp lại Tiết Cương thì mừng rỡ vô cùng, lập tức mở tiệc vui vầy. Trong khi ăn uống, Tần Hồng chợt thở dài nói:
- Hiện giờ thiên tử ham mê tửu sắc, nghe lời bọn Võ hậu khiến cho triều đình chẳng còn thể thống gì. Đã thế Võ hậu còn chưa vừa lòng, mới rồi sai Trương Quân Tả lập một hoa viên khiến bá tính tổn hại không kể xiết.
Tiết Cương nghe vậy nổi máu anh hùng, thuyết phục các anh em ngày mai đến đó xem thử có đúng hay không. Các tiểu anh hùng vốn đang chán ngán chẳng biết làm gì, nghe vậy thì liền hăm hở xin theo. Ngày hôm sau sáu anh em đến ngự hoa viên, quả nhiên thấy dân phu rất đông nhưng người nào cũng lẩm bẩm oán thán bị ăn bớt tiền công. Tiết Cương chặn một dân phu hỏi:
- Ai ăn bớt tiền công của các ngươi?
Ngươì dân phu thật tình trả lời:
- Trương đại gia làm đốc công, không những ăn bớt tiền công gần một nửa mà còn hà hiếp đánh đập khiến tư khi khởi công đến giờ chết không biết bao nhiêu người.


Tiết Cương trước khi đi đã có uống rượu nên nghe vậy không sao nén nổi nóng nảy, lấy đính bài của bọn dân phu giả làm người khiêng đá, cùng Ngũ Hổ đi vào hoa viên. Bọn quân gác cửa thấy có đính bài thì chẳng hỏi han gì cả.
Khi vào đến hoa viên, sau anh em nhìn thấy nơi đây rộng mênh mông, vô số người đang trồng hoa, cuốc đất, làm lụng đổ mồ hôi ra ướt áo, trong khi ấy Trương Bảo thong dong ngồi uống rượu dưới óng cây, có mấy chục mỹ nữ vây quanh hầu hạ, trước mặt có cao lương mỹ vị e hề. Tiết Cương thấy vậy không sao nhịn nổi, vừa chạy đến vừa lớn tiếng quát rầm trời.
Ngũ Hổ cản lại, không được nên đều kinh hoảng bỏ chạy về phủ, để mặc Tiết Cương làm gì thì làm.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét